You are on page 1of 5

BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 6 VÀ 7

A. Chương 6: Hãy cho biết các phát biểu về nuôi cấy liên tục sau đây đúng hay sai? Nếu sai, gạch
dưới/tô khối màu vào chỗ sai và sửa thành phát biểu đúng.
1. Cơ chất được bổ sung liên tục trong quá trình nuôi cấy
2. VSV luôn được giữ ở sự sinh trưởng cực đại
3. Trong hệ thống chemostats: tốc độ bổ sung cơ chất và tốc độ thu nhận canh trường là bằng nhau; duy
trì nồng độ dư thừa chất dinh dưỡng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của VSV; tốc độ pha loãng ảnh hưởng
mật độ VSV và được giữ nguyên trong quá trình nuôi cấy; hiệu quả tốt nhất ở tốc độ pha loãng cao.
4. Trong hệ thống Turbidostats: tốc độ bổ sung cơ chất phụ thuộc vào mật độ VSV được cài đặt sẵn; duy
trì nồng độ giới hạn chất dinh dưỡng; hiệu quả tốt nhất ở tốc độ pha loãng cao.
B. Chương 6: Hãy cho biết các phát biểu về đặc điểm sinh trưởng VSV trong nuôi cấy theo mẻ sau
đây đúng hay sai? Nếu sai, gạch dưới/tô khối màu vào chỗ sai và sửa thành phát biểu đúng.
5. VSV sinh trưởng trong môi trường lần lượt qua các giai đoạn: pha log, pha lag, pha cân bằng, pha suy
vong. Để rút ngắn pha lag có thể cần lưu ý tuổi của giống và thành phần môi trường.
6. Tốc độ tăng trưởng trong pha log (pha luỹ thừa) phụ thuộc vào bản chất môi trường nuôi cấy VSV, đặc
điểm di truyền của giống, tuổi của giống và điều kiện VSV đang sinh sống.
7. a) Khi theo dõi sinh trưởng của một loài vi khuẩn, người ta ghi nhận g = ¼ h. Điều này có nghĩa là vi
khuẩn nhân đôi sau mỗi 15 phút.
b) Khi thời gian thế hệ của một loài vi khuẩn có g = 20 phút thì có thể suy ra trong 1 giờ vi khuẩn trải
qua 4 lần nhân đôi hay tạo ra 4 thế hệ.
8. Trong pha cân bằng:
a) Tổng số tế bào sinh ra nhiều hơn tổng số tế bào chết đi; Nguyên nhân dẫn đến pha cân bằng do dinh
dưỡng cạn kiệt, việc cấp dư oxy cho VSV hiếu khí, sự tích luỹ sản phẩm độc trong môi trường.
b) Một số vi khuẩn thích nghi điều kiện bất lợi trong pha cân bằng bằng cách: (1) tăng kích thước tế
bào hoặc tạo nội bào tử; (2) tạo các protein tăng liên kết chéo của peptidoglycan, tăng độ bền màng tế
bào; hoặc tạo protein Dps bảo vệ DNA; hoặc protein chaperone
9. a)Trong pha suy vong, tỷ lệ tế bào sống giảm đi nhanh chóng và tỷ lệ tế bào chết đi thường không đồng
đều trong mỗi giờ. Nguyên nhân là có thể do: thiếu dinh dưỡng và điều kiện môi trường; chết theo chương
trình; bị ức chế tạm thời trong điều kiện phòng thí nghiệm.
b) Trong pha suy vong, một số quần thể VSV có thể tiếp tục sinh trưởng dựa vào chất dinh dưỡng từ
các tế bào đã chết hoặc kháng tốt với các chất độc tích tụ trong môi trường  không có sự suy giảm
logarit số lượng tế bào.
C. Chương 6: Hãy cho biết các phát biểu về đo lường sinh trưởng VSV sau đây đúng hay sai? Nếu
sai, gạch dưới/tô khối màu vào chỗ sai và sửa thành phát biểu đúng.
10. Sử dụng buồng đếm để đếm tế bào nấm men là phương pháp định lượng gián tiếp
11. Phương pháp đếm khuẩn lạc dựa trên phương pháp cấy trải và đổ luôn cho phép xác định số VSV còn
sống trong mẫu
12. Để đảm bảo sự chính xác trong xác định số lượng VSV bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên thạch
đĩa cần chú ý chọn đúng tỉ lệ pha loãng, thực hiện tốt thao tác pha loãng và thao tác cấy đảm bảo tách rời
các tế bào
13. Với các mẫu lỏng, có thể sử dụng kĩ thuật màng lọc VSV để định lượng VSV với sự kết hợp nhuộm
huỳnh quang đếm dưới kính hiển vi hoặc ủ trên thạch đĩa.
14. Đo sinh khối khô tế bào có thể sử dụng phương pháp ly tâm hoặc lọc kết hợp cân
15. Mật độ tế bào vi khuẩn trong dịch nuôi cấy có thể ước lượng thông qua phương pháp đo độ đục.
D. Chương 6: Ảnh hưởng của các yếu tố mt đến sinh trưởng VSV: Thuật ngữ nào có thể ghép cho
các VSV có các đặc điểm sau đây?
16. Trichomonas vaginalis sinh trưởng tối ưu ở giới hạn nhiệt độ 20 -45oC. …………………….
17. Staphylococcus aureus sinh trưởng trong môi trường có nồng độ thẩm thấu thay đổi trong khoảng
rộng. …………………
18. Bacillus psychrophilus sinh trưởng ở 0oC và sinh trưởng tối ưu dao động thấp hơn 15oC. …………..
19. Chi Sulfolobus sinh trưởng tối ưu ở môi trường có khoảng pH 0 – 5,5. ………………
20. Pseudomonas fluorescens sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ trong khoảng 20-30oC, bị tiêu diệt nếu nhiệt
độ trên 35 oC, sinh trưởng yếu trong khoảng 0 – 7oC. ………..
21. Chi Halobacterium chỉ sinh trưởng tốt khi sống trong môi trường có nồng độ NaCl cao trên 0,2 M.
……..
22. Chi Escherichia sinh trưởng tối ưu ở môi trường có khoảng pH 5,5 – 8,0. ………………
23. Thermus aquaticus sinh trưởng được ở nhiệt độ 55oC hoặc hơn, sinh trưởng tối ưu trong khoảng
nhiệt độ 55-65oC. ……………
24. Chi Clostridium không thể sinh trưởng được trong môi trường hiện diện oxy. ……………………
25. Bacillus alcalophilus sinh trưởng tối ưu ở môi trường có khoảng pH 8,5 – 11,5. ………………
26. Hầu hết nấm mốc sinh trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiện diện của oxy.
…………………………….
27. Methanocaldococcus jannaschii sinh trưởng mạnh ở áp suất thuỷ tĩnh cao.
…………………………….
28. Saccharomyces cerevisiae có thể sinh trưởng không có sự hiện diện oxy, nhưng sẽ sinh trưởng mạnh
hơn khi có mặt oxy. ………
29. Sulfolobus sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ trong khoảng 80-113oC.
30. Streptococcus pyogenes sinh trưởng tốt trong điều kiện có hay không có oxy. …………………….
31. Campylobacter sinh trưởng cần oxy ở mức thấp (2-10%) nhưng tế bào sẽ bị phá huỷ ở nồng độ oxy
trong khí quyển (20%). …………..
E. Chương 6: Ảnh hưởng của các yếu tố mt đến sinh trưởng VSV: Hãy cho biết các phát biểu sau
đây đúng hay sai? Nếu sai, gạch dưới/tô khối màu vào chỗ sai và sửa thành phát biểu đúng.
32. Ở môi trường nhược trương, tế bào VSV có thể bị co lại. Nhiều vi khuẩn chống lại bằng cách mở
các kênh nhạy cảm với áp suất và giải phóng chất tan.
33. VSV sống trong môi trường ưu trương ngăn nước thoát ra ngoài bằng cách tổng hợp chất tan tương
thích giúp áp suất thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn bê ngoài. Chất tan tương thích này gây ảnh hưởng
đến trao đổi chất của VSV.
34. Vi khuẩn Halobacterium ở hồ nước mặn thích nghi với môi trường bằng cách tích luỹ lượng lớn Ca
bên trong tế bào.
35. VSV phải nỗ lực để sinh trưởng trong môi trường có hoạt độ nước thấp vì chúng phải giữ một nồng
độ chất tan thấp trong tế bào để ngăn mất nước.
36. VSV sinh trưởng trong các dạng thực phẩm muối hoặc sấy khô phải nỗ lực duy trì sự sinh trưởng
bằng cách giữ một nồng độ chất tan cao trong tế bào.
37. pH thay đổi quá mức tác động lên sinh trưởng VSV ở khía cạnh làm co màng nguyên sinh chất, ức
chế hoạt động các enzyme và protein vận chuyển.
38. VSV ưa trung tính duy trì pH trung tính trong tế bào chất bằng cách trao đổi ion Na cho các proton
bên ngoài; hoặc dung dịch đệm bên trong tế bào.
39. Khi pH bên ngoài môi trường thay đổi đến hoặc dưới mức 4,5, một số vi khuẩn tổng hợp protein
chống chịu acid bằng cách bơm ATP haocjw bơm proton ra khỏi tế bào
40. Khi nuôi cấy VSV, môi trường được thiết kế có chứa các hợp chất đệm gồm acid yếu và base liên
hợp của nó để duy trì pH ổn định.
41. Nhiệt độ cao vượt mức giới hạn chịu đựng của VSV sẽ làm chết nhanh chóng VSV bằng cách làm
biến tính enzyme, các protein; làm đông đặc màng tế bào; gây ảnh hưởng đến cấu trúc và thành phần
hoá học của màng tế bào.
42. Hô hấp kị khí hoặc lên men là hình thức chuyển hoá sinh năng lượng của VSV hiếu khí bắt buộc.
43. Enzyme SOD và catalase luôn được tìm thấy trong tế bào VSV hiếu khí bắt buộc.
44. Enzyme superoxide dismutase hầu như luôn có trong tế bào VSV kị khí chịu khí, ngoài ra có thể có
hoặc không catalase.
F. Chương 6: Ảnh hưởng của các yếu tố mt đến sinh trưởng VSV: trả lời các câu hỏi ngắn sau:
45. Các cách nuôi cấy áp dụng cho VSV kị khí?
46. Phân biệt các nhóm tia bức xạ về chiều dài sóng và mức năng lượng? Sự tác động của các tia này đến
VSV?
G. Chương 7 về Kiểm soát VSV: điền thông tin phân biệt các khái niệm vào bảng sau:
Thuật ngữ Thuật ngữ dịch Mô tả khái niệm (chú ý đến mức độ tiêu diệt bào tử)
tiếng anh sang tiếng việt
Sterilization

Disinfection

Sanitization

Antisepsis

sterilant
disinfectant

sanitizer

antiseptics

Germicide

bactericide

fungicide

algicide

viricide

bacteriostatic

fungistatic

H. Chương 7 Kiểm soát VSV: đánh dấu (x) vào các cột tương ứng giữa các tác nhân kiểm soát VSV
và cách thức kiểm soát VSV theo bảng sau:
Tác nhân sử dụng Phương thức kiểm soát
Sterilization Disinfection Antisepsis
Đun sôi
Hơi nước bão hoà ở
121oC, 1 atm,15 phút
Thanh trùng Pasteur:
gia nhiệt ở 60-62oC,
30 phút
Thanh trùng nhiệt độ
cao ngắn hạn
(HTST_High
temperature short
o
time): 72-79 C, 0,5 -
10 phút
Khử trùng siêu nhiệt
(UHT- Ultra high-
temperature): 100-
115oC, từ 60-120
giây
Sấy và giữ nhiệt độ
160-170°C trong 2-3
giờ.
Đông lạnh
(Freezing)
Làm lạnh
(Refrigeration)
Chiếu UV
Chiếu xạ gama
Dịch Glutaraldehyde
H2 O2
Dịch formaldehyde
Hợp chất phenol
Hợp chất chlorine
Khí ethylene oxide
Iod và cồn
Dịch iod
Cá hợp chất
ammonium bậc 4
Hexachlorophene

Các hợp chất kim


loại nặng
màng lọc dịch lỏng
0,2 μm
Màng lọc khí HEPA

I. Chương 7 Kiểm soát VSV: hãy kẻ bảng phân biệt cơ chế tác động đến VSV của các chất hoá học:
nhóm phenols, iod, chlorine, chất tẩy rửa dạng muối amon bậc 4, Aldehyde, khí ethylene oxide.
J. Kiểm soát VSV: trả lời câu hỏi ngắn
47. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân tố kháng khuẩn
48. Đặc điểm cơ bản của phương pháp loại bỏ VSV bằng phương pháp cơ học
49. Liệt kê các thông số được sử dụng đo lường hiệu quả tiệt trùng do nhiệt độ cao

GVGD
Nguyễn Thị Quỳnh Mai

You might also like