You are on page 1of 5

1. 121.

Ngư công di sơn(158)


2. 73. Phụ mẫu chi niên,...(97)
3. 49. Động dĩ tĩnh vi mẫu, nghi nãi ngộ chi phụ (67)
4. Bà con vì tổ vì tiên , không phải vì tiền vì gạo (41)
5. Nước có nguồn, cây có gốc
6. Chim có tổ người có tông.
7. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
8. Đàn anh có mả, kẻ cá có dòng
9. Con rồng cháu tiên
10. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng
11. Quê cha đất tổ
12. Sống về mồ về mả, chẳng ai sống về cả bát cơm
13. Ông bà ông vải
14. Một trăm cái giỗ, đổ đầu trưởng nam
15. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
16. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống
17. Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng
18. Rước voi về giày mả tổ
19. Đời cha ăn mặn. Đời con khát nước
20. Giữ như giữ mả tổ
21. Làm thầy địa lý mất mả táng cha
22. Tre già măng mọc
23. Mạch trong nước chảy ra trong; thế nào đi nữa con dòng vẫn hơn
24. Trưởng nam bại, ông vải vong
25. Vác tiền ra mả, mặc cả cái chết
26. Mèo mả gà đồng
27. Mèo lành chẳng ở mả, ả lành chẳng ở hàng cơm
28. Mồ yên mả đẹp
29. Lá rụng về cội
30. Lệnh làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ
31. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành
32. Danh gia vọng tộc
33. Như trứng để đầu đẳng
34. Nước lụt, chó nhảy bàn độc. (bàn độc: bàn để đọc sách, bàn để đồ thờ cúng)
35. Con rồng cháu tiên
36. Con lạc cháu Rồng
37. Dòng dõi tiên rồng
38. Cha nào con nấy///
39. Mẹ nào con nấy
40. /// Nòi nào giống ấy
41. Cha làm sao, con bào hao làm vậy
42. Cha anh hùng, con hảo hán
43. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy
44. Con người có cố có ông
45. Như cây có cội như sông có nguồn
46. Cáo chết 3 năm quay đầu về núi
47. Con có cha mẹ đẻ, không ai ở lỗ nẻ mà lên
48. Con nhà nòi
49. Con nhờ đức mẹ
50. Chua ngọt tại cây
51. Con hơn cha nhà có phúc
52. Trứng đòi khôn hơn vịt
53. Phúc đức tại mẫu, họa vô môn
54. Nhớ nguồn gốc, biết tổ tiên
55. Tổ tiên là bậc tiền nhân
56. Tổ tiên là bóng mát che chở cho con cháu
57. Ba tuổi ranh nói chuyện ông Bành tổ.
[Con cháu nói chuyện ông vải.] (Ông Bành tổ: ông tổ xưa nhất của loài người, sống tới tám Từ
điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam 47 Vũ Dung - Vũ Thuý Anh - Vũ Quang Hào trăm năm, theo
truyền thuyết.) Trẻ con nói leo vào chuyện của người lớn
58. Bà cô bóp con cháu. x. Bóp như bà cô bóp con cháu.
Bóp như bà cô bóp con cháu. [Bà cô bóp con cháu; Bà cô vớ được con cháu; Nặn như bà cô nặn
con cháu.] (Bà cô, ông mãnh là những người chết trẻ nên con cháu thường hay bỏ giỗ, hễ gặp
được con cháu nào hợp thì hành hạ bắt họ phải cúng giỗ, theo mê tín.) Bòn rút vơ vét đến cùng
kiệt làm người ta điêu đứng khổ sở.
59. Bà cô, ông mãnh. (Bà cô: người con gái chết trẻ, chưa chồng; Ông mãnh: người con trai chết trẻ,
chưa vợ.) Ngđ: Những người chết linh thiêng, hay về hoành hành người sống, theo mê tín. Ngb:
Những người còn trẻ, chưa lập gia đình, tính tình nghiệt ngã và quái ác.
60. Bà cô vớ được con cháu. x. Bóp như bà cô bóp con chá
61. Bái tổ vinh quy. x. Vinh quy bái tổ.
62. Bại sản khuynh gia. x. Khuynh gia bại sản.
63. Bắt người bỏ giỗ, không ai bắt người cỗ bé.
(Giỗ: lễ tưởng nhớ người đã chết, có cúng theo phong tục cổ truyền, vào dịp kỷ niệm ngày chết;
Bỏ giỗ: bỏ không cúng hoặc không đến góp giỗ.) Cần có lòng thành chứ không cần long trọng to
tát
64. Bẻ tay bụt ngày rằm.
(Ngày rằm những người theo đạo Phật đều lên chùa cúng lễ Phật.) Hành động độc ác thâm hiểm,
gây trở ngại lớn đến người khác một cách ác ý
65. Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng rái.
[Cha kính mẹ rái.] (Rái: nể sợ.) Ngđ: Kính sợ cả cha lẫn mẹ, cả họ nội ngoại. Ngb: Không dám có
ý kiến bênh vực bên nào, dè dặt trước một sự tranh chấp,
66. Bố mẹ già con có, bố mẹ khó con không.
[Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không.] (Khó: nghèo khó.) Bố mẹ giàu để của cho con, còn
bố mẹ mà nghèo khó dù muốn cho con cũng không có gì mà cho; Bố mẹ giàu, con cái có điều
kiện ăn học tử tế, bố mẹ nghèo con chịu thiệt thòi
67. Bốc mả kiêng ngày trùng tang, trồng lang kiêng ngày gió bấc.
[Cất mả kị ngày trùng tang, trồng lang kị ngày gió bấc.] (Bốc mả: lấy xương người dưới mộ để
đủ ba năm lên, chuyển đi chôn chỗ khác; Trùng tang: ngày có giỗ hai người thân thích; Lang:
khoai lang.) Kinh nghiệm trồng khoai lang: tránh trồng ngày gió bấc (lạnh và khô) vì khoai lang
mới trồng đã héo nếu gặp gió bấc càng héo thêm, bén rễ chậm và dễ bị chết
68. Cá nhảy giường thờ.
Sản vật quý kiếm được vào lúc hiếm hoi; Thứ hàng đắt khó mua
69. Dột từ nóc dột xuống.
Những cái xấu xa là tự trong nội bộ, có nguyên nhân sâu xa bên trong chứ không phải tại bên
ngoài
70. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.]
Con người dù đi xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên được nơi gốc tích
71. Cây một rễ, lá một cành. Cùng gốc gác, họ hàng
72. Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không. x. Bố mẹ giàu con có, bố mẹ khó con không.
73. Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Gngh. Con nhờ đức mẹ. Cha mẹ ăn ở hiền lành sẽ có ảnh hưởng tốt đến tính nết và cuộc sống của
con cá
74. Cha làm thầy, con bán sách.
Con cái không nối được chí cha, tiêu tán cơ nghiệp của cha
75. Cha hổ mang đẻ con liu điu.
(Hổ mang: rắn độc, đầu hình tam giác, hàm bạnh ra; Liu điu: rắn có nọc độc ở hàm trên, đẻ con
sống ở hồ ao.) Cha độc ác đẻ con cũng độc ác
76. Cha nào con ấy. x. Giỏ nhà ai quai nhà ấy
77. Cha truyền con nối.
[Con nối cha truyền; Phụ truyền tử kế.] Kế tục, nối tiếp từ đời này sang đời khác
78. Cháu ngoại không đoái đến mồ.
Sự ràng buộc về tình cảm và bổn phận của cháu ngoại đối với ông bà thường không sâu nặng như
cháu nội (phong tục và đạo đức phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, chỉ có con trai, cháu nội
được quyền thừa hưởng hương hoả và có nghĩa vụ chăm sóc mồ mả ông bà)
79. Chó quen nhà, gà quen chuồng.
Loài chim, thú dù đi xa mấy vẫn biết tìm về nơi chốn mình ở
80. Chọn thóc thì chọn ra ruộng dầm, kén dâu thì ngắm cha mẹ cô chú.
(dt. Tày Nùng.) x. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống
81. Con cháu khôn hơn ông vải.
(Ông vải: ông bà tông.) x. Trứng khôn hơn vị
82. Con cháu mà dại thì hại ông cha. x. Con dại cái mang.
83. Con cháu nói chuyện ông vải. x. Ba tuổi ranh nói chuyện ông Bành Tổ.
84. Con cháu to hơn ông vải. x. Trứng khôn hơn vịt
85. Con dòng cháu giống.
[Con ông cống, cháu ông nghè; Con tông gà nòi.] Người giỏi giang, tử tế, đứng đắn, vốn là con
cháu, dòng dõi nhà quyền quý, gia giáo, nền nếp
86. Con giống cha, đầy tớ giống chủ nhà.
Người có quan hệ phụ thuộc thì chịu ảnh hưởng của nhau.
87. Con nối cha truyền. x. Cha truyền con nối
88. Con ông cháu cha.
[Con ông sấm cháu bà sét; Con ông thánh cháu ông thần; Con vua cháu chúa.] Con cháu, dòng
dõi nhà quyền thế.
Con ông cống, cháu ông nghè. x. Con dòng cháu giống.
Con ông sấm, cháu bà sét. x. Con ông cháu cha.
Con ông thánh, cháu ông thần. x. Con ông cháu cha
89. Con tông nhà nòi
90. Của đời ông, ăn không cũng hết
91. Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng. x. Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
92. Giỗ chưa làm, heo còn đó. x. Cơm không ăn, gạo còn đó
93. Giống nào ra giống ấy. x. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy
94. Mồ mả làm khá người ta
95. Không tuần chay nào thiếu nước mắt.
[Đám chay nào cũng có nước mắt; Tuần chay nào cũng có nước mắt.] (Tuần chay: lễ cầu cúng
cho linh hồn người chết được siêu thoát, thường có đủ mặt con cháu họ hàng.) Không có cuộc vui
chơi hội họp hoặc ăn chia nào mà không có mặt, quyền lợi nào cũng có phần
96. Làm quan có mả, kẻ cả có dòng.
[Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.] (Mả: mồ mả; người xưa cho rằng mồ mả ông cha ảnh hưởng tới
đời sống, công danh sự nghiệp của con cháu; Kẻ cả: người đứng đầu, người đàn anh; Dòng: dòng
dõi.) Chỉ có những kẻ con dòng cháu giống mới được giữ những địa vị cao trong xã hội (quan
niệm cũ)
97. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.
[Chọn thóc thì chọn ra mộng dầm, kén dâu thì ngắm mẹ cha cô chú; Dạm em xem chị; Kén dâu
ngắm mẹ, tậu trâu ngắm cái; Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng; Mua trâu lựa nái, mua gái
lựa dòng.] (Tông: tổ tông dòng dõi.) Một kinh nghiệm lấy vợ lấy chồng: chọn con nhà dòng dõi
được giáo dục tử tế, có sức khoẻ tốt, có khả năng sinh đẻ và không có bệnh tật di truyền
98. Ma to giỗ lớn.
(Ma: đám tang.) Tổ chức linh đình, tiêu pha tốn kém vào việc cỗ bàn
99. Nặn như bà cô nặn con cháu. x. Bóp như bà cô bóp con cháu
100. Phụ bất từ, tử bất hiếu.
Cha không nhân từ thì con không hiếu nghĩa, cha hiền thì con mới thảo
101. Phụ truyền tử kế. x. Cha truyền con nối.
102. Phúc đức tại mẫu.
[Con hiền lại mẹ; Con nhờ đức mẹ; Đức hiền tại mẹ.] (Mẫu: mẹ.) Con cái nên người, hiền lành
đức độ, được hưởng tốt lành may mắn là nhờ ở người mẹ đã ăn ở nhân đức, khéo dạy dỗ và làm
gương tốt cho con.
103. Phúc đức khán tử tôn.
(Khán: xem; Tử: con; Tôn: cháu.) Người xưa cho rằng cha mẹ ăn ở có phúc đức thì con cái mặt
mũi khôi ngô đầy đặn, cho nên muốn biết cha mẹ ăn ở ra sao thì nhìn mặt con cháu sẽ rõ
104. Nuôi con trong dạ, đổ vạ cho ông vải.
[Nuôi con trong dạ, mang vạ vào thân.] Có thai nghén cần phải kiêng khem giữ gìn hết sức thận
trọng, vì dễ xảy ra nguy hiểm
105. Hết hương còn khói. [Hết nhang còn khói; Tắt nhang còn khói.]
(Hương khói, nhang khói: những thứ dùng cho việc thờ cúng người chết, ở đây chỉ việc con cháu
cúng giỗ ông cha.) Gia đình không bị tuyệt tự (con chết thì còn cháu).
106. Phụ hữu bất từ, tử bất khả bất hiếu.
Bổn phận của kẻ làm con: cha dù chẳng nhân từ, con cũng không được phép bất hiếu
107. Quan họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch.
(Quan họ: nhóm nam, nữ các liền anh liền chị hát dân ca quan họ kết bạn với nhau, những ngày
lễ tết thường mời nhau đến chơi, ăn cỗ rồi hát đối.) Cỗ các quan họ mời nhau rất chu đáo, lịch sự
mặc dù hoàn cảnh khó khăn
108. Quê hương bản quán. x. Quê cha đất tổ.
109. Quế tử lan tôn.
(Con quý như cây quế, cháu đông đúc như khóm lan.) Nhà có con cháu đông đúc, giỏi giang
thành đạt, dòng dõi cao quý
120. Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông.
Cơ hội hiếm có, tha hồ ăn uống no say
121. [Con cháu khôn hơn ông vải; Con cháu to hơn ông vải; Lạt non buộc tre già, gót chân dạy môi
miệng; Trứng khôn hơn rận.]
Con cái đòi khôn hơn cha mẹ, người non nớt trẻ tuổi lại đòi tranh khôn với những người lớn tuổi, từng
trải
122. Trưởng bại hại ông vải.
(Trưởng: con trưởng, người có trách nhiệm cúng giỗ; Ông vải: tổ tiên.) Người con trưởng mà nghèo khó,
làm ăn sa sút thì việc cúng giỗ tổ tiên cũng bị giảm sút
123. Uống nước nhớ kẻ đào giếng. x. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
124. Vinh quy bái tổ. [Bái tổ vinh quy.
] Người đỗ tiến sĩ (ở thời phong kiến) được dân làng đón rước về lễ tạ ơn tổ tiên; Thành đạt, vinh hiển trở
v
125.

You might also like