You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: KINH DOANH NGOẠI HỐI

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Chủ đề 2.1: Khái niệm liên quan đến tỷ giá

Phần 2:

Slide Nội dung


1 Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các đồng tiền trong tỷ giá
Tỷ giá là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền với nhau, vì vậy, trong tỷ giá sẽ có sự
2 xuất hiện 2 của đồng tiền.
2 đồng tiền này được gọi tên là đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Đồng tiền yết giá là đồng tiền đứng trước trong tỷ giá.
Trong ví dụ minh họa của chúng ta, USD trong tỷ giá USDVND; EUR trong tỷ
giá EURUSD và GBP trong tỷ giá GBPUSD là các đồng tiền đứng trước trong
các tỷ giá vì vậy nó chính là các đồng tiền yết giá.
3 Đồng yết giá là đồng tiền được đo lường thông qua giá trị của đồng tiền đứng
sau. Và vì vậy nên trong tỷ giá, nó có đơn vị là 1.
Lấy ví dụ với tỷ giá USDVND. Nếu tỷ giá USDVND là 23,400 nghĩa là USD là
đồng tiền yết giá và giá trị của USD được đo lường thông qua VND. Nghĩa là 1
USD bằng bao nhiêu VND.
Tỷ giá là giá của đồng tiền yết giá. Vì vậy khi tỷ giá tăng lên nghĩa là giá của
đồng yết giá tăng, cụ thể hơn là giá trị của đồng tiền yết giá tăng lên so với giá trị
của đồng tiền định giá. Và ngược lại.
4 Ví dụ: Khi tỷ giá USDVND tăng từ 23,400 lên 23,445 nghĩa là ban đầu giá trị
của 1 USD tương đương với 23,400 VND, nhưng sau đó, khi tỷ giá tăng lên 1
USD đổi được nhiều VND hơn, cụ thể là đổi được 23,445 VND, nghĩa là USD
tăng giá so với VND, hay giá trị đồng đôla Mỹ tăng lên so với tiền đồng.
Đồng tiền còn lại trong tỷ giá được gọi là đồng tiền định giá. Đây là đồng tiền
đứng sau trong tỷ giá và được dùng để đo lường giá trị đồng tiền yết giá. Trong ví
5 dụ vừa trình bày, VND là đồng tiền định giá và đo lường giá trị của đồng USD.
Và số đơn vị của đồng tiền định giá sẽ thay đổi chứ không cố định phụ thuộc vào
biến động của đồng tiền yết giá.
6 Nội dung quan trọng tiếp theo trong chủ đề này là phương pháp niêm yết tỷ giá
Chủ đề này sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp niêm yết tỷ giá rất phổ
7
biến đó là phương pháp niêm yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp.
8 Trong 1 tỷ giá có 2 đồng tiền và việc xác định vị trí của 2 đồng tiền xem đồng
tiền nào là đồng tiền đứng trước và đồng tiền nào đứng sau là rất quan trọng. Để
tránh việc hiểu nhầm dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch, việc xây dựng và
thống nhất nguyên tắc xác định vị trí các đồng tiền trong tỷ giá là vô cùng cần
thiết và đó chính là phương pháp niêm yết tỷ giá.
Đây là phương pháp niêm yết tỷ giá dựa trên góc độ một quốc gia để phân biệt
các đồng tiền trên thị trường thành 2 loại là đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Cụ thể:
- Niêm yết tỷ giá trực tiếp, hay gọi là yết giá trực tiếp là cách yết giá trong
đó ngoại tệ đóng vai trò là đồng yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng định
giá. Như vậy, với cách yết giá trực tiếp, ngoại tệ luôn là đồng tiền đứng
9 trước và nội tệ luôn đứng sau.
- Niêm yết tỷ giá gián tiếp thì ngược lại. Yết giá gián tiếp là cách yết giá
trong đó ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá, còn nội tệ đóng vai trò là
đồng yết giá. Do đó, với cách yết giá gián tiếp, nội tệ luôn là đồng tiền
đứng trước trong tỷ giá, còn ngoại tệ là đồng tiền đứng sau.
Trên thị trường, hầu hết các quốc gia đều niêm yết tỷ giá theo cách trực tiếp,
nghĩa là đồng tiền nước mình – đồng nội tệ sẽ đứng sau đo lường giá trị đồng
ngoại tệ đứng trước.
10
Ví dụ: Việt Nam là quốc gia yết giá theo kiểu trực tiếp, do đó, trong các tỷ giá có
tiền VND, các bạn sẽ thấy VND luôn đứng sau – là đồng định giá, còn ngoại tệ
luôn đứng trước là đồng yết giá.
Cách yết giá gián tiếp ít phổ biến hơn so với yết giá trực tiếp. Hiện nay chỉ có
một số quốc gia sử dụng các đồng tiền như Euro, bảng Anh, đôla Úc và đôla
11 Newzealand là sử dụng cách yết giá này.
Vì vậy, khi gặp các đồng tiền này, thông thường các bạn sẽ thấy chúng luôn đứng
trước và đóng vai trò là đồng tiền yết giá.
Vậy nếu muốn xác định vị trí của 2 đồng tiền mà trong đó không có đồng nội tệ
thì dựa trên nguyên tắc nào?
Thông thường, các đồng tiền đều niêm yết thông qua USD vì đây là đồng tiền
12 giao dịch phổ biến nhất trên thị trường cũng như đồng tiền sử dụng phổ biến nhất
trong thanh toán quốc tế. Do đó, nếu trong tỷ giá không có sự xuất hiện của đồng
nội tệ mà chỉ có 1 loại ngoại tệ và USD thì chúng ta có cách yết giá kiểu Châu Âu
và kiểu Mỹ.
Theo cách yết giá kiểu Châu Âu, USD là đồng ngoại tệ, sẽ được xem như hàng
hóa và sẽ được đo lường giá trị thông qua đồng định giá đứng sau
13
Còn với cách yết giá kiểu Mỹ, USD lại được xem như đồng định giá, được sử
dụng để đo lường giá trị của đồng ngoại tệ đứng trước.
Như vậy, đôla Mỹ có thể xem là một đồng tiền đặc biệt. Nó có thể vừa đóng vai
14 trò là đồng yết giá trong tỷ giá này nhưng lại có thể trở thành đồng tiền định giá
trong tỷ giá với đồng tiền khác.
Trường hợp cuối cùng, nếu trong tỷ giá là đồng tiền ngoại tệ và không có USD
thì chúng ta dựa vào nguyên tắc nào để xác định vị trí các đồng tiền.
Lúc này chúng ta sẽ sử dụng nguyên tắc số 1, nghĩa là đồng tiền có giá trị lớn hơn
sẽ đứng trước đóng vai trò là đồng yết giá, đồng tiền có giá trị nhỏ hơn sẽ đứng
15
sau đóng vai trò đồng định giá, và lúc đó tỷ giá được niêm yết sẽ có giá trị lớn
hơn 1.
Đây là thông lệ giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới và thường áp dụng khi
xác định các tỷ giá chéo không có sự xuất hiện của USD.
Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu xong chủ đề về khái niệm tỷ giá. Các nội
16 dung chi tiết hơn về tỷ giá sẽ được trình bày trong các chủ đề tiếp theo. Cảm ơn
các bạn đã lắng nghe và rất mong sẽ được gặp các bạn trong các chủ đề tiếp theo.

You might also like