You are on page 1of 22

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI…………...01
1.1. Khái
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
niệm………………………………………………………………….01
1.2.
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINHthức
Phương
TẾ QUỐC TẾ yết
giá………………………………………………………..01
1.3. Các cặp tỷ giá hối đoái phổ biến……………………………………….
…..01
1.4. Các chế độ tỷ giá hối đoái…………………………………………………
02
1.5. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái……………………………………
03
1.6. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với Thương mại & Đầu tư Quốc
tế……..08
BÀI TẬP CÁ NHÂN
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH TỶ
HỌC PHẦN KINH TẾGIÁ HỐI
QUỐC TẾĐOÁI
2 CỦA
MALAYSIA………...09
2.1. Vai tròĐỀ
củaTÀI:
NgânCHÍNH
hàng Trung ươngTỶ
SÁCH Malaysia
GIÁ HỐItrongĐOÁI
việc duy trì ổn định giá
CỦA
MALAYSIA VÀ GỢI Ý VỚI CHÍNH SÁCH VIỆT NAM
cả……………………………………………………………………………….10
2.2. Bộ Ba Bất khả thi về chính sách của Malaysia……………………………11
2.3. Tỷ giá hối đoái linh hoạt của Malaysia…………………………………...11
2.4.Họ
Cácvà tên tố
nhân sinh
ảnhviên:
hưởngHoàng
đến tỷNgân Giang
giá hối đoái của Malaysia………………...13
Mã sinh viên: 11205010
2.5.Lớp
Đo lường tỷ giá
chuyên hối đoái
ngành: Kinhcủa
tế Malaysia……………………………………14
Quốc tế 62A
Lớp3:
PHẦN học phần:
GỢI Kinh tế
Ý CHO Quốc tếSÁCH
CHÍNH 2 (03)TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT
Hệ: Chính quy
NAM…………………………………………………………………………...15
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
3.1. Nhận xét chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam…………………………
16
3.2. Kiến nghị cho chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam……………………
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU

Tất cả các giao dịch kinh tế đều liên quan đến tiền tệ, đó là chúng đều
mang giá trị đo bằng một loại đồng tiền xác định và tiền tệ trong hầu hết các
trường hợp đóng vai trò phương tiện thanh toán. Các giao dịch kinh tế quốc tế
được đặc trưng bởi sự giao thoa của các loại tiền tệ khác nhau, thể hiện bởi tỷ
giá hối đoái trong các quan hệ giao dịch và đầu tư giữa các bên. Trong đó,
Malaysia là một nền kinh tế mở nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á, đã
có những chính sách kinh tế đáng học về tỷ giá hối đoái của đồng Ringgit so với
các đồng tiền mạnh khác. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em sẽ tập trung
nghiên cứu về các lý thuyết liên quan đến tỷ giá hối đoái, các điểm nổi bật trong
chính sách tỷ giá hối đoái của Malaysia và đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.
PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Khái niệm
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi thực hiện thanh toán
giữa các nước với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiền nước này hay nước
khác, nói chung là phải sử dụng đến ngoại tệ cũng như các phương tiện có thể
thay cho ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền
với nhau, hay tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện
bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
1.2. Phương thức yết giá
Theo tập quán kinh doanh, có 2 phương pháp yết giá tỷ giá hối đoái:
Phương pháp 1: Lấy giá đồng nội tệ làm đơn vị so sánh với số lượng
ngoại tệ
Ví dụ: Ngân hàng National Bank của Anh công bố 1 GBP = 1,24 USD,
trong đó: GBP là đồng tiền yết giá, USD là đồng tiền định giá
Phương pháp 2: Lấy giá đồng ngoại tệ làm đơn vị so sánh với số lượng
nội tệ
Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank công bố 1 USD = 23,340 VND, trong
đó: USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá
1.3. Các cặp tỷ giá hối đoái phổ biến
1.3.1. Tỷ giá mua vào/ bán ra
Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là
lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
1.3.2. Tỷ giá thực tế/ danh nghĩa
1.3.2.1. Tỷ giá hối đoái thực tế
Là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá.
Khi giá hàng hóa và dịch vụ trong hoặc ngoài nước tăng lên hoặc giảm xuống
thì không thể xác định được giá cả tương quan của hàng hóa và dịch vụ của
nước ngoài nếu như chỉ căn cứ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà không tính
đến các biến động giá cả đó. Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh chính xác hơn sức

1
cạnh tranh hàng hóa của quốc gia trên thị trường quốc tế so với tỷ giá hối đoái
danh nghĩa.
RE = NE x CPI trong nước/ CPI nước ngoài
1.3.2.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Là mức giá thị trường của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác vào
một thời điểm nhất định. Tuy tỷ giá hối đoái danh nghĩa có giá trị tham khảo
nhất định nhưng nó chưa phản ánh được tương quan thực sự giữa các đồng tiền
do sự tác động của giá cả hàng hóa, lạm phát và các nhân tố khác. Tỷ giá này
thường được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng như
báo chí, đài phát thanh... do ngân hàng nhà nước công bố.
1.3.3 Tỷ giá chính thức/ tự do (chợ đen)
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác
định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu
trên thị trường hối đoái.
1.4. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Nếu căn cứ vào tiêu thức những điều kiện hiện đang tồn tại trong nền
kinh tế quốc tế, có thể phân chia thành hai chế độ tỷ giá hối đoái: (1) chế độ tỷ
giá hối đoái cố định; (2) chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.

1.4.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá được hình thành trên cơ sở ấn
định mức tỷ giá trung tâm (hay còn gọi là múc ngang giá chính thức) và cho
phép nó dao động trong một giới hạn nhất định.

Chằng hạn, nếu tỷ giá trung tâm là l USD = 1,6 CAD thi tỷ giá hối đoái sẽ
dao động trong khoảng từ 1,584 CAD đến 1,616 CAD đổi 1 USD (±1%). Để
đạt được điều này, Ngân hàng Trung ương Canada phải can thiệp vào thị trường
ngoại hối, cụ thể là luôn sẵn sàng mua USD với giá 1,584 CAD và bán USD với
giá 1,616 CAD để giá USD không vượt ra khỏi giới hạn (±1%). Đây là những
giao dịch về các nguồn dự trữ chính thức, và nếu xuất hiện các mất cân đối về

2
các nguồn dự trữ này thì đó là kết quả của sự biển động quy mô nguồn dự trữ,
chứ không phải do biến động tỷ giá.

1.4.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, tỷ giá hối đoái được xác định
hoàn toàn dựa trên tương quan cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường
ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương.
Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền đó
sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động, và từ đó làm đảo ngược
những biến động nói trên.

Chẳng hạn, mức tỷ giá cân bằng giữa USD và CAD trên thị trường hối
đoái ở Canada là 1 USD = 2 CAD, và vì lý do nào đó nhu cầu đối với hàng hóa
Mỹ ở Canada tăng lên khiến cho nhu cầu đối với USD cũng tăng lên. Kết quả
là, USD có xu hướng tăng giá so với CAD. Nhưng khi USD tăng giá thì giá
hàng hóa của Mỹ tính bằng CAD sẽ tăng lên. Do vậy, nhập khẩu của Canada
giảm đi, nhu cầu đối với USD ở Canada giảm xuống. USD giảm giá sẽ đẩy tỷ
giá giữa hai đồng tiền quay trở lại mức cân bằng ban đầu.

Hình 6-9. Cân bằng dưới các chế độ tỷ giá hối đoái

1.5. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

1.5.1 Xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn

3
Trong dài hạn, sự thay đổi tỷ giá hối đoái là do sự tương tác giữa những
người mua và người bán trên thị trường ngoại hối, được xác định bởi bốn yếu tố
chính: các mức giá tương quan, các mức năng suất tương quan, sự ưa thích của
người tiêu dùng đối với hàng hỏa trong nước hoặc hàng hóa nước ngoài,các rào
cản thương mại. Những yếu tố này xác định việc mua bán hàng hóa trong nước
hay hàng hóa nước ngoài và do vậy thay đổi nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa.

1.5.1.1. Các mức giá tương quan giữa các quốc gia

Một sự tăng lên (giảm xuống) giá cả hàng hóa ở một quốc gia tương
quan với giá cả hàng hóa ở các quốc gia khác sẽ gây ra sự giảm giá (tăng giá)
đồng tiền của chính quốc gia đó trong dài hạn.

Hình: Ảnh hưởng của các mức giá tương quan đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn

1.5.1.1.1. Luật một giá (The Law of One Price)

Theo Luật một giá, trên thị trường cạnh tranh, nếu không tính đến
chi phí vận tải và các rào cản thương mại, hàng hóa được bán trên các thị
trường khác nhau sẽ được bán cùng một giá khi được tính bằng cùng một
loại đồng tiền.

1.5.1.1.2. Lý thuyết ngang giá sức mua

4
Lý thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối: Tỷ giá giữa hai đồng tiền sẽ được
điều chỉnh nhằm phản ánh những biến động giá cả ở hai quốc gia. Về thực chất,
lý thuyết này vận dụng Luật một giá.

R=P/P*

Trong đó: R là tỷ giá hối đoái, P là giá của một hàng hóa tính bằng đồng nội tệ
bán ở trong nước và P* là giá của chính hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ
bán ở nước ngoài.

Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối: Nếu mức giá của một quốc gia
tăng nhanh hơn (hoặc chậm hơn) so với mức giá của quốc gia kia thì đổng tiền
của quốc gia đó sẽ giảm giá (hoặc tăng giá) so với đồng tiền của quốc gia kia.

1.5.1.2. Các mức năng suất tương quan giữa các quốc gia

Tăng năng suất đo lường sự tăng lên về sản lượng của một quốc gia với
lượng đầu vào cho trước. Nếu năng suất của một quốc gia cao hơn (thấp hơn) so
với năng suất của một quốc gia khác, quốc gia đó có thể sản xuất hàng hóa rẻ
hơn (đắt hơn) so với các quốc gia nước ngoài (là các đối thủ cạnh tranh) và do
vậy, quốc gia đó có xu hướng tăng xuất khẩu (nhập khẩu) và giảm nhập khẩu
(xuất khẩu). Kết quả là, đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng giá (giảm giá) so với
đồng tiền của quốc gia khác trong dài hạn.

5
Hình 6-3. Ảnh hưởng của mức năng suất tương quan đến

tỷ giá hối đoái trong dài hạn

1.5.1.3. Các rào cản thương mại

Xét trong dài hạn, việc Chính phủ các quốc gia áp dụng các rào cản
thương mại như thuế quan, hạn ngạch để bảo vệ sản xuất trong nước có thể ảnh
hưởng đến sự biển động của tỷ giá hối đoái.

Hình 6-5. Ảnh hưởng của các rào cản t hương mại đến tỷ giá hối đoái trong dài
hạn

1.5.2. Xác định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

1.5.2.1. Các mức lãi suất tương quan giữa các quốc gia

6
Sự chênh lệch mức lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia ảnh hưởng đến
sự dịch chuyển các dòng đầu tư quốc tế vì các nhà đầu tư tìm kiếm tỷ suất lợi
tức cao hơn.

Hình 6-6. Ảnh hưởng của mức lãi suất tương quan đến tỷ giá hối đoái
trong ngắn hạn

Hình 6-7. Tỷ lệ lãi suất tiền gửi bằng USD và JPY

1.5.2.2. Kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến
tính toán của các nhà đầu tư về việc nên đầu tư vào đồng tiền nào để có mức thu
nhập kỳ vọng cao hơn. Ngay cả khi một tỷ lệ lãi suất cao cũng sẽ không hấp dẫn
các nhà đầu tư nếu họ kỳ vọng đồng tiền nào đó giảm giá ở tỷ lệ lớn hơn hoặc
tương tự. Ngược lại, nếu họ kỳ vọng đồng tiền nào đó tăng giá, thu nhập kỳ

7
vọng sẽ lớn hơn do thay đổi lãi suất mang lại, và đầu tư vào tài sản đó sẽ nhiều
hơn.

Hình 6-8. Ảnh hưởng kỳ vọng về tỷ giá hối đoái đến tỷ giá hối đoái trong
ngắn hạn

1.6. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với Thương mại & Đầu tư Quốc tế

1.6.1 Tác động đến Thương mại quốc tế

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá
trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, trong điều kiện các nhân tố khác không
đối, có tác động khuyến khích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được
do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng
nhập khẩu đắt hơn, nên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập, gây
nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, vật tư, hàng hóa ngoại nhập, làm tăng giá
các mặt hàng này, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những
cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập. Đồng thời lưu lượng ngoại tệ vận chuyển
vào trong nước có xu hướng tăng lên, khối lượng dự trữ ngoại hối dồi dào, tạo
điều kiện cho sự ổn định cán cân thương mại quốc tế.

Trong trường hợp tỷ giá giảm xuống, trong điều kiện các nhân tố khác
không thay đổi, có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu
được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nội tệ. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt
cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc để phục vụ cho
8
nhu cầu sản xuất trong nước. Đồng thời lưu lượng ngoại tệ chuyền vào trong
nước có xu hướng giảm xuống làm cho khối lượng dự trữ ngoại tệ ngày càng bị
xói mòn vì khuynh hướng gia tăng nhập khẩu để có lợi nhuận, có thể gây nên
tình trạng mất cân đối cán cân thương mại quốc tế.

1.6.2. Tác động đến hoạt động Đầu tư quốc tế

Khi tỷ giá hối đoái tăng lên trong điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi, sẽ hạn chế sự bành trướng ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước, vì
họ sẽ không có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn đầu tư bằng đồng
nội tệ đã bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá. Các khoản vốn đầu tư này nếu
được tái đầu tư hoặc để mua hàng hóa trong nước dành cho xuất khẩu tới thì sẽ
đem lại hiệu quả cao hon.

Tương tự, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ kích thích sự bành trướng ra
nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước vi việc chuyển ra nước ngoài các
khoản vốn đầu tư bằng nội tệ tăng giá để đổi lấy ngoại tệ bị mất giá sẽ có lợi
hơn.

Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái còn tác động đến các hoạt động
kinh tế quốc tế khác như hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học - công nghệ và
các dịch vụ thu ngoại tệ.

Việc xác định tỷ giá hối đoái đúng đắn, hợp lý có phối hợp với các biện
pháp kinh tế khác có ý nghĩa rất lớn đối với Nhà nước trong việc sử dụng nó
làm công cụ quản lý và điều tiết những mất cân đối trong hoạt động kinh tế
trong nước, cũng như mất cân đối trong quan hệ kinh tế quốc tế.

PHẦN 2: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MALAYSIA

2.1. Vai trò của Ngân hàng Trung ương Malaysia trong việc duy trì ổn định
giá cả

Ngân hàng Trung ương Malaysia được pháp luật ủy quyền để thúc đẩy
sự ổn định tiền tệ có lợi cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Malaysia.
Nói cách khác, Ngân hàng Trung Ương Malaysia hướng đến mục tiêu bảo toàn
9
giá trị của đồng tiền vốn bị xói mòn một cách tự nhiên do lạm phát, đồng thời
khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất và tác động
đến nguồn cung tiền. Điều này cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp lập kế
hoạch chi tiêu và đầu tư, đồng thời khuyến khích đầu tư dài hạn vào Malaysia.

Mặc dù Ngân hàng Trung ương Malaysia không nhắm mục tiêu một mức
cụ thể cho tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương
Malaysia có thể gián tiếp ảnh hưởng đến nó.
- Khi lãi suất ở Malaysia thấp hơn so với lãi suất ở các quốc gia khác (tất
cả đều bằng nhau), các nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận cao hơn bên
ngoài Malaysia, làm giảm nhu cầu về tài sản ở Malaysia (và do đó, đối
với đồng ringgit).
- Lãi suất thấp hơn thường dẫn đến tỷ giá hối đoái thấp hơn, làm cho hàng
hóa và dịch vụ nước ngoài đắt hơn so với hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất trong nước. Điều này giúp tăng nhu cầu nước ngoài đối với hàng
hóa trong nước, do đó thúc đẩy xuất khẩu và hoạt động trong nước khi
hàng hóa trở nên tương đối rẻ hơn nhưng cũng có thể góp phần gây ra
lạm phát do hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Tuy nhiên, lãi suất chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng
ringgit. Có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức độ của đồng ringgit.
Tỷ giá hối đoái là một trong những kênh truyền dẫn cơ chế chính sách
tiền tệ, giúp thực hiện mục tiêu cuối cùng là duy trì ổn định giá cả. Đọc thêm về
điều này tại trang Ổn định Tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương Malaysia.
2.2. Bộ Ba Bất khả thi về chính sách
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới phải lựa chọn giữa việc có
dòng vốn tự do, tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập (ba góc của
tam giác trong sơ đồ). Chỉ có hai trong số ba tùy chọn có thể đạt được tại một
thời điểm nhất định.

10
Mặt A: Nếu quốc gia cố định tỷ giá hối đoái và cho phép dòng vốn tự do chảy
qua biên giới, thì quốc gia đó không thể có chính sách tiền tệ độc lập.
Mặt B: Nếu một quốc gia chọn dòng vốn tự do và muốn có một chính sách tiền
tệ độc lập, thì quốc gia đó không thể có tỷ giá hối đoái cố định.
Mặt C: Nếu một quốc gia cố định giá trị tiền tệ của mình và có chính sách tiền
tệ độc lập, thì quốc gia đó không thể cho phép dòng vốn tự do chảy qua biên
giới của mình.
Để hình dung điều này, Ngân hàng Trung ương Malaysia thiết lập chính
sách tiền tệ một cách độc lập (tức là có tính đến tăng trưởng và lạm phát của
Malaysia) và Ngân hàng Trung Ương Malaysia cho phép các nhà đầu tư đầu tư
hoặc rút tiền từ Malaysia (Bên B). Hãy tưởng tượng một kịch bản trong đó
Malaysia cố định tỷ giá hối đoái của mình, bằng cách chốt đồng ringgit với
đồng đô la Mỹ ở mức tỷ giá thấp hơn (nghĩa là mạnh hơn) so với tỷ giá hối đoái
hiện hành của đồng ringgit. Đồng thời, với triển vọng kinh tế trong nước, Ngân
hàng Trung ương Malaysia đặt lãi suất chính sách ở mức có thể thấp hơn lãi
suất chính sách ở Mỹ. Điều này sẽ khiến vốn nước ngoài rời khỏi Malaysia để
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở Mỹ. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu đối với đồng
ringgit, điều này cuối cùng sẽ làm xói mòn tính bền vững của việc cố định tỷ
giá hối đoái. Mặt khác, nếu triển vọng kinh tế trong nước đòi hỏi lãi suất chính
sách phải được thiết lập ở mức cao hơn ở Mỹ, thì nó sẽ thu hút vốn vào trong

11
nước và đồng ringgit sẽ mạnh lên. Không thể đạt được cả ba cạnh của tam giác,
đó là bộ ba bất khả thi của chính sách tiền tệ.
Vì vậy, các quốc gia cần chọn bên nào của tam giác mà họ muốn ở. Hiện
tại, Malaysia cho phép dòng vốn đáng kể và đặt lãi suất một cách độc lập (theo
ủy quyền của Ngân hàng Trung Ương Malaysia và Đạo luật Ngân hàng Trung
ương Malaysia 2009). Do đó, tỷ giá hối đoái linh hoạt là phù hợp nhất đối với
Malaysia
2.3. Tỷ giá hối đoái linh hoạt của Malaysia
Malaysia, giống như nhiều quốc gia khác, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái
linh hoạt. Điều này có nghĩa là đồng ringgit được thị trường quyết định - tùy
thuộc vào cung và cầu đối với nó. Các biến động của đồng ringgit sẽ được dự
kiến theo thời gian - mạnh lên hoặc yếu đi so với các ngoại tệ khác, để đáp ứng
với những thay đổi trong môi trường kinh tế và tài chính, trên toàn cầu và trong
nước.
Tóm lại, có 3 chính của việc có tỷ giá hối đoái linh hoạt:

1. Trong thời kỳ khó khăn, đồng ringgit linh hoạt giúp giảm bớt tác động
đối với nền kinh tế của Malaysia khỏi những điều kiện toàn cầu đang
thay đổi, bằng cách điều chỉnh giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ của
Malaysia. Mặc dù nó sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu đắt hơn, nhưng
đồng ringgit yếu hơn cũng làm cho hàng xuất khẩu của Malaysia cạnh
tranh hơn và hàng hóa cũng như dịch vụ trong nước hấp dẫn hơn vì nó
trở nên rẻ hơn tương đối. Điều này giúp hỗ trợ việc làm và thu nhập
trong các ngành định hướng xuất khẩu và giúp ngăn chặn sự sụt giảm
mạnh trong chi tiêu của các hộ gia đình. Mặt khác, đồng ringgit mạnh
hơn làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu khi chúng trở
nên rẻ hơn tương đối.
2. Với các điều kiện thị trường tài chính ổn định, trong đó tỷ giá hối đoái
không có những biến động lớn và đột phá, tỷ giá hối đoái linh hoạt đóng
vai trò là bộ giảm xóc – chứ không phải bộ khuếch đại sốc – đối với nền
kinh tế trong nước. Điều này giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực

12
hiện các quyết định kinh doanh và đầu tư một cách chắc chắn hơn, điều
này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi bền vững hơn.
3. Tỷ giá hối đoái linh hoạt cho phép Ủy ban Chính sách tiền tệ thiết lập tỷ
giá chính sách một cách độc lập, dựa trên triển vọng lạm phát và tăng
trưởng trong nước của Malaysia. Nếu đồng ringgit được cố định,
Malaysia sẽ cần tuân theo các chuyển động chính sách tiền tệ của đồng
tiền mà đồng ringgit được cố định.
Ngân hàng Trung ương Malaysia không nhắm mục tiêu hoặc ủng hộ bất
kỳ mức tỷ giá hối đoái cụ thể nào. Thay vào đó, chính sách của Ngân hàng
Trung Ương Malaysia nhằm mục đích đảm bảo các điều kiện thị trường có trật
tự cho đồng ringgit và ngăn chặn những biến động đột ngột hoặc lớn về giá trị
của đồng ringgit, điều có thể gây gián đoạn nghiêm trọng cho nền kinh tế. Ngân
hàng Trung ương Malaysia sử dụng các công cụ chính sách khác nhau để đảm
bảo kết quả này:
- Can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ khi
thị trường đồng ringgit biến động không theo trật tự và để đảm bảo có đủ
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng
- Các biện pháp ngoại hối thận trọng để bảo vệ đồng ringgit chống lại việc
các ngân hàng hoặc doanh nghiệp chấp nhận rủi ro quá mức có thể tác
động đến nền kinh tế trong thời kỳ có các cú sốc bên ngoài.
Ngân hàng Trung Ương Malaysia cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
dài hạn, ổn định hơn ở Malaysia để giảm thiểu sự biến động của dòng vốn chảy
ra trong thời kỳ căng thẳng.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái


Là một nền kinh tế mở, đồng ringgit bị ảnh hưởng bởi cả sự phát triển
trong nước và toàn cầu. Ở trong nước, triển vọng kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ thu
hút nhiều nhu cầu hơn đối với đồng ringgit trong khi những diễn biến toàn cầu
bao gồm chênh lệch lãi suất và điều khoản thương mại cũng sẽ ảnh hưởng đến
nhu cầu. Cũng giống như hầu hết hàng hóa và dịch vụ mà Ngân hàng Trung
Ương Malaysia mua hoặc bán, tỷ giá hối đoái của đồng ringgit dựa trên mức độ

13
mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài yêu cầu đồng ringgit
trên thị trường ngoại hối đối với một nguồn cung nhất định.
Một số các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng ringgit:
2.4.1. Chênh lệch lãi suất
Nếu lãi suất ở Malaysia thấp hơn so với các nước khác, các nhà đầu tư sẽ
chuyển tài sản của họ từ Malaysia để thu được lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài.
Điều này làm giảm nhu cầu đối với đồng ringgit, điều này sẽ dẫn đến đồng
ringgit yếu hơn.
2.4.2. Lạm phát so với các quốc gia khác
Nếu hàng hóa và dịch vụ ở Malaysia đắt hơn so với các quốc gia khác,
nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Malaysia sẽ giảm. Điều này làm giảm
nhu cầu đối với đồng ringgit, dẫn đến đồng ringgit yếu hơn.
2.4.3. Tỷ lệ thương mại
Tỷ lệ thương mại đo lường tỷ lệ giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Nếu giá xuất khẩu của Malaysia tăng với tốc độ cao hơn so với giá nhập khẩu,
nhu cầu đối với đồng ringgit tăng sẽ dẫn đến đồng ringgit mạnh hơn.
2.4.4. Sự ổn định kinh tế
Nếu nền kinh tế Malaysia được coi là an toàn và lành mạnh thì sẽ có
nhiều người muốn đầu tư vào Malaysia, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu nhiều hơn,
do đó đồng ringgit mạnh hơn.
2.4.5. Triển vọng tăng trưởng toàn cầu
Nếu triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy yếu, nhu cầu bên ngoài đối với
hàng hóa và dịch vụ của Malaysia cũng giảm, dẫn đến đồng ringgit yếu hơn.
2.5. Đo lường tỷ giá hối đoái
2.5.1. Tỷ giá hối đoái song phương
Cách phổ biến nhất là trích dẫn tỷ giá hối đoái song phương, là giá trị
của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác. Ngân hàng Trung Ương
Malaysia liên tục thấy đồng ringgit được so sánh với đồng đô la Mỹ, vì đây là
loại tiền được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu. Ví dụ: tỷ giá hối đoái
MYR/USD cung cấp cho bạn số lượng ringgit mà bạn sẽ nhận được cho mỗi đô
la Mỹ mà bạn chuyển đổi.

14
Tỷ giá hối đoái MYR/USD = 4 sẽ giúp bạn kiếm được 4 ringgit cho mỗi đô la
Mỹ.
2.5.2. Tỷ giá hối đoái chéo
Trong khi đó, Ngân hàng Trung Ương Malaysia sử dụng tỷ giá hối đoái
chéo để tính toán tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ mà cả hai đều có giá trị so
với một loại tiền tệ khác.
Ví dụ: Nếu Malaysia biết giá trị của đồng euro so với USD và giá trị của đồng
ringgit so với USD.

Như hình bên dưới, vào tháng 10 năm 2022, tỷ giá hối đoái của đồng
ringgit so với USD là 4,7, trong khi đồng euro so với USD là 0,97. Để có được
tỷ giá chéo của đồng ringgit với đồng euro, Malaysia chia giá trị của đồng
ringgit cho USD với đồng euro cho USD ($4,7/$0,97 = 4,85). Vì vậy, tỷ giá
chéo của đồng ringgit với đồng euro là 4,85.
Malaysia có thể tiến thêm một bước và xem xét các chuyển động tương
đối giữa các loại tiền tệ. Giá trị của đồng ringgit suy yếu so với USD vào năm
2022 (giảm 11,4% từ 1 USD = 4,2 ringgit vào ngày 21 tháng 12 xuống còn 1
USD = 4,7 ringgit vào ngày 22 tháng 10). Tuy nhiên, giá trị của đồng euro suy
yếu nhiều hơn so với USD so với đồng ringgit trong cùng thời kỳ (giảm 14,5%
từ 1 USD = 0,88 euro vào ngày 21 tháng 12 xuống còn 1 USD = 1,03 euro vào
ngày 22 tháng 10). Điều này có nghĩa là khi Malaysia so sánh đồng ringgit với
đồng euro, đồng ringgit đã thực sự mạnh lên so với đồng euro.
2.5.3. Tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (NEER)
Là một nền kinh tế xuất khẩu ròng, Malaysia không nên chỉ so sánh đồng
ringgit với đồng đô la Mỹ mà hãy có cái nhìn rộng hơn và so sánh với các đồng
tiền khác, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn của Malaysia. Đối với điều
này, Malaysia có thể sử dụng một chỉ số được gọi là tỷ giá hối đoái hiệu quả

15
danh nghĩa (NEER). NEER xem xét các chuyển động của đồng ringgit so với rổ
tiền tệ. Giá trị của ngoại tệ trong rổ thường được tính theo giá trị thương mại
với quốc gia trong nước. Đây có thể là giá trị xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tổng
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp hoặc một số biện pháp khác.
Khi giá trị đồng ringgit tăng so với rổ tiền tệ, NEER được cho là tăng
giá. Khi giá trị đồng ringgit giảm so với rổ, NEER giảm giá.

PHẦN 3: GỢI Ý CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT
NAM
3.1. Nhận xét chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay, thiếu các phân tích và đánh giá
thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát xuất
khẩu,… để có chính sách điều chỉnh thích hợp.
- Chính sách nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái hiện nay là đúng hướng, tuy
nhiên mức độ nới lỏng quá ít và lộ trình nới lỏng quá chậm chạp.
- Việt Nam theo đuổi chính sách vừa kiềm chế lạm phát, vừa thúc đẩy
kinh tế phát triển nên việc điều chỉnh tỷ giá phải xem xét cân đối hài hòa các
yếu tố.
3.2. Kiến nghị cho chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
- Ngân hàng Nhà Nước cần nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái. Với biên độ
tương đối rộng vừa giảm sức ép lạm phát, vừa giảm mức độ cần phải can thiệp
của Ngân hàng Nhà Nước, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh
theo cung cầu ngoại tệ.
- Sử dụng một số công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như: hợp đồng
quyền chọn, giao dịch kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ.
- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ
phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại
giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng
tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi chính những quyết định can thiệp
hành chính của Chính phủ

16
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gi áo trình Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS Ngô
Thị Tuyết Mai
2. https://www.bnm.gov.my/monetary-stability - Central Bank of Malaysia
3. https://www.bnm.gov.my/exchange-rates - Central Bank of Malaysia
4. Những biến đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay -
Nguyễn Tuyết Anh
5. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang Mỹ - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính

18
KẾT LUẬN

Các thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái có thể tác động mạnh mẽ
tới các hoạt động kinh tế trong nước và với các quốc gia khác về cả mặt
thương mại và đầu tư. Là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu cho
phép dòng vốn đáng kể và đặt lãi suất một cách độc lập, Malaysia chọn
chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt làm trung tâm của hệ thống ngoại
hối. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt tác động đối với nền kinh
tế của Malaysia khỏi những điều kiện toàn cầu đang thay đổi mà còn cho
phép Ủy ban Chính sách tiền tệ thiết lập tỷ giá chính sách một cách độc
lập dựa trên triển vọng lạm phát và tăng trưởng của Malaysia. Từ đó,
Việt Nam học có được một số gợi ý về chính sách tỷ giá hối đoái như nới
lỏng biên độ tỷ giá hối đoái, đồng thời sử dụng các công cụ phòng ngừa
rủi ro và lãi suất để tăng cường phát triển kinh tế.

19

You might also like