You are on page 1of 23

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. LÝ THUYẾT DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU................................................................................2


1. Suất điện động xoay chiều.........................................................................................................2
2. Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều...............................................................................2
3. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần...........................................................................2
4. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện........................................................................................3
5. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm...................................................................................3
6. Các giá trị hiệu dụng..................................................................................................................3
II. LÝ THUYẾT DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ.........................................................................................4
1. Mạch dao động điện từ..............................................................................................................4
2. Quy luật biến thiên của điện tích, điện áp và cường độ dòng điện trong mạch...................4
2. Tóm tắt công thức.......................................................................................................................4
III. BÀI TẬP.......................................................................................................................................5
1. Bài tập dòng điện xoay chiều.....................................................................................................5
2. Bài tập dao động điện từ..........................................................................................................14
I. LÝ THUYẾT DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Suất điện động xoay chiều

Chu kì: . Tần số:

2. Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch xoay chiều:

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch xoay chiều:

Trong đó: u: điện áp tức thời

i: cường độ dòng điện tức thời

ω: tần số góc

U0, I0: giá trị cực đại, biên độ

: pha ban đầu

: độ lệch pha của u so với i

Nếu thì u sớm pha so với i.

Nếu thì u trễ pha so với i.

Nếu thì u đồng pha với i.

3. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần


4. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện

Dung kháng:

5. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm

Cảm kháng:

6. Các giá trị hiệu dụng

Công suất tỏa nhiệt:


Nhiệt lượng tỏa ra:

II. LÝ THUYẾT DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ


1. Mạch dao động điện từ
− Cấu tạo mạch dao động LC: Là mạch điện kín gồm: cuộn dây (có độ tự cảm L) và tụ điện (có điện
dung C) mắc nối tiếp thành mạch kín. Khi điện trở của mạch rất nhỏ thì mạch dao động là lý tưởng.

2. Quy luật biến thiên của điện tích, điện áp và cường độ dòng điện trong mạch
− Điện tích của bản tụ:

− Tụ phóng điện tích (q) biến thiên tạo ra dòng điện:

− Điện áp giữa hai bản tụ:

− Kết luận: Điện tích q, điện áp u, cường độ dòng điện I biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng

tần số, trong đó i biến thiên sớm pha so với q và u.

2. Tóm tắt công thức

− Tần số góc: . Chu kì: . Tần số: .

− Biểu thức điện tích của bản tụ:

− Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch:

− Biểu thức điện áp giữa hai bản tụ điện:

− Công thức liên hệ về độ lớn:

− Công thức độc lập thời gian:

− Năng lượng điện trường (WC) tập trung ở tụ điện:


Năng lượng điện trường cực đại:

− Năng lượng từ trường (WL) tập trung ở cuộn cảm:

Năng lượng từ trường cực đại:

Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với tần số 2f; chu kỳ T/2 so với dao
động của dòng i (hay của điện tích q).

− Năng lượng điện – từ trường: W = WL + WC = hằng số = không đổi

− Để duy trì dao động cần cung cấp cho mạch một công suất:

III. BÀI TẬP


1. Bài tập dòng điện xoay chiều
Câu 1: Dòng điện xoay chiều là dòng điện

A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.

C. có chiều biến đổi theo thời gian.

D. có chu kỳ thay đổi theo thời gian.

Lời giải:

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian (I phụ thuộc vào
t dạng hàm sin hoặc cos). Chọn B.

Câu 2: Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

B. chỉ được đo bằng ampe kế nhiệt.

C. bằng giá trị trung bình chia cho

D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.

Lời giải:
Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng
điện. Chọn A.

Câu 3: Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng . Cường độ
dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. I = 4 A.

B. I = 2,83 A.

C. I = 2 A.

D. I = 1,41 A.

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng: . Chọn C.

Câu 4: Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 141cos(100πt) V. Điện áp hiệu dụng
giữa hai đầu đoạn mạch là

A. U = 141 V.

B. U = 50 V.

C. U = 100 V.

D. U = 200 V.

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng: . Chọn C.

Câu 5: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá
trị hiệu dụng?

A. điện áp.

B. chu kỳ.

C. tần số.

D. công suất.

Lời giải:
Có điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng, suất điện động hiệu dụng. Chọn A.

Câu 6: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng
giá trị hiệu dụng?

A. Điện áp.

B. Cường độ dòng điện.

C. Suất điện động.

D. Công suất.

Lời giải:

Công suất không có giá trị hiệu dụng. Chọn D.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

B. dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C. suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D. cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả
ra nhiệt lượng như nhau.

Lời giải:

Điện áp, cường độ dòng điện, suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian được gọi là điện áp,
cường độ dòng điện, suất điện động xoay chiều. Chọn D.

Câu 8: Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là
900 kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. Io = 0,22 A.

B. Io = 0,32 A.

C. Io = 7,07 A.

D. Io = 10,0 A.

Lời giải:

Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở:


Chọn D.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng
điện.

B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.

D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng
điện.

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Chọn B.

Câu 10: Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời
gian?

A. Giá trị tức thời.

B. Biên độ.

C. Tần số góc.

D. Pha ban đầu.

Lời giải:

Giá trị của suất điện động tức thời luôn biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm sin (hàm điều hòa)

Biên độ và tần số góc ω, pha ban đầu φ không đổi theo thời gian. Chọn A.

Câu 11: Tại thời điểm t = 0,5 (s), cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4 A, đó là

A. cường độ hiệu dụng.

B. cường độ cực đại.

C. cường độ tức thời.

D. cường độ trung bình.

Lời giải:

Cường độ dòng điện tại một thời điểm t được gọi là cường độ dòng điện tức thời. Chọn C.
Câu 12: Cường độ dòng điện trong một đoạn mạnh có biểu thức i = √2sin(100πt + π/6) A. Ở thời
điểm t = 1/100 (s) cường độ trong mạch có giá trị

A. A

B. A

C. bằng 0.

D. A

Lời giải:

Chọn B.

Câu 13: Một mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không
thì biểu thức của điện áp có dạng

A. u = 220cos(50t) V

B. u = 220cos(50πt) V

C. u = 220√2cos(100t) V

D. u = 220√2cos(100πt) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 220 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 220√2 V

Pha ban đầu bằng 0 ⇒ φ = 0

f = 50 Hz ⇒ ω = 2π.50 = 100π Hz ⇒ u = 220√2cos(100πt) V. Chọn D.

Câu 14: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt) A, điện áp giữa hai
đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V và sớm pha π/3 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp
giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt) V.

B. u = 12√2sin(100πt) V
C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. u = 12√2cos(100πt + π/3) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 12 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 12√2 V

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Điện áp sớm pha π/3 so với dòng điện ⇒ φu = φi + π/3 = 0 + π/3 = π/3 rad

⇒ u = 12√2cos(100πt + π/3) V. Chọn D.

Câu 15: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt + π/6) A, điện áp giữa
hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V, và sớm pha π/6 so với dòng điện. Biểu thức của
điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt + π/6) V

B. u = 12cos(100πt + π/3) V

C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. u = 12√2cos(100πt + π/3) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 12 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 12√2 V

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Điện áp sớm pha π/6 so với dòng điện ⇒ φu = φi + π/6 = π/6 + π/6 = π/3 rad

⇒ u = 12√2cos(100πt + π/3) V. Chọn D.

Câu 16: Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là u = 120√2cos(100πt - π/4) V.
Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 5A. Biết rằng, dòng điện chậm pha hơn điện
áp góc π/4, biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. .

B. .
C. .

D. .

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng I = 5 A ⇒ cường độ dòng điện cực đại I0 = 5√2 A

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Dòng điện chậm pha π/4 so với điện áp ⇒ φi = φu - π/4 = -π/4 - π/4 = -π/2 rad

Chọn C.

Câu 17: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ tức thời là i = 10cos(100πt + π/3) A. Phát
biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Biên độ dòng điện bằng 10 A.

B. Tần số dòng điện bằng 50 Hz.

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 5 A.

D. Chu kỳ của dòng điện bằng 0,02 (s).

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = I0/√2 = 10/√2 = 5√2 A. Chọn C.

Câu 18: Một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức điện áp và cương độ dòng điện lần lượt là u =
200cos(120πt + π/3)V, i = 4cos(120πt + π/6)A. Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch có giá trị bằng
-100√2 V và đang giảm thì sau đó 1/240 s cường độ dòng điện qua đoạn mạch có giá trị bằng

A. –2 A

B. –3,86 A

C. 2√2 A.

D. 1,035 A

Lời giải:

Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch có giá trị bằng -100√2 V và đang giảm
Sau thời điểm đó 1/240 s

Chọn B.

Câu 19: Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều i1 = I0cos(ωt + φ1) và i2 =
I0cos(ωt + φ2) đều cùng có giá trị tức thời là 0,5I0, nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng
điện đang tăng. Hai dòng điện này lệch pha nhau một góc bằng.

A. 5π/6 B. 2π/3 C. π/6 D. 4π/3

Lời giải:

Chọn B.

Dùng mối liên quan giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều: Đối với dòng i1 khi có giá trị
tức thời 0,5I0 và đăng tăng ứng với chuyển động tròn đều ở M’, còn đối với dòng i2 khi có giá trị tức
thời 0,5I0 và đăng giảm ứng với chuyển động tròn đều ở. Bằng công thức lượng giác, ta có:

⇒ 2 cường độ dòng điện tức thời i1 và i2 lệch pha nhau 2π/3.

Câu 20: Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 120 V tần số 60 Hz vào hai đầu một bóng đèn
huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 60√2 V. Thời gian đèn
sáng trong mỗi giây là:

A. 1/2 (s)
B. 1/3 (s)

C. 2/3 (s)

D. 0,8(s)

Lời giải:

Chọn C

Thời gian hoạt động trong 1 s:

Câu 21: Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là u = 200cos(100πt + π/6) V.
Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 2√2 A. Biết rằng, dòng điện nhanh pha hơn
điện áp hai đầu mạch góc π/3, biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i = 4cos(100πt + π/3) A.

B. i = 4cos(100πt + π/2) A.

C. i = 2√2cos(100πt - π/6) A.

D. i = 2√2cos(100πt + π/2) A.

Lời giải:

Ta có: I = 2√2 ⇒ I0 = I√2 = 4 A

Dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/3 ⇒ φi = φu + π/3 = π/2 rad

Biểu thức cường độ dòng điện là: I = 4cos(100πt + π/2) A. Chọn B.

Câu 22: Một khung dây phẳng quay đều quanh một trục vuông góc với đường sức từ của một cảm
ứng từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào

A. số vòng dây N của khung dây.

B. tốc độ góc của khung dây.

C. diện tích của khung dây.

D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.


Lời giải:

Ta có: e = NBSωcosωt nên suất điện động trong khung dây có tần số ω phụ thuộc vào tốc độ góc
của khung dây. Chọn B.

Câu 23: Một khung dây quay đều quanh trục xx’ trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ
vuông góc với trục quay xx’. Muốn tăng biên độ suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì
chu kỳ quay của khung phải

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần.

D. giảm 2 lần.

Lời giải:

Ta có: E0 = NBSω = NBS.2π/T .

Do đó để suất điện động cảm ứng tăng 4 lần thì chu kì giảm 4 lần. Chọn C.

Câu 24: Một khung dây dẫn có diện tích S = 50 cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với tốc độ 3000
vòng/phút trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung, và có
độ lớn B = 0,02 (T). Từ thông cực đại gửi qua khung là

A. 0,025 Wb.

B. 0,15 Wb.

C. 1,5 Wb.

D. 15 Wb.

Lời giải:

Ta có: Φ0 NBS = 250.0,02.50.10-4 = 0,025 Wb . Chọn A.

2. Bài tập dao động điện từ


Câu 1: Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình:

A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.

B. biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động.

C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.
D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện.

Lời giải:

Chọn C.

Trong mạch dao động có sự chuyển hoá giữa năng lượng điện trường và từ trường, tổng năng lượng
trong mạch không đổi.

Câu 2: Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5μF, cường độ tức thời của dòng điện là
i=0,05sin2000t (A). Độ tự cảm của tụ cuộn cảm là:

A. 0,05H.

B. 0,2H.

C. 0,25H.

D. 0,15H.

Lời giải:

Chọn A.

Câu 3: Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5μF, cường độ tức thời của dòng điện là i =
0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là:

A. .

B. .

C. .

D.

Lời giải:

Chọn B.

i = q' từ đó tìm biểu thức của q.


Câu 4: Một mạch dao động LC có năng lượng 36.10-5J và điện dung của tụ điện C là 25μF. Khi
hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 3V thì năng lượng tập trung ở cuộn cảm là:

A. 24,75.10-6J.

B. 12,75.10-6J.

C. 24,75.10-5J.

D. 12,75.10-5J.

Lời giải:

Chọn C.

Câu 5: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có:

A. tần số rất lớn.

B. chu kì rất lớn.

C. cường độ rất lớn.

D. hiệu điện thế rất lớn.

Lời giải:

Chọn A.

Tần số của dao động từ rất lớn, nó mang năng lượng lớn, chu kì nhỏ.

Câu 6: Công thức xác định chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là:

A. .

B. .

C. .
D. .

Lời giải:

Chọn D.

Dựa vào công thức tính chu kì ta tìm được công thức.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về năng lượng trong mạch dao động LC là không đúng?

A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng
lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hoà với tần số của dòng
điện xoay chiều trong mạch.

C. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên và
ngược lại.

D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi, nói cách
khác, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.

Lời giải:

Chọn B.

Năng lượng điện trường và từ trường biến thiên với tần số gấp đôi tần số dao động.

Câu 8: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 0,1μF và một cuộn cảm có hệ số tự cảm
1mH. Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch là:

A. 1,6.104 Hz.

B. 3,2.104 Hz.

C. 16.103 Hz.

D. 3,2.103 Hz.

Lời giải:

Chọn C.

Từ công thức tính tần số ta tìm được kết quả đó.

Câu 9: Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:
A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

B. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

D. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Lời giải:

Chọn D.

Mạch dao động điện từ điều hoà LC có cấu tạo gồm tụ điện C và cuộn cảm L mắc thành mạch kín.

Câu 10: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kì:

A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.

B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.

C. phụ thuộc vào cả L và C.

D. không phụ thuộc vào L và C.

Lời giải:

Chọn C.

Chu kì dao động của mạch dao động LC là như vậy chu kì T phụ thuộc vào cả độ tự
cảm L của cuộn cảm và điện dung C của tụ điện.

Câu 11: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ
điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch:

A. tăng lên 4 lần.

B. tăng lên 2 lần.

C. giảm đi 4 lần.

D. giảm đi 2 lần.

Lời giải:

Chọn B.

Chu kì dao động của mạch dao động LC là khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì
chu kì dao động của mạch tăng lên 2 lần.
Câu 12: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của
cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch:

A. không đổi.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần.

D. tăng 4 lần.

Lời giải:

Chọn A.

Tần số dao động của mạch dao động LC là khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần
và giảm điện dung của tụ điện xuống 2 lần thì tần số dao động của mạch không thay đổi.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?

A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Lời giải:

Chọn D.

Mạch dao động điện từ điều hoà LC luôn có:

Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

Tần số dao động của mạch là phụ thuộc vào hệ số tự cảm của cuộn cảm và điện dung
của tụ điện mà không phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu 14: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05sin2000t(A). Tần
số góc dao động của mạch là:
A. 318,5rad/s.

B. 318,5Hz.

C. 2000rad/s.

D. 2000Hz.

Lời giải:

Chọn C.

So sánh biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC là i = I0sin(ωt) với biểu
thức i = 0,05sin2000t(A). Ta thấy tần số góc dao động của mạch là ω = 2000 rad/s.

Câu 15: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C =
2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là:

A. 2,5Hz.

B. 2,5MHz.

C. 1Hz.

D. 1MHz.

Lời giải:

Chọn B.

Áp dụng công thức tính tần số dao động của mạch , thay L = 2mH = 2.10-3H, C = 2pF =
2.10-12F và π2 = 10 ta được f = 2,5.106 Hz = 2,5MHz.

Câu 16: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t(A). Tụ
điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:

A. 50mH.

B. 50H.

C. 5.10-6H.

D. 5.10-8H.

Lời giải:

Chọn A.
Ta thấy tần số góc dao động của mạch là ω = 2000rad/s.

Áp dụng công thức tính tần số góc của mạch dao động LC:

Thay số C = 5μF = 5.10-6F, ω = 2000rad/s ta được L = 50mH.

Câu 17: Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L = 25mH. Nạp
điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện
hiệu dụng trong mạch là:

A. 3,72mA.

B. 4,28mA.

C. 5,20mA.

D. 6,34mA.

Lời giải:

Chọn A.

Phương trình điện tích trong mạch dao động là q = Q0cos(ωt + φ), phương trình cường độ dòng điện
trong mạch là i = q’ = - Q0ωsin(ωt + φ) = I0sin(ωt + φ), suy ra cường độ dòng điện hiệu dụng trong

mạch được tính:

Câu 18: Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình q =
4cos(2π.104t)μC. Tần số dao động của mạch là:

A. 10 Hz.

B. 10 kHz.

C. 2π Hz.

D. 2π kHz.

Lời giải:

Chọn B.

So sánh phương trình điện tích q = Q0cosωt với phương trình q = 4cos(2π.104t)μC ta thấy tần số
góc ω = 2π.104(rad/s), suy ra tần số dao động của mạch là f = ω/2π = 10000Hz = 10kHz.
Câu 19: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16nF và cuộn cảm L = 25mH. Tần số góc dao
động của mạch là:

A. 200Hz.

B. 200rad/s.

C. 5.10-5Hz.

D. 5.104rad/s.

Lời giải:

Chọn D.

Áp dụng công thức tính tần số góc

Với C = 16nF = 16.10-9F và L = 25mH = 25.10-3H.

Câu 20: Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện
thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ
khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là:

A. 10mJ.

B. 5mJ.

C. 10kJ.

D. 5kJ.

Lời giải:

Chọn B.

Năng lượng ban đầu của tụ điện là . Khi dao động trong mạch tắt hẳn thì
mạch không còn năng lượng. Năng lượng điện từ trong mạch đã bị mất mát hoàn toàn, tức là phần
năng lượng bị mất mát là ΔW = 5mJ.

Câu 21: Để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó cần phải:

A. đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.

B. đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.
C. dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.

D. tăng thêm điện trở của mạch dao động.

Lời giải:

Chọn C.

Muốn duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số dao động riêng của mạch thì ta phải tạo ra dao
động duy trì trong mạch tức là cứ sau mỗi chu kì ta lại cung cấp cho mạch một phần năng lượng
bằng phần năng lượng đã bị mất mát trong chu kì đó. Cơ cấu để thực hiện nhiệm vụ này là máy phát
dao động điều hoà dùng tranzito.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây khi nói về điện từ trường là không đúng?

A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.

C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong.

D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

Lời giải:

Chọn C.

Đường sức điện trường và từ trường là đường cong kín.

You might also like