You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THỰC HÀNH VI SINH VẬT HỌC

1. Trình bày khái quát các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm vi sinh vật (VSV) ? Tại
sao phải tiến hành khử trùng các thiết bị tiếp xúc với VSV trước và trong khi thao tác
thực hành ?
2. Trình bày nguyên lí các phương pháp khử trùng VSV ? Trong tủ cấy an toàn sinh
học cấp 1, các bộ phận nào đóng vai trò khử trùng bên trong tủ cấy?
3. Trình bày nguyên lí của nồi hấp tiệt trùng ? Các thao tác cơ bản khi sử dụng nồi hấp là
gì ? Để đảm bảo an toàn thí nghiệm khi thao tác với nồi hấp áp suất thì người vận hành
cần chú ý những điểm gì ?
4. Môi trường dinh dưỡng là gì ? Trình bày sơ lược các yêu cầu chung của môi trường nuôi
cấy ? Môi trường Hansen được dùng để nuôi cấy nhóm VSV nào ? Khi pha môi trường
tại sao cần phải chú ý đến độ pH của môi trường ?
5. Môi trường dinh dưỡng được phân loại như thế nào dựa trên công dụng ? Trong các loại
môi trường sau: Czapeck; Hansen; EMB; PGA; PDA. Môi trường nào là môi trường bán
tự nhiên?
6. Môi trường sau khi tiệt trùng cần đánh giá và bảo quản như thế nào trước khi nuôi cấy vi
sinh vật ? Để điều chỉnh độ pH của môi trường phù hợp với nhóm vi sinh vật mục tiêu
cần làm gì ? Peptone trong nuôi cấy nấm men đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng gì cho
nấm phát triển?
7. Qúa trình nuôi cấy VSV là gì ? Trình bày mục đích và nguyên tắc của việc nuôi cấy
VSV ? Trong quá trình nuôi VSV cần đảm bảo các yếu tố môi trường nào ?
8. Trình bày phương pháp cấy truyền vi sinh vật từ đĩa petri sang ống thạch nghiêng? Khi
cấy truyền vi sinh vật trên ống thạch nghiêng, giải thích tại sao phải ria que cấy ngược từ
đáy ống nghiệm lên phía trên?
9. Trình bày cấu tạo kính hiển vi quang học và các bước cơ bản để thao tác với kính hiển
vi? Tại sao khi quan sát mẫu vật ở 100x thì cần phải bổ sung giọt dầu lên tiêu bản ?
10. Trình bày cách thực hiện tiêu bản để quan sát vi sinh vật cố định và không cố định? Tại
sao khi quan sát mẫu vật cần phải nhuộm màu VSV? Trong nhuộm Gram thì vi khuẩn
Gram âm và Gram dương sẽ bắt màu như thế nào ?
11. Trình bày phương pháp nhuộm Gram đối với vi sinh vật ? Phương pháp này được dùng
cho mục đích gì? Nếu không nhuộm bổ sung thuốc nhuộm safranin hoặc fuchsin, vi
khuẩn Gram âm có màu gì? Tại sao?
12. Phân lập vi sinh vật là gì ? Hãy nêu các bước cơ bản để phân lập vi sinh vật từ một nguồn
thực tế cụ thể ?
13. Trình bày quy trình phân lập nấm men từ dịch chiết nước hoa quả lên men và làm thuần
vào ống thạch nghiêng. Thế nào là chủng vi khuẩn thuần khiết (chủng sạch)?
14. Tại sao phải bảo quản giống vi sinh vật ? Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong bảo
quản giống vi sinh vật ?
15. Trình bày một số phương pháp bảo quản giống vi sinh vật. So sánh ưu và nhược điểm của
các phương pháp này ?
16. Hãy phác họa một đường cong sinh trưởng của vi sinh vật và chú thích các giai đoạn
trong đường cong đó? Để thu hồi tối ưu lượng lớn các hợp chất thứ cấp, chất trung gian
chuyển hóa thì cần thu hồi ở giai đoạn nào? Gỉai thích?
17. Sự sinh trưởng của vi sinh vật là gì? Tại sao cần phải khảo sát sự sinh trưởng của vi sinh
vật ? Để thu hồi tối đa sinh khối thì cần thu hồi sinh khối vi sinh vật ở giai đoạn nào?
Giải thích.
18. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Nêu các
thực hiện phương pháp xác định mật độ tế bào bằng cách đếm trực tiếp ?
19. Saccharomyces cerevisiae thuộc nhóm vi sinh vật nào ? Nêu ứng dụng của
Saccharomyces cerevisiae trong thực phẩm ?
20. Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong
môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở
thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
21. Trình bày vai trò của enzyme amylase trong ngành thực phẩm. Và trình bày cách xác
định hoạt tính enzyme bằng phương pháp đo vòng phân giải (phương pháp định tính)? Sau
đó, xác định xem trong Hình 2 bên dưới, vi sinh vật nào có hoạt tính enzyme amylase mạnh
nhất?

Hình 1 – Mô tả vòng phân giải amylase Hình 2 – Vòng phân giải


amylase của các chủng vsv
khác nhau

22. Định nghĩa kháng sinh là gì? Để xác định khả năng nhạy cảm của kháng sinh đối với vi
khuẩn, người ta thực hiện kháng sinh đồ với các mẫu giấy tẩm nhiều loại kháng sinh khác
nhau. Các bạn hãy xác định kháng sinh nào nhạy cảm nhất và không nhạy cảm nhất đối với
vi khuẩn ở Hình 3, bên dưới?
Hình 3 – Vòng sinh tan kháng sinh của các loại kháng sinh khác nhau. Chú thích: Tên viết
tắt của các loại kháng sinh, FOX: cefoxitin; TE: tetracyclin; CIP: ciprofloxacin; E:
enrofloxacin; P: penecillin; OX: oxytetracyclin.
23. Trong phương pháp định lượng vi sinh vật bằng cách đo độ đục, cần phải dựng được
đường chuẩn tương quan giữa độ đục và số lượng vi sinh vật. Trong đó, độ đục được đo bằng
máy đo OD, và số lượng vi sinh vật được định lượng bằng phương pháp đếm trực tiếp (Đơn
vị Log(N/ml)). Giả sử sau khi thực hiện các bước như trên, ta thu được đường chuẩn như
Hình 4 (bên dưới). Các bạn hãy tính số lượng vi sinh vật có được khi OD = 0,35 ?

Đường chuẩn
7
6.8 f(x) = 0.261 x + 5.585
R² = 0.990879734683191
6.6
6.4
Log (N/ml)

6.2
6
5.8
5.6
5.4
5.2
0.1 0.2 0.3 0.4 0.5
OD (610nm)

Hình 4 – Đường chuẩn tương quan giữa OD và mật độ vi sinh vật


24. Trong phương pháp định lượng vi sinh vật bằng cách đếm trực tiếp số khuẩn lạc, các bạn
hãy tính số lượng vi sinh vật có trong 1 ml dung dịch, với các dữ kiện như sau:
Hút 0,1 ml dung dịch nuôi cấy đem đi pha loãng ở 3 nồng độ liên tiếp là 10-6, 10-7, 10-8.
Sau đó đem ủ và đếm số lượng khuẩn lạc (trong khoảng 25 – 250 khuẩn lạc). Kết quả thu
được như sau:
Độ pha loãng Số khuẩn lạc
10-6 (đĩa 1) 300
10-6 (đĩa 2) 200
10-6 (đĩa 3) 180
10-7 (đĩa 1) 150
10-7 (đĩa 2) 120
10-7 (đĩa 3) 140
10-8 (đĩa 1) 50
10-8 (đĩa 2) 30
10-8 (đĩa 3 10

Hãy xác định số lượng khuẩn lạc theo công thức sau:

N (CFU /ghayCFU /ml )=


∑C
(n1 vd 1 +.. .+ni vd i )

Với :
N: số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫu. (CFU:
colony form units)
C: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên các hộp petri đã chọn (có số khuẩn lạc nằm
trong khoảng từ 25-250 khuẩn lạc/đĩa)
ni : Số hộp petri cấy tại độ pha loãng thứ i
di: hệ số pha loãng tương ứng.
v: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa

25. Trong phương pháp định lượng đường khử bằng phương pháp so màu DNS, cần phải
dựng đường chuẩn. Hãy trình bày cách xây dựng đường chuẩn?. Kết quả đường chuẩn có
phương trình như sau: y = 0.15x (trục tung y là giá trị OD). Đo giá trị OD của một mẫu thực
tế có giá trị OD bằng 0.375, như vậy lượng đường khử bằng bao nhiêu?

You might also like