You are on page 1of 12

ĐỀ 1

Câu 1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải
nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành
công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức
ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho
công việc; vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách,
vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về…
Bất cứ việc làm gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như
những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử
thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được,
bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn
sẽ giậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn
rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn
muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ
chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
(Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2019, tr.49-50)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh
nào?
c. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ và cho biết kiểu câu xét về cấu tạo
ngữ pháp trong câu sau: Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố
gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những
người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào.
d. Chỉ ra phép liên kết câu trong những câu sau: Nếu bạn làm vì niềm vui,
sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự
hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc
chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ giậm chân tại chỗ.
e. Em có đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao?
Bất cứ việc làm gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những
nghệ sĩ trên sân khấu.
g. Từ đoạn trích trên em rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Câu 2
Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
ĐỀ 2
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề
ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta
muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để
thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật. Ta ước mơ có một
cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các
biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách),
những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí.
Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sư hi
sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội
trong nghề nghiệp đều phải trả giá…
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây
dựng, như đến TajMahal, như Vạn Lí Trường Thành ngày qua ngày, viên gạch này
nổi tiếp viên gạch khác. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ
lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt
đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với
bạn.
(Trích “Đời ngắn, đừng ngủ dài"- Robin sharma-
NXB Trẻ)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu
nào?
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống.
c. Xác định thành phần biệt lập có trong câu văn:
Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại
thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi
ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.
d. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển
liên tục không ngừng.
e. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai
câu văn sau:
Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện
tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như
có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ
luật.
f. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Hãy lí giải sự
lựa chọn đó của em.
ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi rất thích hoa bồ công anh, không phải là đóa hoa vàng rực rỡ mà là đóa
hoa bạc trắng đã sẵn sàng cho chuyến phiêu lưu. Có lẽ không có loài hoa nào có
vẻ ngoài mảnh mai, yếu đuối nhưng lại có cá tính mạnh mẽ như bồ công anh.
Chúng là những nhà thám hiểm bẩm sinh, những “phượt thủ” mang sinh mệnh
của mình trên đôi cánh. Đó không chỉ là sinh mệnh của một hạt giống đơn thuần
mà còn là hy vọng và tương lai của thế hệ kế cận. Nhựa sống của bồ công anh tích
tụ trong những nhánh hoa nhỏ bé, chỉ đợi một cơn gió nổi chúng sẽ tung mình bay
đến những miền đất mới. […]
Nếu bồ công anh không can đảm gửi những thế hệ non nớt đến vùng đất
mới, chúng có thể chết vì cạn kiệt nguồn nước, chất dinh dưỡng. Sống chen chúc
trong vùng an toàn chật hẹp sẽ khiến chúng bị hủy diệt vì không đủ không gian.
Chỉ có cách phiêu lưu, sinh sôi và tiếp tục mở rộng lãnh thổ thì mới có cơ hội duy
trì sự tồn tại của giống loài.
Vậy đó, cuộc sống đôi khi buộc chúng ta phải mạo hiểm bước ra khỏi vùng
an toàn để tìm kiếm sự an toàn. Nhưng chúng ta đã được chuẩn bị gì cho chuyến
đi dài đó? Chúng ta có bạn đồng hành hay chỉ là một hạt cát đơn côi trong chuyến
đi của cuộc đời mình?
(Trích Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống – Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới,
2019, tr. 235-236)
Câu 1. Theo đoạn trích, cây bồ công anh có những đặc điểm gì?
Câu 2. Chỉ ra 02 từ láy tượng hình có trong đoạn trích.
Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu gì xét theo
cấu tạo ngữ pháp?
“Nếu bồ công anh không can đảm gửi những thế hệ non nớt đến vùng đất
mới, chúng có thể chết vì cạn kiệt nguồn nước, chất dinh dưỡng.”
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Có lẽ không có loài hoa nào có vẻ ngoài mảnh mai, yếu đuối nhưng lại có cá tính
mạnh mẽ như bồ công anh.”
Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa cụm từ “vùng an toàn” trong đoạn trích?
Câu 6. Bài học sâu sắc mà em rút ra được sau khi đọc đoạn trích trên là gì?
ĐỀ 4

Câu 1: (4,0 điểm)


Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Tháng 8-2013, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho báo Tuổi trẻ
thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến căng tin của
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM) khi đó chịu
xếp hàng. Ngay lập tức diễn đàn về văn hoá xếp hàng được mở ra, nhiều người
thấy chuyện kì cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng. Nhưng hơn bốn
năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua
từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình
của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.
Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng”
tại một số sân bay ở Việt Nam: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm
thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra.
Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông
từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên
phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì
là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…
Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi,
có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện
thiếu tử tế lại nhiều hơn. Trong cuộc sống có những điều đơn giản nhất mà đôi khi
ta lại quên đi. Hãy biết làm những chuyện tử tế nhỏ để gom góp lại những chuyện
tử tế lớn.
(Theo http://nghiadungkarate.com.vn.
Đâu rồi, chuyện tử tế?, Nguyễn Nghĩa, Báo Tuổi trẻ)
a. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích trên?
b. Theo em, tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này?
c. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau:
Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái
độ thì không có gì là mắc cỡ.
d. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau:
Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…
e. Em hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong
vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn trích.
g. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc đoạn trích trên?
Câu 2: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ bàn luận về vai trò của lối sống tử tế.

ĐỀ 5

Câu 1. (4,0 điểm)


Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người
ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan
không ai làm nổi cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là
cái gì.
(…) Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ
mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu, giầu bền, còn việc nước,
việc đời không can hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có
ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa.
(…) Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những
điều tốt đẹp. Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục;
mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.
Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy
lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt… ấy là những cách làm mình
yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
b. Theo tác giả, nhờ đâu mà “Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc
gian nan không ai làm nổi“?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau “Còn những
kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một
đời an nhàn vô sự, sống lâu, giầu bền, còn việc nước, việc đời không can hệ gì
đến mình cả.”
d.Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau: Còn những kẻ ru rú
như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an
nhàn vô sự, sống lâu, giầu bền, còn việc nước, việc đời không can hệ gì đến mình
cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh
tranh này thế nào được nữa.
e. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc
tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp.”? Vì sao?
f. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên

ĐỀ 6
Câu 1(4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Em là người thanh niên xung phong
Không có súng, chỉ có đôi vai cáng thương, tải đạn
Giữa tầm đạn thù, tấm lòng dũng cảm
Em vượt đường dài tiếp thêm lửa chiến công.

Tôi thấy rồi em ơi, giữa cuộc hành quân


Niềm kiêu hãnh trong mắt em kì lạ
Trên chiếc áo bạc màu trăm miếng vá
Cô gái Việt Nam đẹp đến lạ thường

Ôi! Những bông hoa nở giữa chiến trường


Nở rực rỡ cả hương lẫn sắc
Nhìn vết bầm trên má em mà tôi muốn khóc
Sao em cười đôn hậu quá em ơi!
(Trích “Những bông hoa trên tuyến lửa”, Đỗ Trung Quân, 1979)
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
b. Chỉ ra hai hình ảnh mà tác giả đã nhìn thấy ở cô gái thanh niên xung phong giữa
cuộc hành quân.
c. Em hiểu gì về hoàn cảnh chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong qua
dòng thơ: “Không có súng, chỉ có đôi vai cáng thương, tải đạn”?
d. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Ôi! Những bông hoa nở giữa chiến trường
Nở rực rỡ cả hương lẫn sắc”
e. Đoạn thơ đánh thức trong em tình cảm gì với những cô gái thanh niên xung
phong?
f. Qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong trong đoạn thơ, em cảm
nhận được những vẻ đẹp nào của người con gái Việt Nam?

ĐỀ 7
Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi :
Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người - biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 -
1975,
(NXB Tác phẩm mới, Hà Nội,
1976, tr. 379)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu thơ sau: Ôi cơn mưa quê hương
c. Đoạn thơ in đậm đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian,
tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?
d. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
e. Em hiểu thế nào về hai câu thơ: Ôi cơn mưa quê hương /Đã ru hát hồn ta thuở
bé ?
f. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì? (Trả lời từ 3 – 5 câu)
ĐỀ 8
Câu 1: (4,0 điểm)

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ, Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua. thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Những dãy bưởi sai, những hàng khế Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả
ngọt, Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao… Tình ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!
(Mẹ, Bằng
Việt)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản.
2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
3. Trong đoạn trích có rất nhiều kỉ niệm được nhắc đến. Hãy chỉ ra những kỉ
niệm đó.
4. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong “khế ngọt” và
“ngọt lòng”
5. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao.
6. Em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện trong
đoạn trích.
ĐỀ 9
Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi vẫn thường ngẫm nghĩ lí do những người có tài như thế lại thất bại. Có
lẽ tài năng chưa đủ. Đam mê chưa đủ. Yêu thích là chưa đủ. Trên con đường đó
vẫn còn nhiều cạm bẫy, vẫn nhiều ngã rẽ, vẫn nhiều thử thách chông gai. Biết được
đam mê, vẫn không hết lòng, kiên trì, nhiệt tình theo đuổi nó. Vẫn không có tính kỉ
luật, ép mình vào khuôn khổ. Để cuộc sống trôi đi với những thứ nhỏ nhặt vụn vặt.
Thì tương lai vẫn mờ mịt như cũ.
Mỗi người đều có những khả năng nhất định. Nhưng điều quyết định thành
bại trong đời không phải là việc sở hữu tiềm năng, mà là việc bạn sẽ sử dụng nó ra
sao.
Khả năng của con người cũng giống như những cơ bắp vậy, nếu không rèn
luyện, không sử dụng, chúng sẽ ngày càng yếu đi.
Ngay cả khi ta rèn luyện khả năng của mình đến một mức độ chuyên môn
nhất định, nếu không chú tâm cố gắng mài giũa nó hàng ngày, khả năng của mình
vẫn có nguy cơ mai một và biến mất.
Ở đời rất khó để đi lên nhưng rất dễ để đi xuống. Xây dựng tài năng
phải mất mười năm mà đánh mất tài năng chỉ cần mười tuần. Và ở đời cũng
rất dễ đi lên nếu người ta đang ở dưới đáy. Nhưng rất khó đi lên khi đã ở mức
lưng chừng. Khi đã có một số thứ, đã có tí tài năng, đã có tí vật chất, đã có cái
để mất, có cuộc sống thoải mái dễ chịu, thì cũng mất dần động lực để vươn lên
mức tiếp theo.
Và không ít người bị mắc kẹt ở mức lưng chừng như vậy. Chìm vào những
trò gải trí đơn thuần. Thư giãn quá nhiều, tận hưởng quá nhiều. Không quý trọng
thời gian. Bị rơi vào cái bẫy của hội chứng “vừa đủ”. Và cứ thế, không thể sống
được hết với tiềm năng của chính mình.
Tác giả người Mỹ Richard St. John trong một bài diễn thuyết của mình có
trình bày công thức thành công của ông. Đó là Đam mê -> Làm việc ->Tập trung -
> Thúc đẩy ->Ý tưởng ->Cải tiến -> Phục vụ -> Kiên trì -> Đam mê.”
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, tr.208,
209)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả người Mỹ Richard St. John, công thức để thành công là gì?
Câu 3. Chỉ ra phép liên kết sử dụng trong đoạn văn được in đậm ở trên?
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: Khả năng của con người cũng giống như những cơ bắp vậy, nếu không
rèn luyện, không sử dụng, chúng sẽ ngày càng yếu đi.
Câu 5. Theo tác giả bài viết vì sao có tài, có đam mê mà vẫn không thành công?
Câu 6. Qua đoạn văn bản trên em rút ra cho mình bài học gì, em hãy lí giải điều
đó.
ĐỀ 10
Câu 1. (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải
nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành
công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức
ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho
công việc; vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách,
vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về…
Bất cứ việc làm gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như
những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử
thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được,
bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn
sẽ giậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn
rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn
muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ
chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
(Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2019, tr.49-50)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh
nào?
c. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ và cho biết kiểu câu xét về cấu tạo
ngữ pháp trong câu sau: Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố
gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những
người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào.
d. Chỉ ra phép liên kết câu trong những câu sau: Nếu bạn làm vì niềm vui,
sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự
hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc
chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ giậm chân tại chỗ.
e. Em có đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao?
Bất cứ việc làm gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những
nghệ sĩ trên sân khấu.
g. Từ đoạn trích trên em rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

ĐỀ 11
Câu 1 (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề
ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta
muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để
thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật. Ta ước mơ có một
cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các
biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách),
những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí.
Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sư hi
sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội
trong nghề nghiệp đều phải trả giá…
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây
dựng, như đến TajMahal, như Vạn Lí Trường Thành ngày qua ngày, viên gạch này
nổi tiếp viên gạch khác. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ
lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt
đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với
bạn.
(Trích “Đời ngắn, đừng ngủ dài"- Robin sharma-
NXB Trẻ)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu
nào?
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống.
c. Xác định thành phần biệt lập có trong câu văn:
Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại
thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi
ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.
d. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển
liên tục không ngừng.
e. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai
câu văn sau:
Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện
tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như
có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ
luật.
f. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Hãy lí giải sự
lựa chọn đó của em.

You might also like