You are on page 1of 2

Why do we need QoS on LAN Switches

Chất lượng dịch vụ (QoS) trên các thiết bị chuyển mạch mạng LAN của chúng ta thường bị hiểu nhầm. Thỉnh
thoảng mọi người hỏi tôi tại sao chúng ta cần nó vì chúng ta có quá đủ băng thông. Nếu chúng ta không có đủ
băng thông, thì việc thêm băng thông sẽ dễ dàng hơn trên các liên kết WAN của chúng ta. Nếu bạn sử dụng bất
kỳ ứng dụng real-time nào giống như Voice thông qua IP trên mạng của mình thì bạn nên nghĩ đến việc triển
khai QoS trên thiết bị chuyển mạch của mình. Để tôi show cho bạn điều gì có thể xảy ra với switches của chúng
ta. Đây là một ví dụ:

Ở trên, bạn có thể thấy một máy tính đang được kết nối với một switch với gigabit interface. Giữa SW1 và SW2
cũng có gigabit interface. Giữa SW2 và server chỉ có liên kết FastEthernet. Trong hình ở trên computer đang
gửi 400Mbps lưu lượng đến server. Dĩ nhiên, liên kết FastEthernet chỉ có băng thông là 100Mbps vậy nên lưu
lượng sẽ bị dropped. Một ví dụ khác về drop lưu lượng trên switches của chúng ta là điều gì đó có thể xảy ra
vào sáng thứ 2 khi tất cả người dùng đăng nhập cùng một lúc: Để tôi show cho bạn một bức tranh:

Trong ví dụ ở trên, chúng ta có 3 máy tính đang kết nối trực tiếp với SW1, SW2 và SW3. Các switches này kết
nối trực tiếp đến SW4. Sáng thứ 2 và tất cả người dùng kết nối trực tiếp đến server để đăng nhập. Tốc độ truy
cập cho mỗi máy tính là khoảng 70Mbps. 3 x 70Mbps = tổng tốc độ truy cập là 210Mbps, cao hơn Fa0/0

CCNP – Trương Trung Hiếu


interface của SW4 có thể xử lý. Kết quả là buffer(bộ nhớ đệm) sẽ bị đầy và lưu lượng sẽ bị dropped. Đây có
phải là một vấn đề lớn mà lưu lượng của chúng ta bị dropped không?

Nếu đây là một data network thuần túy thì sẽ không có nhiều vấn đề vì hầu hết lưu lượng đều dựa trên TCP.
Chúng ta có thể truyền lại (retransmissions) và bên cạnh đó, mọi thứ chậm hơn một chút nhưng nó sẽ hoạt
động. Nếu chúng ta sử dụng ứng dụng real-time giống như thoại trên IP hoặc hội nghị truyền hình trực tuyến,
chúng ta muốn tránh điều này vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc đàm thoại hoặc video stream của
chúng ta.

Trong thế giới thoại qua IP, chúng ta sẽ sử dụng DSP (Digital Signal Processor) để chuyển đổi âm thanh analog
sang digital và ngược lại. Các DSP này có thể xây dựng lại(rebuild) khoảng 30ms âm thanh mà không cần chú
ý đến nó. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng khoảng 20ms âm thanh trong 1 gói tin, có nghĩa là chỉ có thể bỏ
một gói tin duy nhất hoặc chất lượng voice của chúng ta sẽ bị giảm bớt.

Nó không thể khắc phục những sự cố này chỉ bằng cách thêm băng thông. Bằng cách thêm nhiều băng thông
hơn, bạn có thể giảm tần suất tắc nghẽn xảy ra nhưng bạn không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Nhiều ứng dụng
dữ liệu sẽ cố gắng tiêu thụ nhiều băng thông nhất có thể, vì vậy nếu tổng lưu lượng vượt quá uplinks ports của
bạn thì bạn sẽ thấy nghẽn.

Bằng cách cấu hình QoS, chúng ta có thể cho các switches biết lưu lượng nào cần ưu tiên trong trường hợp
nghẽn. Khi xảy ra nghẽn, switch sẽ tiếp tục chuyển tiếp lưu lượng voice thông qua IP (lên đến một mức nhất
định mà chúng ta đã cấu hình) trong khi lưu lượng data bị loại bỏ.

Tóm lại, băng thông không phải là sự thay thế cho QoS. Sử dụng QoS, chúng ta có thể đảm bảo rằng các ứng
dụng real-time vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp nghẽn tạm thời (temporarily congestions).

CCNP – Trương Trung Hiếu

You might also like