You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

Học kỳ 3 năm học 2022– 2023

Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippinesess

STT Mã sinh viên Họ và tên


1 21041345 Nguyễn Thị Vân Anh
2 21041358 Nguyễn Lan Hương
3 21041411 Nguyễn Thị Ngọc Linh
4 21041369 Lê Thị Ngoan
5 21041683 Lê Trần Trung Thành

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

A.Tóm tắt

1
Philippinesess là một đất nước có nền kinh tế thị trường công nghiệp mới. Do đó việc xác định các tác
động của tỷ giá hối đoái trên cán cân thương mại là rất quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu được thực
hiện dựa trên dữ liệu từ năm 2015-2020, từ đó sẽ phân tích những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán
cân thương mại và đưa ra đề xuất cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và cải thiện cán cân thương
mại Philippinesess

Mục Lục
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu...........................................................................................................3

1.1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................................................3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................................................3

1.3. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................................................3

1.4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................4

1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................4

Chương II: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu..............................................................................................................4

2.1. Cơ sở lý thuyết về giao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.....................................................4

2.1.1. Một số khái niệm...................................................................................................................................4

2.1.2. Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến CCTM....................................................................4

Chương III: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Philippinesess.....................................6

3.1. Tác động của tý giá hối đoái đến cán cân thương mại là gì?................................................................6

3.2. Nguyên nhân gây phá giá đồng nội tệ hay tăng tỷ giá hối đoái của một quốc gia...............................10

3.3. Khái quát thực trạng giao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Philippinesess...............11

3.3.1. Sự biến động gần đây về tỷ giá hối đoái của đồng Peso.....................................................................11

3.3.2. Thực trạng cán cân thương mại của Philippinesess trong xuất- nhập khẩu.......................................13

3.4. Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippineses................................................20

3.4.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippinesess.......................................20

3.4.2. Những biện pháp ngoại hối được ngân hàng trung ương Philippines sử dụng từ 2016 - đến 2020....22

3.4.3. Kỳ vọng trung hạn về đồng Peso.........................................................................................................23

Chương 4: Đề xuất và kết luận..........................................................................................................................23

1. Đề xuất tăng cường tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại Philippinesess......23
2
1.1.  Đề xuất đối với Ngân hàng trung ương Philippines (BSP)...................................................................23

1.2.  Đề xuất cho các doanh nghiệp Philippines...........................................................................................24

2. Kết luận.......................................................................................................................................................24

D.Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................................24

Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu


1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ chế và chính sách điều hành tỷ giá vai
trò rất quan trọng tác động trực tiếp cán cân thương mại. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
Philippinesess thời gian dài do nhiều nguyên nhân trong đó chính sách tỷ giá hối đoái là một trong
những nhân tố quan trọng. Sự mất cân đối cán cân thương mại là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu chú
trọng. Nếu cán cân thương mại thâm hụt kéo dài sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt ngoại tệ khiến mất khả
năng thanh toán trong giao dịch ngoài quốc gia và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Do đó làm thế nào cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề vô cùng nan giải cho những nhà hoạch
định chính sách của Philippinesess. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của cán cân thương mại của tỷ giá hối
đoái” phản ánh rõ tác động tỷ giá hối đoái và mối tương quan tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
như thế nào, từ đó đề xuất về chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:


Mục tiêu chung:
- Xem xét sự tác động của các yếu tố đến cán cân thương mại Philippinesess.
Mục tiêu cụ thể:
-  Xác định mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Philipines và cuối cùng
kiến nghị một số chính sách ổn định cán cân thương mại Philippinesess
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippinesess từ năm 2015-2020.
- Tỷ giá của đồng tiền Philippineses (đồng Peso) so với đồng đô la Mỹ và đồng yên Nhật
- Xuất- Nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng của Philippinesess

3
1.4. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Trung ương Philippinesess (BSP) Ngân hàng thế giới (WB), Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
1.5. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan tài liệu

Chương II: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu


2.1. Cơ sở lý thuyết về giao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.
2.1.1. Một số khái niệm
 Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ
(phương pháp yết giá trực tiếp). Khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá; Ngược
lại, tỷ giá tăng đồng nghĩa với nội tệ giảm giá, ngoại tệ lên giá.
 Khái niệm chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá là hệ thống các quy tắc và công cụ được cơ quan
quản lý tiền tệ của quốc gia sử dụng để điều tiết tỷ giá nhằm phục vụ mục tiêu của quốc gia
trong một thời kỳ nhất định (Mai Thu Hiền, 2013).
 Chính sách tỷ giá bao gồm hai nội dung cơ bản là :
+ Lựa chọn chế độ tỷ giá
+ Can thiệp và điều tiết tỷ giá bằng các công
 Khái niệm giao động tỷ giá hối đoái: Dao động tỷ giá hối đoái được định nghĩa là phương sai có
điều kiện hay phương sai không điều kiện hoặc là độ lệch chuẩn của tỷ giá cơ sở, biến ngẫu
nhiên và chênh lệch biến ngẫu nhiên với độ trễ trong một thời kỳ. Nói cách khác đó chính là sự
thay đổi không lường trước được của tỷ giá hối đoái (Mc Kenzie, 1999).
2.1.2. Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến CCTM của 1 nền kt
 Khái niệm của cán cân thương mại : Trade Balance (TB) Hàng hóa thống kê trong cán
cân thương mại bao gồm tất cả các hàng hóa hữu hình có thể dịch chuyển và có sự
chuyển giao quyền sở hữu giữa người cư trú với người không cư trú.
 Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại:

Xuất khẩu
Nhập khẩu có xu hướng tăng khi tổng sản phẩm quốc nội - GDP tăng và thậm chí còn tăng
nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên
(MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài GDP,
nhập khẩu còn phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản

4
xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập
khẩu sẽ tăng lên và ngược lại

Nhập khẩu
Diễn biến xuất khẩu phụ thuộc vào tình hình giá cả của nước khác, vì giá trị nhập khẩu của
nước này lại chính là giá trị xuất khẩu của nước khác. Bởi vậy xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào
sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Trong các mô hình kinh tế, xuất khẩu thường
được coi là yếu tố tự định

Đầu tư trực tiếp


Quan niệm FDI có tác động tahy thế cho cán cân thương mại. Khi các quốc gia thực hiện các
chính sách kiểm soát chặt chẽ sản lượng nhập khẩu. Trước những hàng rào bảo hộ thương mại
đó, các nhà sản xuất phải chuyển sang đầu tư là xây dựng các cơ sở sản xuất ngay trên nước
nhập khẩu hàng hóa của mình. Đầu tư trực tiếp đó đã tránh được rào cản thương mại, nhưng
vẫn phục vụ được nhu cầu khách hàng quốc tế.

Quan điểm FDI có tác động hỗ trợ cho cán cân thương mại, các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài nếu được phát triển mạnh có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba hoặc xuất khẩu ngược
lại cho chủ đầu tư.

Thực tế hai dạng tác động tác động trên rất khó phân biệt với nhau. Nói chung, quan hệ giữa
FDI và xuất khẩu phụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, chiến lược của các nhà đầu tư
và các nước nhận đầu tư.

Tỷ giá hối đoái


Đây chính là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất
trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên
thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn, trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt
đỏ hơn. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho
nhập khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất
khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.

Thu nhập
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo. Khi kinh
tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho
5
xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Mức thu nhập của người tiêu dùng trong nước và
người tiêu dùng nước ngoài đều ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Tỷ lệ trao đổi


Tỷ lệ trao đổi là yếu tố biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu
với giá xuất khẩu của nước đó. Hiểu một cách đơn giản đây chính là tỷ số giữa giá xuất khẩu và
giá nhập khẩu. Do đó, tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Chương III: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Philippinesess
3.1. Tác động của tý giá hối đoái đến cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.
Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh
doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước để xuất
khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi
nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán toán cho đối tác và đi
mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng , tỷ giá hối đoái tăng. Tác động
của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối
cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân
thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối
đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, tỷ
giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá.
Tỷ giá hối đoái thực:
Tỷ giá hối đoái gồm hai loại đó chính là tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực. Để đo lường giá
trị thực của đồng tiền các nhà kinh tế sử dụng tỷ giá hối đoái thực. Theo Michael Mussa (1986), tỷ
giá hối đoái thực là giá tương đối của giỏ hàng hoá tiêu dùng của một quốc gia so với giỏ hàng hoá
tiêu dùng của quốc gia khác. Ahmet N. Kipici và Mehtap Kesriyeli (1997) thì cho rằng tỷ giá hối
đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa có tính đến chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. Tỷ giá hối
đoái thực có thể tiếp cận theo hướng song phương hoặc đa phương. Tỷ giá thực song phương
(Bilateral Real Exchange Rate – BRER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh
lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sự tăng hay giảm giá của một đồng tiền so với một

6
đồng tiền khác. Vì vậy, tỷ giá hối đoái thực song phương không đánh giá toàn diện giá trị của một
đồng tiền so với các đồng tiền khác trong quan hệ thương mại đa chiều.
Để xem xét tác động của tỷ giá đến thực trạng cán cân thương mại của một quốc gia, các nhà kinh tế
sử dụng tỷ giá thực đa phương (REER). REER thể hiện toàn diện vị thế cạnh tranh của hàng hoá
trong nước với các đối tác thương mại tại một thời điểm nhất định. Theo Ahmet N. Kipici và
Mehtap Kesriyeli (1997), REER là tỷ giá hối đoái thực tương ứng với các đối tác thương mại của
một quốc gia theo cách tiếp cận trọng số. Tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của từng quốc gia đối tác
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia hoặc tỷ trọng của các đồng tiền được sử
dụng trong các giao dịch ngoại thương của một quốc gia được dùng làm trọng số trong REER. Như
vậy, REER là chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá của quốc gia và là cơ sở đánh giá một đồng
tiền được định giá cao hay thấp.
Tỷ giá thực lớn hơn 1 thì giá trị thực của đồng ngoại tệ tăng giá thực so với giá trị đồng nội tệ.
Nguyễn Văn Tiến (2010) kết luận tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động hầu hết các mặt kinh
tế, trong đó, tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng. Điều
này dẫn đến việc chính phủ sẽ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can
thiệp nhằm đạt mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.
Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại thể hiện các giao dịch trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người cư trú và người
không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Trạng thái của cán thương mại thể hiện sự chênh lệch giữa
tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia trong kỳ. Có hai cách xác định trạng
thái cán cân thương mại. Trước hết, cán cân thương mại là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hoá (Alexander, 1952). Với cách tính này, cán cân thương mại thặng dư khi có giá trị
dương và thâm hụt khi nhận giá trị âm. Cán cân thương mại còn được tính bằng tỷ lệ xuất khẩu trên
nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư khi giá trị lớn hơn 1, và ngược lại cán cân thương mại bị
thâm hụt khi giá trị nhỏ hơn 1.
Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại:
Tỷ giá thường được coi là có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại của một nước. Các tổ
chức tài chính quốc tế như WB và IMF thường khuyến nghị các nước phá giá 8 đồng nội tệ khi gặp
khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm tăng giá trong nước của
hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó. Cả hai tác động này đều
cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các ngành

7
sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu, và nguồn lực
cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên
các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm đi. Cả hai điều này làm cho
cán cân thương mại của nước phá giá được cải thiện.
Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại thể hiện rõ nét trong Điều kiện Marshall-
Lerner (Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra là Alfred Marshall và
Abba Lerner). Điều kiện Marshall-Lerner được áp dụng trong trường hợp lượng cầu hàng xuất khẩu
và nhập khẩu co giãn với giá cả, tức hệ số co giãn phải lớn hơn 1. Theo đó, phá giá làm tăng giá
nhập khẩu. Giá tăng làm lượng nhập khẩu giảm và mức độ giảm của lượng lớn hơn mức độ tăng của
giá, kết quả là giá trị nhập khẩu trong kỳ giảm. Với xuất khẩu, phá giá đồng tiền làm giảm giá xuất
khẩu. Giá xuất khẩu giảm làm cho nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng dẫn đến lượng xuất khẩu
tăng theo với mức độ tăng lớn hơn mức độ giảm của giá, làm giá trị xuất khẩu trong kỳ gia tăng. Kết
quả là cán cân thương mại được cải thiện. Chính sách phá giá thành công. Ngược lại, nếu lượng
nhập khẩu không co giãn với những biến động của giá cả (hệ số co giãn nhỏ hơn 1), chính sách phá
giá sẽ thất bại vì nó không cải thiện cán cân thương mại. Lập luận tương tự trong trường hợp nâng
giá đồng tiền.
Nói cách khác, mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại quốc gia phụ thuộc vào
hệ số co giãn giá của lượng cầu hàng nhập, hàng xuất trong kỳ. Trong điều kiện hệ số co giãn lớn
hơn 1, phá giá tiền tệ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo gia tăng tỷ giá thực sẽ kích thích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Nếu hệ số co giãn nhỏ hơn 1, cán cân
thương mại sẽ trở nên xấu đi. Thông thường, trong giai đoạn đầu của phá giá, lượng cầu hàng xuất
và hàng nhập có hệ số co giãn thấp làm cán cân thương mại xấu đi; sau đó, cán cân thương mại sẽ
cải thiện khi hệ số co giãn với giá của lượng cầu hàng xuất, nhập tăng lên. Tác động của tỷ giá hối
đoái đến cán cân thương mại theo thời gian được gọi là Hiệu ứng đường cong J.

8
Hình: Đường hình chữ J về ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại

Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý về tác động của phá giá đến cán cân thương mại:
 Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng: Cần phải có thời gian để người tiêu dùng ở cả
nước phá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh đã
thay đổi. Chuyển từ tiêu dùng các hàng nhập khẩu sang các hàng sản xuất trong nước nhất định
cần phải có thời gian vì người tiêu dùng trong nước khi quyết định mua hàng không chỉ quan
tâm đến sự thay đổi của giá cả tương đối mà cả nhiều yếu tố khác chẳng hạn thói quen và sự nổi
tiếng của hàng ngoại so với hàng nội; trong khi người tiêu dùng nước ngoài có thể không thích
chuyển từ tiêu dùng hàng họ vốn đã quen sử dụng sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá.
 Sự chậm trễ trong phản ứng của người sản xuất: Ngay cả khi phá giá cải thiện được khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những người sản xuất trong nước cũng cần có thời gian để mở
rộng sản xuất. Hơn nữa, các đơn đặt hàng thường được đặt trước và những hợp đồng như vậy
không thể huỷ bỏ trong ngắn hạn. Các nhà máy không thể huỷ bỏ hợp đồng đối với đầu vào và
nguyên liệu thô quan trọng.
 Sự cạnh tranh không hoàn hảo: Sự thâm nhập và gây được ảnh hưởng trên thị trường thế giới là
một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không
chịu chia sẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng
cách giảm giá hàng xuất khẩu của họ sang nước phá giá. Tương tự, những ngành công nghiệp
nước ngoài phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá có thể phản ứng trước sự
suy giảm của khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá cả trên thị trường trong nước, và do đó
hạn chế khối lượng nhập khẩu từ các nước phá giá.
 Cuối cùng, việc giảm giá đồng nội tệ có thể không cải thiện được cán cân thương mại trong thời
gian trước mắt. Bởi vì cán cân thương mại chính là giá trị của xuất khẩu trừ đi giá trị của nhập
khẩu. Giả sử chúng ta tính cán cân thương mại bằng peso Philippineses. Nếu giá nội địa của
hàng xuất khẩu không thay đổi và lượng hàng xuất khẩu chưa thay đổi nhiều lắm, thu nhập từ
xuất khẩu sẽ chỉ cao hơn một chút trong thời gian trước mắt. Và nếu lượng hàng nhập khẩu chưa
giảm nhiều lắm, nhưng giá hàng nhập khẩu tính bằng peso Philippineses có thể tăng đáng kể.
Khi tính về giá trị, cán cân thương mại trong ngắn hạn có thể trở nên xấu hơn.

9
Tương quan chéo giữa cán cân thương mại (CCTM) và tỷ giá hối đoái thực có hiệu ứng tuyến S (Hiệu
ứng tuyến S được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1994 bởi ba nhà kinh tế: Backus, Kahoe và Kydland.
Hiệu ứng tuyến S được xây dựng dựa trên hệ số tương quan chéo giữa CCTM và tỷ giá thực chứ không
phải từ kết quả hồi quy). Tương quan chéo mang giá trị âm giữa giá trị hiện thời của tỷ giá thực và
trạng thái CCTM trong quá khứ, và giá trị dương giữa giá trị hiện thời của tỷ giá thực và trạng thái
CCTM trong tương lai.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa
hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Hàng hóa xuất khẩu của một quốc
gia ra nước ngoài sẽ đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn khi đồng tiền của quốc gia này mạnh
lên. Ngược lại, một đồng tiền yếu sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập
khẩu đắt hơn ở thị trường nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước
thường giảm đi và khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng.

3.2. Nguyên nhân gây phá giá đồng nội tệ hay tăng tỷ giá hối đoái của một quốc gia
Cung - cầu ngoại tệ - Tỷ giá hối đoái chịu sự ảnh hưởng của cung - cầu thị trường. Khi nhu cầu về
đồng ngoại tệ lớn hơn cung sẽ làm cho giá đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ bị mất giá và là nguyên
nhân khiến cho tỷ giá hối đoái tăng lên.
Cán cân thanh toán quốc tế - Nguyên nhân thứ 2 ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái chính là cán cân thanh
toán quốc tế. Khi cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, hiến
chó tỷ giá hối đoái tăng lên.
Lạm phát - là tình trạng đồng tiền bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao. Khi lạm phát càng cao thì tỷ giá
hối đoái càng giảm, đồng nội tệ càng bị mất giá và ngược lại.
Nợ công - Khi đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm
phát tăng cao. Và trong trường hợp tồi tệ nhất, đất nước phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là
nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao. Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Thu nhập - Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá
hối đoái. Khi thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng
ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, đến đến tỷ giá hối đoái tăng.
Tình hình chính trị - Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào những quốc gia có tình
hình chính trị ổn định. Và khi các nhà đầu tư vào họ sẽ chuyển sang một lượng lớn đồng ngoại tệ, và từ
đó dẫn đến sự tham gia tích cực của đồng ngoại tệ vào nền kinh tế, làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngoài

10
ra, tình hình chính trị không ổn định có thể khiến người dân mất niềm tin vào chính phủ và tiền tệ quốc
gia.
Tình hình kinh tế - bên cạnh chính trị thì tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến quyết định rót vốn của
những nhà đầu tư nước ngoài. Khi nền kinh tế của một nước phát triển, thu nhập và tiêu dùng của
người dân nước đó tăng lên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rót vốn vào với mục đích mở rộng thị
trường, làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và ngược lại, từ đó làm tỷ giá hối đoái thay đổi theo.

3.3. Khái quát thực trạng giao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Philippinesess
3.3.1. Sự biến động gần đây về tỷ giá hối đoái của đồng Peso
Chính sách tỷ giá hối đoái ở Philippinesess có thể được xem xét theo một số cách, tùy thuộc vào
khía cạnh nào của lợi ích công đang được xem xét. Theo nghĩa hẹp nhất, nó liên quan đến tỷ giá hối
đoái giữa đồng peso của Philippinesess và đồng đô la Mỹ (Mỹ). Sự quan tâm đến tỷ giá hối đoái của
đồng peso với đồng đô la Mỹ có lẽ phản ánh thực tế rằng đồng đô la Mỹ là đồng tiền quan trọng nhất
của thế giới (vì nhiều lý do), và Mỹ cũng có thị phần lớn nhất trong các giao dịch quốc tế của
Philippinesess. Ví dụ, khoảng 1/3 ngoại thương của đất nước là do Hoa Kỳ đóng góp trong thập kỷ
qua. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái của đồng peso với đồng yên Nhật, Nhật Bản là nước đóng góp quan trọng
thứ hai cho thương mại và thanh toán nước ngoài của Philippinesess. Trong thập kỷ qua, Nhật Bản
chiếm khoảng một phần tư thương mại hàng hóa của đất nước
Tổng thị phần của các đối tác thương mại khác cao hơn 40%, mỗi bên đóng góp dưới 10%. Nói
rộng hơn, trong hệ thống tiền tệ thả nổi tổng quát hiện nay, tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (NEER)
—đại diện cho tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền của đồng peso với các đồng tiền của các đối tác
thương mại—cũng là mối quan tâm chính sách. Những thay đổi của NEER có tác động tài chính và ý
nghĩa đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ở một cấp độ khác, chính sách tỷ giá hối đoái có thể được xem
xét dưới dạng hành vi của tỷ giá hối đoái thực (RER). Cái sau thể hiện giá trong nước của hàng hóa có
thể giao dịch được so với hàng hóa không thể giao dịch  và cung cấp cơ chế mà qua đó có thể truy
nguyên những tác động tiếp theo đối với tăng trưởng sản lượng, phân phối thu nhập và các mối quan
tâm phát triển khác. Tỷ giá hối đoái thực - hay đúng hơn là tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER) - là
một mức giá tương đối kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến thành phần sản xuất và tiêu thụ giữa
hàng hóa có thể ngoại thương và phi ngoại thương. Các khuyến khích sản xuất tương đối, bao gồm cơ
cấu khuyến khích cho các nhà sản xuất xuất khẩu, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi REER. Do đó, tỷ giá hối
đoái thực đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển hướng ngoại mà Philippinesess bề
ngoài đã tuân theo ngay từ đầu.

11
Đồng peso của Philippinesess đã được “thả nổi có quản lý (managed floating)”, ít nhất là đối với tỷ
giá hối đoái của nó với đồng đô la Mỹ, khi tiền tệ thả nổi giữa các nước phát triển được thông qua vào
năm 1973.Sau này đã chấm dứt hiệu quả việc duy trì tỷ giá hối đoái ngang bằng giữa các quốc gia
thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) theo hệ thống Bretton Woods. ngay những năm trước đó đã
gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại hối. Vào tháng 2 năm 1970, chính phủ cho phép thả nổi tỷ giá hối
đoái peso-đô la Mỹ. Đến tháng 12, tỷ giá hối đoái đã ổn định ở mức 6,4 P/USD, thể hiện mức phá giá
thực tế là 61% trong năm. Trước đó, vào năm 1962, đồng peso của Philippines cũng bị phá giá tương
tự—từ P2,00 trên một đô la (tỷ giá hối đoái chính thức ngay cả trước Thế chiến II) xuống còn P3,90
trên một đô la.
Đồng peso tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong quý 1 năm 2020. Đồng peso đạt mức trung bình
50,83 ₱/1 đô la Mỹ trong quý 1 năm 2020, tăng 0,39% so với mức trung bình 51,03 ₱/1 đô la Mỹ trong
quý 4 năm 2019. Trên cơ sở hàng năm, đồng peso cũng tăng giá 3,02% so với mức trung bình
₱52,37/US$1 trong quý 1 năm 2019. Đồng peso tăng giá trong Quý 1/2020 một phần do giá dầu tiếp
tục giảm trên thị trường thế giới và tâm lý thị trường tích cực trong bối cảnh Fitch Ratings nâng triển
vọng xếp hạng tín nhiệm cho Philippinesess vào tháng 2/2020. COVID‐19 đối với nền kinh tế cũng hỗ
trợ đồng peso. Vào tháng 1 năm 2020, đồng peso mất giá 0,14% xuống mức trung bình 50,84 yên/1 đô
la Mỹ từ mức trung bình 50,77 yên/1 đô la Mỹ vào tháng 12 năm 2019. Đồng peso mất giá một phần là
do lo ngại rủi ro thị trường toàn cầu và hoạt động mua trú ẩn an toàn được thúc đẩy bởi ( i) căng thẳng
địa chính trị giữa Mỹ và Iran; và (ii) làm gia tăng lo ngại về tác động kinh tế tiềm tàng của sự lây lan
của vi rút corona mới từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Vào 2/2020, đồng peso tăng giá nhẹ 0,18% lên mức trung bình ₱50,74/1 USD so với mức trung
bình một tháng trước. Đồng peso tăng giá trong bối cảnh thị trường kỳ vọng BSP sẽ cắt giảm lãi suất
trong cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 6 tháng 2 năm 2020; lạc quan về các hành động của Trung Quốc
đối với việc ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus; và giảm sự không chắc chắn của thị trường sau
khi kết thúc thủ tục luận tội tại Quốc hội Hoa Kỳ. Ngoài ra, tâm lý thị trường tích cực đối với việc
Fitch Ratings nâng cấp triển vọng xếp hạng tín dụng cho Philippinesess, cũng như việc công bố dữ liệu
thâm hụt thương mại năm 2019, đã thu hẹp xuống còn 37,05 tỷ USD từ 43,53 tỷ USD năm 2018, cũng
hỗ trợ cho đồng Peso. Trong tháng 3, đồng peso mất giá 0,31% xuống mức trung bình 50,90 ₱/1 đô la
Mỹ so với mức trung bình của tháng trước. Sự mất giá của đồng peso phản ánh những lo ngại liên tục
về tác động toàn cầu của bệnh coronavirus, sau đó đã lan ra bên ngoài Trung Quốc và những gợi ý về
khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ để giảm bớt tác động của sự bùng phát
trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Việc áp dụng kiểm dịch cộng đồng ở Vùng thủ đô quốc gia (NCR) và sau

12
đó, kiểm dịch cộng đồng được tăng cường bao trùm toàn bộ đảo Luzon trong bối cảnh lo ngại về sự lây
lan của COVID‐19 trong nước cũng đã gây thêm áp lực lên đồng peso..
Mức độ biến động của tỷ giá đóng cửa hàng ngày của đồng peso (được đo bằng hệ số biến thiên) ở
mức 0,43% trong Quý 1 năm 2020. Con số này thấp hơn mức 0,80% đã đăng ký trong quý trước. Mức
độ biến động của đồng peso trong quý xem xét thấp hơn hơn sự biến động của hầu hết các loại tiền tệ
trong khu vực. Trong phạm vi chính sách, đồng peso sẽ tiếp tục phản ánh các điều kiện cung và cầu
mới nổi trên thị trường ngoại hối. Khi các điều kiện kinh tế bình thường trở lại sau khi đất nước phục
hồi sau đại dịch hiện tại, các yếu tố sau sẽ hỗ trợ các điều kiện cung cấp và thanh khoản trên thị trường
ngoại hối: dòng tiền từ kiều hối Philippinesess (OF) ở nước ngoài và doanh thu Gia công quy trình kinh
doanh (BPO); và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, mức độ dồi dào của tổng dự trữ quốc tế của
đất nước; nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc của đất nước; việc nâng cấp xếp hạng tín dụng mà quốc gia
này đạt được trong những năm gần đây dự kiến sẽ duy trì niềm tin của thị trường đối với thị trường tài
chính Philippinesess và mang lại sự ổn định cho đồng nội tệ trong trung hạn. Sự chuyển động của đồng
peso sẽ vẫn do thị trường định hướng. Việc cho phép các lực lượng thị trường quyết định mức độ của
đồng peso có những lợi ích sau: (i) đồng peso linh hoạt phù hợp với khuôn khổ lạm phát mục tiêu
(CNTT) của BSP; và (ii) đồng peso linh hoạt hoạt động như một công cụ ổn định tự động để khôi phục
cân bằng kinh tế vĩ mô cho một nền kinh tế mở nhỏ như Philippinesess.
3.3.2. Thực trạng cán cân thương mại của Philippinesess trong xuất- nhập khẩu
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Philippinesess có sự biến động nhẹ. Theo thống kê của Ngân hàng
Phát triển Châu Á, tổng hàng hoá dịch vụ xuất khẩu đạt 4743.51 tỷ peso vào năm 2020 (tính theo giá so
sánh năm 2018). Tỷ trọng xuất khẩu của Philippinesess giai đoạn 2000-2020 trung bình đạt 26.06%.
Hoạt động nhập khẩu trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng nhập khẩu của
Philippinesess giai đoạn 2000-2020 trung bình đạt 32.25%. Tổng hàng hoá
dịch vụ nhập khẩu đạt 6149.64 tỷ peso vào năm 2020 (tính theo giá so sánh năm 2018).

13
Cán cân thương mại của Philippinesess trong vòng 20 năm trở lại đây đều bị thâm hụt. Tình trạng
thâm hụt thương mại có xu hướng khả quan vào giai đoạn 2001-2007 khi thâm hụt thương mại
giảm dần và cán cân thương mại đạt mức cao nhất là -0.75% vào năm 2007. Từ sau năm 2007,
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thâm hụt thương mại tăng dần và đến năm
thâm hụt đạt mức cao nhất là -11.74%.
Trong những năm gần đây các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippinesess bao gồm: Máy móc,
thiết bị điện, trái cây, thiết bị quang học, kỹ thuật, y tế, quặng. Các mặt hàng nhập khẩu chính:
Máy móc, thiết bị điện, nhiên liệu khoáng bao gồm dầu, máy tính, xe cộ, sắt thép, nhựa và các
sản phẩm từ nhựa, ngũ cốc. Thị trường xuất khẩu chính của Philippinesess bao gồm: Nhật Bản, Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. Thị trường nhập khẩu chính: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia.

14
Thương mại song phương Mỹ - Philippinesess giảm 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn
18,9 tỷ USD vào năm 2020 do lệnh cấm vận hạn chế khả năng di chuyển của người dân và cản
trở việc vận chuyển hàng hóa ra vào nước này. Tuy nhiên, thương mại song phương đã tăng gần
23% kể từ năm 2010. Hoa Kỳ là nhà cung cấp lớn thứ ba của Philippinesess vào năm 2020, với
7,9% thị phần nhập khẩu của quốc gia này. Hai nguồn nhập khẩu hàng đầu của Philippinesess là
Trung Quốc và Nhật Bản, với thị phần nhập khẩu lần lượt là 23,1% và 9,6%. (Nguồn số liệu:
trade.gov)

Trong năm 2021, chỉ số về tự do kinh tế của Philippinesess là 61,1, trở thành nền kinh tế tự do thứ 80
Chỉ số này đã giảm 0,4 so với năm 2021, chủ yếu do sự giảm sút về tự do thương mại. Philippinesess
xếp thứ 12 trong số 40 quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và có chỉ số tự do kinh tế cao
hơn so với mức trung bình của khu vực nhưng cao hơn so với thế giới.
Nền kinh tế Philippinesess tương đối ‘đàn hồi’ trước các tác động mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu do ít
chịu tác động từ vấn đề chứng khoán quốc tế, ít phụ thuộc vào xuất khẩu, tiêu dùng nội địa tương đối
linh hoạt, lượng kiều hối lớn từ khoảng 10 triệu công nhân và di dân Philippinesess ở nước ngoài, và
ngành dịch vụ mở rộng nhanh chóng. Dự trữ quốc tế vẫn ở ITPC - THỊ TRƯỜNG PHILIPPINESESS.

15
Những nỗ lực cải thiện quản lý thuế và quản lý chi tiêu đã giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần và tình hình
tài khóa thắt chặt của Philippinesess. Khả năng hấp thụ yếu kém và những tắc nghẽn trong quá trình
thực hiện đã khiến chính phủ nước này không thể tối đa hóa các kế hoạch chi tiêu. Tỷ lệ thu thuế trên
GDP thấp, dù đã có cải thiện, vẫn là một hạn chế đối với việc hỗ trợ mức chi tiêu ngày càng cao và duy
trì tăng trưởng cao, bao trùm trong dài hạn
Dù nền kinh tế Philippinesess tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, nhưng những thách thức để đạt
được tăng trưởng bao trùm vẫn còn. Tài sản tập trung ở người giàu. Có ít  nhất khoảng  40% số lao
động đang làm việc trong khu vực bất hợp pháp. Tỷ lệ nghèo đói chiếm hơn 1/5 tổng dân số nhưng lại
chiếm tới 75% ở một số khu vực phía nam Philippinesess. Hơn 60% người nghèo sống ở các vùng
nông thôn, nơi có tỷ lệ nghèo (khoảng 30%) - một thách thức đối với việc nâng cao thu nhập từ trang
trại và phi nông nghiệp ở nông thôn. Trước tình hình này Philippinesess cần nỗ lực liên tục để cải thiện
quản trị, hệ thống tư pháp, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng và sự thuận lợi nói chung trong hoạt động
kinh doanh.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Philippinesess năm 2020 đạt 63,77 tỷ USD và nhập khẩu đạt 90,65 tỷ
USD, thâm hụt 26,89 tỷ USD. Về dịch vụ, năm 2020, Philippinesess xuất khẩu 31,39 tỷ USD, nhập
khẩu đạt 17,75 tỷ USD, thặng dư gần 13,65 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Philippinesess
giai đoạn 2015 - 2020
(Nguồn: WTO)                                                                                               Đơn vị: triệu USD

16
Cán cân thương mại của Philippinesess giai đoạn 2015 – 2020
Nguồn: WTO                                                                                                    ĐVT: triệu USD

17
Tổng cán cân thương mại của Philippinesess bị thâm hụt hơn 10 tỷ USD trong suốt giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2020. Nếu nói riêng về hàng hóa, cán cân của Philippinesess luôn ở mức âm, trong đó
mức thấp nhất rơi vào năm 2018 (50,02 tỷ USD). Vào hai năm 2019 và 2020, cán cân hàng hóa đã
được cải thiện đáng kể, dù vẫn ở mức âm. Ở khía cạnh dịch vụ, giá trị thặng dư của Philippinesess có
xu hướng tăng dần qua từng năm.

Năm 2021, theo dữ liệu của trademap.org, một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ
yếu của Philippines được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

Trong năm qua, 05 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Philippinesess bao gồm:
1. Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận (chiếm 49,7% tổng lượng xuất khẩu)
2. Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí… (chiếm 14,92% tổng lượng
xuất khẩu)
3. Quả và quả hạch ăn được (chiếm 3,56% tổng lượng xuất khẩu)
4. Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp (chiếm 2,85% tổng lượng xuất khẩu)
5. Quặng, xỉ và tro (chiếm 2,74% tổng lượng xuất khẩu)

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Philippinesess năm 2021

18
Về nhập khẩu, 05 mặt hàng mà Philippinesess nhập vào nhiều nhất gồm có:
1. Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận (chiếm 28,56% tổng lượng xuất khẩu)
2. Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí… (chiếm 10,17% tổng lượng
xuất khẩu)
3. Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm (chiếm 8,89% tổng lượng
xuất khẩu)
4. Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện (chiếm 5,69% tổng
lượng xuất khẩu)
5. Sắt và thép (chiếm 3,6% tổng lượng xuất khẩu)

Dữ liệu mới nhất theo từng quốc gia cụ thể cho thấy 71,61% sản phẩm xuất khẩu
từ Philippinesess được đưa vào: Nhật Bản (15,54% tổng sản phẩm toàn cầu), Hoa Kỳ
(15,22%), Trung Quốc (15,06%), Singapore (5,88%), Thái Lan (4,51%), Hàn Quốc
(3,97%), Đức (3,71%), Hà Lan (2,97%), Malaysia (2,75%) và Việt Nam (1,99%).
Ở chiều ngược lại, số liệu theo từng quốc gia cho thấy 76,48% sản phẩm nhập
khẩu vào Philippinesess có xuất xứ từ các nước: Trung Quốc (23,09% tổng sản phẩm

19
toàn cầu), Nhật Bản (9,6%), Hoa Kỳ (7,86%), Hàn Quốc (7,73%), Indonesia (6,46%),
Singapore (6,22%), Thái Lan (5,49%), Malaysia (4,42%), Việt Nam (3,44%) và Đức
(2,15%).

Các thị trường nhập khẩu chính của Philippinesess năm 2021

3.4. Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippineses

3.4.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Philippinesess
Theo các kết quả nghiên cứu, tỷ giá hối đoái có tác động mạnh và cùng chiều với cán cân thương mại
của Philippines. Tỷ giá phản ánh giá trị đồng nội tệ và ngoại tệ, nó đóng vai trò liên kết cơ bản giữa thị
trường nước ngoài đối với các loại hàng hóa, dịch vụ và tài sản chính khác nhau. Sử dụng tỷ giá hối
đoái có thể giúp Philippines so sánh giá của hàng hóa, dịch vụ và tài sản được báo giá bằng các loại
tiền tệ khác nhau, tác động trực tiếp đến lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó tác động đến cán cân

20
thương mại của Philippines. Khi đồng Peso mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài của
Philippines sẽ đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Ngược lại, khi đồng Peso yếu đi, sẽ làm
cho hàng hóa xuất khẩu của Philippines rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường ngoài nước. Kết quả
cho thấy sự tăng giá đồng nội tệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cán cân thương mại dài hạn của
Philippines, khi tỷ giá hối đoái thực giảm (tăng giá) dẫn đến cán cân thương mại giảm. Chính vì thế,
khi đồng Peso mất giá sẽ có những tác động tích cực đến cán cân thương mại của Philippines. Tuy
nhiên, chúng ta cần chú ý rằng biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lạm phát thực tế cũng
như kỳ vọng về biến động giá trong tương lai. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, sự thay đổi các mức
giá của quốc gia tương quan so với quốc gia khác sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Một
đồng tiền, duy trì ngang giá sức mua của nó, nếu nó giảm giá (tăng giá) một lượng bằng với số tăng
thêm của tỷ lệ lạm phát trong nước (nước ngoài) lớn hơn tỷ lệ lạm phát của nước ngoài (trong nước).
Đồng Peso mất giá có thể làm tăng áp lực lạm phát vì người ta phải tốn nhiều Peso hơn để mua các sản
phẩm và nguyên liệu thô nhập khẩu như gạo và dầu.
Năm 2020, ngân hàng trung ương Philippinesess đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 200 điểm cơ bản, đưa
lãi suất mua lại qua đêm, tiền gửi qua đêm và lãi suất cho vay xuống mức thấp kỷ lục lần lượt là 2%,
1,5% và 2,5%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại cũng được giảm 200 điểm cơ
bản xuống 12%, với cam kết giảm xuống một con số vào năm 2023. Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP)
cũng đã tăng lãi suất thêm 375 điểm cơ bản (bps) kể từ tháng 6 năm 2022, để hạ nhiệt lạm phát và hỗ
trợ đồng Peso. Do Philippinesess phụ thuộc rất nhiều vào lương thực và năng lượng nhập khẩu, đồng
Peso yếu có thể làm tăng lạm phát nhập khẩu, khiến nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó những
thay đổi trong tỷ giá đối hoái có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa và dịch vụ nhập
khẩu trong nước. Đồng Peso tăng giá sẽ làm giảm giá đồng Peso của hàng hóa nhập khẩu và các dịch
vụ nhập khẩu nhiều như vận tải. Ví dụ như việc tăng giá trị của đồng peso từ $1:P50 lên $1:P40 sẽ làm
giảm giá xăng $1 mỗi lít từ P50,00 (P50 X $1) đến P40,00 (P40X $1). Biến động của tỷ giá hối đoái
cũng có thể ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài của Philippines thông qua tác động của nó đối với ngoại
thương. Chẳng hạn, đồng Peso tăng giá có thể làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu
của Philippines so với sản phẩm của các quốc gia cạnh tranh có đồng tiền không thay đổi về giá trị.
Cuối cùng, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí phục vụ (thanh toán gốc và lãi) đối với nợ nước ngoài
của Philippines. Sự tăng giá của đồng Peso làm giảm lượng Peso cần thiết để mua ngoại hối để trả lãi
và các nghĩa vụ đáo hạn.

21
3.4.2. Những biện pháp ngoại hối được ngân hàng trung ương Philippines sử dụng từ 2016 - đến 2020
Sự tham gia của BSP vào thị trường ngoại hối trong trường hợp như vậy phù hợp với việc ổn định giá
vì biến động tỷ giá hối đoái có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến giá nội địa của hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu và gián tiếp thông qua giá của hàng hóa và dịch vụ sử dụng đầu vào nhập khẩu . Ngược lại,
việc tăng giá của cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa thâm dụng nhập khẩu dẫn đến yêu cầu tăng lương
và điều chỉnh giá vé giao thông, trong số những điều khác. Thông qua kênh này, biến động tỷ giá hối
đoái ảnh hưởng đến cả lạm phát thực tế và kỳ vọng lạm phát.
BSP  sử dụng  ba  công cụ  chung  để  vận hành  chính sách  tỷ giá hối đoái , cụ thể là:  
1)  tham gia  thị trường  ngoại  hối; 2) các biện pháp chính sách tiền tệ; và 3) các quy định ngoại hối.
BSP tham gia bằng cách mua và bán ngoại hối trong thị trường ngoại hối để đảm bảo trật tự và làm dịu
sự biến động bất ổn của tỷ giá hối đoái. Các biện pháp không được đặt ra để đảo ngược xu hướng cơ
bản của đồng peso, cho dù đồng tiền đó đang tăng giá hay giảm giá; thay vào đó,  mục tiêu  của nó  là 
làm  dịu đi  sự biến động  trong  tỷ giá hối đoái. Giả sử rằng có một nhu cầu cao giả tạo đối với đô la
đang khiến tỷ giá hối đoái yếu đi. BSP có thể ngăn chặn đầu cơ bằng cách bán đô la để điều hòa xu
hướng giảm giá. Nếu có nguồn cung đô la mạnh một cách giả tạo so với nhu cầu trên thị trường, thì
BSP có thể giảm giá sự tăng giá của đồng peso bằng cách mua đô la.
Nếu biến động tỷ giá hối đoái có nguy cơ đẩy tỷ lệ lạm phát ra ngoài phạm vi mục tiêu, BSP cũng sử
dụng các biện pháp chính sách tiền tệ, bao gồm điều chỉnh lãi suất chính sách hoặc lãi suất mà nó tính
cho các hoạt động vay và cho vay. Ví dụ, trong các thời kỳ áp lực suy yếu lên đồng peso, tăng lãi suất
có xu hướng làm giảm nhu cầu cho đô la. Do đó, áp lực giảm giá đối với đồng peso giảm bớt. BSP
cũng đã kết hợp các biện pháp can thiệp ngoại hối và tiền tệ với các quy định về ngoại hối dựa trên cơ
sở thị trường để đảm bảo sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Ví dụ: BSP đã và đang tuân thủ các quy
định về ngoại hối thông qua tự do hóa các quy tắc ngoại hối (với các biện pháp bảo vệ thích hợp). BSP
cũng tiếp tục sử dụng các biện pháp duy trì mức ngoại hối lành mạnh dự trữ làm đệm; rà soát và điều
chỉnh các biện pháp an toàn vĩ mô (như hệ số rủi ro đối với kỳ hạn không thể giao được); và các công
cụ quản lý và tăng cường thanh khoản như cơ sở repo đô la Mỹ, cơ sở tái chiết khấu đồng đô la và
đồng yên của nhà xuất khẩu (EDYRF) và hướng dẫn nâng cao về Chương trình Bảo vệ Rủi ro Tiền tệ
(CRPP).
Sự tham gia của BSP vào thị trường ngoại hối trong trường hợp như vậy phù hợp với việc ổn định giá
vì biến động tỷ giá hối đoái có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến giá nội địa của hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu và gián tiếp thông qua giá của hàng hóa và dịch vụ sử dụng đầu vào nhập khẩu . Ngược lại,
việc tăng giá của cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa thâm dụng nhập khẩu dẫn đến yêu cầu tăng lương

22
và điều chỉnh giá vé giao thông. Thông qua kênh này, biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cả lạm
phát thực tế và kỳ vọng lạm phát.

3.4.3. Kỳ vọng trung hạn về đồng Peso.

Trong khuôn khổ chính sách, đồng peso tiếp tục phản ánh mối liên hệ về các nhu cầu cung và cầu mới
nổi trong thị trường ngoại hối. Các yếu tố như:  dòng tiền từ nước ngoài của người Philippinesess (OF)
- kiều hối và doanh thu gia công quy trình kinh doanh (BPO); và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ hỗ trợ
điều kiện thanh khoản và cung cấp trong thị trường ngoại hối.    Trong khi đó, mức dồi dào của dự trữ
quốc tế tổng của quốc gia; nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc của quốc gia; xếp hạng tín dụng nâng cấp
mà Philippines kiếm được trong những năm gần đây dự kiến sẽ duy trì niềm tin của thị trường đối với
thị trường tài chính Philippines và mang lại sự ổn định cho đồng nội tệ trong trung hạn.
Trong trung hạn, sự chuyển động của đồng Peso sẽ vẫn được định hướng theo thị trường. Việc cho
phép các lực lượng thị trường (xác định) mức của đồng peso có các lợi ích sau: (i) một đồng peso linh
hoạt phù hợp với khuôn khổ nhắm mục tiêu lạm phát (CNTT) của BSP; và (ii) một đồng peso linh hoạt
hoạt động như một công cụ ổn định tự động để khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô cho một nền kinh tế
nhỏ mở như Philippinesess.

Chương 4: Đề xuất và kết luận


1. Đề xuất tăng cường tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại
Philippines
1.1.  Đề xuất đối với Ngân hàng trung ương Philippines (BSP)
Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) cần tập trung các biện pháp khác để duy trì sự ổn định và
trật tự của thị trường ngoại hối như (1): tham gia thị trường ngoại hối; (2): biện pháp chính sách tiền tệ;
(3): quy định ngoại hối. Đối với chính phủ, các chính sách tài khóa phải được thực hiện hài hòa với
chính sách tiền tệ, chẳng hạn như chính phủ có cơ quan điều phối được gọi là Ủy ban Điều phối ngân
sách Phát triển (DBCC), đây là con đường phủ hợp cho sự hợp tác của các cơ quan chính phủ bao gồm
Ủy ban Điều phối Ngân sách Phát triển, Ngân hành trung ương trong việc hài hòa hợp lý chính sách tài
khóa và tiền tệ.
Tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái trong giới hạn ổn định cho phép bằng việc hỗ trợ hệ
thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, cho phép giá trị của đồng Peso được xác định theo cung và cầu đối
với ngoại hối. 
23
Việc xác định giá trị của đồng Peso dựa trên các rổ tiền tệ để công bố tỷ giá trung tâm cần lựa chọn
những rổ tiền tệ thích hợp để giảm sự biến động bất thường của nền kinh tế quốc gia có đồng tiền neo
theo. 

1.2.  Đề xuất cho các doanh nghiệp Philippines 

Philippines đang là một nước nhập siêu, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện cơ chế
quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài chính, đầu tư công nghệ; đồng thời lựa chọn các phương án kinh
doanh hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, để tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài nước, tránh phụ thuộc vào nhập
khẩu. 
Phát triển và xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn, đồng thời tận những chính sách giảm thuế
quan, lãi suất của quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn. 

2. Kết luận
Philippines là một quốc gia đang phát triển, từ 2012 đến 2019, nước này đạt tốc độ tăng trưởng trung
bình là 6,6%. Với một nền kinh tế đang phát triển, việc tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái
trong giới hạn cho phép và xác định tỷ giá hối đoái theo những rổ tiền tệ hợp lý là điều cần thiết, bởi lẽ
tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Philippines trong dài
hạn. Việc tăng tỷ giá hối đoái có những ảnh hưởng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tăng tỷ giá giúp
cải thiện khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của Philippines, đồng thời lượng kiều hối trong
ngoại tệ cũng sẽ tăng, tuy nhiên điều này cũng gây nên những áp lực đến lạm phát thực tế và kỳ vọng
lạm phát. 

D.Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Khoa Kinh tế - Luật (2021). Ứng dụng mô hình hồi quy phân tích sự tác động của các yếu tố
kinh tế tác động đến cán cân thương mại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, tiểu luận. 
2. Nguyễn Thị Vân Nga (2021). Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại
Việt Nam. Hà Nội, luận án.
Tiếng Anh

24
3. Divina Gracia, L. Del Prado, Ph.D (2023). 2022 Highlights of the Domestic Trade Statistics in
the Philippinesess: Final Results. Accessed at 12:03 on the 26th April 2023 at
https://psa.gov.ph/content/2022-highlights-domestic-trade-statistics-Philippinesess-final-
results#:~:text=The%20total%20value%20of%20domestic,of%20domestic%20trade%20in
%202021
4.  Revin Mikhael, D. Ochave ( 2023). PHL slumps in economic freedom index. Accessed at 11:00
on the 25th April 2023 at https://governance.neda.gov.ph/phl-slumps-in-economic-freedom-
index/#:~:text=The%20Philippinesess'%20economic%20freedom%20ranking,place%20in
%202019%20and%202020
5. World trade organization( 2022). Trade profiles 2022. Accessed at 12:35 on the 25th April
2023 at https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/trade_profiles22_e.pdfhttps://
www.wto.org/english/res_e/booksp_e/trade_profiles22_e.pdf
6. World trade organization (2005). Philippinesess and the WTO. Accessed at 10:20 on the 26th
April 2023 at https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/Philippinesess_e.htm
7. Divina Gracia, L. Del Prado, Ph.D (2023). 2022 Highlights of the Domestic Trade Statistics in
the Philippinesess: Final Results. Accessed at 12:03 on the 26th April 2023 at
https://psa.gov.ph/content/2022-highlights-domestic-trade-statistics-Philippinesess-final-
results#:~:text=The%20total%20value%20of%20domestic,of%20domestic%20trade%20in
%2020
8. Bautista, Romeo M (2003), “Exchange Rate Policy in Philippineses Development”,
Philippineses Institute for Development Studies, 2003-01.
9. Bautista, R.M. 1982. Exchange rate variations and export competitiveness
in less developed countries under generalized floating. Journal of
Development Studies 18:354-378
10. Medalla, E.M. 1988. Trade and industrial policy beyond 2000: an assessment
of the Philippineses economy. PIDS Discussion Paper Series No. 98-05.
Makati: Philippineses Institute for Development Studies.

25

You might also like