You are on page 1of 2

Trong thời đại công nghệ ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một phần không

thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Vì vậy, sự lạm dụng điện
thoại di động đang dần trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển của học sinh.
Việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thay vì đọc sách và học hỏi những điều mới có thể
làm giảm sự tập trung và hiệu suất học tập của họ. Do đó, việc khuyến khích học sinh bỏ điện
thoại xuống và cầm sách lên là một cách quan trọng để hỗ trợ sự phát triển học thuật và tư duy
của họ.

Điện thoại thông minh là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông.
Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi
đang di chuyển.Điện thoại là một phát minh vĩ đại của loài người, xóa nhòa khoảng cách liên
lạc. Ngày nay, điện thoại còn được tích hợp nhiều chức năng thông minh, hỗ trợ rất tốt cho
cuộc sống, phục vụ các mục đích công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi và
mặt hại của nó, đem đến nhiều lợi ích tốt đẹp, nhưng dần dà điện thoại di động cũng gây những
ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền
một cách chóng mặt. Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện
thoại di động đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến
thức đầy ắp ở trường học. Chính vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các em học sinh
thường gạt bỏ việc học sang một bên để tập trung khai thác, nghịch điện thoại cả trong giờ
học.Chúng ta cần "Bỏ điện thoại xuống và cầm quyển sách lên" là một cụm từ được sử dụng để
chỉ việc từ bỏ việc sử dụng điện thoại di động và thay vào đó tập trung vào việc đọc sách. Cụm
từ này thường được sử dụng để khuyến khích việc đọc sách và tránh sử dụng điện thoại quá
mức, nhất là trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Điều này có thể giúp cải thiện khả
năng tập trung, tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy của mỗi người.

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với
công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và
liên lạc cho thuận tiện. Một số phụ huynh thì đơn thuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều
chuộng con cái thái quá, con đòi hỏi thì cha mẹ đã mềm lòng mà mua ngay cho được, đã thế
còn phải là điện thoại thông minh thuộc hãng nổi tiếng con mới chịu. Việc có điện thoại di động
cộng với tâm lý biếng học ham chơi, khiến các em sử dụng điện thoại di động không đúng cách,
xem điện thoại là chân lý, là thú vui để trốn tránh việc học tập. Thêm vào đó, việc cha mẹ cho
con em sử dụng những chiếc điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết, trong khi việc
cha mẹ muốn và các em cần chỉ đơn thuần là liên lạc với nhau. Sự thừa thãi như vậy mà cha mẹ
thì không thể theo sát quản lý, còn các em thì chưa đủ ý thức để nhận biết những cái lợi, cái hại
của việc lạm dụng điện thoại di động đã dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Hậu quả đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng các em học sinh vì quá đam mê điện thoại mà
quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì
không tập trung chú ý nghe giảng... Từ đó, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, cha mẹ không tìm
hiểu được nguyên nhân, lại gây áp lực la mắng các em thêm nữa, điều đó càng khiến các em
ngày một chìm đắm vào chiếc điện thoại, coi nó là một phần của cuộc sống, cứ luẩn quẩn như
vậy rất khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều
còn dẫn đến những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí
gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế, xa rời xã hội cũng là một trong các
nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên
yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Thêm nữa, chiếc điện thoại di động là nơi cung
cấp thông tin tuyệt vời, tuy nhiên nó lại là nguồn với những thông tin không chọn lọc, ở đó có
cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy... Với tâm
lý hiếu động, tò mò của các em, những nguồn thông tin bẩn như vậy dễ dàng tiêm nhiễm vào trí
óc non nớt, khiến các em có những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là tâm lý bắt chước
những cái xấu. Điều đó làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường,
những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng...
Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những
hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

Việc học sinh dùng điện thoại thay vì đọc sách gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, như giảm sự tập
trung và hiệu suất học tập, căng thẳng, cảm giác cô đơn và tiếp nhận thông tin không chọn lọc.
Để giải quyết vấn đề này, cần có các giải pháp như tạo ra môi trường học tích cực khuyến khích
việc đọc sách, tăng cường nhận thức về lợi ích của việc đọc sách, và giảm thiểu sử dụng điện
thoại trong lớp học. Ngoài ra, cần giáo dục học sinh về cách sử dụng công nghệ một cách có
trách nhiệm và đúng mức, cũng như tăng cường kiểm soát và giám sát của phụ huynh và giáo
viên đối với việc sử dụng điện thoại của học sinh. Qua đó, chúng ta có thể tạo ra một môi
trường học tập lành mạnh và đầy đủ cơ hội cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

Tóm lại , việc học sinh cần bỏ điện thoại xuống và cầm sách lên là một cách quan trọng để hỗ
trợ sự phát triển toàn diện của họ . Hãy nhớ rằng, điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho
cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình.
Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta hãy điều
khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình. Tương lai của chúng ta có tươi sáng
và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.

You might also like