You are on page 1of 6

https://www.facebook.

com/cungchinhphucdinhcaotrithuc/posts/chuy%C3%AAn-%C4%91%C3%AA
%CC%80-4-ki%CC%81-tu%CC%80y-bu%CC%81tiki%CC%811-kha%CC%81i-ni%C3%AA%CC%A3mkh
%C3%A1c-v%E1%BB%9Bi-truy%E1%BB%87n-ng%E1%BA%AFn-v%C3%A0-ti%E1%BB%83u-thuy
%E1%BA%BFt-v/4917097851688541/?locale=hi_IN
* Đọc hiểu Việc Làng - Ngô Tất Tố
* Người lái đò Sông Đà
https://tuyensinh247.com/bai-tap-74388.html
* Nhật kí Đặng Thùy Trâm
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
19.5.1970
Được thư mẹ, mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thâm nặng yêu
thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có
ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào
không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường
bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con
bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm
thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét
vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba,
của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng
dào dạt vẽ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con
không một phút nào nguôi cả.
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Trong đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3: “Lí tưởng” mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là
gì?
Câu 4: Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh (chị) xúc động nhất?
Câu 5: Anh/ chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (trình bày trong khoảng 7 dòng)
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 2:
Trong đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.
Câu 3:
“Lí tưởng” mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là lý
tưởng hy sinh tuổi thanh xuân của mình để chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4:
Đọc đoạn nhật kí trên, điều khiến em xúc động nhất là nỗi nhớ mẹ của cô con gái.
Câu 5:
Để được sống trong hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của ông
cha ta trong những năm kháng chiến chống thực dân bảo vệ Tổ quốc. Trong các cuộc
kháng chiến đó, có rất nhiều người chiến sĩ là những thanh niên trẻ đã hy sinh. Họ là
những người có lý tưởng sống cao đẹp và đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng tất cả
mọi thứ để lên đường chiến đấu về sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là
điều mà chưa chắc trong thời bình những người trẻ tuổi có thể làm được. Em rất
ngưỡng mộ, tự hào và trân trọng những người trẻ như thế.

Đọc hiểu Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Đề số 2


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình
sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn.
Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc
trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái
sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?
Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà
lẽ ra họ phải có…”
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Đoạn trích trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
trích.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 2:
Đoạn trích trên diễn tả sự tiếc nuối tuổi trẻ những vẫn sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc
của tác giả.
Câu 3:
1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là điệp ngữ: Ai lại không…
→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và thiết tha tuổi trẻ.

Đọc hiểu Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Đề số 3


Đọc đoạn trích sau:
"14.7
Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm
qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình
cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa
qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say
tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm
sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan,
chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan
chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ
rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn
sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến
tranh?
Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình
cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc
sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một
bữa cơm."
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm:
“Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình
sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc.”
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh là:
+ bom rơi đạn nổ.
+ giết chết năm người và làm bị thương hai người.
+ vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.
Câu 2.
Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến gia đình mình là ba, má,
các em và cả chính bản thân mình.
Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người sống giàu tình cảm và lòng yêu thương.
Câu 3.
Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng
gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm." được thể hiện trong
câu “chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm”.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự kinh khủng của chiến tranh mang lại cho con người,
đồng thời làm cho câu thơ tăng tính biểu cảm hơn.
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm:
“Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình
sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc.”
Từ dòng suy nghĩ của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, ta có thể thấy cô là người
dũng cảm, không sợ cái chết, sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc.

Đọc hiểu Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Đề số 4


Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình
sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn.
Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc
trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái
sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?
Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà
lẽ ra họ phải có…”
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào, thể hiện ở dạng gì?
Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 2: Văn bản trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
- Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, thể hiện ở dạng viết.
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính
cá thể.
Câu 2:
Văn bản trên diễn tả tâm sự tiếc nuối tuổi xuân cũng sẵn sàng chiến đấu của tác giả.
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên là:
- Câu hỏi tu từ: Ai lại không tha thiết với mùa xuân, Ai lại không muốn cái sáng ngời
trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?
- Phép điệp ngữ: Ai lại không…
→ Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Đọc hiểu Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Đề số 5


Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:
19.5.70
Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu
thương, như những dòng máu chảy về trái tim khát khao nhớ thương của con. Ôi! Có
ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào
không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc con bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào chiến
trường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng
đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng
có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi bom
đạn sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của
mẹ, của ba, của em, của tất cả… Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng
sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang
vọng trong lòng con không phút nào nguôi cả.
( Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đoạn văn có sử dụng
những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong câu văn: “Mẹ của con
ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu
chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con”.
Câu 3. Trong câu: "nhưng con vẫn gia đi vì lí tưởng”, lí tưởng mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng
Thùy Trâm nhắc đến trong câu văn là gì?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt.
Đoạn văn có sử dụng những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2.
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: “Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi
lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao
khát nhớ thương của con”.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào tình yêu thương và nỗi xúc động của con khi đọc những
dòng thơ của mẹ.
Câu 3.
Trong câu: "nhưng con vẫn gia đi vì lí tưởng”, lí tưởng mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy
Trâm nhắc đến là lý tưởng hy sinh tuổi xuân của mình để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

You might also like