You are on page 1of 9

BÀI TẬP NHÓM

CHƯƠNG II: Các nguyên tố nhóm IIIB (Các nguyên tố đất hiếm)

I/DẠNG TỒN TẠI PHỔ BIẾN CỦA IRON

-Sắt là một kim loại phổ biến trên Trái Đất vừa tập trung ở các mỏ quặng lớn và nằm
rải rác khắp nơi dưới dạng tạp chất trong đất, đá, trong mỏ quặng của các nguyên tố
khác.

- Những khoáng vật quan trọng của sắt là Magnetit Fe3O4 ( chứa 72% Fe), Hematite
Fe2O3 (chứa 60% Fe) , Limonite 2Fe2O3.3H2O, Siderite FeCO3 và quặng Pyrite FeS2
(chứa 35%).

Qu
ặng Magnetite Quặng Hematite Quặng Siderite

*Thế oxi hóa- khử của Fe trong môi trường acid


-Với môi trường có các chất mà thế khử chuẩn của nó từ -0,44 đến 0,77V thì sắt tồn
tại chủ yếu ở dạng ion Fe2+.

-Còn trong môi trường tồn tại các chất có thế khử chuẩn lớn hơn 0,77V thì sắt tồn tại
chủ yếu ở dạng Fe3+

*pH của môi trường

-Ở điều kiện pH thấp (acid), sắt có thể tồn tại dưới dạng ion Fe2+ hay Fe3+. Nếu môi
trường có tính oxi hoá cao, như nước biển, sắt có thể bị oxy hóa thành Fe3+ và kết hợp
với oxy tạo thành các hợp chất như oxit sắt (Fe2O3) hay hydroxit sắt (Fe(OH)3).

-Ở điều kiện pH trung tính (7), sắt thường tồn tại dưới dạng Fe2+ và có thể kết hợp với
các nguyên tố khác để tạo thành các hợp chất như đá vôi (FeCO3), magie
(FeMg2(SiO4)3), silic (FeSiO3) và phyllosilicat (Fe2Al4Si4O16(OH)4).

-Ở điều kiện pH cao (base), sắt có thể tồn tại dưới dạng ion Fe(OH)4-

-Ở điều kiện thường, sắt thường có thể tồn tại ở dạng kim loại (Fe) hoặc dạng ion hai
cực Fe2+ và Fe3+

II/THỰC TIỄN LIÊN QUAN SỰ BIẾN ĐỔI Fe(II),Fe(III) TRONG ĐỜI SỐNG

1.Nước nhiễm sắt

-Trong tự nhiên, nước ngầm và nước mặt đều có chứa sẵn một hàm lượng sắt nhất
định. Vì một số nguyên nhân dẫn tới hàm lượng sắt trong nước cao: Nước thải từ hoạt
động sản xuất, khai thác khoáng sản, Xử lý rác thải không đủ tiêu chuẩn, Do điều kiện
thổ nhưỡng,..

+ Sắt hòa tan trong nước là Fe2+ sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp
xúc với không khí thì Fe2+ sẽ chuyển hóa thành Fe3+ kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất
thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn
nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường
ống.

+Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và
hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, Fe2+ sẽ chuyển hóa thành Fe3+, xuất hiện kết
tủa hydroxy sắt ba có màu vàng, dễ lắng.

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

2.Thiếu máu do thiếu sắt


-Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu và thường là do mất máu; kém
hấp thu, chẳng hạn như xảy ra trong bệnh celiac, là một nguyên nhân ít phổ biến hơn
nhiều
-Sắt đi vào cơ thể chúng ta ở dạng hydroxide hoặc muối của Fe3+. Sau đó, hợp chất
của sắt sẽ bắt đầu bị phân ly thành ion tự do hoặc cũng có thể kết hợp với chất hữu cơ.
Cuối cùng, Fe3+ bị khử từ thức ăn chuyển về dạng Fe2+ đây là dạng dễ hấp thụ hơn. Khi
được hấp thụ vào các mạch máu, ion Fe2+ sẽ bị oxi hoá rồi chuyển thành Fe3+ để gắn
với các protein đặc hiệu transferrin ở dạng vận chuyển, đồng thời có sự tham gia của
ceruloplasmin hoạt động xúc tác. Đa phần các transferrin này sẽ được vận chuyển đến
tủy xương và sẽ bắt đầu quá trình tạo ra hemoglobin.
3.Quá trình hô hấp
Sự biến đổi giữa Fe(II) và Fe(III) là quan trọng trong quá trình hô hấp tế bào. Trong
quá trình hô hấp, Fe(II) tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong máu thông qua
hồng cầu. Khi oxy được vận chuyển đến các tế bào, Fe(II) sẽ được oxy hóa thành
Fe(III).
III/VAI TRÒ VẬN CHUYỂN OXYGEN CỦA ĐƠN VỊ HEME TRONG
HEMOGLOBIN

-Những chất vận chuyển oxi chứa Fe(II) trong cơ thể là myoglobin (Mb) và
hemoglobin (Hb).

Trong quá trình hô hấp của người , hemoglobin( kí hiệu là Hb) theo máu đi đến

phổi , khi tiếp xúc với khí O2 ở các hốc phổi , biến thành oxihemoglobin (kí

hiệu là HbO2) theo phản ứng thuận nghịch:

Hb (màu đỏ thẫm ) + O2(k)↔ HbO2 (màu đỏ tươi)

- Khi hemoglobin tiếp xúc với khí O2 ở nồng độ cao, cân bằng chuyển dịch sang bên
phải và khi khí O2 có nồng độ thấp, cân bằng chuyển dịch ngược lại.

- Nhóm hem trong hemoglobin kết hợp với phân tử O2 nhờ cặp electron tự do ở một
trong hai nguyên tử O của phân tử tạo liên kết cho- nhận với obitan lai hóa d2sp3 trống
của ion Fe2+ và phân tử O2 chiếm vị trí thứ sáu (hình b) đối diện với nguyên tử N của
nhóm histidine. Ion Fe2+ có spin cao ở trong nhóm hem kết hợp với phân tử O2 tạo nên
phân tử oxyhemoglobin nghịch từ.

IV/ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC PHỨC CHẤT Fe(II)

-Phức chất của Fe(II) rất phong phú

-Fe(II) tạo thành phức chất với hầu hết các phối tử, trong đó đặc biệt quan trọng là
những phức chất với hệ vòng porphyrin, những phức chất đóng vai trò quan trọng đối
với sự sống của động vật và thực vật.
-Trong các phức chất với đa số các phối tử thông thường Fe(II) có số phối trí 6 với
cấu tạo bát diện như [Fe(H2O)6]²⁺, [Fe(CN)6]⁴⁻, [Fe(phen)3]3+...trong đó phức chất
với các phối tử trường mạnh như CN-, phen... có các nguyên tử cho N imine đều
nghịch từ (d6 spin thấp), còn phức chất với các phối tử trường yếu (H2O, en...) thuộc
loại thuận từ (spin cao). Một số ít phối tử như halogenua X, SCN-,...tạo thành các
phức chất tứ diện.

-Phức chất của Fe(II) thường có màu đặc trưng, phụ thuộc vào cấu tạo và phối tử.

Ví dụ: [Fe(H2O)6]²⁺: màu xanh nhạt [Fe(CN)6]⁴⁻: màu vàng

[Fe(EDTA)]²⁻: màu đỏ-cam

-Cấu hình điện tử của ion kim loại: Fe(II) có cấu hình d6, do vậy màu sắc của phức
chất có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Jahn-Teller

V/ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC PHỨC CHẤT Fe(III)

- Sắt III tạo thành phức chất với hầu hết các phối tử.

- Dạng hình học của các phức chất chủ yếu là bát diện (trừ Cl- và Br- tạo thành các
phức chất tứ diện)

- Fe(III) có cấu hình electron d5 giống Mn(II). Cấu hình d³ trong trường yếu tương ứng
với trạng thái mà trên mỗi obitan d có 1 electron. Phân lớp ở đầy một nửa này có tính
bền đặc biệt, vì vậy phần lớn các phức chất Fe(III) đều thuộc loại trường yếu (spin
cao).

- Dung dịch Fe(III) có tính oxi hóa.

-Mặc dù ion Fe (III) hầu như không màu. Khi kết tinh từ dung dịch, muối Fe (III)
thường ở dạng tinh thể có màu. Ví dụ:

FeF3.3H2O màu đỏ. FeCl3.6H2O màu vàng nâu.

Fe(NO3)3.9H2O màu tím. Fe(ClO4)3.10H2O: màu hồng.

VI/NHẬN BIẾT PHỨC CỦA Fe(II) VÀ Fe(III)

1.Nhận biết phức Fe(II)

[Fe(CN)6]3- là một thuốc thử để nhận biết ion Fe2+. Sản phẩm là một chất kết tủa màu
xanh, gọi là xanh tuabun , kết quả phân tích cấu trúc gần đây cho thấy rằng chất màu
xanh Prussian FeIII4[Fe(CN)6]3 của phản ứng giữa Fe3+ và [Fe(CN)6]4- và chất màu
xanh tuabun có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, vì vậy ta có phản ứng viết dưới dạng:

Fe2+ + [Fe(CN)6]3- + K+ → KFeII[Fe(CN)6]


Không thể dùng [Fe(CN)6]4- để phân biệt Fe2+ giống Fe3+ vì anion phức phân li rất kém
trong dung dịch nên không thể phát hiện ion Fe2+ và ion CN-

[Fe(CN)6]3- là phức chất rất bền , có thể được điều chế từ [Fe(CN)6]4- bằng phản ứng:

2 [Fe(CN)6]4- + Cl2 → 2[Fe(CN)6]3- + 2 Cl-

2.Nhận biết phức Fe(III)

Anion phức [Fe(CN)6]4- phân li rất kém trong dung dịch (Kb=7,94.1036) nên không thể
phát hiện được ion Fe2+và ion CN- trong dung dịch đó. Nó tạo nên với nhiều cation
kim loại nặng những muối có màu và ít tan trong nước. Trong hóa học phân tích
người ta dùng K4[Fe(CN)6] để nhận biết Fe3+ :

Fe3+ + [Fe(CN)6]4- + K+ → KFeIII[Fe(CN)6] + 3K+

*Phương pháp khác

-Có thể sử dụng phản ứng của ion Fe(II) và Fe(III) với phức chất thiocyanate (SCN-)
để phân biệt chúng.

Fe3+ + 3 SCN- → Fe(SCN)3

-Khi ion Fe(III) phản ứng với ion thiocyanat, sẽ tạo thành phức chất đỏ burgundy có
công thức Fe(SCN)3.

-Trong khi đó, khi ion Fe(II) phản ứng với ion thiocyanat, sẽ tạo thành phức chất màu
đỏ sẫm có công thức Fe(SCN)2+.

Fe3+ + 2 SCN- → Fe(SCN)2+

-Do đó, ta có thể sử dụng phương pháp này để phân biệt Fe(II) và Fe(III) trong một
hỗn hợp.Bằng cách thêm một lượng nhỏ ion thiocyanat vào hỗn hợp muối Fe(II) và
Fe(III), ta sẽ quan sát được sự hình thành của hai màu khác nhau. Nếu màu phức chất
là đỏ sẫm, thì đó là Fe(II); nếu màu phức chất là đỏ burgundy thì đó là Fe(III).

VII/SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỦA 1 HỢP CHẤT CỦA Fe(0)
1.Sự hình thành liên kết [Fe(CO)5]

Fe: [Ar]3d64s2

-Từ thực nghiệm, ta có phức chất Fe(CO)5 có dạng hình học là lưỡng tháp tam
giác → Có sự dồn electron → phức chất spin thấp → CO là phối tử trường
mạnh

-Sau khi dồn electron, tổ hợp và lai hóa AO3d trống, AO4s và 3AO4p tạo được 5AO lai
hóa dsp3

-Cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử C của phối tử CO cho vào các AO lai hóa
trống của nguyên tử Fe hình thành liên kết cho-nhận phù hợp với dạng hình học lưỡng
tháp tam giác được xác định từ thực nghiệm

-Fe cho cặp electron ở AO3dxdy AO3dxz, AO3dyz hình thành 3 liên kết π d→p. CO nhận
cặp electron vào AO2p để hình thành liên kết π d→p

2.Độ bền nhiệt

[Fe(CO)5] có độ bền nhiệt cao do liên kết cộng hóa trị phối trí, cấu hình electron d6
của Fe(0) và phối tử CO có khả năng hút electron cao.

3.Khả năng hòa tan

[Fe(CO)5] không tan trong nước nhưng tan trong rượu, ether, acetone, benzene. Trong
dung dịch ether, bị phân hủy ở nhiệt độ thường bởi tia tử ngoại.

VIII/NGUYÊN NHÂN VÀ BẰNG CHỨNG SỰ GIỐNG NHAU CÁC NGUYÊN


TỐ HỌ SẮT

-Fe,Co, Ni có tính sắt từ: Chúng bị nam châm hút và dưới tác dụng của dòng điện và
trở thành nam châm. Nguyên nhân của tính sắt từ không chỉ ở nguyên tử hay ion mà
còn chủ yếu ở mạng lưới tinh thể của chất.

-Tất cả chúng đều thể hiện tính thuận từ, nghĩa là chúng bị hút vào một từ trường do
sự hiện diện của các electron chưa ghép cặp trong lớp vỏ hóa trị của chúng → Sắt và
nickel được sử dụng trong các ứng dụng từ trường.
-Fe, Co và nhất là Ni thuộc số ít kim loại bền với kiềm ở trạng thái dung dịch và trạng
thái nóng chảy. Nguyên nhân do oxit của chúng hầu như không thể hiện tính lưỡng
tính.

-Tan trong dung dịch acid giải phóng H2 và muối E2+ do chúng đứng trước Sn trong
dãy điện hóa kim loại.

- Fe, Co, Ni bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc.

Khối lượng riêng Điểm nóng chảy Điểm sôi


(g/cm3) (oC) (oC)
Iron (Fe) 7.87 1.538 2.861
Cobalt (Co) 8.86 1.495 ___
Nickel (Ni) 8.91 1.455 2.913

IX/SỰ GIỐNG VÀ KHÁC CỦA VITAMIN B12 VÀ HEMEB

-Vitamin B12 và heme B là hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của cơ thể,
nhưng chúng có nguồn gốc và vai trò khác nhau:

Hình ảnh vitamin B12 và HemeB

1. Vitamin B12

- Nguồn gốc: Vitamin B12 là một loại vitamin hòa tan trong nước và không thể tự
tổng hợp bởi cơ thể con người. Nó thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ động
vật như thịt, cá, sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa.

- Vai trò: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học, bao
gồm sản xuất tế bào máu, chức năng thần kinh, sự tổng hợp axit nucleic và sự phân
hủy axit amin.
2. Heme

-Nguồn gốc: Heme là một phần của hắc tố sắt trong hồng cầu, nó đóng vai trò quan
trọng trong quá trình vận chuyển oxygen của máu. Heme thường được tìm thấy trong
thực phẩm chứa sắt, như thịt đỏ, gan, cua, tôm, và các loại hải sản. Heme B và heme
khác (thường là heme A) là hai loại heme khác nhau được tìm thấy trong sinh học và
có một số sự khác biệt quan trọng:

-Cấu trúc hóa học: Heme B chứa một nguyên tử sắt ở trung tâm của nòng hợp phần
của nó, trong khi heme A chứa một nguyên tử sắt ở trung tâm của phần porphyrin

-Chức năng sinh học: Heme B chủ yếu tham gia vào quá trình truyền tải điện tử trong
chuỗi di truyền và hô hấp tế bào.Heme A thường tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
-Vị trí và vai trò trong hệ thống sinh học: Heme B thường được tìm thấy trong các
phân tử cytochrome b, một phần của hệ thống cytochrome trong hô hấp tế bào và quá
trình quang hợp của vi khuẩn và cây. Heme A thường được tìm thấy trong các phân tử
cytochrome a, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi oxy-hemoglobin và
mioglobin, cũng như trong quá trình quang hợp ở vi khuẩn và cây.

3.Sự giống và khác nhau về cấu tạo của Vitamin B12 và Heme B

a.Giống nhau

- Cả Vitamin B12 và Heme B đều là phức chất

-Đều có cấu trúc phức tạp: Cả hai đều có cấu trúc phức tạp và thường được liên kết
với các phân tử khác để tạo thành các hợp chất hữu cơ quan trọng.

-Cả hai phân tử đều kỵ nước trong tự nhiên, tức là chúng không hòa tan trong nước.

b.Khác nhau

1. Cấu trúc hóa học:

- Vitamin B12

+Nguyên tử trung tâm là Cobalt

+Có 2 phối tử: phối tử R (adenosylcobalamin) với dung lượng phối trí là 1 và
phối tử benzimidazole với dung lượng phối trí là 5

- Heme B

+Nguyên tử trung tâm là Iron

+Có 1 phối tử: porphyrin với dung lượng phối trí là 4.

2. Vai trò chức năng:

- Vitamin B12: Vai trò chính của Vitamin B12 là tham gia vào các quá trình sinh
học như tổng hợp DNA, sản xuất tế bào máu và chức năng thần kinh.

- Heme B: Heme B đóng vai trò chính trong việc vận chuyển oxy thông qua máu, vì
nó là một phần của hemoglobin, protein trong hồng cầu có khả năng kết hợp với oxy
và di chuyển nó từ phổi đến các mô và tế bào trong cơ thể.

You might also like