You are on page 1of 11

Contact học viên thường sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

 Trường hợp 1: muốn học thử ngay từ đầu


 Trường hợp 2: muốn test trình độ, khả năng và muốn được tư vấn
Không quan tâm tất cả, chỉ vui vẻ test 1:1 hết. Tại vì mỗi một bạn học viên phải dành ít nhất 3-4
giờ để cả test lẫn học thử. Tuy nhiên khi test thì mình có thể tư vấn cho bạn lun, còn học thử thì
có thể các bạn sẽ về nhà suy nghĩ.
Trong trường hợp học viên muốn được test và tư vấn, sau khi đã nhận được form về và nhấc máy
lên gọi, thì trình tự tư vấn diễn ra như sau:
Tư vấn viên (TV): Dạ, chị Trinh phải không ạ? Em là Nguyên, tư vấn viên, em gọi cho mình từ
trường Anh ngữ Aten quận 5 (tránh nói từ trung tâm và tránh nói phường 1, quận 5; nói đơn giản
và ngắn gọn). Em có nhận được thông tin là chị Trinh đang muốn tìm hiểu và tư vấn về việc học
Tiếng Anh. Em liên lạc để hỗ trợ riêng cho mình ạ. Không biết là hiện tại bây giờ Trinh có tiện/
rảnh không? Mình có thể xin bạn một vài phút được không ạ?
Học viên (HV): oke
TV: Hiện tại không biết Trinh đang là sinh viên hay đã đi làm rồi ạ ? (bởi vì mỗi kiểu có một
cách tư vấn khác nhau).
Ví dụ bạn trả lời là sinh viên.
À, em hiện là sinh viên năm mấy? Em đang học trường gì và ngành gì vậy ha?
Ngành của em học có phải sử dụng nhiều tiếng anh không?
Vậy không biết là mục tiêu học Tiếng Anh của Trinh là để phục vụ cho việc trao đổi, học tập trên
trường hay cho việc thi đầu ra của trường, hay là mình đi xin việc nhỉ? (tại vì đôi khi người ta chỉ
nghĩ là người ta phục vụ cho việc học tập trên lớp thôi, nhưng bây giờ mình đã cho thêm người
ta cái idea rằng là người ta sẽ thi đầu ra của trường, người ta đi xin việc,..đó là những thứ mà
nhiều khi người ta không nghĩ đến)
Ví dụ bạn trả lời là người đi làm
Chị hiện đang làm trong lĩnh vực gì ạ? Công việc của mình có phải đang sử dụng nhiều tiếng anh
không ạ?
Vậy cho em hỏi mục tiêu khi mình xác định học tiếng anh giao tiếp như thế này, thì mục tiêu của
chị là gì ạ?, chị định thay đổi công việc, thay đổi mức lương hay là để về dạy bé nhà mình? (bởi
vì rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đi học để về dạy con và đôi khi người ta cũng chỉ nghĩa đi học đẻ thay
đổi mức lương, thay đổi vị trí, thay đổi công việc chứ không người ta nghỉ về dạy con người ta
cả. Việc mình nói ra rất nhiều mục đích và sau đó người ta sẽ chia sẽ:
HV: chị đi làm rồi, ngày trước chị nói tiếng anh rất là tốt nhưng sau đó thì chị có con nhỏ, chị
sinh em bé mất 1 năm ở nhà, bây giờ chị quên hết tiếng anh đi, chị là dân văn phòng nên cần...
(lưu ý nhớ rằng khi khách hàng đưa ra vấn đề mình phải giải quyết cho khách hàng, sau đó mời
bạn ấy đến test)
Trước đó, chị đã từng học Tiếng anh ở đâu chưa hay tự học Tiếng anh như thế nào rồi ạ?
Theo thang điểm từ 1-10, chị tự đánh giá
TV: Dạ em hiểu rồi ạ. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra đúng nhất trình độ hiện tại của chị cũng như
như thông qua đó bên em sẽ thiết kế lộ trình học riêng phù hợp với bản thân anh chị nhất để anh
chị đạt được mục tiêu là ...., thì bên em hẹn mình một buổi test 1-1 trực tiếp cùng với quản lí chất
lượng bên em chị nha.
Em có check lại lịch là hiện tại có trống 2 khung giờ 18h0 và 20h30 ngày hôm nay. Không biết là
khung giờ nào phù hợp với chị hơn vậy ạ?
TV: dạ em xin xác nhận lại là chị đã đăng kí hẹn test 1-1 vào lúc ... ngày ....
TV: dạ chị ơi mình có đang dùng zalo số này không ạ. Dạ vậy em xin phép được add zalo của
mình để bên em có hỗ trợ kỹ hơn cho mình cũng như gửi 1 số feedback từ học viên cũ ạ.
Không biết từ nãy tới giờ chị có còn có thắc mắc nào không ạ?
Nếu không còn gì khác thì em xin hẹn gặp lại chị vào lúc ... ngày...qua zoom (nếu onl)/ tại 14
Ngô Quyền, q.5 (nếu off). Em chào chị ạ.
(lúc nào cũng phải là “ thiết kế cho chị một lộ trình...”, để người ta thấy rằng bên này được đánh
giá chính xác trình độ và được thiết kế lộ trình học phù hợp, người ta được nâng cao giá trịnh
bản thân người ta lên).
Tuy nhiên sẽ có trường hợp khách hàng nói như là “thôi em ơi chị dốt lắm, chị có biết gì đâu là
test” (vẫn trong tình huống test tư vấn). Những khách hàng như vậy họ rất ngại test mình sẽ nói
như sau: và bạn
TV: chị ơi đây chỉ là bài kiểm tra trình độ thôi, để em biết được rằng chị mất gốc ở trình độ như
thế nào. Rất nhiều bạn đến đây nói với bọn em là bị mất gốc nhưng chị hiểu giúp em rằng mỗi
bạn mất gốc ở mức độ khác nhau, có bạn nghe tốt hơn nói, có bạn nói tốt hơn nghe, có bạn nghe
nói tốt hơn đọc viết,..em cần biết chính xác chị mất gốc như thế nào để có thể định hướng thiết
kế cho chị lộ trình chuẩn xác nhất, thứ hai là sau khi chị vào lớp học em có thể nhắc với giáo
viên và bạn chăm sóc học viên trình độ chị như thế này để trong quá trình học bổ trợ thêm tài
liệu này, tài liệu kia bởi vì mỗi chị cần 1 tài liệu riêng, mục đích khác nhau. Cho nên ngoài tài
liệu chung trên lớp, về nhà bọn em phải thể bổ trợ thêm tài liệu riêng cho chị để phù hợp với mục
tiêu đầu ra cho chị. (thường là nói đến như thế thôi là ngươi ta đã đồng ý đến test rồi, bởi vì
người ta đang có nhu cầu mà)
Những trường hợp như là “bao giờ rảnh chị sẽ liên lạc lại”, thì mình phải deal một ngày gần
nhất,ví dụ hôm nay gọi thì hẹn ngày mai, hoặc ít nhất form về sáng nay tối mình gọi luôn, càng
sớm càng tốt vì mục tiêu của người ta chỉ trong khoảng thời gian ngắn thôi, người ta có nhu cầu
rất mạnh vào lúc đó thôi.
TV: vậy thì em sẽ đăng kí lịch test 1:1cho chị, mấy giờ chị rảnh ạ/ ngày hôm nay, tối nay mấy
giờ chị rảnh ạ?/ tối mai chị bận thì ngày mai mấy giờ chị rảnh ạ? Bọn em làm việc từ 8h sáng
đến 10h tối cơ, chị qua giờ nào cũng được. (luôn luôn nói khung giờ của mình để lỡ người ta
không biết mình làm việc tới 10h tối đâu người ta chỉ nghĩ mình làm việc hành chính như người
ta thôi)
HV: 18h
TV: dạ vậy em sẽ đăng kí cho chị test 1:1 trực tiếp với giảng viên chính bên em, hoặc trực tiếp
quản lí/ trực tiếp với giám đóc chi nhánh bên em. Lịch test trực tiếp 1:1 vào lúc 18h,tại chi nhánh
813 Trần Hưng Đạo, quận 5 chị nhé (nhắc lại lần nữa), (nếu mà chị hẹn tối) sáng ngày mai bạn tư
vấn bên em sẽ nhắn tin nhắc chị 1 lần nữa sợ anh chị đi làm không để ý, khi bạn nhắn tin thì chị
xác nhận giúp em chị nhé.
HV: oke => kết thúc cuộc điện thoại=> đây là trường hơp mời test tư vấn người ta đến luôn.
Một trường hợp khác là các bạn không muốn test, từ chối test.
Trường hợp người ta muốn học thử thì mình vẫn gọi điện mời ta đến test vì mục tiêu mình hướng
đến là đều test. Nếu người vẫn muốn học thử thì vẫn oke. Trình tự tư vấn như sau: đoạn đầu
tương tự với trường học 1 (sinh viên/ đi làm, mục tiêu,....), sau đó khách hàng chia sẻ:
TV: Với mục tiêu và định hướng của chị thì theo chị tự đánh giá thì khả năng giao tiếp của mình
trên thang điểm 10 thì mình đạt mấy điểm? (nếu chị trả lời 3 hoặc 4) Nếu là điểm 3, 4 thì đối với
bên em là cao rồi đấy ạ (Khách hàng sẽ tự hạ xuống 1,2 điểm).
Dạ với trình độ từ 1-2 điểm thì bên em mời chị sang bên em để làm 1 bài test và thông qua bài
test này, thì em sẽ biết được là tròn 4 kĩ năng nghe nói đọc viết của chị cái nào tốt nhất, cái nài
kém nhất và sau đó từ những cái điểm, vấn đề của chị em mới thiết kế được lộ trình học phù hợp
với chị nhất. (nếu chị vãn kiên quyết học thử).,,,thông bài test bên em mới có thể thiết kế lớp học
thử (thay thế lộ trình = học thử), đây là cái để mình đánh giá sát nhất trình độ của mình (phân
tích cho chị hiểu trình độ mỗi người khác nhau) cũng như khi vào lớp bọn em có thể nhắc giảng
viên hỗ trợ giải quyết vấn đề nào cho mình...(Từ đó, cho người ta biết bài test này là hiệu quả
nhất, và người ta vẫn phải làm bài test. Thường thì sau khi làm bài test sẽ không đòi học thử nữa
mặc dù trước đó khăng khăng, hoặc những bạn đến chỉ muốn đăng kí phát âm thôi nhưng sau khi
test sẽ đăng kí giao tiếp, vấn đề là mình phải chốt được giao tiếp. Nếu người ta vẫn muốn học thử
nữa thì cho học thử, và nếu học ok thì người ta sẽ đăng kí luôn và mình không phải chốt nhiều
nữa, không phải PR nhiều về khóa học. Lưu ý là luôn luôn cho test trước rồi muốn học thử thì
học, như vậy phần trăm xác suất chốt của mình sẽ cao hơn nhiều.)
Hẹn lịch cho khách: Nếu ngày hôm nay là ngày hẹn với khách hàng thì sáng ngày hôm nay mình
phải nhắn tin cho khách. Nếu khách hàng hẹn gần, ngày thứ 2 em gọi khách hẹn ngày thứ 3 hoặc
thứ 4 thì sáng ngày thứ 3 hoặc thứ 4 em phải nhắn tin cho khách :”em chào chị Trinh, em là
Nguyên.....18h hôm nay chị có đặt lịch hẹn test bên em tại 813 Trần Hưng Đạo, quận 5”, người
nhắn tin phải là người gọi điện trước đó cho khách. Chị vui lòng xác nhận giúp em có tham gia
bài test hay không để em có thể chuẩn bị 1 cách tốt nhất. Hẹn gặp lại chị tại Aten nhé.” (người
nhắn tin sẽ là người đã gọi điện trước đó ).Nếu người ta confirm thì xác xuất đến sẽ cao, còn
không confirm thì sẽ thấp.
Nếu chị khách hẹn chiều nay 4h đến (đã confirm trước đó) mà tới 4h vẫn chưa thấy đến thì phải
gọi điện cho khách: “chị ơi đã trên đường đi chưa ạ, chị có khúc mắt hay gặp khó khăn gì trên
đường đi không ạ?,...” Mình hỏi như thế với mục đích là xem là người ta đã đi hay chưa và từ đó
có bước giải quyết khác. Trong trường hợp khách không confirm thì trước giờ hẹn 2 tiếng, mình
phải gọi lại cho khách.
Còn trường hợp thứ 2 gọi điện vào thứ 2, nhưng hẹn vào thứ 6, thứ 7,cn thì tối thư 5 (trước đó 1
ngày) mình phải gọi lại cho khách để nhắc khách: “chị ơi, em là Nguyên, em ở bên Anh ngữ
Aten ạ, hôm trước chị có hẹn lịch test 1:1 với bên em vào thứ 6 vậy thì sáng ngày mai bạn tư vấn
bên em sẽ nhắn tin gửi thông lại cho mình nhé”.Để cho tối hôm đó, người ta có thể thu xếp công
việc, còn sáng mai mình mới bắt đầu nhắn tin thì người ta sẽ không nhớ, bởi vì từ thứ 2 mà hẹn
tới thứ 6, hoặc tận thứ 2 tuần sau thì cách qua xa người ta không thể nhớ được. Quy trình vẫn là
confirm có đến hay không đến và vẫn là gọi điện khi xác giờ.
Kết bạn (adđ zalo) với khách hàng càng tốt, càng tạo sự thân thiện càng tốt. Từ lúc gọi điện, nhắn
tin, tư vấn đều là việc của bạn tư vấn.
Trước khi khách hàng đến 30p thì phải bật điều hoà lên sau đó khi khách đến thì hỏi quan tâm
chị: “chị có mệt không, chị từ cơ quan/ trường học về rồi qua đây lun ạ?”(dự vào thông tin trước
đó khách đã cũng cung cấp, còn nếu không có thông tin thì “nhà mình ở đâu ạ, có cách đây xa
không ?.”...”Hôm vừa rồi em có gọi điện tư vấn với chị về tình trạng hiện tại của mình là như thế
này.....” ( xoáy sâu vào mục đích của người ta 1 lần nữa, trong quá trình phải lun vui vẻ, nhiệt
tình càng tốt, cho người ta cảm thấy môi trường ở Aten vô cùng thân thiệt, đi học như đi chơi)
“Hôm nay em có hẹn chị đến đây để hoàn thành bài test, thì bây giờ mình bắt đầu bài test luôn
chị nhé” , “em mời chị vào trong phòng trong để tránh bị ồn do bên ngoài chị nhé” (mình sẽ đưa
bài test ra và nói với người ta như thế này:
“bài test hôm nay của mình gồm có hai phần lớn chị nha, phần lớn thứ nhất mình sẽ gồm ba phần
nhỏ bao gồm phát âm, ngữ pháp từ vựng và mục nghe. Còn phần thứ hai mình sẽ test phản xạ
trực tiếp nghe nói với chị quản lý bên em. Đầu tiên chị sẽ phải lên phần phát âm và ngữ pháp
trong vòng từ mười lăm đến 20 phút, khi làm xong chị sẽ gọi em vào để nghe băng và hoàn thành
phần nghe nha” (mình phải giải thích bài test bởi vì có rất nhiều anh chị mất gốc không biết hình
thức và làm bài như thế nào) “ phần đầu tiên phát âm, có 4 đáp án ABCD chị xem từu nào có
phát âm khác thì chọn giúp em, phần về ngữ pháp và từ vựng, chị xem trong 4 đáp án ABCD từ
nào có nghĩa thích hợp thì chị khoanh tròn vào đáp án ấy giúp em. Sau khi hoàn thành xong thì
chị gọi em vào để mình nghe băng chị nhé.” (Ở đây lưu ý 2 điều: nếu thấy khách khá nhút nhát,
và dễ ngại ngùng lúng túng khi có người ngồi cùng, thì mình có thể đi ra ngoài để khách hoàn
thành bài test của mình. Nếu đó là tuýt người tự tin, hướng ngoại thì mình có thể ngồi cạnh
khách trong lúc làm. Và trong quá trình làm thì mình quan sát nếu thấy bạn ấy sai rất nhiều ngữ
pháp, hai ba câu đầu đơn giản cũng sai thì mình có thể nói với khách “ chắc mình là người đi
làm, mình bỏ tiếng anh lâu rồi nên chắc ngữ pháp mình cũng quên rồi chị nhỉ” (hỏi để cho chị
khách tự chia sẻ thêm, để lúc sau có thông tin thêm để mình dễ chốt, mình có thể người ta vừa
làm, mình vừa nói chia sẽ với nhau). Trước khi vào làm phần nghe, mình có thể hỏi “chị ơi chị
làm có thấy khó quá không ạ?” “vậy bây giờ mình tiếp tục làm phần nghe chị nhé” . (tư vấn phải
có mẹo, phải làm theo quy trình nếu ở phần tự nhận xét khách tự đánh giá bản thân mình ở mức
3,4 điểm cơ bản rồi, thì mình sẽ cho nghe một lần, còn nếu trong quá trình test thấy khả năng của
khách yếu thì sẽ cho nghe 2 lần, hoặc là cứ cho tuỳ theo số câu khách đã điền) “vậy mình nghe
thêm lần nữa xem có thể điền nốt được không nha chị?” Trước khi cho nghe luôn phải dặn khách
“chị hãy đọc qua bài nghe trước 1 một chút để xem nó nói cái gì và rồi em sẽ cho chị nghe”
(tranh trường hợp cho nghe 1 lần xong rồi chuẩn bị cho nghe lần 2 rồi mới nhắc khách đọc đề
trước). Sau khi người ta đọc xong, hiểu được rồi thì mình mới bắt đầu bật file nghe. Lưu ý file
nghe ấy là chỉ có 2 phút thôi trong khi file gốc là 5phút. Cho nên khi cho nghe nhớ phải canh để
pause nó lại. Sau khi là xong hết, bạn tư vấn nói :”Vậy bây giờ em sẽ chữa cho chị phần ngữ phát
và từ vựng nhé. Bắt đầu từ câu 1 luôn xem xem mình có bị quên ngữ pháp không nha”( mình sẽ
chữa rất kỹ chứ không phải dở đáp án ra rồi tick vào câu đúng sai). Ở đầu của bài test luôn nói rõ
với khách:” chị ơi, vì đây là bài kiểm tra trình dộ nên câu nào chị biết thì chị chọn giúp em, câu
nào không biết thì chị bỏ qua, để lát nữa em đánh giá được trình độ của mình hiệu quả và sát sao
nhất”.
Quy trình sửa bài test:
“dạ chị ơi, ở những câu mà chị chọn đúng thì em tick là đúng và mặc định là chị đã biết được tại
sao nó đúng rồi, còn nếu đó là những câu chị khoanh bừa hoặc không hiểu tại sao lại chọn như
vậy thì chị hỏi em để em giải đáp cho chị nhé. Còn thì em sẽ chữa qua nhanh phần ngữ pháp, để
em đi sâu vào phàn phát âm, nghe, nói của bài test.
 Phần ngữ pháp và từ vựng:
Câu 1: Tại sao lại chọn câu C
Câu 2: Đây là hiện tại đơn, và chủ ngữ là số nhiều. Chọn A
Câu 3: nếu bạn chọn đúng rồi, phải hỏi bạn “tại sao chọn much mà không chọn many”. Các bạn
giải thích được đây là much + danh từ không đếm được....(ai giải thích được, còn không thì mình
giải thích). “ Much đi với danh từ không đếm được. Những danh từ không đếm được ở đây như
là tiền, sữa, nước, tóc,..tương đương với tiền thì nó sẽ là dollar.” Sau đó hỏi bạn 1 câu “vậy
những danh từ không đém được chia số nhiều hay số ít?” nếu bạn bảo chia số nhiều thì mình
phải nói “ thường các bạn hay nghĩ là không đếm được thì phải nhiều bao la bát ngát nên phải
chia số nhiều phải không nhưng thật ra trong tiếng anh người ta quy định những danh từ không
đếm được thì phải chia số ít”
Câu 4: to be +always + V-ing
Câu 5: giải thích tại sao chọn D, số nhiều của từ thief thì đuôi chuyển từ ef sang eves, giải thích
tại sao police tại sao không có s
Câu 6: “telling lie” cụm từ cố định, đi với nhau
Câu 7: câu hỏi đuôi nên mình loại trừ 2 phương án B và D đi rồi, vì ở vế sau nên chọn C
Câu 8: would you like + to V
Câu 9: Need có 2 phương án là +to V hoặc +V_ing. Need + to V khi chủ ngữ tác động lên vật,
Need + V_ing khi chủ ngữ chịu sự tác động của vật. Vậy ngôi nhà tự sơn nó được hay bị người
khác sơn.
Lướt qua những câu đơn giản
Câu 12: câu này là 1 câu khác với những câu nãy giờ (dựa vào thì, cấu trúc ngữ pháp,..) nhưng
cau này phải dịch mới trả lời đúng được. Có 2 bước : thứ nhất là chị dịch câu đề ra càng nắm
đoán được càng nhiều key word càng tốt, thứ hai là dịch 4 đáp án ra. nếu cả 4 phương án
A,B,C,D mình đều biết nghĩa thì quá tốt rồi thì mình chỉ việc điền vào thôi. Nhưng nếu chỉ 3
trong số đó, thì chị thử điền 3 phương án đã biết vào câu thử, nếu không phù hợp thì mạnh dạn
chọn đáp án còn lại. Đó gọi là phương án loại trừ. (Bắt đầu mình dịch câu ra)
Câu 13: nếu bạn chọn đúng rồi thì mình hỏi “tại sao không chọn in spite of thay vì although mặc
dù nghĩa của nó như nhau. In spite of + danh từ, although + mệnh đề
Câu 14: Đây là trường hợp đặc biệt: khi so sánh từ 3 người trở lên thì chọn the tallest, còn 2 đối
tượng thì chọn the taller. Công nhận phương án A
Câu 15:câu về mệnh đề quan hệ, hỏi khách “who là chỉ người, Which là chỉ vật vậy That là chỉ
người hay vật ạ? Vậy nếu That là dành cho cả 2 thì ở trong 4 đáp án này cái nào là đúng.
Câu 16: Thì quá khứ
Câu 17: Dạng câu liệt kê, mẹo làm là phía trước thì như thế nào thì phía sau thì như thế ấy.
Câu 18: câu dịch nghĩa
Câu 19: Lưu ý hỏi khách nghĩa của từ give up là gì=> “ chị nhớ là không nên từ bỏ khi mới bắt
đầu học Tiếng Anh.
Câu 20: Vậy dollar là danh từ đếm được hay không đếm được, nếu là danh từ không đếm được
thì trước đó mình đã thống nhất là chia số ít hay số nhiều nhỉ?
Câu 21: Thì quá khứ
Câu 22: to be +used to+ V_ing
Câu 23: Câu dịch nghĩa
Câu 24: Qua đời tại độ tuổi nào, địa chỉ ở đâu chọn at
Câu 25: Like ngoài nghĩa là thích còn nghĩa là như thế nào, hỏi về tính cách, nếu trường hợp hỏi
thích gì thì phải là what does she like?, hỏi về ngoại hình thì phải là ...look like
Cứ nhận xét là chị sai rất nhiều: đúng được 15/25, nói với khách “ đây là những cấu trúc khá cơ
bản tuy nhiên chị đừng quá lo lắng trong qua trình học giao tiếp chị sẽ được lồng ghép để học
các ngữ pháp này cũng như cung cấp từ vựng để chị có thẻ làm được những dạng câu như thế
này. Bây giờ em đã chữa xong cho chị phần ngữ pháp rồi, bây giờ chị quản lí chi nhánh/ giảng
viên chính bên em sẽ trực tiếp chữa cho chị phần phát âm, nghe và test nghe nói phản xạ cho chị.
Khi ra ngoài mình cung cấp cho chị quản lí.
Phần cho bạn quản lý:
Lập lại, nhắc lại một lần nữa mục tiêu của khách hàng, “Em có nghe nói về mục tiêu muốn giao
tiếp tiếng anh của chị, khi hoàn thành khoá học ít nhất mình sẽ giao tiếp được căn bản hoặc tốt
hơn là giao tiếp một cách thành thạo. Để em lướt qua phần ngữ pháp của mình nào? 15/25, thật
ra thì ngữ pháp hiện tại của chị đang ở mức bình thường bởi vì những câu này khá là dễ nhưng
chị yên tâm rằng là phần phát âm nghe nói trong quá trình mình mình học thì phần ngữ pháp vẫn
được học và cũng cố thêm. Hôm nay, em có mặt ở đây để đi sâu hơn cho chị về phần phát âm,
nghe nói phản xạ, xem xem âm giọng hiện tại mình có vấn đề gì không. Vậy bây giờ chị em
mình sẽ đi vào bắt đầu lun chị nhé.
Phần phát âm:
Câu 1: âm câm. Vậy đã bao giờ chị nghe đến kỹ thuật nuốt âm chưa, rơi âm chưa. Nếu bạn nói
chưa thì mình sẽ nói :”tí nữa em sẽ lấy ví dụ cho chị nha”
Câu 2: các âm còn lại đọc là K, âm chọn độc là si. Vậy từ city có đã bao giờ em nghe ai đọc
thành /sidi/ chưa. Thay vì đọc là t thì đọc thành d chưa. (từ letter cũng vậy). Vậy chị có biết tại
sao t lại đọc thành d không? chẳng nhẽ các từ âm mĩ đều đọc thành d hết à. Ngày xưa em có học
nguyên tắc ểu oải không? Bởi vì từ t nếu đứng giữa 1 trong 5 nguyên âm này/ hoặc từ phát âm
giống như 1 trong năm nguyên âm này thì sẽ chuyển thành d. Còn không thì t vẫn là t.
Câu 3: đứng sau sh, ch, xe thì người ta sẽ độc khác đúng không chị
Câu 4: Vì sao chị chọn câu này? Âm th này trong tiếng anh là một âm khó, vậy em có thể dạy chị
1 mẹo.....(âm hữu thanh và âm vô thanh)
Câu 5: i và i:
Vậy ngoài ra chị có biết về âm cuối không? viết ra 3 từ nine, night, nice. Khi gặp trong câu thì
chị đọc như thế nào?, nếu chị đọc giống nhau thì túc là đọc sai rồi đúng không. Bởi vì trong
Tiếng anh có rất nhiều từ đọc xêm xêm giống nhau thế nhưng đẻ người ta biết em đang nói đến
từ nào thì chỉ có một cách là em phải phát âm được âm cuối của nó ra để người ta có thể phân
biệt. Vậy em đó chị trong tiếng anh tất cả các từ đều có âm cuối hay chỉ có 1 vài từ có âm cuối
thôi?
Phần phát âm của mình luôn có 2 phần: là phát âm cơ bản và phát âm nâng cao. Âm có bản là 44
âm ví dụ như o,a, s,r. Phát âm nâng cao là như những từ em đã viết dưới này. Trong giao tiếp
hằng ngày người ta sử dụng đến 70% kĩ năng nâng cao vì vậy học nó vô cùng quan trọng và bắt
buộc chị phải học cái này thì chị mới có thể giao tiếp được với người ta. Người ta nói chị mới
hiểu, và chị nói người ta mới hiểu. Vậy thì bây giờ em xin trực tiếp test âm cho chị để xem thứ
nhất là phần phát âm cơ bản và phần âm nâng cao của chị như thế nào, có vấn đề gì không? Em
sẽ chỉ một vài từ cho chị đọc, từ nào chị đọc được thì chị đọc, từ nào không được thì chị bỏ qua.
(mình sẽ chỉ các từ trong phần phát âm của bài test)
Sau đó mình hỏi khách “chị đã từng được học khóa phát âm nào ở đâu chưa?” (nếu chị trả lời rồi
thì tức là chị học không hiệu quả, trường hợp chị đọc sai) “chị đã học được lâu chưa?” “bởi vì
em thấy chị mắc khá là nhiều lỗi trong phần phát âm” “vậy chị cho em hỏi là đã bao giờ chị nghe
ai nói rằng khi nói tiếng anh mình phải phát âm bằng cổ họng dưới ?” “có nhiều bạn nói được
tiếng anh khi mà người khác nghe nó họ sẽ nhận xét rằng bạn này nói tiếng anh nhiều nghe Tây
thế, hoặc là bạn ấy nói tiếng Anh như người Việt. Vậy thế nào là nói tiếng Anh như Tây mà thế
nào là nói tiếng Anh như người Việt? Đó là vì 100 % người bản địa khi sinh ra người ta nói tiếng
anh bằng cổ họng dưới còn người Việt của mình 100 % khi sinh ra nói tiếng Việt bằng cổ họng
trên. Tức là bạn nào nói tiếng Anh nghe Tây, thì bạn đó biết sử dụng cổ họng dưới. Thì vấn đề
thứ nhất, em thấy chị chưa sử dụng được cổ họng dưới để nói. Khi chị nói được bằng cổ họng
dưới thì sẽ có bốn ưu điểm như sau: nó tròn âm hơn, chắc hơn, nghe Tây hơn, và yếu tố cuối
cùng là mình sẽ nói được lâu hơn. Ví dụ một người hướng dẫn viên du lịch, khi anh ta sử dụng
bằng cổ họng trên để nói thì sẽ nói được khoảng 3-4 tiếng, nếu anh ta sử dụng bằng cổ họng dưới
thì có thể nói được 6-7 tiếng cũng không thấy mệt. Ở đây em thấy chị có biết đến kĩ thuật biến
đổi âm, dùng âm câm, còn cái âm cuối thì mình lại gặp rất nhiều vấn đề. Tại vì sao ở đây chỉ có
phát âm ra âm /k/, âm /s/ nhưng chị lại không phát âm /t/, /f/,/r/,.... Tức là có từ chị phát âm ra âm
cuối nhưng có từ chị lại không? Bởi vì thứ nhất là tiếng anh không phải là ngôn ngữ gốc của
mình, nên có từ chị biết phải phát âm nhưng có từ chị lại không biết. Tiếng anh chưa phải là
ngôn ngữ của mình nên nhiều khi mình không thể áp dụng hết được. Ví dụ, khi chị không phát
âm cuối của từ “think” thì người ta sẽ hiểu ra một từ khác “thin”. Thứ 2 là các âm như /o/,
/u/,/i/,... của chị xét về phát âm chuẩn nó vẫn chưa tròn âm. Vậy bây giờ em sẽ ví dụ cho chị cách
mình nói cổ họng dưới như thế nào để có thể vừa nghe được ending sound vừa dùng được cổ
họng dưới. (sau đó đọc mẫu, lưu ý phải đọc to lên, phân tích cho người ta hiểu). “chị nghe thấy
không, âm cuối r khi phát âm ra hoàn toàn không giống như cách đọc âm r trong tiếng Việt”. Kế
tiếp, phân tich cho chị hiệu về tông giọng: thấp, cao, trung bình. “người Việt của mình ai mà sinh
ra có tông giông trầm, thì có phải chị cảm thấy người ta nói chuyện rất là ấm không? Mà hát rất
là hay. Và nếu các bạn ấy nói tiếng Anh thì nghe rất là Tây. Hiện cái giọng của chị đang ở mức
trung, để chị chuyển xuống tông giọng trầm thì thì chỉ cần mất từ 1-2 ngày thôi, không có vấn đề
gì cả. Ví dụ nếu mà chị giống như em thì để sửa giọng khá là phức tạp, giọng của em là một tong
giọng rất cao, thậm chí nếu mà bây giờ nói to nó vẫn rất là chua, cho nên để luyện xuống tông
giọng trầm tốn rất nhiều công sức. Còn hiện tại chị đang ở mức trung, chị sẽ dễ hơn nhiều. Vậy
nên việc đầu tiên khi vào lớp phát âm, giảng viên sẽ hướng dẫn cho chị cách dùng tông giọng
dưới.
Hỏi chị có muốn học mẹo mà em hay sử dụng không? Đừng thêm dấu sắc vào các từ thay vào đó
thêm dấu nặng vào các, vì mục tiêu của mình là đọc giọng đi xuống (ví dụ các từ hot, sit, What’s
your name?). Mẹo thứ 2 là phải mở rông khoang miệng ra. Nếu bạn đọc được luôn thì nói “ok,
bạn tiếp thu rất tôt”, còn nếu bạn chưa đọc được thì nói “ đương nhiên những việc này mình phải
thông qua luyện tập nhiều lần mới có thể thành thạo được” sau mỗi lần đọc thử ví dụ đều quay
sang hỏi bạn “ như vầy đã nghe tây hơn chưa”, “như vầy đã khác với mình đọc trước đây nhiều
chưa ạ?” (luôn luôn phải lấy được sự thừa nhận của người ta).
Nhiều bạn khi nói từng từ thì rất tốt nhưng khi đọc vào câu lại gặp rất nhiều vấn đề. Vậy em sẽ
cho chị đọc 1 vài câu xem coi có vấn đề gì không nha? (i love you, do you love me/ i get up at
six o’clock.)
Ngoài đọc thành từng từ ra, trong câu em gặp phải rấtt nhiều vấn đề. Từ nãy đến giờ chị em mình
nói chuyện với nhau rất nhiều, mình nó có lúc nghỉ lúc lên lúc xuống và trong tiếng việt, người ta
gọi đó là ngữ điệu. Vậy trong tiếng Anh thì sao. Có bao giờ em để ý người nước ngoài bên cạnh
họ bày tỏ cảm xúc qua khuôn mặt, cảm xúc, lời nói ,...như là “oh,really”, nhiều khi cảm xúc
người ta thể hiện hơi bị over quá so với người việt mình. Thậm chí khi nói họ còn giơ tay chân
loạn xạ nữa tức là họ dùng ngôn ngữ hình thể. Vậy vấn đề ở đây là trong tiếng anh người ta đòi
hỏi cao hơn về ngữ điệu. Ví dụ cả trong tiếng Việt, “từ nãy đến giờ chị em mình nói chuyện với
nhau lúc lên lúc xuống” tức là em nói bằng một ngữ điệu ngang thì chị sẽ cảm giác ra sao, nghe
có chán không? Vậy thì lúc nãy chị đọc như thế trong tiếng Anh, như một đường thẳng thì chị
cảm tháy như thế nào. Có thể do tiếng anh không phải là ngôn ngữ gốc của mình nên mình
tháybinhf thường nhưng mà đối với người nước ngoài thì người ta sẽ cực kì khó chịu. Chính vì
vậy phải có tính ngữ điệu khi nói. Vấn đề kế tiếp của chị là chị chưa biết sử dụng kĩ thuật nâng
cao trong câu nói, như khi nói các từ it’s, mọi người thường bỏ luôn không phát âm s hay đọc
thành it is nhưng người bản địa người ta sẽ nối âm vào. Vậy bây giờ khi em che từ này đi, và đọc
cách có ngữ điệu và có nối âm thì chị có còn nghe ra được hay không. Đó là một trong các ví dụ
chị buộc phải học phát âm nâng cao, nếu không ngay cả từ đơn giản nhất, bình thường chị biết,
nhưng khi người ta sử dụng kỹ thuật vào thì chị lại không biết. Thật ra chỉ có người Việt mới bỏ
đuôi, âm cuối như thế này thôi. Và đối với những câu biểu thị cảm xúc :i love you. Do you love
me?. Nếu đọc ngang không âm điệu có khi người ta sẽ không biết đó là câu hỏi.
Sửa phần nghe:
Từ nào bạn điền sai thì mình gạch đi và điền từ đúng lại cho bạn. Nếu bạn đó bị ngọng l,n thì nói
“Bạn yên tâm khi học khoá phát âm, dù là giọng địa phương, giọng ngọng hoàn toàn có thể sửa
được hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến từ tiếng anh. Bây giờ em sẽ cho chị nghe lại một lần
nữa để thứ nhất những từ lúc nãy mình chưa điền được là từ gì và thứ 2 là chị nghe các kĩ thhuật
phát âm nâng cao có trong bài mình có nhận ra được hay không?” Đây là những từ rất đơn giản,
và tốc độ nói phim hoạt hình tức là tốc độ rất chậm và rất dễ nghe rồi.
“Vậy bây giờ mình sẽ vào phần test phản xạ trực tiếp.xem khả năng của như nào chị nhé.” Sẽ có
rất nhiều trường hợp xảy ra ở đây:
 Dạ thôi em ơi, chị dốt quá rồi, em đừng nói nữa/ chị bận lắm thôi cho đăng kí luôn=> từ
chối làm bài test phản xạ thì ngừng lại, chốt sale thôi.
Thường thì trước khi bước vô bài test phản xạ, nếu nhận thấy trình độ bạn quá kém thì có thể hỏi
“ Chị ơi chị có muốn hoàn thành luôn phần test phản xạ không ạ?”, nếu chị trả lời có thì ok, cho
test; còn không thì thôi. “ Vậy bây giờ em sẽ viết 5 từ, mỗi từ em sẽ đọc 2 lần và chị sẽ viết lại
xem có biết em đang đọc từ nào không ?( history, restaurant, every, entertain) “thôi thì từ số 5 thì
em thay thành 1 câu nhé”. “vậy bây giờ em sẽ hỏi chị một vài câu xem phản xạ của chị như thế
nào nhé” (what’s your name, how are you, how old are you, what do you do in your free time,
which restaurant do you like). “ Mình đang gặp vấn đề rồi đây”, “các từ này không phải biết như
thế” (viết lại ra giấy, sau khi viết xong thì hỏi) “chị có biết các từ này không” “tại sao chị biết
mình biết mình nói sai rồi người ta nói đúng mà sao lại không sửa?”/”đây thường là cách đọc của
người Việt, phiên âm tất cả ra tiếng việt để đọc”, “entertain đây là trường hợp rơi âm, nuốt âm
mà lúc nãy em có đề cập đến, ở đây người ta rơi đi âm /t/ và nối n với e lại nhau. (vd khác như là
twenty).
Phân tích các câu hỏi mà bạn trả lời nhầm trong 5 câu. Okay, tới đây thì đã chính thức kết thúc
bài test trình độ dành cho mình. Kết quả như thế nào thì em nghĩ cũng đã tự đánh giá được phần
nào rồi, nhưng em đã đề cập trước đó nếu mình không thể phát âm chuẩn 2 phần phát âm nâng
cao và cơ bản thì cho dù là những câu hỏi quen thuộc mình biết suốt bao nhiêu năm như bao
nhiêu tuổi mình cũng không thể nhận ra được. Vì vậy mình bắt buột phải học cái đó và với trình
độ hiện tại của chị em sẽ thiết kế cho mình 1 lộ trình bắt đàu từ giai đoạn phát âm. Qua bài test
này chị có thắc mắc gì không? (phân tích, định hướng cho chị).
Về lộ trình
Vậy bây giờ em sẽ cho chị xem lộ trình bên em nhé. Phần phát âm bao gồm 13 buổi, gồm phát
âm cơ bản và nâng cao, kỹ thuật nghe ở trong này mình sẽ học được từ 40-60% về tốc độ trung
bình và tích luỹ 500 từ vựng, 100 cấu trúc câu thông qua chương trình học trên lớp và chương
trình học tại nhà. Ví dụ bạn đăng kí học thứ 2, 6 thi vào thứ 2, 6 sẽ có bài tập về nhà của trợ
giảng và giảng viên. Những bài tập có thể là quay video, khẩu hình miệng, rồi mình sẽ up lên
group lớp để các bạn sẽ chữa cho. Bài tập của giảng viên, giảng viên sẽ vào chữa, bài tập của trợ
giảng thì trợ giảng sẽ vào chữa. Nếu mình sai qua nhiều thì mình phải quay lại còn nếu mình sai
ít thì mình có thể tự luyện tập lại. Như vậy, thứ 3,5,7 ở nhà mình làm gì, học tiếng anh là qúa
trình liên tục, liên tục lỡ bỏ quên là sẽ quên luôn. Vào ngày 3,5,7 thì mình sẽ có bạn chăm sóc
học viên, bạn sẽ ip chương trình học 30p mỗi ngày trên group lớp cho tất cả các bạn, và mình sẽ
trả lời ngay trong phần comment của group đó. Ví dụ: xem đoạn phim điền vào chỗ trống hay đẳt
câu với những cấu trúc ngữ pháp cho trước. Thông qua quá trình đó mình sẽ tích luỹ được từ
vựng và cấu trúc câu. Hết giai đoạn này mình sẽ có 1 bài test đầu ra. Nếu bạn pass qua được bạn
sẽ lên giao tiếp cơ bản, còn không qua được thì mình phải vui lòng học lại giai đoạn này giúp
mình giúp mình. Việc học lại giúp mình đảm bảo 2 yêú tố: một là nếu mình học lại và lên được
lớp thì mình hoàn toàn có thể tiép thu được toàn bộ kiến thức của lớp, hai là để bên mình có thể
đảm bảo đầu ra như đã đề cập trước đó. Đừng ngại việc học lại và nó hoàn toàn miễn phí. Có 3
cách để học lại:
 Học từ bài 1 đến bài cuối
 Học những bài mình không chắc chắn, buổi mình có việc phải nghỉ
 Nếu vào test mình không khoẻ, có thể tự luyện ở nhà tầm 1 tuần và liên hệ với trung tâm,
trung tâm sẽ mở buổi lại cho bạn
Giai đoạn tiếp theo là giao tiếp cơ bản gôm 16 buổi: 3 buổi kỹ năng nghe và phản xạ. Theo thông
thường khi nghe một câu hỏi bản sẽ nhẩm nhẩm 1 lúc rồi dịch câu hỏi sang tiếng việt, sau đó
nghĩ câu trả lời bằng tiếng việt rồi mới dịch sang tiếng anh. Thì quá trình đó trải qua tân 4 bước
chứ không pahir là phản xạ nhanh 2s. Đàu tiên mình luyện 1 cách thụ động. Có nghĩa là ban đầu
sẽ có 1 câu mẫu, như về sau chuyển thành chủ động diễn giải nhiều ý hơn. Có 12 buổi còn lại
luyên tập về nói theo các chủ đề: mua sắm, thời tiết, ăn uống, mạng xã hội, phỏng vấn,...Để cho
anh chị có thể sử dụng trong việc, đời sống hằng ngày hoặc có thể mang đi du lịch. Khả năng
nghe sẽ đặt từ 60-80%, khả năng nói sẽ đạt được từ 4-5.0 ielts, tích luỹ 1000 từ vựng và 200 cấu
trúc câu thông qua các bài học trên lớp và tại nhà. Nếu mục tiêu đầu ra của bạn là toeic thì chốt
lại bằng toeic.
Sau đó chỉ cũng sẽ làm bài kiểm tra giúp em, nếu không pass để lên lớp tiếp theo thì chị vui lòng
học lại, Lên đến giai đoạn tiếp theo chắc chắn phát âm của mình đã chuẩn rồi, mình có thể giao
tiếp cơ bản rồi còn nếu không vẫn sẽ trượt ở đoạn dưới.
Giai đoạn cuối cùng này sẽ học 10 buổi và học 100% với giáo viên người Mĩ. Phần lớn mình sẽ
chỉ học kĩ năng thuyết trình, tranh luận, phản biện,...Khả năng nghe đạt được 80-90%, tương
đương 5.5 ielts trở lên và tích luỹ 1500 từ vựng, 300 cấu trúc câu, (tăng thêm từ 400-600). Đây là
cam kết đầu ra cuối cùng ở bên em. Kế đó bạn sẽ vẫn làm bài test đầu ra nếu bạn pass được thì
ra, còn không thì vui lòng tiếp tục học lại. khi học xong bạn sẽ được 1 ekip của Aten qauy lại 1
vlog đầu ra, để bạn có thể so sánh từ lúc vào cho đến lúc ra, mình đã khác nhau như thế nào, bạn
tự đánh giá ra sao.
Sau khi học xong bạn sẽ cấp 2 thứ: giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá học tại đây và thẻ bảo
hành. Như chị đã chia sẽ trước đây chị học rất tốt nhưng khi nghỉ một thời gian chị bị mai một và
đóng 1 khoản tiền để học lại. Thay vì thế chị cầm thẻ bảo hành này, quay lại đây để học 1 trong 3
lộ trình hoặc cả 3 hoàn toàn miễn phí. Sau khi học xong chị sẽ được cấp thêm 1 thẻ nữa. Có
nghĩa là mức phí chị học tại đây là có thể học trọn đời. Khi đăng kí học sẽ có 2 bản hợp đồng
mỗi bên giữ một bản. Đảm bảo cho chị được quyền lợi, lộ trình, phương pháp học, thẻ bảo hành.
Ngoài ra bên em không bao giờ bán lẻ khoá học. Tại vì mỗi khoá học sẽ phù hợp cho từng đối
tượng khác nhau, nếu chỉ có khoá phát âm thì sẽ phù hợp với những bạn có khả năng giao thành
thạo hằng ngày. Với trình độ mất gốc như chị và vói những mục tiêu của chị đưa ra thì phải đăng
kí khoá này. Khi đăng kí chị sẽ được tặng 6 buổi bổ trợ ngữ pháp và 10 buổi bổ trợ nghe. Sau khi
chị đã hcoj xong khoá phát âm, chị sẽ thử luyện nghe xem có hiểu hay không.
Lộ trình chăm sóc: mỗi buổi chị sẽ được 3 người chăm sóc là giảng viê, trợ giảng và chăm sóc
học viên. Giảng viên là người giangr dạy chính 1,5 giờ, trợ giảng là người review lại 1h, bạn
chăm sóc học viên sẽ là người đồng hành với bọn chị trong tất cả các giờ học để nhắc nhở các
chị đi học đúng giờ, làm bài tập đúng giờ, là người review lên group những kiến thức của buổi
học ngày hôm đí sau khi về nhà, là người đồng hành với chương trình học 30p mỗi ngày. Mỗi
lớp sẽ từ 13 -16 người. Chị còn vấn đề gì nữa không ạ?
Về học phí
Với lộ trình như này đi từ phát âm đến cam kết ra là có thể giao tiếp thành thạo cùng với thẻ bảo
hành, học phí gốc bên em là 9tr9. Tuy nhiên chỉ trong tháng này là 9tr1 khi đóng 1 lần. Với lộ
trình học này chia ra phải học 7-8 tháng, thì chia ra mỗi giai đoạn mỗi tháng chỉ có thêm 1tr thì
sẽ không đắt đâu chị. Pr về giảng viên: Cô Fiona huyện là quản lí chất lượng của Aten Sài gòn và
cô là người biên soạn toàn bộ giáo trình, tuyển giảng viên cả người việt lẫn nước ngoài về đẻ đào
taọ và phân về các cơ sở. Nếu chị muốn học cô Fiona thì chị có thể học ở Aten thôi vì buổi tối cô
về làm giảng viên chính của bên em. Lịch khai giảng cô là ...và lớp của cô thì thường full rất
nhanh. Như em đã nói thì mỗi lớp sẽ là 13 bạn thôi và hiện tại đã có 11 bạn rồi và lát nữa sẽ có 2
bạn để test. Bây giờ chị nên đăng kí và giữa chỗ, đóng tiền ngày hôm nay em sẽ giảm cho chị
200,000đ....tuỳ vào khách hàng mà mình bán giá khác. Nếu bạn nói abnj khó khăn lắm thì chị sẽ
cố gắng xin cho em học bổng, nhưng xin cho em thì em có đóng được không. Đóng giai đoạn với
mức học phí 1 lần nhưng mình chỉ cho người ta đóng 2 lần thôi, tháng này và tháng sau. Do
mình còn có 2 bạn nữa thôi nên chị nên đăng kí giữ chỗ để mình hưởng được uu đãi và nếu chị
về suy nghĩ mà 2 bạn đã giữ chỗ rồi thì mình phải đăng kí lớp sau và cũng không học được với
cô. Nếu chị vẫn đang phân vân thì chị có thể giữ chổ trước và về suy nghĩ. Nếu hiện tại mục tiêu
của mình rõ ràng, thời điểm bây giờ phù hợp đẻ chị học tiếng anh thì chị quay lại, mình trừ đi phí
giữ chỗ, còn bao nhiêu tiền chị đóng giúp em, rồi mình kí hợp đồng. Còn nếu chị về suy nghĩ
hiện tại vẫn chưa thích hợp cho chị học, không có nhu cầu lun thì chị cầu phiếu thu quay lại đây
lấy lại phí giữ chỗ.Lưu ý phí giữ chỗ là được giữ lại.

Mô hình 3 kèm 1: 7 – 10 học viên


Khóa đào tạo gồm 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 - Phát Âm Chuẩn - Học 13 buổi bao gồm test cuối khóa.
- Giai đoạn 2 - Giao Tiếp Cơ Bản - Học 13 buổi bao gồm test cuối khóa.
- Giai đoạn 3 - Giao Tiếp Nâng Cao - Học 13 buổi bao gồm test cuối khóa.

- Thời gian học: 2 buổi/tuần, mỗi buổi 2.5 giờ. Khóa học kéo dài trong vòng 6 tháng.
Chương trình học 30 phút mỗi ngày: Mỗi giai đoạn đều thiết kế chương trình học 30 phút mỗi
ngày. -học phí dao động từ 4tr - 15tr9 (phụ thuộc vào từng lộ trình, kết quả bài test đầu vào của
mình nữa ạ)

You might also like