You are on page 1of 7

Tổng quan

1.Thông tin chung


Hình thức câu hỏi Nghe câu hỏi và chọn câu trả lời đúng trong 3 đáp án A, B, C
Số lượng câu hỏi 25 câu, từ câu 7-31
Kĩ năng đánh giá Nghe hiểu hội thoại trong cuộc sống hằng ngày và môi trường công sở
Lưu ý: câu hỏi và câu trả lời không được in ra, bạn cần chú ý nghe đúng thứ tự câu hỏi đang
được phát để điền đáp án cho đúng.

Example:

Audio (ETS 2022 - Test 1 - Q7)

Q: Why was this afternoon's meeting canceled?

Tại sao buổi họp chiều nay lại bị hủy?

(A) Room 206, I think.

Phòng 206, tôi nghĩ thế.

(B) Because the manager is out of the office.

Bởi vì giám đốc không ở cơ quan.

(C) Let's review the itinerary for our trip.

Cùng xem trước lịch trình chuyến đi của chúng ta nhé.

2.Các dạng câu hỏi


2.1. Phân loại

 Xét về ngữ pháp, Part 2 có những dạng câu hỏi sau:

- Câu hỏi có từ để hỏi (5W1H question - what, who, where, when, why, how)

- Câu hỏi không có từ để hỏi (Yes/ No question - câu hỏi Yes/ No, alternative question - câu hỏi
lựa chọn, tag question - câu hỏi đuôi, statement - câu khẳng định)

 Xét về nội dung, Part 2 có những dạng câu hỏi sau:

- Hỏi về sự vật, sự việc


- Hỏi về người

- Hỏi về thời gian

- Hỏi về lý do

- Hỏi về tính chất/ cách thức

- Câu hỏi lựa chọn

- Câu đề nghị, gợi ý, lời mời

- Câu kể, bộc lộ cảm xúc

2.2. Example

 5W1H question (câu hỏi về sự vật/ sự việc, người, địa điểm, thời gian, lý do, tính
chất/ cách thức)

Q: Who replaced the ink cartridge?

Ai đã thay mực máy in thế?

A. Suzy did this morning.

Suzy đã thay sáng nay.

B. In the shopping cart.

Ở trong giỏ hàng.

C. It’s a brand-new printer.

Đó là một cái máy in mới.

 Yes/ No question (Câu hỏi đúng/ sai)

Q: Is Mr. Johnson joining us for lunch?

Ông Johnson có ăn trưa cùng chúng ta không?

A. Yes, I’m hungry too.

Có, tôi cũng đói.


B. No, he’s occupied.

Không, ông ấy bận rồi.

C. I bought a sandwich.

Tôi đã mua một cái bánh kẹp.

 Alternative question (Câu hỏi lựa chọn)

Q: Should I tell Susan for you, or do you want to tell her yourself?

Tớ nói với Susan thay cậu nhé, hay cậu muốn tự nói với cô ấy?

A. She’s a teller.

Cô ấy là một giao dịch viên.

B. I want to do it directly.

Tớ muốn tự nói trực tiếp.

C. I forgot the phone number.

Tớ quên số điện thoại rồi.

 Tag question (Câu hỏi đuôi)

Q: You’ve finished interviewing the candidates, haven’t you?

Anh phỏng vấn ứng viên xong rồi đúng không?

A. It was in the meeting room.

Nó ở trong phòng họp.

B. Yes, the last person has left.

Uh, người cuối cùng đã đi ra rồi.

C. Where did you put the applications?


Em để đơn ứng tuyển ở đâu?

 Request, offer, suggestion, invitation (Lời yêu cầu, đề nghị, gợi ý, lời mời)

Q: Why don’t we hand out free samples to customers?

Tại sao chúng ta không phát mẫu thử miễn phí cho khách hàng nhỉ?

A. No, it’s the customer service department.

Không, đó là phòng chăm sóc khách hàng.

B. Because we conducted a survey.

Bởi vì chúng ta đã làm khảo sát.

C. Yeah, that’s a good strategy.

Uh, đó là chiến lược hay đấy.

 Statement (Câu khẳng định, câu kể, câu thể hiện cảm xúc)

Q: I’m so thankful for all your help in preparing this report.

Tôi vô cùng biết ơn anh đã giúp tôi chuẩn bị bản báo cáo này.

A. You’re welcome to stay.

Cứ ở lại tự nhiên nhé.

B. Don’t mention it.

Không có gì đâu.

C. I need a pair of gloves.

Tôi cần một đôi găng tay.

3.Cách làm bài chung


3.1. Các câu trả lời đúng
Có nhiều hơn 1 cách để trả lời 1 câu hỏi. Ngoài trả lời trực tiếp hoặc nói tôi không biết, người
thứ 2 còn có thể trả lời gián tiếp, trả lời liên quan đến bên thứ ba hoặc hành động tiếp theo.

Hãy xem những ví dụ dưới đây:

 Câu trả lời trực tiếp

Q: How often do I have to submit my timesheet?

Tôi cần phải nộp phiếu chấm công bao lâu một lần?

A: You need to do it once a week.

Anh phải nộp mỗi tuần một lần.

 Câu trả lời gián tiếp

Q: Would you like some ice cream or cake for dessert?

Chị có muốn dùng kem hay bánh tráng miệng không?

A: I’m trying to avoid sugar.

Chị đang cố gắng tránh ăn đường.

=> Thay vì từ chối trực tiếp “No, thanks” thì người đưa ra lý do như một cách để từ chối.

 Câu trả lời liên quan đến bên thứ ba hoặc hành động tiếp theo

Q: Could you check to see if that monitor is plugged in?

Anh có thể kiểm tra xem màn hình đã cắm điện chưa không?

A: Do you want me to check them all?

Cô có muốn tôi kiểm tra hết không?

=> Thay vì trả lời trực tiếp “ Sure” thì người thứ hai hỏi lại một câu liên quan đến hành động tiếp
theo.

 Câu trả lời tôi không biết

Q: Who had lunch delivered to the office today?


Ai đã đặt bữa trưa đến văn phòng hôm nay đấy?

A: I don’t know since I’ve just arrived.

Tớ không biết vì tớ mới đến thôi.

=> Với dạng câu hỏi 5W1H, câu trả lời I don’t know hoặc I have no idea nếu xuất hiện thì khả
năng cao sẽ là đáp án đúng.

3.2. Các bẫy phổ biến

Giống như Part 1, những lựa chọn trong câu hỏi Part 2 được thiết kế để đánh lừa chúng ta. Một
số những “bẫy” phổ biến trong Part 2 là:

 Lặp lại từ trong câu hỏi nhưng với nghĩa khác


 Lặp lại từ trong câu hỏi nhưng câu trả lời không liên quan đến câu hỏi.
 Dùng từ phát âm gần giống với từ trong câu hỏi, nhưng nghĩa không liên quan.

Hãy xem những ví dụ dưới đây:

 Lặp lại từ trong câu hỏi nhưng với nghĩa khác

Q: Do you have the key to the meeting room?

Anh có chìa khóa phòng họp không?

A: It’s a key factor.

Nó là một yếu tố then chốt.

=> Câu trả lời có dùng lại từ key nhưng rõ ràng nghĩa khác, và cả từ loại cũng khác với
từ key trong câu hỏi.

 Lặp lại từ trong câu hỏi nhưng câu trả lời không liên quan đến câu hỏi.

Q: Where can I buy a cheap air conditioner?

Tôi có thể mua điều hòa giá rẻ ở đâu?

A: I agree that it’s very cheap.

Tôi đồng ý là nó rất rẻ.

=> Câu trả lời lặp lại từ cheap nhưng cả câu không liên quan đến câu hỏi
 Dùng từ phát âm gần giống với từ trong câu hỏi, nhưng nghĩa không liên
quan.

Q: Where can I call a taxi?

Tôi có thể gọi taxi ở đâu?

A: No, there’s no tax on this.

Không, món này không thuế.

=> Từ tax trong câu trả lời nghe có vẻ giống từ taxi trong câu hỏi, khiến người nghe dễ bị nhầm
lẫn, nhưng thực chất nghĩa 2 từ không liên quan đến nhau và câu trả lời cũng không liên quan
đến câu hỏi.

Kết luận: Khi nghe thấy từ trong câu hỏi được lặp lại hoặc có từ nghe gần giống thì gần như
chắc chắn đó là đáp án SAI.

Lưu ý: Nghe hết cả 3 đáp án rồi hẵng khoanh nhé. Đừng hấp tấp! Về cơ bản, bạn vẫn cần nghe
hiểu để tối đa được điểm số chứ không thể chỉ dựa vào tip. Hãy luyện tập thật chăm chỉ nhé!

You might also like