You are on page 1of 9

Tình huống sô 263 Tôi xin các em, các em để cho tôi giảng bài...

Nội dung tình huống :

Cô giáo s. bước vào lớp. Lớp vẫn ồn ào như mọi khi... Đã nửa tiết trôi qua, cô giáo s. vẫn chỉ nói cho mình
cô nghe.

Không thê chịu đựng được nữa, cô giáo s. bật khóc : "Tôi xin các em, các em để cho tôi giảng bài, các em
đừng nói chuyện nữa. “

Phân tích :

Trong tình huống này, lỗi sai trước hết thuộc vể phía học sinh. Họ vi phạm một loạt những quy định
thành văn và không thành văn về trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh : nói chuyện, mất trật tự trong
lớp là không tôn trọng giáo viên, không hoàn thành nhiệm vụ của người học...

Song củng cần phải nói, ngoài tri thức cần thiết có được, giáo viên còn thiếu một sô kĩ năng như : kĩ
năng tự chủ cảm xúc và hành vi, kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm. Trong
trường hợp này, giáo viên cần suy nghĩ tìm ra nguyên nhản tại sao học sinh mất trật tự. Thông thường,
giáo viên thiếu kĩ năng giao tiếp, phương pháp truyền dạt chưa phù hợp nên không thu hút được học
sinh. Khắc phục điều này, giáo viên cần tỏ ra nghiêm khắc hơn, quan tăm sâu sắc đến học sinh, thay đổi
phương pháp dạy học cho phù hợp với lứa tuổi và với nội dung bài giảng... Từ dó giáo viên mới điều
khiên được học sinh của minh vào quỹ đạo mục đích giáo dục, tức là điều khiển được quá trinh giao tiếp
sư phạm.

Tình huống sô 264 Thưa cô ! em muốn nói...

Nội dung tình huống :

Các giờ lên lớp của cô giáo B đều rất vắng học sinh hoặc nếu học sinh có đi học thì họ cũng rất lơ đãng,
không chú ý tới việc học. Một hôm, khi cô giáo B đang giảng bài, có em xin giơ tay phát biểu : "Thưa cô !
Em muôn nói... cô có thể thay đổi cách dạy của cô được không ạ ? Em cảm thấy không có hứng học khi
nghe cô giảng và em chang hiểu gì cả". Cô giáo B im lặng một lúc rồi nói : "Vâng ! Cám ơn em ! Tôi sẽ
cô’gắng".

Phán tích :

—Trong trường hợp này, học sinh có phần đúng, có phần sai. Học sinh có quyền thực hiẹ ̂n mối liên hệ
ngược với giáo viên đê quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao. Song cũng cần tôn trọng giáo viên,
tránh đặt giáo viên vào những tinh huống khó xử. Trong trường hựp này học sinh có thê gặp riêng giáo
viên đê đưa ra ý kiến của minh thông qua lớp trưởng đ ể phản ánh vấn đề này.

- Về phía giáo viên củng cần phải xem xét lại phương pháp giảng dạy của minh, luôn luôn học hỏi đổng
nghiệp, sách vở đê đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học.

Cách xử sự của giáo viên trong trường hợp này không có gì đáng chê trách. Trước ý kiến của học sinh
như vậy, giáo viên đã có ngôn ngữ và cử chỉ đúng và điều này có thể chứng tỏ rằng giáo viên biết tiếp
thu ý kiên của người học. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người giáo viên hoàn thiện
phương pháp giảng dạy của mình.
Tình huống số 265 Trong giờ giảng văn

Nội dung tình huống :

Thầy giáo : Việt ! em cho biết, lão Hạc đã âu yếm và gọi con chó của mình là gì ?

Việt : ... (đứng im)

Thầy giáo : Sao thế, em trả lòi đi chứ ! Việt : ... (vẫn đứng im).

Thầy giáo (gắt lên) : Tại sao thế ! Sao em không trả lòi tôi ? Việt (không dám trả lời).

Thầy giáo : Sao em lì thế hả ? Bỗng có tiếng của Hải "lém" :

Thưa thầy, bạn ấy không trả lời vì bô’bạn ấy tên là Vàng ạ.

(cả lớp và thầy giáo cùng cười nắc nẻ ... Việt bỏ chạy ra ngoài).

Phân tích :

Trong trường hợp trên thầy giáo chưa hiểu hết học sinh củc minh, nến đã vô tinh động chạm đến lòng tự
ái của các em. Đôì với các em ở lứa tuổi này đòi hỏi nhà giáo dục phải tê nhị, khéc léo. Khi thấy học sinh
không trả lời được thỉ phải cô gắng tìm ra nguyên nhân không nên dồn học sinh vào thê bí.

Khi đã hiếu ra vấn để thầy giáo vẫn cười chứng tỏ thầy giác đã không tự chủ được cảm xúc của bản thân
và tỏ thái độ không tôn trọng học sinh làm cho học sinh không còn "đồng minh" và xâu hổ bỏ ra ngoài.

Biện pháp : thầy cần nghiêm túc giải thích rõ cho học sinh hiêu về từ ngữ trong văn học.

Tình huống sô 266 Học sinh dán bã kẹo cao su vào ghê đê trêu thầy giáo

Nội dung tình huống :

Học sinh lớp 12 dán bã kẹo cao su lên ghê của một nam giáo viên trẻ và đã làm dính vào quần của thầy
nhưng thầy không biết. Khi giảng bài, mỗi lần thầy viết bảng, học sinh lại cười khúc khích. Đến lúc thầy
phát hiện ra quần mình bị dính kẹo cao su, giáo viên đã ngừng dạy và đi ra khỏi lớp. Học sinh vỗ tay tỏ
vẻ đắc thắng ! !

Phân tích :

Trong tình huống trên, giáo viên bỏ dạy đi ra ngoài vô hình chung đã măc hai điều sai trái : Một là,
chương trình nội dung giảng dạy bị bỏ dở không hoàn thành ; Hai là, thầy đã bất lực trước học sinh, uy
thế của người thầy bị giảm đi.

Về phía học sinh : học sinh đã vi phạm nội quy của nhà trường (khổng giữ gìn vệ sinh chung), đã đùa
thiếu văn hoá.
Biện pháp : giáo viên cần tự chủ, binh tĩnh điều tra ngay hoặc chân chinh học sinh đê có thể tiếp tục bài
giảng, sau đỏ cuối giờ ở lại đê phán tích việc làm sai trái cho các em nhận thấy rõ và rút kinh nghiệm.

Tình huống số 267 Thầy vào lớp muộn mười phút

Nội dung tình huỏng :

Một buổi sáng mùa đông gió mùa đông bắc tràn về, tròi mưa phùn lạnh đến thâu xương. Trông báo vào
lớp. Năm phút rồi mười phút.... Thầy A dạy Vật lí vẫn chưa đến. Một em trực nhật chạy đi một lúc rồi
chạy vê báo : "Hình như thầy A bị ốm !".

- Hoan hô! Hoan hô! Thầy A muôn năm!

- Được nghỉ rồi. Tuyệt cú mèo !

Dúug lúc dó lliầy A xuâ't hiện trước lơp. Thảy da nghe tat cả. Thầy khẽ lắc đầu. Cặp kính trắng ướt sũng
nước. Vừa lau kính thầy vừa rảo bước vào lớp. Thầy chào học sinh rồi nói với giọng chân thành ân hận :

- Thầy biết là cả lớp rất háo hức đón chờ giờ Vật lí của thầy. Bằng chứng là tất cả các em đều vượt mọi
khó khăn đến lớp đúng giờ. Thầy rất áy náy mặc dù đã rất cô" gắng nhưng vẫn đến muộn 10 phút. Thầy
mong các em thứ lỗi. Thầy trò ta cùng rút kinh nghiệm là : chú ý theo dõi thòi tiết, chăm lo xe cộ cho tốt
để không bao giờ đến lớp chậm nữa. Để khỏi mất thêm thời gian thầy trò ta vào bài ngay nhé.

Phán tích :

Sau năm, mười phút chưa thấy thầy giáo đến, học sinh reo ầm lên : "Hoan hô ỉ Hoan hô, được nghỉ rồi !
Tuyệt cú mèo !" Không phải học trò không thương thầy nếu thầy ốm và càng không phải sợ học môn Vật
lí hoặc không thích thầy A dạy mà chỉ đơn giản là "cái tăm lí rất học trò" : được nghỉ, xả hơi một tiết.
Bằng chứng là học trò đến lớp đầy đủ mặc dừ thời tiết rất khắc nghiệt. Hiểu được tâm lí đó của học trò
nên khi thầy nghe thấy tàt cả, thầy A vẫn không giận học trò (không la mắng). Ngược lại, thầy A tỏ ra
rất áy náy vỉ sự chậm trễ của minh. Thầy biết rõ 45 phút trên lớp là pháp lệnh, là quy chê bắt buộc của
quá trình dạy học, không được chậm trễ dù là nửa phút. Ầy vậy mà thầy đã đến chậm "những" 10 phút.
Thầy đã cô gắng hết sức, thầy chạy bộ trong mưa gió rét đến mức "cặp kính trắng ướt sủng nước" (kính
làm sao ướt sũng được), chứng tỏ thầy dầm trong nước mưa rét rất lảu. Đến lớp thầy "vừa lau vừa rảo
bước vào lớp" đê tranh thủ từng giây... Một người thầy giáo như thê, lẽ nào lủ học trò không thông cảm
với thầy giáo của minh cơ chứ.

Tình huông sô 268 Sao em lại nói với cô ?

Nội dung tình huống :

Sau buổi sinh hoạt lóp, Long đến gặp cô chủ nhiệm để phàn nàn về một quyết định của lớp đối với em.

- Sao em lại nói vối cô ? Cô giáo tỏ vẻ ngạc nhiên. Sao em không nói thẳng với các bạn trong buổi họp ?

- Có ích gì hả cô, vì chính cô mới là người quyết định, còn các bạn ấy chỉ là bù nhìn thôi.

Phán tích :
Lời phàn nàn của Long với cô giáo cho thấy mọi người trong lớp chưa thực sự hiểu nhau. Cách làm việc
của ban cán sự lớp còn máy móc và không tự chủ. Cán bộ lớp chưa khắng định được vai trò của mình
trong tập thể, dựa quá nhiều vào giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả này một phần là do cách làm việc của
giáo viên. Cô giáo không còn giữ vai trò là người tô chức, định hướng, điều khiên hoạt động của học sinh
mà ngược lại, cô (tã can thiệp quá sâu vào các công việc của lớp, nên học sinh ỷ lại, trông chờ vào giáo
viên. Giáo viên trở thành người độc đoán, không tạo cơ hội đê học sinh tự khẳng định mình và làm giảm
tính tích cực của các em.

Tình huống số 269 Chịu thầy !

Nội dung tình huống :

- Tiến ! Em làm gi thế ?

- Không ạ !

- Lại còn không. Sao đang giờ học em lại lôi tóc bạn gái. Em tưởng tôi không biết gì hả ? (hạ giọng). Hồi
tôi còn đi học, tôi nghịch gấp 10 lần các cậu bây giờ. Những trò ranh ma như thế, tôi làm như cơm bữa.

- Thưa thầy, em xin chịu thầy !

Phân tích :

- Trong tình huống này thầy giáo tưởng rằng mình sử dụng biện pháp nêu gương đểgiáo dục học sinh.
Nhưng thầy đã lầm. Việc làm của thầy không những không giúp người được giáo dục có ý thức hơn
trong kỉ luật mà lại trở thành trò cười cho học sinh.

- Sẽ hay hơn, khéo hơn nêu thầy giáo nói : vui chơi, đùa nghịch là tất nhiên ở lứa tuổi học sinh. Song chơi
ở đâu, nghịch ở đâu và nghịch như thế nào để không ảnh hưởng đến các bạn và đặc biệt khống ảnh hường
đến việc học tập của minh là điều các em cần suy nghĩ. Thầy giáo có thể nói thèm : Ngày xưa đi học tôi
củng rất nghịch nhưng tôi vẫn học tốt và tôi luôn đề ra cho mình một nguyên tắc đó là việc gì ra việc ấy,
học ra học, chơi ra chơi và tôi mong các em sẽ đồngý với tôi về ý kiến này.

Tình huống số 270 "Tôi là bậc cha chú của anh"

Nội dung tình huống :

Trong một giò giảng bài ở một trường phổ thông, có một học sinh đã nói leo vói ý trêu chọc giáo viên.
Giáo viên đã xuống và tát cho học sinh đó một cái và nói rằng : "Tôi là bậc cha chú của anh, anh không
được hỗn láo".

Phân tích :

Trong trường hợp này cả giáo viên và học sinh đều có những điêm sai sót.

Về phía học sinh : học sinh đã vi phạm nội quy của giờ học (làm mất trật tự trong giờ học), không làm
tròn nhiệm vụ của người học, không tôn trọng giáo viên, xúc phạm thầy giáo.
Về phía giáo viên : cách xử sự với học sinh như vậy là sai, vi hành động của thầy tỏ thái độ chưa tôn
trọng học sinh trước đám đông ; mặt khác chưa hiểu được tâm sinh lí học sinh : hiếu động, bồng bột, còn
chưa suy nghĩ chín chắn nên đã cỏ hành động như vậy. Thầy chưa có kĩ năng làm chủ cảm xúc của minh.

Với cách xử sự như vậy, việc giáo dục học sinh của giáo viên trong trường hợp này không những không
có hiệu quả mà còn làm cho tình cảm giữa giáo viên và học sinh bị sứt mẻ, uy tín người giáo viên bị ảnh
hưởng.

Tình huống sô 271 Cách ứng xử của thầy đối với những trò đùa nghịch của học
sinh lớp 9

Nội dung tình huống sô 1 :

Trong giờ Văn của một lớp 9, thầy giáo dã 60 tuổi và rất hiểu học trò. Thầy đang giảng bài thì nghe tiếng :
"Krcổc... Krcốc..." ở phía dưới lớp.

- Tiếng gì thế nhỉ ? - Thầy giáo lên tiếng hỏi. - Không có mà thầy —Một học sinh trả lời.

- Tôi nghe có mà - Thầy nói lại.

- Dạ tiếng gió gõ cửa đây ạ - Học sinh trả lòi.

- Không, tiếng ngọc minh châu vỡ dưới bánh xe lu - Giọng

thầy lidi đùu. Rồi tiốp luôn : "Các trò cất đi, ra chơi ăn". Lần

này giọng thầy nghiêm hơn. Trò hiểu và làm theo lòi thầy. Giờ học lại tiếp tục.

Phán tích :

Tuv thầy giáo đã già nhưng thực sự hiểu về tâm lí của học sinh. Bằng giọng nói nhẹ nhàng, không gay
gắt thầy đã ngăn cấm học sinh ăn quà trong giờ học. Nếu lúc đó thầy quát mắng học sinh, đuổi học sinh
ra ngoài, bỏ dạy .... thi bài giảng của thầy không được tiếp tục hoặc có tiếp tục được thì củng trong
không khí nặng nề. Thầy đã không xúc phạm học sinh mặc dừ học sinh đã sai. Thầy đã làm cho học sinh
hiểu, nghe và làm theo lời thầy. Như vậy thầy đã hoàn thành được nhiệm vụ không những dạy chữ mà
còn dạy người.

Nội dung tình huống sỏ 2 :

Cũng ở lớp 9 ấy, lũ học trò của thầy vẫn còn nghịch ngỢm hơn. Chúng nhét chân dung biếm hoạ và bài
thơ nhại thầy "Nếu ngày mai thầy giáo ốm" vào cặp sách của thầy giáo. Bài thờ rất hay, thầy đã gửi bài
thơ đó lên báo và được đăng.

Phàn tích :

Học sinh của thầy quả thật rất nghịch ngợm. Chắc chắn trong suy nghi của chúng thầy sẽ phẫn nộ và
cho chúng một trận mắng ra trò. Một trò đùa như vậy, đó là sự thiếu tôn trọng giáo viên. Nhưng ở đây,
thầy đã không làm thế, vì thầy rất hiếu răng trò chỉ có ý trêu thầy cho vui chứ không nghĩ xấu về thầy.
Thầy đã gửi bài thơ đăng báo. Dưới con mắt lủ học trò nghịch ngợm, đó là hành động rất cao thượng.
Bản thân thầy thi nghĩ đó chỉ là một bài thơ và bài thơ đó lại rất hay.
Nội dung tình huống sô 3 :

Nhưng vẫn chưa hết, lủ học trò dó của tháy còn nghi thẽm một kế trêu thầy.

Bên ngoài cửa sô phòng học có một ban công rộng, lá cây phủ đầy. Lũ học trò bàn kế, đến giò thầy, chúng
chui hết ra ngoài ban công qua cửa sổ. Thầy vào phòng, lóp không có một học trò nào dù đã đên giò học.
Thầy liếc mắt thây một chiếc mũ trong ngăn bàn và hình như một chiếc gương nhỏ xinh xắn đang bị nắng
chiếu. Thầy hiểu ra tất cả và lên tiếng :

"Các trò vào đi, thầy không đợi đâu".

Cả thầy và trò cùng im lặng chờ đợi. Nhưng cuối cùng lũ trò rất sỢ thầy bỏ ra khỏi lớp. Chúng đành chui
vào. Vậy là chúng đã thua thầy.

Phăn tích :

Mặc dù đây là lần thứ ba trò cô tinh trêu thầy nhưng cuối cùng chúng vẫn phải chịu thua thầy. Tinh
huống này lại một lần nữa chứng minh cho sự hiểu rõ tâm lí học sinh của thầy. Thầy đã nhanh chóng
phát hiện ra trò đùa của lủ học sinh. Roi chỉ bằng một giọng nói đầy hiệu lực thầy đã làm cho lủ học sinh
phải dừng ngay cái trò nghịch ngơm đ ể bước vào học. Thầy không quát, không mắng trò, vì nếu thầy
làm như vậy, chúng sẽ không vào hoặc có vào thì củng gượng ép. Thầy đã biết cách sử dụng ngôn ngủ
đúng chỗ để thu phục học trò (ngữ điệu của cảu nói và nội dung của câu nói : "Các trò vào đi, thầy
không đợi đâu !"). Thực ra thi thầy rất hiểu tăm lí học trò, thầy vẫn đợi trò nhưng thầy nói là không đợi.
Lủ học trò tự nguyện vào vì chúng sợ thầy ra khỏi lớp và không giảng bài cho chúng. Và the ̂ là thầy đã
thực hiện được mục đích của mình.

Tình huống sô 272 Bài kiểm tra này không có tội

Nội dung tình huống :

Câu chuyện xảy ra ở lớp 9A2. Sau khi cô giáo trả bài kiểm tra môn Toán, bạn B bị điểm kém đã vò bài
kiểm tra vứt đi trước mặt cô giáo. Cả lớp giật mình, lo sợ. Cô sẽ xử sự thế nào đây ch mắng hay ... ?
Nhưng không, nhặt bài kiểm tra đó lên, vuốt lại phẳng phiu và nói với học sinh B cùng cả lớp :

"Bài kiểm tra này không có tội, đúng không các em ? Trước khi làm gi, các em nên suy nghĩ thật kĩ. Em B
tưởng cô không buồn khi cho em điểm kém ư ? Ngược lại, cô rất buồn nhưng cô tin rằng đó lại là động
lực để giúp em học tốt hơn. Cô tin vào khả năng của em. Hãy giữ lại bài kiểm tra này, nó sẽ nhắc nhở em
nhiều điều B ạ ! Cô không giận em đâu".

B chợt hiểư ra, em đứng dậy xin lỗi cô giáo cùng cả lớp.

Phản tích :

Sự đôi xử khéo léo, thái độ đúng đắn của cô giáo đã làm cả lớp cảm động. Cô đã không trách mắng, không
giận dữ mà ngược lại cô đã ân cần như người mẹ chỉ bảo tận tinh cho con. Không vì một lỗi lầm nhỏ của
học sinh mà có định kiến, cô tin vào các em học sinh, tin vào khả năng và phẩm chất của chúng. Tinh cảm
của cô đã thực sự làm thức tỉnh học trò cần cô gắng học hơn nữa, không phụ lòng tốt của cô.

Tình huống số 273 Tôi không có học trò nào như thế cả !

Nội dung tình huống :


Trong buổi hội trường ở một trường THCS nọ, học trò nhiều thế hệ về dự rất đông. Có những học trò đầu
tóc giờ đã bạc phơ, nhiều vị là các quan chức cấp cao cua Nhà nước, có vị là thứ trưởng.

Một ông trông dáng bệ vệ đến bên một ông già, vỗ vai, nói lán :

- Ông có nhận ra tôi không ? (ông già tỏ ra ngơ ngác). Tôi đây, Tín béo - học trò lớp ông dạy khoá 3 đây
mà. ông không nhớ tôi sao ?

Thầy giáo già gỡ cặp kinh và nhìn kĩ cái ông có tên là Tín béo từ dầu đến chân, rồi nói :

- Xin lỗi, chắc anh nhầm. Tôi không có học trò nào như thê cả !

Phân tích :

Trước một học trò củ mặc dù đó là một học sinh cá biệt thi trong mắt thầy, học trò đó vẫn là một học trò
của thầy và càng quý hơn khi sau bao năm trò vẫn trở về trong ngày hội của trường.

Chắc hắn thầy giáo già phải nhớ, vì đây chính là một học trò cá biệt ngày xưa của minh. Nhưng trước
cách xử sự của trò, thầy đã làm như không biết. Ông tỏ ý không nhận ra cậu học trò chinh là một lời
nhắc nhở cậu học trò kia rằng : thầy luôn vãn là thầy, không thê trở thành ngang bằng ông... tôi như vậy
được. Chắc rằng hội trường năm sau, cậu học trò kia sẽ có cách xưng hô khác phù h(ĩp hơn.

Tình huống sô 274 Giờ trả bài kiểm tra Văn

Nội dung tình huổng :

Cò giáo ra đê bài tập làm văn : "Em hãy miêu tả hình ảnh người cha của mình" và cho học sinh vê nhà
làm, hôm sau nộp.

Hòm sau cô giáo trả bài. Hầu hết đều đạt điểm cao. Các bạn đêu tá cha mình với tấm lòng ngưỡng mộ và
tự hào. Chỉ có Dung là bài làm rất kém. Cô giáo phê bình Dung trước lớp và đọc bài văn của Dung cho cả
lớp nghe. Khi cô giáo đang đọc thì Dung vụt, đứng lên và chạy ra ngoài bỏ lại đằng sau cái nhìn ngơ ngác
của cô giáo và các bạn. Cô liền cho Dung là tư cách đạo đức kém, coi thường cô giáo.

Nhưng cô giáo đâu biết được rằng hình ảnh người cha trong trái tim Dung không còn nguyên vẹn, mà
hình ảnh đó chỉ còn lại là một con người chỉ suôt ngày uông rượu rồi hành hạ chửi bới vợ con. Nhưng
không lẽ Dung tả ngưòi cha mình như vậy sao ?

Phán tích :

Đề văn ra là cho cả lớp nên không thê ra riêng cho minh Dung một đề bài khác... Nhưng giá như cô giáo
hiểu được cặn kẽ hoàn cảnh gia đinh của Dung thi có lẽ một đề văn khác đã được thay thếcho đề văn này
và cô củng không lấy bài văn của Dung ra đọc phê binh trước lớp. Cô giáo đã vô tinh làm cho Dung đau
khổ hơn chỉ vì cô không hiểu học sinh của mình.

Tình huống sô 275 Cần thận trọng khi gọi tên

Đường dây nóng của Sài Gòn trẻ vừa nhận được một cú điện thoại của một bạn học sinh trường THCS
Ngô Tất Tô" (Q. Phú Nhuận, TP. HCM). Câu chuyện được thuật lại, giọng nói nức nở và ngắt quãng :

"Giờ thể dục, lớp em học môn tự chọn là môn đá banh. Bạn H, lớp phó kỉ luật được phân công gọi tên các
bạn lên kiểm tra. Trong lớp em có một bạn tên Ánh. Khi bạn H gọi "Ánh ơi Ánh, tơi phiên mảy lèn rồi"
thi tinh cờ thầy giám thị cũng tên Ánh đi ngang qua. Thầy quay lại la bạn H : "Em gọi tôi kiêu gi mất
dạy thế ?"

Thầy bắt bạn H lên làm bản kiểm điểm. Bạn H thuật lại sự việc như thê thì thầy không đồng ý, thầy xé
bỏ và bắt bạn viết lại bản tường trinh khác theo ý thầy. Thầy còn đánh bạn H và nói : "Bô'mẹ em không
có học thức hay sao mà không dạy được em vậy ? Cả lớp em 33 đứa đều cảm thây rất bât công liền viết
giấy, đồng loạt kí tên và gửi lên cô hiệu trưởng. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy gì..."

Nhóm PV Sài Gòn trẻ đã có một cuộc trao đổi trực tiêp và thẳng thắn với thầy Ánh - giám thị trường Ngô
Tất Tô :

- Thưa thầy, thực chất sự việc có đúng như lòi bạn học sinh ấy đã kể không ?

Quả thật hôm đó, khi đi ngang qua lớp, tôi nghe một em gọi to tên tôi "Ánh ơi Ánh". Khi tôi hỏi : "Em nào
nói ? " thì không em nào chịu đứng ra nhận. Với một giáo viên thì đó là một sự xúc phạm. Nội quy của
nhà trường cũng có quy định phải tôn trọng giáo viên. Và vi phạm này tất yếu phải làm bản kiểm điểm.

- Chỉ có một mình thầy khẳng định là H gọi tên thầy. Trong khi 33 học sinh khác khang định điều ngược
lại. Sự vô lễ ở một bạn học sinh đảm trách nhiệm vụ lớp phó kỉ luật, thầy có nghĩ là minh đã nhầm không
?

Nếu giả sử nghe được câu : "Bạn Ánh chuẩn bị lên kiểm tra" tôi đã không nghĩ là em ấy gọi tên mình.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên. Đã nhiều lần có học sinh gọi to tên tôi rồi bỏ chạy. Tôi lớn tuổi
không thê nào đuổi theo kịp để bắt các em ấy. Nhưng lần này tôi nghĩ là chắc chắn.

- Nhưng cách thầy nhắc đến cả phụ huynh của em ấy có thê củng gãy tổn thương lòng tự trọng của học
sinh...

Tôi không nói gì nặng cả, chỉ véo tai em H và hỏi : "Bô”mẹ em dạy em như thê nào mà em lại vô lễ với tôi
như vậy ? " Ngày xưa tôi cũng từng là học sinh có chuyện gì chúng tôi cũng phải lại gần và thưa thầy,
thưa cô chứ không bao giờ dám dứng từ xa gọi trổng như thế.

- Theo ý thầy, việc vội vàng bắt phạt, làm bản kiểm điểm và trừ hạnh kiểm có phải là cách tốt nhất để bắt
học sinh tuân thủ nội quy trường lớp và tôn trọng thầy cô hơn chưa ạ ?

Chúng tôi chỉ áp dụng biện pháp trừ điểm hạnh kiểm sau khi nhắc nhở 2 hay 3 lần mà các em vẫn còn vi
phạm. Tôi biết mình hơi nghiêm khắc nhưng tất cả những gì tôi làm cũng chỉ để giáo dục các em mà thôi.
Riêng đôi VỚI trường hợp của em H, em ấy chỉ mới phải viết bản kiểm đ.ểm chứ không bị trừ điểm hạnh
kiểm. Tôi cũng không trù dập em H hay lớp 7A2. Sau chuyện đó cô hiệu trưởng cũng có góp ý với tôi cần
phải kiềm chế, ví dụ như hỏi nhẹ nhàng hơn : "Em gọi tên tôi để làm gì", có lẽ sự việc sẽ không trầm trọng
đến mức này. Bản thân tôi cũng rút kinh nghiệm. Lúc ấy thú thật tôi cũng có hcii nóng.

Thanh Nga (ghi)(Trích trong báo Hoa học trò số545, 18-5 -2004)

Tình huống số 276 Chuyện thầy cô, đừng mượn học trò trút gịân

Một sô bạn lớp 11 A9 THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) tim tới tuà suạn báu Hoa Học Trò bày tỏ -lo ău vé
chuyên thấy Phạm Minh Tâm, giáo viên dạy Địa của lớp đã nói những câu có hàm ý đe doạ, và thầy
không giảng bài mà chỉ đọc nguyên SGK. Các bạn gửi kèm bản tường trình và cuòn băng ghi ăm lại một
tiết học Địa.
Chúng tôi đã tìm hiêu rõ nguyên nhân sự việc.

Cuộn băng ghi âm có những doạn "... Các em giống như cô chủ nhiệm, các em đòi ăn thua. Các em còn
đang học, ăn thua với ai. Xin lỗi các em, sang năm tôi trong nhóm ấy, tôi thích Lôi dạy các em lớp 12
ngay, đập cho các em ngay. Một số em không được đi thi. Các em có sợ điều dấy không ? Sông thì phải
khôn ngoan. Nếu còn ỏ lại trường năm sau tôi dạy tiếp các om là tôi vụt. Các em đừng đùa cái đó dâu".

"Thiếu gì đòn tôi chơi các em. Chết đấy nhé ! Sang lớp 12 là cấn thận. Trong nhóm Địa của chúng tôi, chắc
chắn nám nào tôi cũng dạy 12. Không thoát được đâu. Tôi thích dạy lớp nào là tôi đổi".

"Bài học kì tôi chỉ nhắc các em thôi. Còn nó không ảnh hương đến diểm sô’các em lắm đáu. Chẳng qua là
một sô'em đáng lẽ là điểm Địa kéo các môn khác lên đế được học sinh tiên tiến thì các em phải chấp nhận
thấp đi thôi. Vì các em không biết bảo nhau"...

Nhận xét về thầy Tâm, thầy Nguyễn Thế Hiện - Hiệu phó nhà trường cho biết từ khi về trường đến nay,
thầy Tâm chưa có sai phạm gì trong cư xử với đồng nghiệp và các em học sinh. Vê học vấn, thầy Tâm đã
bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Địa lí học với phương pháp Grap : sơ đồ hoá trong giảng dạv môn Địa
lí. Theo thầy Hiện, đây là một phương pháp dạy hiệu quả cao. Bằng chứng là bôn lớp 12 được thầy Tâm
dạy Địa năm họp Irưrio 100% ró điểm Dịn từ Fi trri lôn —một điều ehưn từng CÓtrước đó. Tuy nhiên, phương
pháp này đòi hỏi học sinh phải tích cực tham gia vào bài giảng. Nhiều học sinh chưa quen nên có sự đánh
giá chưa chính xác về năng lực của thầy Tâm.

Có lẽ đó là lí do khiến lớp 11A9 vào giờ Địa lí mất trật tự hơn so với các tiết học khác. Và điểm thi đua
trong sô đầu bài chỉ là 5-6 khiến cô chủ nhiệm lớp Nguyễn Thị Mai không hài lòng. Cô Mai kể : "Khi gặp
thầy trên cầu thang, tôi đã nói với thầy Tâm là thầy cho điểm lớp tôi cũng là cho điểm tôi, lúc đó thầy tỏ
ra không vui. Chúng tôi có tranh luận vối nhau khá lâu".

Sau đó, thầy Tâm thay đổi hẳn phương pháp dạy, lên lốp chỉ đọc SGK, thỉnh thoảng mắng mỏ nặng nề
học sinh. Và học sinh lớp 11A9 thi học kì môn Địa sau khi được báo trước ... 1 ngày. Và kết quả là : điểm
thi học kì môn Địa của lốp 11A9 chỉ có 4 điểm 5, còn là đều dưới trung bình.

Như vậy, phải chăng là từ chuyện "bất đồng ý kiến" giữa thầy, cô giáo mà học trò lớp 11A9 phải gánh
chịu hậu quả. Các bạn rơi vào vòng xoáy của một câu chuyện người lổn mà không rõ ngọn nguồn.

Rất mong thầy, cô giáo và Ban Giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn sẽ có những biện pháp tích cực để
các bạn 11A9 an tâm đến lốp. Và cũng mong các bạn lớp 11A9 hiểu rằng "nửa chữ cũng là thầy", trên kính
dưới nhường thì thầy cô nào cũng luôn thưring mến.

(Trích trong Hoa Học Trò, sô 546, ngày 25 - 5 - 2004)

You might also like