You are on page 1of 46

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG

MSSV : 462024 – 462035


NHÓM : 03
LỚP : N02.TL2
MỤC LỤ

C
MỞ BÀI..............................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................1
Tình huống giả định.......................................................................................1
Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?...............1
1. Đối tượng ĐTM.....................................................................................2
2. Nội dung báo cáo ĐTM..........................................................................2
3. Quá trình thực hiện ĐTM.......................................................................4
4. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường............7
Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện
khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt
Nam?..............................................................................................................9
1. Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM.................................................9
2. Nghĩa vụ về thông tin môi trường..........................................................9
3. Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu...............................................10
4. Nghĩa vụ trong việc khai thác nước ngầm...........................................12
5. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải (nước thải, chất
thải công nghiệp, khí thải, bụi thải)..........................................................13
6. Nghĩa vụ xây dựng kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
..................................................................................................................15
7. Nghĩa vụ tài chính: nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.......16
KẾT LUẬN.......................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................18
PHỤ LỤC........................................................................................................19
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
Đánh giá tác động môi trường ĐTM
.

2
Luật Bảo vệ môi trường 2020 Luật BVMT 2020
.

3
Ủy ban nhân dân UBND
.

ĐỀ BÀI
Anh (chị ) tự xây dựng một tình huống giả định về dự án đầu tư cụ thể thỏa
mãn các yêu cầu sau đây: 1) Lĩnh vực hoạt động, quy mô thuộc đối tượng phải
thực hiện đánh giá tác động môi trường; 2) Có khai thác, sử dụng ít nhất một
loại tài nguyên thiên nhiên; 3) Có sản sinh chất thải; 4) Có hoạt động nhập
khẩu bị kiểm soát về bảo vệ môi trường.
Sau đó giải quyết tình huống giả định đã xây dựng để làm rõ những câu hỏi
sau đây:
Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?
Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi
dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam.
Dự án: Tháng 8 năm 2022, Công ty A có dự định xây dựng một nhà máy
chuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/ năm. Dự án dự định xây dựng trên
địa bàn xã B, tỉnh C. Xung quanh bán kính 2km của nhà máy có khoảng 500
hộ gia đình đang sinh sống. Để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhà máy cần
khai thác nguồn nước ngầm (12.000m3/ngày) cùng hệ thống một số sông nhỏ
chạy qua địa bàn tỉnh (dưới 100.000m3). Trong quá trình sản xuất, dự án xả
chất thải nguy hại bao gồm: nước thải, khí thải, bụi thải, chất thải rắn. Trong
vấn đề xử lý chất thải, công ty A ký kết hợp đồng dịch vụ với cơ sở xử lý chất
thải X tại tỉnh C, giáp với tỉnh C. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, công ty sẽ tiến
hành nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào.
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 3
Đánh giá
Đánh giá của
của sinh Sinh giáo viên
STT MSSV HỌ VÀ TÊN viên viên
ký tên Điểm Điểm
A B C
số chữ
1 462024 Cao Quốc Khánh +
2 462025 Bùi Trung Kiên +
3 462026 Nguyễn Thị Kỳ +
4 462027 Ngôn Thị Nhật Lệ +
5 462028 Chu Khánh Linh +
6 462029 Lã Thị Linh +
7 462030 Trần Gia Linh +
8 462031 Đinh Nguyễn Như Mai +
9 462032 Hoàng Thu Mến +
10 462033 Chử Hoàng Nam +
11 462034 Lê Thị Ngân +
12 462035 Nguyễn Thị Bích Ngọc +

Ngày 07 tháng 04 năm 2023.


NHÓM TRƯỞNG
MỞ BÀI

Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường luôn là một trong
những vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.
Bởi đi cùng với sự phát triển kinh tế là hàng loạt các dự án đầu tư ra đời
nhưng kéo theo đó là các hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường: suy thoái, cạn kiệt
tài nguyên,... Chính vì vậy, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và quy định
các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động có ý
nghĩa quan trọng đối với môi trường, góp phần ràng buộc nghĩa vụ pháp lý về
bảo vệ môi trường của chủ dự án cũng như cơ quan có thẩm quyền trong việc
phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo đà cho phát triển bền vững. Nhận thức
được tầm quan trọng này, nhóm 3 chúng em với tư cách là chủ dự án xây dựng
nhà máy sản xuất thép, trong tình huống của mình xin trình bày những vấn đề
cần xem xét và giải quyết khi thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động của dự án
đối với môi trường và các nghĩa vụ khác của chủ dự án khi dự án đi vào hoạt
động.

NỘI DUNG

Tình huống giả định

Tháng 8 năm 2022, Công ty A có dự định xây dựng một nhà máy
chuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/ năm. Dự án dự định xây dựng trên
địa bàn xã B, tỉnh C. Xung quanh bán kính 2km của nhà máy có khoảng 500
hộ gia đình đang sinh sống. Để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhà máy cần
khai thác nguồn nước ngầm (12.000m3/ngày) cùng hệ thống một số sông nhỏ
chạy qua địa bàn tỉnh (dưới 100.000m3). Trong quá trình sản xuất, dự án xả
chất thải nguy hại bao gồm: nước thải, khí thải, bụi thải, chất thải rắn. Trong
vấn đề xử lý chất thải, công ty A ký kết hợp đồng dịch vụ với cơ sở xử lý chất
thải X tại tỉnh Y, giáp với tỉnh C. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, công ty sẽ tiến
hành nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào.

Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?

Để quá trình tiến hành ĐTM được thực hiện một cách hoàn thiện nhất, 3
thành phần mà chủ dự án cần tập trung bao gồm:

 Đối tượng ĐTM

 Nội dung ĐTM

 Quy trình, thủ tục ĐTM

1
1. Đối tượng ĐTM

Để xác định được đúng những đối tượng cần lập báo cáo ĐTM, chủ dự
án cần hiểu và nắm bắt rõ các hoạt động, cơ sở vật chất sản xuất, kinh doanh
của dự án mà mình cần thực hiện. Đây là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất thép, theo điểm a khoản 1 Điều 30 và điểm a khoản 3 Điều 28 Luật
BVMT 2020 thì “dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ
xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất” thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thép có công suất từ 300.000 tấn sản
phẩm/năm trở lên thuộc dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với quy mô, công suất lớn (thuộc cột 3 Mục I Phụ lục II Nghị Định
08/2022/NĐ-CP về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường). Dự án đầu tư mà công ty A thực hiện là xây dựng
nhà máy chuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/năm và nhà máy nhập
khẩu phế liệu thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào. Như vậy, theo
các quy định ở trên thì dự án của công ty A thuộc đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường.

2. Nội dung báo cáo ĐTM

Thứ nhất, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi
thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa
chọn thực hiện dự án (điểm d khoản 1 điều 32 Luật BVMT 2020). Dự án xây
dựng nằm tại vị trí có nhiều sông nhỏ chảy qua – khu vực thuộc địa phận tỉnh
C; gần khu dân cư. Nhà máy ở gần khu dân cư bán kính 2km, nên ảnh hưởng
của sự cố cháy nổ, sự cố môi trường sẽ cao.

Thứ hai, Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các
hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. (điểm c khoản 1
Điều 32 Luật BVMT).

a) Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Phế liệu nhập khẩu là loại phế liệu thép. Rủi ro lớn nhất trong việc nhập
khẩu phế liệu đến từ các tạp chất có hại như có nồng độ phóng xạ và mức
nhiễm xạ bề mặt cao vượt ngưỡng cho phép, trong phế liệu có lẫn chất dễ cháy
nổ, tạp chất nguy hại. Những tạp chất này có thể gây ra các loại ô nhiễm như:
ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn (xảy ra trong
quá trình vận chuyển, sắp xếp, sử dụng...).

2
b) Về việc khai thác nước ngầm

Những tác động môi trường chính thường có thể xảy ra đối với dự án
khai thác nước dưới đất của công ty A gồm:

- Hiện tượng sụt lún mặt đất: Nguy cơ này sẽ xảy ra nếu công ty A khai
thác tập trung kéo dài khi không có lượng bổ cập từ các nguồn khác, từ đó
mực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực nước lớn và sâu, gây ra hiện
tượng sụt lún.

- Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khai
thác: Nếu số lượng lỗ khoan khai thác của công ty tăng lên với số lượng lớn
nhưng không được bố trí thích hợp thì rất dễ xảy ra hiện tượng này.

- Hiện tượng suy giảm chất lượng nước dưới đất từ các công trình khai
thác: Khai thác nước dưới đất tràn lan do kém hiểu biết về đối tượng khai thác
còn làm suy giảm chất và lượng nước khai thác.

c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép

Trong quá trình xây dựng và khi nhà máy đi vào hoạt động có phát sinh
các chất thải sau:

- Bụi, khí thải từ các nguyên vật liệu xây dựng (đất, cát, xi măng…) và
các phương tiện vận chuyển. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động
của các phương tiện vận tải phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, chất
lượng xe chuyên chở gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và cư dân
sống xung quanh có nguy cơ mắc các loại bệnh như các bệnh về đường hô
hấp: liên quan đến mũi, miệng, họng,… Đặc biệt là các bệnh về phổi: ho hen,
viêm phổi, khó thở và góp phần tạo hiệu ứng nhà kính.

- Chất thải rắn: có thể là nguyên liệu thép thừa ra trong quá trình sử
dụng, bụi thép tác động gián tiếp đến các thành phần môi trường và sức khỏe
con người (là nguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm,
gây hại cho các nguồn sinh vật), làm mất mỹ quan khu vực.

- Nước thải: chủ yếu từ nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án, nước
thải sinh hoạt của công dân, nước thải từ các thiết bị thi công xây dựng. Là
nguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm, gây hại cho
các nguồn sinh vật và cuộc sống của cư dân.

- Chất thải nguy hại: có tính chất ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, có độc tính dễ
lây nhiễm, chất thải nguy hại có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ

3
đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến các hệ sinh
vật.

- Tiếng ồn: từ hoạt động sản xuất thép làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
công nhân trong nhà máy và người dân sống xung quanh. Gây ra các bệnh như
mất ngủ, giảm thính lực, làm tăng các bệnh về thần kinh,..

3. Quá trình thực hiện ĐTM

a) Giai đoạn 1: Thực hiện ĐTM

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật BVMT, việc thực hiện đánh giá
tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi
của dự án. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá ĐTM (khoản 3 Điều
31).
Việc lập báo cáo ĐTM là trách nhiệm của chủ dự án (ở đây là công ty
A), trường hợp chủ dự án không đủ năng lực để thực hiện thì có thể sử dụng
dịch vụ tư vấn của các đơn vị có đủ năng lực và được phép hành nghề dịch vụ
tư vấn lập báo cáo ĐTM theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(Đ31.1 Luật BVMT). Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện của Luật đầu tư thì đó không phải là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện. Trên cơ sở đó, không có đủ căn cứ để quy định về quản lý việc đào
tạo, cấp chứng chỉ tư vấn ĐMC và ĐTM. Chủ dự án vẫn là đối tượng chịu
trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, các cam kết trong hồ sơ, tài
liệu về ĐTM.

Đầu tiên, công ty A (hoặc cơ sở X) cần đánh giá tình trạng môi trường
bằng cách khảo sát các điều kiện về địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn…, thu
thập số liệu về môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội xung quanh dự án. Sau
đó cần xác định các nguồn gây ô nhiễm của nhà máy thép như: khí thải, nước
thải, chất thải rắn, tiếng ồn; những chất thải phát sinh trong giai đoạn xây
dựng và hoạt động của công trình. Bằng cách thu thập, thăm dò, phân loại, đo
đạc và phân tích các mẫu không khí, đất, nước… trong phòng thí nghiệm, cơ
quan chuyên môn đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của những nguồn ô
nhiễm tới các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người tiếp giáp với
khu vực xây dựng nhà máy. Từ đó, công ty A đề ra các biện pháp hạn chế ô
nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và ngừa sự cố môi
trường; đề nghị phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu nhặt và xử
lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Những nội dung thực hiện trên được
thể hiện đầy đủ trong báo cáo ĐTM.

b) Giai đoạn 2: Tham vấn trong ĐTM


4
Trong quá trình thực hiện ĐTM, chủ dự án là công ty A với dự án xây
dựng nhà máy luyện thép không thuộc danh mục bí mật nhà nước phải thực
hiện tham vấn các đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định
08/2022/NĐ-CP như sau:

- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư
thông qua họp lấy ý kiến.

- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư thông qua
hình thức tham vấn bằng văn bản.

- Tham vấn ý kiến chuyên gia do dự án thuộc quy định tại Phụ lục II
Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Nếu có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môi
trường từ 10.000 m3/ngày trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ
trở lên, chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 05 chuyên gia, nhà khoa học liên
quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường. Dự án dự
tính có công suất 1 triệu tấn một năm ước lượng có lượng nước thải khoảng 3
triệu m3 nước, như vậy chưa đạt đến mức 10.000 m3/ngày. Đối với các dự án
còn lại thì chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học
liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

Sau đó, công ty A cũng phải có trách nhiệm tổng hợp trung thực, thể
hiện đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn; tiếp thu, giải
trình kết quả tham vấn và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
trước khi trình để thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và
kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b) Giai đoạn 3: Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM

Công ty A nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:

 Báo cáo ĐTM.

 Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM.

 Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM này thuộc về Bộ Tài nguyên và
Môi trường (khoản 1 Điều 35 Luật BVMT). Thời hạn thẩm định của dự án này
tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 45 ngày. Cơ quan
thẩm định phải thành lập hội đồng thẩm định gồm tối thiểu 07 thành viên; ít
nhất có một phần ba là chuyên gia (đáp ứng các điều kiện tại điểm b,c khoản 3
Điều 34 Luật BVMT). Trách nhiệm của các thành viên hội đồng thẩm định và

5
cơ quan thẩm định để xem xét phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định lần lượt
tại khoản đ, e khoản 3; khoản 4; khoản 5 Điều 34 Luật BVMT 2020.

Quy trình gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định cho chủ dự án và
các cơ quan khác có liên quan như sơ đồ sau (Điều 26.2a Luật BVMT):
Bộ TN&MT => UBND tỉnh C và cơ quan khác => cơ quan chuyên
môn về BVMT tỉnh C, UBND huyện, UBND xã B

d) Giai đoạn 4: Sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

Sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, công ty A
(đối tượng phải có giấy phép môi trường) phải thực hiện các trách nhiệm quy
định tại Điều 37 Luật BVMT bao gồm:

- Điều chỉnh, bổ sung theo đúng những nội dung và yêu cầu được nêu
trong quyết định phê duyệt.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt.

- Công khai báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo quy định tại Điều
114 Luật BVMT.

- Thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật BVMT.

Nếu sau khi thẩm định mà dự án có sự thay đổi trong quá trình triển
khai thì công ty A phải thực hiện theo các yêu cầu tại khoản 4 Điều 37 Luật
BVMT trong thời hạn 12 tháng và được quy định chi tiết tại Điều 27 Nghị
định 08/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

- Thay đổi về tăng quy mô, công suất (tới mức phải thực hiện thủ tục
chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư); công nghệ sản
xuất (làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công
trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt) hoặc
thay đổi khác (thay đổi công nghệ xử lý chất thải có khả năng tác động xấu
đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt) thì thực hiện lại
ĐTM.

- Thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực
tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước (không thuộc nhóm trên); bổ sung
ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem
xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường.

6
- Các thay đổi khác thì tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét,
quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối tích hợp trong báo cáo đề
xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được
chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứng
đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt hoặc không
phê duyệt (văn bản trả lời nêu rõ lý do) kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

4. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

a, Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

- Đáp ứng đầy đủ công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định tại Điều 71 Luật BVMT 2020 và
Điều 45, Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Và cam kết tái xuất hoặc xử lý
những phế liệu không đạt chuẩn theo QCVN 31:2018/BTNMT. Các biện pháp
thu gom, lưu giữ, xử lý phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu
trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.

- Kho lưu giữ và bãi lưu giữ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại
khoản 3 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

b, Về việc khai thác nước ngầm

- Về việc thực hiện xin giấy phép khai thác nước ngầm: Căn cứ Điều 44
và Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012, công ty A thực hiện khai thác nước
dưới đất không thuộc các khu vực bị hạn chế khai thác nước dưới đất và khai
thác với quy mô không nhỏ (12000m3/ngày). Do đó, công ty A phải thực hiện
đăng ký khai thác nước dưới đất (nước ngầm) để phục vụ cho quá trình sản
xuất.

- Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi
chung là giếng khoan) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất phải
thực hiện các yêu cầu sau:

+ Theo Điều 4 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT: Yêu cầu chung về bảo


vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan.

+ Theo Điều 8 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT: Bảo vệ nước dưới đất


trong quá trình khai thác.

c, Về việc xả thải trong quá trình sản xuất thép

- Đối với bụi, khí thải


7
+ Thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi
phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Hệ thống này phải
được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa
học - công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. (Điều 112 Luật BVMT
2020 và khoản 5 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

+ Kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi
trường. Thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn
bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí. (Điều 88 Luật BVMT 2020)

- Đối với nước thải

+ Thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi
phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Hệ thống này phải
được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật (Khoản 4
Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

+ Thu gom, xử lý nước thải sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu
gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải
phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. (Điều 86 Luật BVMT
2020)

- Đối với chất thải rắn: Căn cứ theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-
BTNMT

+ Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm
thời chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy
trình quản lý theo quy định tại Điều 33 và Điều 34.

- Đối với chất thải nguy hại: Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP

+ Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức, cá
nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật BVMT. Các phương tiện, thiết bị
thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo
vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Điều 69)

+ Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy
hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy
trình quản lý theo quy định. Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01
năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn do chưa có
phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch
vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc
lưu giữ chất thải nguy hại với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp
8
tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ. (Điều
71)

+ Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi
năng lượng từ chất thải nguy hại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải
ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy
phép phù hợp.

Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực
hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường
Việt Nam?

1. Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM


1.1. Các nghĩa vụ
Như đã phân tích ở câu 1, dự án xây dựng nhà máy luyện thép của công
ty A thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM nên khi dự án đi vào hoạt động, chủ
dự án phải thực hiện nghĩa vụ theo Điều 37, Luật BVMT năm 2020.
1.2. Bình luận
Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM đặt ra trách nhiệm cho chủ dự
án trong việc điều chỉnh, bổ sung nội dung, thực hiện đầy đủ các nội dung và
các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật môi trường sau khi phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá ĐTM. ĐTM được xem là công cụ quản lý
môi trường quan trọng. Nó giúp quá trình quy hoạch môi trường được diễn ra
hiệu quả, các dự án sớm thực thi. Đặc biệt, tối đa được tình trạng gây ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường trong thời gian dài. Đánh giá ĐTM cũng phát
huy được tính công khai của việc thu thập thông tin, khảo sát, thực nghiệm,
đánh giá nhằm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hiệu quả. Trên
cơ sở đó, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM giúp chủ
dự án.

2. Nghĩa vụ về thông tin môi trường

2.1. Các nghĩa vụ

Hiện nay, đất nước càng ngày càng phát triển kéo theo đó là những tác
động không nhỏ đến với môi trường. Chính vì vậy, cần có một mạng lưới
thông tin môi trường thống nhất toàn quốc. Theo khoản 1 Điều 114 Luật
BVMT năm 2020 quy định về thông tin về môi trường như: thông tin về chất
ô nhiễm, thông tin về chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải và các loại
chất thải khác theo quy định của pháp luật.

9
Theo đó, nhà nước khuyến khích việc mọi chủ thể tham gia cung cấp
thông tin về môi trường. Đặc biệt là các nhà đầu tư thì cần phải có trách nhiệm
cung cấp thông tin về môi trường. Nghĩa vụ của chủ đầu tư về thông tin môi
trường được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 114 Luật bảo vệ môi trường
2020 như sau: “c) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp thông tin
về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này cho cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;”.
Đồng thời, chủ dự án có nghĩa vụ công khai báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo khoản 5 Điều 37 như sau: “5. Công khai báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều
114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.”

2.2. Bình luận

Hiện nay, để có thể BVMT thì trước hết chủ đầu tư phải nắm bắt được
các thông tin liên quan đến môi trường. Việc các chủ đầu tư phải có trách
nhiệm cung cấp thông tin môi trường là điều hết sức cần thiết. Việc cung cấp
thông tin về môi trường giúp cơ quan nhà nước giúp nhà nước và các tổ chức
liên quan có thể bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. Các thông tin này
có thể được cơ quan công khai trên cổng thông tin giúp người dân có thể nắm
bắt được tình hình khu vực đang sống, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.

3. Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu

3.1. Các nghĩa vụ

Công ty A đã nhập khẩu phế liệu từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất
nên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong giấy xác nhận đủ điều kiện trong
việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất.

- Đối với nguyên liệu nhập khẩu, theo khoản 1 Điều 71 Luật BVMT
2020 quy định: “Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ
ban hành.”

Công ty nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất,
vì vậy phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế
liệu thép được quy định tại QCVN 31:2018/BTNMT. Đây là nguyên liệu được

10
phép nhập khẩu theo phụ lục danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất của Quyết định 28/2020/QĐ-TTg.

- Công ty A phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT quy định tại Khoản 2
Điều 71 Luật BVMT 2020 và Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về
yêu cầu về BVMT và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

+ Công ty phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về công nghệ, thiết bị tái chế,
tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về
BVMT; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu.
Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển
giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

+ Công ty phải có giấy phép môi trường về việc nhập khẩu thép, trong
đó có nội dung sử dụng thép làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi
trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu
phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42
Luật BVMT.

+ Công ty có nghĩa vụ ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều
137 của Luật BVMT trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với
trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập
khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác và thực hiện đúng quy trình
ký quỹ tại Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ.

+ Trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về
BVMT, công ty phải có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu.

+ Công ty phải tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi
trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, khai thông tin,
nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp
luật về hải quan theo Khoản 7, 8 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Trách nhiệm của công ty A:

+ Công ty cam kết nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu
được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép
môi trường thành phần. Phế liệu mà công ty nhập khẩu phải sử dụng toàn bộ
để sản xuất hàng hóa, sản phẩm tại cơ sở của mình.

+ Có những phương án xử lý chất thải phù hợp thông qua việc phân
định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng thép nhập khẩu. Công
ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ về các khâu nhập khẩu, sử
11
dụng, công tác BVMT trong quá trình sử dụng, đồng thời thanh toán toàn bộ
các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.

3.2. Bình luận

Các nghĩa vụ trên là hoàn toàn hợp lý về mặt pháp lý lẫn thực tiễn đối
với công ty A. Những nghĩa vụ này làm tăng khả năng kiểm soát nguồn phế
thải nhập khẩu nghiêm ngặt và đảm bảo những thiệt hại tối thiểu cho môi
trường.

Các quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một hệ thống xử lý nghiêm ngặt hơn từ những khâu vận
chuyển cho đến lưu trữ. Điều này vừa tạo ra những lợi thế trong việc bảo quản
và kiểm soát nguồn phế liệu, đồng thời cũng gây ra những sức ép như việc lưu
trữ, tập kết nguồn phế liệu. Doanh nghiệp phải có bộ phận công nghệ kỹ thuật
tốt kèm theo các kho bãi riêng để tập kết phế liệu. Đây có thể là một trong
những yếu tố cản trở việc nhập khẩu phế liệu khi không phải doanh nghiệp
nào cũng đủ điều kiện để xây dựng những tụ điểm tập kết, và họ phải thuê
những kho bãi của công ty khác. Đồng thời sẽ phát sinh thêm một số chi phí
trong quá trình nhập khẩu, xử lý hay sử dụng phế liệu. Nhưng đây vẫn là
những quy định bắt buộc phải có để Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn và
tránh tình trạng nhập bừa bãi, sử dụng quá mức quy định gây tổn hại lớn đến
môi trường.

4. Nghĩa vụ trong việc khai thác nước ngầm

4.1. Các nghĩa vụ

- Chủ dự án phải làm thủ tục xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước
ngầm theo khoản 3 Điều 44 Luật Tài nguyên Nước 2012 quy định về đăng ký
cấp giấy phép, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Lập báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước 1 lần/năm
theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT, và
gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước (bởi thẩm quyền cấp phép khai thác nước
ngầm của dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 30 tháng 01
của năm tiếp theo (khoản 2 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT)

- Nộp thuế tài nguyên theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 152
/2015/TT-BTC. Cách tính thuế được quy định cụ thể trong chương II Thông tư
số 152 /2015/TT-BTC.

- Thực hiện đúng và đủ báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 30 Luật
BVMT 2020.
12
- Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; bồi thường
thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy
định của pháp luật (nếu có). Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai
thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…và
các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật tài nguyên nước
2012.

4.2. Bình luận

Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên không chỉ BVMT nước, giúp
cơ quan có thẩm quyền phân tích, đánh giá, dự báo được những tác động, ảnh
hưởng cả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tới trữ lượng, chất lượng của
nguồn nước từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nói
chung và bảo vệ, phát triển tài nguyên nước nói riêng được hiệu quả nhất.

Đồng thời việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ còn là cơ sở để chủ dự án
có thể gia hạn, điều chỉnh, chuyển nhượng giấy phép khai thác nước ngầm
(quy định tại Điều 22, 23, 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP). Nếu không thực
hiện đúng, chủ giấy phép có thể bị đình chỉ hiệu lực của giấy phép, thậm chí là
thu hồi giấy phép và buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường
thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. Tương tự với giấy xác nhận đủ
điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, giấy phép khai thác,
sử dụng nước ngầm cũng có thời hạn. Chủ dự án cần gia hạn trong trường hợp
giấy phép chuẩn bị hết hạn.

5. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải (nước thải, chất
thải công nghiệp, khí thải, bụi thải)

5.1. Các nghĩa vụ

Quản lý nước thải

Căn cứ vào Điều 86 Luật BVMT 2020, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT, trong đó có “Thu gom xử lý nước
thải”. Như vậy, việc xử lý, thu gom nước thải là một trong những nghĩa vụ mà
chủ dự án bắt buộc phải thực hiện khi sản xuất thép để BVMT tại cơ sở sản
xuất cũng như những khu vực xung quanh. Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm
nước mặt và nước ngầm ở khu vực dự án, chủ dự án cần tuân thủ theo quy
định của pháp luật tại Luật BVMT 2020. Nước thải phải được thu gom và xử
lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp
để bảo đảm nước thải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo
quy định tại Điều 86 của Luật trên.

Quản lý chất thải công nghiệp


13
- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, không nguy hại, quá
trình xử lý loại chất thải này sẽ theo quy định tại mục 3 Chương VI Quản lý
chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Luật BVMT 2020. Chủ dự án có
các nghĩa vụ cụ thể sau:

+ Chủ dự án trách nhiệm phân loại tại nguồn; lưu giữ bảo đảm không
gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật BVMT 2020.

+ Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý hoặc chuyển giao
cho các đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 82 Luật BTMT 2020 như: Cơ
sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp; Cơ sở xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;...

+ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc chuyển giao
phải có biên bản bàn giao cho mỗi lần chuyển giao, mẫu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành khi chuyển giao nhóm chất thải rắn công nghiệp thông
thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi
trường. Khi xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi
đáp ứng các yêu cầu tại khoản 4 Điều 82 của Luật BVMT 2020.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Trách nhiệm chủ dự án
được quy định tại Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 83
Luật BVMT 2020 cụ thể:

+ Chủ nguồn thải có trách nhiệm khai báo (khối lượng, loại chất thải),
tự thực hiện phân định, phân loại, thu gom lưu giữ riêng, xác định lượng chất
thải nguy hại phải khai báo và quản lý. Không để lẫn với chất thải không nguy
hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

+ Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy
định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép
môi trường phù hợp để xử lý.

+ Đối với chất thải rắn nguy hại, chủ nguồn thải không tự xử lý được
nên phải có trách nhiệm ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ
chức, cá nhân có giấy phép phù hợp. Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ
xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao
chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quản lý bụi, khí thải

Phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi
trường tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật BVMT 2020. Chủ dự

14
án phải trang bị bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện
pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

5.2. Bình luận

Khi dự án đi vào hoạt động, cần bổ sung các loại giấy phép chứng minh
hoạt động của dự án là hợp pháp và đúng nguyên tắc để cơ quan có thẩm
quyền tiến hành giám sát, quản lý và kịp thời đưa ra những quyết định đối với
công ty A. Đây được coi là nghĩa vụ quan trọng đối với công ty, nhằm góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ dự án để dự án được tiến hành
thuận lợi, an toàn đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ pháp lý
công ty.

Đối với hoạt động xử lý chất thải, công ty A phải thực hiện đầy đủ các
trách nhiệm được đặt ra. Đây là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm khác có
liên quan và đồng thời cũng là cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công ty A trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Khi vi phạm việc
thực hiện các trách nhiệm kể trên, công ty A sẽ phải chịu phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT (căn cứ theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP). Việc
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường góp phần
nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty A đối với các hoạt động của
mình khi dự án được tiến hành nói riêng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà
nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án nói riêng.

6. Nghĩa vụ xây dựng kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường

6.1. Các nghĩa vụ


Theo Điều 122 Luật BVMT 2020 quy định về Trách nhiệm phòng ngừa
sự cố môi trường bao gồm: Thực hiện yêu cầu kế hoạch biện pháp, trang thiết
bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. Thực
hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ
thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
Như vậy công ty A để xây dựng được nhà máy luyện thép có công suất
lớn thì công ty cũng phải chịu trách nhiệm trong việc phòng ngừa sự cố môi
trường. Cụ thể công ty phải thực hiện các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường
bao gồm chuẩn bị ứng phó sự cố, tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phối
hợp với cơ quan chức năng phục hồi môi trường sau sự cố. Theo khoản 3 Điều
108 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định về Kế hoạch ứng phó sự cố môi
trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia thì công ty A phải có nghĩa vụ trong
việc đề ra kế hoạch, biện pháp, để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và
thực hiện đúng nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường để giảm thiểu tối
đa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn xã B tỉnh C nơi công ty A xây
dựng nhà máy luyện thép.
15
Căn cứ theo quy định về Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường theo khoản 1 Điều 109 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP
thì sau khi lên kế hoạch thì công ty A phải có trách nhiệm ban hành và tổ chức
thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Theo khoản 3 Điều 110 Nghị Định 08/2022/NĐ-
CP: Công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thì công ty A phải có trách
nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của công ty, gửi kế
hoạch cho UBND xã B.

Theo khoản 4 Điều 125 Luật BVMT 2020 quy định: Trách nhiệm ứng
phó sự cố môi trường thì khi có sự cố môi trường xảy ra công ty A chỉ được tổ
chức ứng phó trong phạm vi cơ sở, và nếu vượt quá thì phải báo cáo cho
UBND xã B nơi xảy ra sự cố.

6.2. Bình luận

Thực tiễn về sự cố môi trường cho thấy, các quy định và cơ chế về
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường đều chưa phát huy hiệu quả
do các quy định của Luật BVMT 2020 còn chưa cụ thể, chưa bao quát các
biện pháp để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường. Do vậy,
các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường cần được nghiên cứu bổ sung các
nội dung: Xác định danh mục các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, hoặc tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường để có các biện
pháp ứng xử phù hợp với từng dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành,
nghề đó. Việc ứng xử này cần được quy phạm hóa nhằm can thiệp ngay từ giai
đoạn lập quy hoạch phân vùng sản xuất, kinh doanh của các ngành, nghề, phân
vùng xả thải đến các yêu cầu trong ĐTM, kế hoạch quản lý môi trường,
phương án BVMT; có biện pháp giám sát đặc biệt trong quá trình sản xuất,
kinh doanh và biện pháp ứng phó nếu xảy ra sự cố môi trường.

7. Nghĩa vụ tài chính: nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

7.1. Các nghĩa vụ

Theo điểm a khoản 2 Điều 136 Luật BVMT 2020: “Phí bảo vệ môi
trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng
sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc
lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí”. Theo
khoản 1 Điều 2 Nghị Định 53/2020/NĐ-CP thì “đối tượng chịu phí bảo vệ môi
trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào
nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ
trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này”. Theo đó, tại
điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị Định này có quy định nước thải công nghiệp
trong đó có nước thải từ cơ sở luyện kim.
16
Như vậy, theo các quy định trên, dự án nhà máy chuyên luyện thép của
công ty A thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vì
trong quá trình sản xuất nhà máy sẽ xả chất thải là nước thải. Do đó, khi nhà
máy đi vào hoạt động thì chủ dự án có nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường, và
phải nộp đúng mức phí được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị Định
53/2020/NĐ-CP.

7.2. Bình luận

Quy định nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là quan trọng
và cần thiết, nhằm tạo nên chi phí cho các hoạt động bảo vệ, phục hồi, phát
triển môi trường khi mà các hoạt động sản xuất, chế biến trong công nghiệp
diễn ra ngày càng nhiều và nước thải từ các hoạt động đó đã và đang gây tác
động xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, việc quy định nghĩa vụ tài chính như
vậy còn giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề xả nước
thải và nâng cao trách nhiệm, ý thức của chủ dự án trong vấn đề quản lý nước
thải từ hoạt động của mình.

KẾT LUẬN

Môi trường là vấn đề đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, dẫn đến
việc các nhà làm luật phải đặt ra nhiều quy định hơn đối với mọi chủ thể tác
động đến môi trường, góp phần hình thành các nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ
môi trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp là những chủ thể có nhiều hành vi tác
động đến môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Việc nhận thức
đúng đắn về những nghĩa vụ cần thực hiện trong quá trình thực hiện dự án
giúp chủ dự án có cái nhìn bao quát hơn về những vấn đề liên quan đến các
yếu tố tác động đến môi trường, đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội và góp phần bảo vệ môi trường.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Bảo vệ môi trường 2020.

2. Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.

3. Nghị Định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải.

4. Luật Tài nguyên nước 2012

5. Thông tư số 152 /2015/TT-BTC.

6. Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính


trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

7. Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên nước.
18
8. Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

9. Thông tư 75/2017/TT-BTNMT.

PHỤ LỤC

Các nghĩa vụ khác khi dự án đi vào hoạt động:

- Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; không
gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác; bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai
thác, sử dụng (khoản 2 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2012).

- Phải cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho cơ quan thẩm quyền
khi có yêu cầu để kiểm tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước, không
gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến mục đích của chủ thể khác trong quá trình
khai thác sử dụng tài nguyên nước, khi phát hiện thấy hành vi, hiện tượng có
dấu hiệu vi phạm pháp luật gây mất an toàn nguồn nước phải ngăn chặn kịp
thời và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý nhằm phòng
chống ô nhiễm suy thoái môi trường nước.

- Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng
khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, có trách nhiệm phục hồi môi trường
khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không
còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô
nhiễm nguồn nước dưới đất.

19
- Trong quá trình sản xuất, nhà máy có sử dụng hóa chất độc hại, chất
phóng xạ nên phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc
hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

Luật BVMT 2020

Điều 71.Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài

1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo
vệ môi trường sau đây:

a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành
riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có
phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;

b) Có giấy phép môi trường;

c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước
thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa
khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các
trường hợp khác;

d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp
phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 82. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường


1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công
nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý
chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng
sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu
xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp
luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

20
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng
chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy
hại
4. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại
phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.

Điều 86. Thu gom, xử lý nước thải

1. Đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu
gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp
đặc thù do Chính phủ quy định.

2. Quản lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung được quy định như sau:

a) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình phải được thu gom,
đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

b) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị
phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý
nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ phải đáp ứng quy định của khu
đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của chính quyền địa phương;

c) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị
chưa có công trình xử lý nước thải tập trung phải được thu gom, xử lý đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

3. Quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định
như sau:

a) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước
khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu
của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường;

21
b) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị,
khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải được
thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào
nguồn tiếp nhận.

4. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư không
tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Đầu tư, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô
thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước
theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng
hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường
hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

c) Ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị,
khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại
chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý
nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật
này có hiệu lực thi hành;

d) Ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ
nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không
tập trung.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật
xử lý nước thải tại chỗ.

7. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom,
thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung quy định tại Điều này.

Điều 88. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi,
khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi
trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo
quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

22
2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán
bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc
biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng
ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.

Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp

1. Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục gồm dự
án đầu tư, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí với lưu lượng
xả bụi, khí thải lớn ra môi trường.

2. Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu
tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.

3. Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục phải đáp ứng quy
định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được
truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

4. Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần
suất, thông số theo quy định của pháp luật. Đối với các thông số đã được quan
trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.

5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; đánh giá
kết quả quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục và so sánh với giá trị
tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi
trường về khí thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu
quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt mức cho phép theo
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;

b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục
trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

6. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp để tự theo dõi, giám sát hệ
thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải của mình.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công
nghiệp; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp tự động,
liên tục; thời gian và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ.

23
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về
quan trắc bụi, khí thải công nghiệp.

Điều 125. Tổ chức, ứng phó sự cố môi trường


4. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường
trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo
cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết
bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về
sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị,
phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự
cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn;
d) Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự
cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc
gia.

Nghị định 08/2022/NĐ-CP

24
Điều 45. Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng
các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Bảo
vệ môi trường. Một số yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường cụ thể
được quy định như sau:
1. Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu
đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử
lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp
để xử lý.
3. Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa riêng; có hệ thống thu gom và xử lý các
loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ
phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn
bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất
theo tính toán;
Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che nắng, mưa
cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện
pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập
khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo
đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín, chống thấm,
chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

25
4. Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập
khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là
giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42
Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 168
Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu phát sinh từ hoạt động
của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
5. Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 46 Nghị định này.
6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải
quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan
nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu; được lựa chọn địa điểm
kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ
quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại
cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được
phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest)
có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định
tại khoản 4 Điều này còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã
ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại
điểm a và b khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
7. Đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với
phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Tổ chức giám định
được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài
được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường được
cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã đáp ứng điều kiện
theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định
của Chính phủ về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp và các quy
định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.

26
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu
sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập
khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. Ngoài những hồ sơ theo
quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ phế liệu nhập khẩu phải có các
tài liệu sau đây:
a) Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận
xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
b) Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ
bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu);
c) Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
d) Văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp
phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo
mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này.
9. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu
quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành
phần quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản
xuất ra sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Nghị định này;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu
nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề
thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ
các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật đánh giá sự phù
hợp và chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ
thuật môi trường, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất quy định tại Điều này.
Điều 46. Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất
1. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

27
a) Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu
chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát
sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ
môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức
tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (sau đây gọi tắt là tổ
chức nhận ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo
từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
c) Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được
hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
2. Khoản tiền ký quỹ bảo bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ
bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá
trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký
quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20%
tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực
hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá
trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ
18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng
giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định tại điểm a
và điểm b khoản này thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được
quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
3. Quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
28
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời
điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu
đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường
hợp khác;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận việc ký quỹ
của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của
tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ các
thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng số tiền ký quỹ được tính toán
theo quy định tại Nghị định này; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện
ngay sau khi hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản
(nếu có);
c) Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản
chính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức,
cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ
cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.
4. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
a) Tổ chức nhận ký quỹ nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực
hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm phong tỏa số tiền ký quỹ theo
quy định của pháp luật;
b) Tổ chức nhận ký quỹ đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền
ký quỹ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau khi nhận được văn
bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo thông tin
về số tờ khai hải quan nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu đã
được thông quan hoặc thông tin về việc hủy tờ khai hải quan nhập khẩu
của cơ quan hải quan hoặc chấp hành xong quyết định tái xuất, tiêu hủy
theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
c) Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan và không thể
tái xuất được, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử
lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu
không đủ thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý, tiêu hủy phế liệu
nhập khẩu vi phạm thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách
nhiệm thanh toán các khoản chi phí này. Sản phẩm sau xử lý, tiêu hủy
phế liệu nhập khẩu vi phạm có giá trị sẽ bị tịch thu theo quy định của
pháp luật (không bao gồm phần sản phẩm tạo ra từ nguyên liệu, phụ gia
hoặc phế liệu khác được phối trộn theo quy trình sản xuất của đơn vị
được chỉ định để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm) và không được hạch
toán vào chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.
29
Việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm được thực hiện theo quy
định về quản lý chất thải. Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm thỏa
thuận với đơn vị có đủ năng lực để xử lý, tiêu hủy chất thải, phế liệu vi
phạm; đơn vị xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm phải được ghi
trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm, việc xử lý, tiêu hủy phế liệu
nhập khẩu vi phạm do nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp số tiền ký quỹ còn thừa sau khi thanh toán để xử lý lô
hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
nhận được ý kiến bằng văn bản về việc hoàn thành quá trình xử lý, tiêu
hủy phế liệu của cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt theo quy định của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, tổ chức nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ còn
lại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
a) Thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83
Luật Bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, bao bì phát
sinh từ hộ gia đình, cá nhân, văn phòng cơ quan nhà nước, trường học, nơi
công cộng thuộc danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII ban
hành kèm theo Nghị định này và danh mục chất thải nguy hại do Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo
quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi
trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng phải thực hiện trách nhiệm
của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định
này.
2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy
hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
3. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật
Bảo vệ môi trường, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được vận chuyển
chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính
chủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Các chủ nguồn thải phải
lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và
cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
giám sát, quản lý.

30
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật
Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội
dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội
dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát,
quản lý;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm
đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không
được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi
trường thuê phương tiện vận chuyển công cộng như phương tiện đường sắt,
đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải nguy hại thì phải có
văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện.
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại
khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể
như sau:
1. Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:
a) Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải
nguy hại phải khai báo và quản lý;
b) Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại
trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi
trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát
sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận
chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất
thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất
thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường
định kỳ.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định tại
các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này có phát sinh chất
thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100
kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.

31
3. Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển
giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
4. Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập
chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển
giao chất thải nguy hại, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ
chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân
tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải báo cáo
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và
Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp
chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng
biên bản bàn giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại.
Điều 97. Quan trắc nước thải
4. Quan trắc nước thải tự động, liên tục:
a) Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên
tục (có camera theo dõi và thiết bị lấy mẫu tự động) và kết nối, truyền số liệu
trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là
ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi
trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư có mức lưu lượng xả nước thải
ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị
định này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có
mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII
ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự
động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ
quy định tại khoản 3 Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời
gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại
khoản 3 Điều này đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường quy định tại số
thứ tự 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt và
tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định
được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều
này.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải trung bình ra môi trường quy
định tại số thứ tự 2 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này
đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
hoặc dự án, cơ sở khác không thuộc trường hợp phải lắp đặt theo quy định
nhưng đã lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động,
32
liên tục được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này
và pháp luật khác có liên quan.
Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm
định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được
thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường. Trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết nối, truyền số liệu của chủ dự
án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền
phải cung cấp tài khoản FTP để kết nối, truyền số liệu quan trắc. Ngay sau khi
hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục, cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền
phải có văn bản thông báo đã hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu cho chủ
dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
biết, thực hiện;
b) Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được quy định tại Cột 3 Phụ
lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại
điểm c khoản này và trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức có thể bị
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước
quyền sử dụng giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần có
thời hạn về hành vi xả nước thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định quan trắc tự động, liên tục bổ sung một số thông số đặc trưng để kiểm
soát ô nhiễm môi trường;
c) Dự án, cơ sở xả nước làm mát có sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để
diệt vi sinh vật ra môi trường với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên
thì chủ dự án, cơ sở lắp đặt các thông số quan trắc tự động, liên tục gồm: lưu
lượng, nhiệt độ và clo đối với nguồn nước làm mát đó;
d) Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
đã thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết quả kiểm tra,
thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu nước thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có vi phạm về hành vi xả nước thải thì
được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.
Chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi
trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng,
an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp
tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
đ) Giá trị thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá
trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của từng
33
loại thiết bị) đối với thông số đó. Đối với trường hợp xả nước thải sau xử lý
theo mẻ (công nghệ xử lý nước thải theo mẻ), giá trị các thông số quan trắc
nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình 01 giờ, trường
hợp thời gian xả nước thải dưới 01 giờ được xác định theo giá trị trung bình
của các kết quả đo trong khoảng thời gian xả đó. Giá trị các thông số quan trắc
nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông
số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải;
e) Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc
nước thải tự động, liên tục đối với dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải
ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 và 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành
kèm theo Nghị định này đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
5. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục:
a) Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công
nghiệp tự động, liên tục (có camera theo dõi) và kết nối, truyền số liệu trực
tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là
ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp
ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý
bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định
này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư xả bụi, khí thải công nghiệp ra
môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi,
khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này
phải lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục
trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng
hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5
Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định, được miễn thực hiện
quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện
quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này đối
với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
Dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng
hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 6
Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện
quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này.
Dự án, cơ sở tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự
động, liên tục đối với trường hợp không phải lắp đặt theo quy định được

34
hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và pháp
luật khác có liên quan.
Thiết bị quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục phải được thử
nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc bụi, khí thải công
nghiệp tự động, liên tục được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc
môi trường. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết
nối, truyền số liệu của chủ dự án, cơ sở, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải cung cấp tài khoản FTP để
kết nối, truyền số liệu quan trắc. Ngay sau khi hoàn thành việc kết nối, truyền
số liệu quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục, cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải có văn
bản thông báo đã hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu cho chủ dự án, cơ sở
biết, thực hiện;
b) Thông số quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục được quy
định tại Cột 4 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường
hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi
trường, giấy phép môi trường thành phần có thời hạn về hành vi xả bụi, khí
thải công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định quan trắc
tự động, liên tục bổ sung một số thông số đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm môi
trường;
c) Dự án, cơ sở đã thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên
tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03
năm liên tiếp và kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền gần nhất (có mẫu bụi, khí thải công nghiệp đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường) không có hành vi vi phạm hành vi xả bụi, khí thải công nghiệp vượt
quy chuẩn kỹ thuật quy định thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định
kỳ.
Chủ dự án, cơ sở có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy
phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc
phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường
cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
d) Giá trị thông số quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được xác định theo
giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của
từng loại thiết bị) đối với thông số đó. Đối với trường hợp xả bụi, khí thải theo
mẻ (theo từng thời điểm), giá trị các thông số quan trắc bụi, khí thải tự động,
liên tục được xác định theo giá trị trung bình 01 giờ, trường hợp thời gian xả
dưới 01 giờ được xác định theo giá trị trung bình của các kết quả đo trong
khoảng thời gian xả đó. Giá trị các thông số quan trắc bụi, khí thải tự động,
35
liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy
chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải;
đ) Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc
bụi, khí thải tự động, liên tục đối với dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả bụi,
khí thải công nghiệp ra môi trường quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành
kèm theo Nghị định này theo yêu cầu bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và
phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b
khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội
dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
Điều 110. Công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố
môi trường của cơ sở; gửi kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tới Ủy ban nhân
dân cấp xã và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện.

Luật Tài nguyên nước 2012

Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký,
không phải xin phép:

a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên
cứu khoa học;

đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục
sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của
pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

36
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1
Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước
khi quyết định việc đầu tư.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng
tài nguyên nước.

Điều 52. Thăm dò, khai thác nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
44 của Luật này.

3. Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài
nguyên nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ
lượng nước dưới đất và các quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:

a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu
sử dụng nước;

b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ
thấp quá mức;

c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai
thác nước dưới đất;

d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm
nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;

đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập
trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo
đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.

5. Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm:

a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;

37
b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;

c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.

6. Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.

THÔNG TƯ 02/2022/TT-BTNMT

Điều 33. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất
thải rắn công nghiệp thông thường

1. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp
ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn
chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;

c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi
trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho
hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại
khoản 1 Điều này.

3. Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà
phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;

b) Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước
mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;

c) Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;

d) Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy
định của pháp luật.

4. Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp
ứng các yêu cầu sau:

a) Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát
sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
38
b) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt,
không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển
và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;

c) Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công
nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).

Điều 34. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận
chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và mẫu biên bản bàn giao
chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp
ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về giao thông vận tải.

2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được lưu chứa trong thiết bị lưu giữ
chất thải hoặc lưu chứa trực tiếp trên các phương tiện vận chuyển. Thiết bị lưu
giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường được lắp cố định hoặc có thể tháo
rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại
khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

3. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo
đảm không rơi vãi chất thải rắn công nghiệp thông thường, phát tán bụi, mùi
trong quá trình vận chuyển.

4. Xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom,
lưu chứa, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.

5. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đang hoạt
động phải có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” ở hai bên thành của
phương tiện với chiều cao ít nhất là 15cm, kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện
thoại liên hệ.

6. Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy
định tại Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

THÔNG TƯ 75/2017/TT-BTNMT

Điều 4. Yêu cầu chung về bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công lỗ
khoan, giếng khoan

Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi chung
là giếng khoan) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo
sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý

39
nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác có liên
quan đến nước dưới đất phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất
sau:

1. Thực hiện các quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BTNMT ngày 14 tháng
12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật
khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.

2. Chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên hoặc vật liệu có tính chất thấm nước
tương đương đất sét xung quanh thành giếng khoan và ống chống tạm thời.
Trong phạm vi bán kính tối thiểu 01m xung quanh miệng giếng khoan phải gia
cố, tôn cao bằng đất sét tự nhiên hoặc các vật liệu chống thấm khác để ngăn
ngừa nước bẩn từ trên mặt đất chảy trực tiếp vào giếng khoan hoặc thấm qua
thành, vách giếng khoan vào tầng chứa nước.

3. Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại
làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan để đưa vào giếng khoan;
không để rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ ra môi trường xung quanh khu vực giếng
khoan.

4. Bảo đảm ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan
trong quá trình khoan và khi thực hiện các công việc nghiên cứu, thí nghiệm
trong giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan.

5. Đối với giếng khoan có thời gian dự kiến hoạt động từ hai (02) năm trở lên
thì phải thực hiện việc chống ống và trám cách ly, bảo đảm ngăn nước từ trên
mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước hoặc nước của các tầng chứa nước
có chất lượng khác nhau lưu thông qua thành giếng khoan.

6. Trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan mà gây
sự cố sụt, lún đất và các sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay việc thi
công, sử dụng, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có);
thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là
Ủy ban nhân dân cấp xã) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) nơi xảy ra
sự cố.

7. Đối với các giếng khoan không sử dụng hoặc bị hỏng trong quá trình thi
công, sử dụng thì phải xử lý, trám lấp theo quy định của pháp luật về tài
nguyên nước.

Điều 8. Bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác

40
1. Chủ công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung
quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô
nhiễm nước dưới đất qua giếng khoan khai thác.

2. Chủ công trình khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích cấp nước sinh
hoạt phải xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh của công trình theo quy định của pháp
luật về tài nguyên nước.

3. Chủ công trình khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử
dụng nước dưới đất tổ chức lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực thực hiện việc quan
trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước tại các giếng khai thác, giếng quan
trắc của công trình bảo đảm thông số, hình thức và chế độ quan trắc để cung
cấp, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Việc quan trắc mực nước tại giếng quan trắc của công trình khai thác phải
được thực hiện tối thiểu tại 01 giếng đối với công trình khai thác nước dưới
đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm; tối
thiểu tại 02 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ
5.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 03 giếng đối
với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm
trở lên.

4. Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng
nước, mực nước trong quá trình khai thác và các sự cố khác do hoạt động khai
thác của mình gây ra; trường hợp xảy ra sự cố thì phải dừng ngay việc khai
thác, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo
kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy
ra sự cố và báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.

41

You might also like