You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN:

NGỮ NGHĨA HỌC


Học kỳ 2 năm học 2022-2023

Giảng viên: TS. DƯƠNG XUÂN QUANG


Sinh viên: Phạm Thị Giang
Mã sinh viên: 20031024
Khoa/Lớp: QH-2020-X-NNH

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


c

1
ĐỀ BÀI :
Câu 1 (5điểm): Phân tích thành tố nghĩa quan trọng với các lĩnh vực nghiên cứu ngữ
nghĩa học từ vựng như thế nào? Hãy lấy ví dụ để minh họa cho nhận định của anh chị.
Câu 2 (5điểm): Anh/chị hãy chọn một đoạn văn bản (có nguồn xác định) khoảng 03/05
câu/lời, phân tích các loại nghĩa trong các lời phát ngôn đó.
BÀI LÀM :
Câu 1:
Trong ngôn ngữ học hiện đại, có thể khẳng định “phương pháp phân tích thành tố” là
phương pháp có nhiều đóng góp nổi bật nhất trong ngữ nghĩa học, đặc biệt là trong
khuynh hướng ngữ nghĩa học cấu trúc.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa là phương pháp phân tích nghĩa của từ và câu thành
các thành tố nhỏ hơn (được gọi là “nét nghĩa”) cho đến khi không thể phân tích thêm
được nữa; ở Việt Nam , những thành tố này được gọi là nét nghĩa, nét khu biệt. Có rất
nhiều các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học tiến hành nghiên cứu về phương pháp này tiêu
biểu như L.Hjelmslev, R Jacobson,…Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê ,…Phạm vi áp dụng phép
phân tích thành tố nghĩa lúc đầu và phổ biến nhất chính là nghĩa từ vựng. Phương pháp
phân tích nghĩa gồm các bước :
B1: Xác định nghĩa gốc của từ (Nghĩa đặc trưng)
B2: Xác định nghĩa phụ trợ ( Nét khu biệt).
Việc phân tích theo các bước đều được tiến hành trên cơ sở dựa vào ngữ cảnh; có ngữ
cảnh, chúng ta mới dễ dàng phát hiện ra những nét nghĩa khác của từ. Ví dụ như: phân
tích thành tố nghĩa của từ “vụng”, thì trước tiên, dựa vào sự trải nghiệm trong đời sống
thường nhật, chúng ta có thể xác định ngay nghĩa gốc của “vụng” chính là sự không khéo,
không linh hoạt trong hoạt động…Ngoài ra, để xem xét xem “vụng” còn mang những nét
nghĩa nào khác không thì chúng ta sẽ khảo sát trong các ngữ cảnh khác nhau; cụ thể là
thông qua một số ví dụ: ăn vụng ở xó bếp, yêu vụng nhớ thầm…chúng ta có thể dễ dàng
xác định được “vụng” còn mang nghĩa nữa đó là trạng thái lén lút , không để cho người
khác thấy. Không chỉ dựa vào ngữ cảnh, chúng ta cũng có thể dựa vào thủ pháp “so sánh
tương ứng” , so sánh đối tượng cần xét với các đối tượng khác để làm nổi bật lên sự khác
nhau, giúp thuận lợi trong việc xét các nét nghĩa khu biệt.
Và để có thể xem xét xem liệu rằng việc phân tích thành tố nghĩa quan trọng với các lĩnh
vực nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng như thế nào thì trước hết, chúng ta phải nhận diện
được các lĩnh vực nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng là những lĩnh vực nào.
Đó là các lĩnh vực nghiên cứu tiêu biểu về nghĩa của từ :
- Các quan hệ ngữ nghĩa
- Cấu trúc nghĩa
2
Trong đó, có thể khẳng định, việc áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa là quan
trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về các quan hệ ngữ nghĩa. Để chứng minh cho nhận
định trên, chúng ta sẽ đi phân tích rõ hơn:
1.1- Tầm quan trọng của phương pháp phân tích thành tố nghĩa đối với lĩnh vực
nghiên cứu về các quan hệ ngữ nghĩa.
Trước tiên, quan hệ ngữ nghĩa là cách thức ý nghĩa của các từ có thể liên hệ với nhau. Ý
nghĩa của các từ không biệt lập mà có mối liên hệ với nhau theo một hay nhiều tiêu chí
nào đó. Có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa tiêu biểu như: Đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa;
và việc phân tích thành tố nghĩa là vô cùng quan trọng, tạo cơ sở để xem xét xem một tập
hợp các đơn vị ngôn ngữ có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau hay không.
a. Quan hệ ngữ nghĩa: Đồng nghĩa
Là hiện tượng mà hai hoặc nhiều từ có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần đồng nhất với nhau.
Ví dụ như: bố, ba, cha…là những từ cùng quy chiếu về người đàn ông trưởng thành và
sinh ra mình . Tuy vậy, giữa bố, ba, cha…lại không hề đồng nhất với nhau hoàn toàn, mà
vẫn tồn tại những nét khu biệt, những đặc điểm khác để phân biệt giữa các từ như sự khác
biệt về phạm vi sử dụng (phương ngữ): bố- phương ngữ Bắc Bộ, ba, cha- phương ngữ
Nam Bộ; hay là sự khác biệt về sắc thái nghĩa,…
Về quan hệ đồng nghĩa, tập hợp các từ đồng nghĩa sẽ cùng mang một nét nghĩa tổng thể.
Ví dụ như tập hợp các từ “chết, toi, ngỏm, hi sinh…” cùng mang một ý nghĩa tổng thể là
không còn tồn tại, không còn trong trạng thái hoạt động nữa của sinh vật sống. Tuy vậy,
do các từ đồng nghĩa không hoàn toàn đồng nhất về nghĩa nên giữa các từ tồn tại nét
nghĩa phụ trợ (nét khu biệt) bên cạnh nét nghĩa đặc trưng (nét nghĩa gốc). Từ ví dụ trên,
chúng ta có thể thấy, “chết, toi, ngỏm, hi sinh” lại mang những nét khu biệt về nghĩa :
“chết” là từ chỉ sự mất đi và mang tính trung tính, có thể sử dụng trong mọi ngữ cảnh; “hi
sinh” thì lại không thế, nó mang tính trang trọng hơn và không phải lúc nào cũng có thể
sử dụng được…
Đến đây có một câu hỏi được đặt ra đó là, làm thế nào để biết được hai từ nào đó có quan
hệ đồng nghĩa với nhau hay không? Câu trả lời là chúng ta sẽ áp dụng phương pháp phân
tích thành tố. Có thể nói, phương pháp phân tích thành tố là vô cùng quan trọng. Nếu
chúng ta không sử dụng phương pháp này, chúng ta chắc chắn sẽ không thể nào biết được
hết các nét nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ. . Việc phân tích thành tố nghĩa giúp chúng ta
có đầy đủ các nét nghĩa của đối tượng ngôn ngữ cần xét, có đầy đủ căn cứ để khẳng định
hai từ có quan hệ đồng nghĩa hay không hay giữa các từ đồng nghĩa có sự khác nhau như
thế nào. Để hiểu rõ hơn, chúng ta có ví dụ:
Cho nhóm từ đồng nghĩa “nhìn, ngắm, dòm”, hãy xác định từ trung tâm và các từ phái
sinh rồi sau đó xác định các nét nghĩa tương đồng (và khác biệt) của các từ phái sinh với
từ trung tâm.

3
Thoạt nhìn và không sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa thì chúng ta không
thể chắc chắn rằng đâu là từ trung tâm, đâu là từ phái sinh bởi chúng ta đâu có cơ sở, đâu
có các nét nghĩa để căn cứ vào đó mà xem xét. Do đó, để làm được bài tập này, chúng ta
bắt buộc phải vẫn dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa của từ. Trên cơ sở thực
hiện theo các bước đã nêu ở trên, chúng ta thu được kết quả:
Nghĩa trung tâm Nghĩa bổ trợ
-Xem xét để thấy và
biết được
Nhìn -Đưa mắt về một -Để mắt tới, quan
hướng để thấy tâm tới, chú ý tới.
- Thời gian quan sát
bình thường.
-Thời gian quan sát
lâu
Ngắm -Đưa mắt về một -Quan sát kỹ theo
hướng để thấy một hướng nhất
định để xác định
mục tiêu
- Thời gian quan sat
-Đưa mắt về một lâu
Dòm hướng để thấy -Quan sát kỹ để xem
xét hoặc tìm kiếm gì
đó.

Như vậy, trên cơ sở những nét nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định rằng “Nhìn” là từ
trung tâm, “ngắm, dòm” là các từ phái sinh. Để xác định tiếp xem là các từ phái sinh
tương đồng hay khác biệt thế nào với từ trung tâm, chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng phương
pháp phân tích thành tố nghĩa.
Xem xét từ “ngắm”:
- Nghĩa tương đồng với “nhìn”:
+ Đưa mắt về một hướng để thấy
+ Sử dụng mắt để quan sát
- Nghĩa khu biệt với “nhìn”:
+ Thời gian quan sát lâu
+ Quan sát kỹ theo một hướng nhất định để xác định mục tiêu.
Xem xét từ “dòm”:
- Nghĩa tương đồng với “nhìn”:
+ Đưa mắt về một hướng để thấy
4
+ Sử dụng mắt để quan sát
- Nghĩa khu biệt với “nhìn”:
+ Thời gian quan sát lâu
+ Quan sát kỹ để xem xét hoặc tìm kiếm gì đó.
Nhận xét 1: Như vậy, phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc xác định xem các từ có đồng nghĩa với nhau hay không; giúp xác
định được những nét khu biệt giữa những từ đồng nghĩa từ đó góp phần vô cùng lớn trong
quá trình hiểu và sử dụng từ sao cho chính xác và phù hợp.
b. Quan hệ ngữ nghĩa: Trái nghĩa
Trái nghĩa là hiện tượng mà hai hay nhiều từ có ý nghĩa đối lập nhau . Trái nghĩa có 4 loại
đó là : Trái nghĩa loại trừ, trái nghĩa cấp độ, trái nghĩa nghich đảo, trái nghĩa phương vị.
Trong 4 loại trái nghĩa này, thì trái nghĩa loại trừ là loại trái nghĩa chỉ cần dựa vào nghĩa
trung tâm của từ là ta có thể khẳng định được chúng có quan hệ trái nghĩa như chiến
tranh- hòa bình , nóng-lạnh,…Ngược lại, kiểu trái nghĩa cấp độ là kiểu trái nghĩa cần có
sự hỗ trợ từ phương pháp phân tích thành tố nghĩa. Đây là kiểu trái nghĩa mà các từ không
nhất thiết phải đối cực nhau, ở một số nét nghĩa thì đối lập và một số nét nghĩa khác thì
không. Do đó, việc xác định các nét nghĩa của từ là vô cùng quan trọng, giúp chúng ta xác
định xem hai hay nhiều từ có nét nghĩa trái nhau không.
Ví dụ như để xác định “nằm, đứng và ngồi” có trái nghĩa nhau hay không thì chúng ta bắt
buộc phải sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa, để có căn cứ để nhận xét. Ta có:
Sự tương liên: Tư thế của cơ thể trong không gian.
Nằm Đứng Ngồi
-Ngả thân mình trên một -Chân đặt trên mặt nền để -Mông đặt trên mặt nền
mặt phẳng chống đỡ toàn thân -Không nhằm mục đích ngủ
-Mục đích: nghỉ, ngủ -Không nhằm mục đích ngủ -Vị trí thẳng góc với mặt
-Thế ngang ra trên mặt -Vị trí thẳng góc với mặt đất
phẳng đất, mặt phẳng. -Chân gập lại để đỡ thân
-Chân thẳng ra để đỡ thân

Như vậy, chúng ta có thể thấy, “nằm” trái nghĩa với “đứng” ở tư thế của cơ thể với mặt
đất; “đứng” trái nghĩa với “ngồi” ở trạng thái của chân (chân thẳng- chân gập lại),…
Nhận xét 2: Như vậy, cũng tương tự với “đồng nghĩa”, phương pháp phân tích thành tố
nghĩa của từ đóng vai trò vô cùng quan trọng; nó góp phần vô cùng lớn trong việc xác
định xem hai từ có phải là hai từ trái nghĩa hay không và trái nghĩa ở nét nghĩa nào…
c. Quan hệ ngữ nghĩa: Bao nghĩa

5
Là hiện tượng mà một từ biểu thị một trường đặc biệt của cái được biểu thị bằng từ kia.
Hay nói cách khác là một đơn vị là cấp dưới của một đơn vị khác (quan hệ thượng danh-
hạ danh). Ví dụ như: Gia cầm là “thượng danh” của “hạ danh” gà thịt, gà trống, gà
mái,…Để xác định xem một từ là thượng danh hay hạ danh thì phương pháp phân tích
thành tố nghĩa đóng một vai trò rất lớn. Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,
phương pháp phân tích thành tố nghĩa giúp chúng ta xác định được các nét nghĩa để từ đó
có thể xác định được dơn vị nào bao nghĩa đơn vị nào, đơn vị nào là cấp dưới của của đơn
vị nào.
1.2- Tầm quan trọng của phương pháp phân tích thành tố nghĩa đối với lĩnh vực
nghiên cứu về cấu trúc của nghĩa và cấu trúc nghĩa.
Ở lĩnh vực nghiên cứu này, chúng ta sẽ xem xét chủ yếu ở trường hợp từ đa nghĩa. Đa
nghĩa là hiện tượng mà trong một hình thức có nhiều nội dung biểu đạt. Sở dĩ có hiện
tượng đa nghĩa là do quy luật tiết kiệm ngôn ngữ - hai đơn vị tương đồng nhau thì một
trong hai sẽ bị triệt tiêu. Một từ đa nghĩa sẽ mang nhiều nghĩa con (hay còn gọi là nét
nghĩa) khác nhau và giữa các nghĩa con ấy sẽ có các kiểu quan hệ như: quan hệ kế tiếp,
quan hệ song song, quan hệ xen kẽ. Việc xác định xem giữa các nét nghĩa có quan hệ gì
với nhau thì bắt buộc chúng ta phải vận dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa, bởi
nếu không áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa thì chúng ta không thế rút ra
được các nét nghĩa.
Ví dụ như bài tập xác định mỗi quan hệ giữa các nét nghĩa của từ đa nghĩa “mặt” ; nếu
chúng ta khoog áp dung phân tích thành tố nghĩa thì chắc chắn không thể giải quyết được
dạng bài tập này, cũng như không thể biết được giữa các nét nghĩa có mối quan hệ như
thế nào. Như vậy, thông qua việc áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa, chúng ta
có được các nghĩa như sau:
“Mặt”
1) Phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú,
nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm
2) Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói tổng quát)
3) Mặt người, để phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác
nhau
4) Mặt con người, được coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá
5) Phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới
hoặc bên trong
6) Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định
7) Phần được trừu tượng hoá khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập
hoặc những phần còn lạ
8) Hình được vẽ bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục vào hai tham số
Trên cơ sở những nét nghĩa trên, chúng ta có sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các nét
nghĩa:
6
2)
3)
4)
1)
5) 6)
7)
8)

1.3- Nhận xét


Có thể nói, trong nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua
phương pháp phân tích thành tố nghĩa của từ. Với bất cứ bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực
nghiên cứu về ngữ nghĩa học từ vựng thì việc áp dụng phương pháp phân tích thành tố
nghĩa là vô cùng quan trọng. Đây được coi là bước đầu tiên cho quá trình nghiên cứu; sẽ
thế nào khi mà chúng ta nghiên cứu nghĩa của từ mà lại không nhận diện được các nét
nghĩa của từ? Do đó, có thể khẳng định lại một lần nữa, việc phân tích thành tố nghĩa của
từ là vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng.

Câu 2: Đoạn văn bản:

[…]Bịch chưa biết đáp sao thì ông đã lại bảo:


- Ấy là tôi nói thế…Dẫu anh có bạc nghìn, cũng mặc anh. Tôi chả thèm vay anh đâu
mà anh phải chối đây đẩy mãi. Anh sợ tôi vay anh, hở?
Ông nói lấp:
- Tôi tưởng anh có tiền, thì tôi xếp cho ra mà làm hương trưởng.
- Thôi! Thôi! Thôi! Con lạy ông! Nhà con không có đất.
[…]
( Mua danh,Nam Cao,1943)

1- Cơ sở lý thuyết:
Trước hết, phát ngôn là đơn vị lời nói, là câu được sử dụng trong một hoàn cảnh cụ thể,
nhằm đạt được những mục đích khác nhau, hay nói cách khác, mỗi phát ngôn đều thể hiện
ý nghĩa, thông điệp nào đó mà người nói muốn truyền đạt. Nghĩa trong phát ngôn có
nhiều loại nghĩa, tiêu biểu như :

7
Nghĩa mục đích phát ngôn: John Austin đã nhận định rằng: “Khi tôi nói tức là tôi hành
động” nhằm nhấn mạnh vấn đề mà trước đó ít được quan tâm tới đó là: khi chúng ta nói
tức là chúng ta đang hành động,một hành động đặc biệt mà phương tiện thể hiện là ngôn
ngữ. Như vậy, khi phát ngôn, người nói muốn thể hiện một thông điệp nào đó thể hiện
một “hành động” nào đó thông qua ngôn ngữ thì thông điệp ấy chính là nghĩa mục đích
phát ngôn .
Nghĩa hàm ẩn- nghĩa tường minh: Nghĩa tường minh là nghĩa hiển ngôn, là ý nghĩa mà
người nghe có thể hiểu được một cách trực tiếp dựa trên các yếu tố về ngôn ngữ (từ ngữ,
ngữ pháp,…) được dùng trong câu. Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa mà phải dùng đến những
thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh mới có thể tri nhận được.
Giá trị giao tiếp của các thông tin hàm ẩn rất đa dạng và tùy thuộc vào những hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Nhờ những thông tin hàm ẩn này mà chúng ta có thể rút ngắn độ dài của
văn bản, tăng thêm nội dung truyền tải thông tin; đồng thời chúng ta còn có thể “nói mà
làm như không nói” , không chịu trách nhiệm về những điều mà chúng ta nói ra. Ví dụ
như tình huống hai mẹ con cùng đi mua quần áo ở một cửa hàng quần áo, người con cho
người mẹ xem một chiếc áo và nói: “Áo này đẹp quá, lại còn rẻ nữa, con thích lắm ạ”. Ở
tình huống này, ai trong tình huống này cũng có thể hiểu được rằng người con đang muốn
mẹ mua chiếc áo đó cho mình , tuy nhiên người con hoàn toàn không trực tiếp nói ra câu
có ý nghĩa như vậy, đồng thời cũng không chịu trách nhiệm về điều mà chúng ta nói trên
mà đây hoàn toàn là do chúng ta- những người nắm rõ ngữ cảnh- tự suy luận ra.
Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ngôn. Trong đó tiền giả định là những thông
tin được giả định trước là có tồn tại để câu nói đó không bị coi là phi lý hoặc không thể
hiểu được. Hàm ngôn là thông tin có sau, được suy ra từ sự tổng hòa các yếu tố trong và
ngoài ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp, hàm ngôn mới là thông tin có giá trị thông báo
chính thức theo sơ đồ:

Nghĩa
Tiền giả Hàm
tường
định ngôn
minh

Ngoài ra còn có nghĩa chủ đề, đây là loại nghĩa phản ánh chủ đề của câu nói, mở rộng
hơn nữa thì là chủ đề của cả đoạn hội thoại. Ví dụ như câu “ Mẹ tôi làm nghề nông” thì
chủ đề của câu là “mẹ tôi”.
2- Các loại nghĩa trong các lời phát ngôn thuộc đoạn văn bản trên:

8
Chúng ta có thể thấy, đoạn văn bản trên có 4 phát ngôn. Mỗi phát ngôn mang những ý
nghĩa khác nhau nhằm thể hiện được mục đích giao tiếp của người nói và của chính tác
giả. Chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể từng phát ngôn:

Phát ngôn 1: Ấy là tôi nói thế…Dẫu anh có bạc nghìn, cũng mặc anh. Tôi chả thèm vay
anh đâu mà anh phải chối đây đẩy mãi. Anh sợ tôi vay anh, hở?
Nghĩa mục đích phát ngôn: Nghĩa mục đích của phát ngôn trên được chia thành 2 nghĩa
chính. Nghĩa thứ nhất là nghĩa biểu lộ, nằm trong đoạn từ “Ấy là tôi nói thế…Dẫu anh có
bạc nghìn, cũng mặc anh. Tôi chả thèm vay anh đâu mà anh phải chối đây đẩy mãi”.
Người nói thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái tâm lý nào đó đối với người nghe hay đối
với sự tình diễn ra trong hiện thực. Ở đoạn phát ngôn trên, người nói đã thể hiện thái độ
trách móc: “Tôi” chỉ nói bâng quơ vậy thôi và “tôi” cũng không có ý định vay tiền “anh”
mà “anh” lại hành động “chối đây đẩy” như thể “tôi” sẽ vay tiền “anh”,thể hiện thái độ
thất vọng.
Tiếp theo, nghĩa thứ hai là nghĩa thực hiện hành động hỏi: “anh sợ tôi vay anh, hở?”. Ở
đây, người nói chưa biết rõ rằng “anh” có sợ “tôi” vay anh hay không, đồng thời người
nói mong muốn nhận được câu trả lời xác tín cho câu hỏi trên. Thông tin trả lời cho câu
hỏi trên là thông tin công khai và người nghe có đủ khả năng trả lời cũng như biết rõ câu
trả lời là gì.
Nghĩa tường minh: “Tôi” không vay tiền “anh”.
Nghĩa hàm ẩn:
- Tiền giả định:
+ Trước đó “tôi” đã nói điều gì đó.
+ “Anh” có “bạc nghìn”
- Hàm ngôn:
+ Tôi không vay tiền anh nên anh không cần từ chối như vậy
+ Tôi khá thất vọng trước thái độ của anh.

Phát ngôn 2: Tôi tưởng anh có tiền, thì tôi xếp cho ra mà làm hương trưởng.

Nghĩa mục đích phát ngôn: Ở phát ngôn này, nhân vật “tôi” đã thể hiện cho người nghe
biết về một sự tình trong thực tế mà anh ta phải chịu trách nhiệm đó là “tưởng anh có
tiền”. Nhân vật “tôi” đã tin vào điều mà mình nói ra, tin rằng “anh có tiền”. Trong ngữ
dụng học, phát ngôn này thuộc nhóm xác tín, xác nhận rằng “tôi”đã nghĩ rằng “anh có
tiền” dù thực tế thì không phải vậy.
Nghĩa tường minh: Tôi đã nghĩ anh có tiền và tôi muốn anh ra làm hương trưởng.
Nghĩa hàm ẩn:
9
- Tiền giả định:
+ Trước đó tôi đã nghĩ anh có tiền
+ Chức Hương trưởng hiện tại chưa có ai đảm nhiệm
+ Có tiền thì sẽ có thể trở thành hương trưởng
- Hàm ngôn:
+ Phải có tiền thì mới trở thành hương trưởng được
+ Nếu anh không có tiền thì anh không thể trở thành hương trưởng

Phát ngôn 3: Thôi! Thôi! Thôi! Con lạy ông! Nhà con không có đất.

Nghĩa mục đích phát ngôn: Phát ngôn trên như một câu tuyên bố, khẳng định việc
không ra làm hương trưởng của nhân vật “con”. Đồng thời thông báo tới người nghe về
tình trạng nhà không có đất của người nói. Thông qua phát ngôn của mình, người nói
muốn thay đổi thực tại, thay đổi ý định của nhân vật”ông” là giúp nhân vật “con”làm
hương trưởng bằng cách từ chối.
Nghĩa tường minh: Nhà con không có đất , con không muốn làm hương trưởng
Nghĩa hàm ẩn:
- Tiền giả định:
+ Trước đó nhà con không có đất
- Nghĩa hàm ngôn:
+ Nhà con không có tiền
+ Con không muốn làm hương trưởng

3- Nhận xét
Một phát ngôn mang trong nó rất nhiều vai trì, vừa thể hiện nội dung thông điệp lại vừa
có vai trò tác động tới người nghe. Nhìn chung, xét về nghĩa , mỗi phát ngôn đều tồn tại
các dạng nghĩa : nghĩa tường minh-nghĩa hàm ẩn, nghĩa mục đích phát ngôn và nghĩa chủ
đề. Trong đó, có thể nói nghĩa tường mình- nghĩa hàm ẩn là hai loại nghĩa được người
nghe quan tâm nhất. Giá trị giao tiếp của các thông tin hàm ẩn trong phát ngôn rấtđa dạng,
tùy thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta có thể tri nhận ra được nhiều nghĩa hàm ẩn khác
nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1- Hoàng Phê , 2003, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
2- Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ nghĩa học, Nxb
Giáo dục Việt Nam

10
3- Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dụng học, Nxb
Giáo dục Việt Nam
4- Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học , Nxb ĐHQGHN.

- HẾT-

11

You might also like