You are on page 1of 46

Giải mã nhạc thơ Trịnh Công Sơn

Vũ Ân Thy, thanhnien.com.vn, 13/02/2007.

Trịnh Công Sơn (24.2.1939 - 1.4.2001), nhạc sĩ tài


hoa, nhà thơ xứ Huế. Gần 50 năm qua khi tác
phẩm đầu tay Ướt mi xuất hiện, nhất là 5 năm
trở lại đây từ khi nhạc sĩ qua đời, nhiều nhạc
phẩm của Trịnh Công Sơn được dàn dựng trên
các sân khấu ca múa nhạc, băng đĩa..., sách viết
về ông liên tục xuất bản. Tại sao nhạc phẩm của
Trịnh Công Sơn có sức lan truyền, thẩm thấu, lay
động...?
Nghe và gặp
Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong chiến
khu, tôi may mắn làm việc, tiếp xúc với đời sống
sinh hoạt văn nghệ các vùng tạm bị chiếm, các đô thị
miền Nam. Ngay sau ngày 30.4.1975, tại ngôi nhà
nay là trụ sở của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM,
các văn nghệ sĩ từ Hà Nội vào trong đó có nhà văn
Hà Mậu Nhai, Nguyễn Tuân, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà
thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn
Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Hồ Bắc, nhà văn Hồng
Duệ, nhà văn Thái Thành Đức Phổ, họa sĩ Mai Văn
Hiến, Nguyễn Sáng cùng cánh văn nghệ sĩ trong R
ra là họa sĩ Thanh Châu, Cổ Tấn Long Châu, Phạm
Đỗ Đồng, Nguyễn Quang Sáng, Hoài Vũ, Giang
Nam, Thanh Thảo... trò chuyện và im lặng mở băng,
nghe nhạc Trịnh Công Sơn say sưa.
Đã nhiều lần gặp và uống rượu với nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, từ những nhận xét đột ngột của nhiều
người, tôi hát, đàn, đọc, nghe... để tìm cho mình
cách giải mã tác phẩm của ông. Có lần cùng Nguyễn
Quang Sáng ở nhà Nguyễn Duy; có lần cùng Hoàng
Phủ Ngọc Tường, Ngân Vịnh, Thanh Quế... ở Đà
Nẵng, có lần cùng Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn
Lâm, Nguyễn Khắc Phục, họa sĩ Nguyễn Trọng
Khôi ở nhà Hoàng Yên Di bên Nhà Bè và không ít
lần ngồi quán cóc lề đường với Nguyễn Nhật Ánh...
Sau bộ phim truyện của đạo diễn Hoàng Tích Chỉ về
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Báo Thanh Niên lần đầu
tiên đưa chương trình Duyên dáng Việt Nam về
Quảng Nam - Đà Nẵng giới thiệu. Trịnh Công Sơn
cùng ở chung với chúng tôi gồm Lê Nhược Thủy, ca
sĩ Cẩm Vân, Quốc Triệu, Hồng Nhung, người đẹp
Thanh Mai... Đỗ Trung Quân,... và tôi. Tối đến, bên
bãi biển Thanh Khê, Mỹ Khê hay bên sông Hàn,
xuống Hội An bên sông Hoài, lúc nào anh Sơn cũng
uống rượu Chivas. Anh uống không ăn, chỉ nghe và
nói rất ít khi có câu hỏi cần trả lời. Anh Sơn vui
thích bất kỳ ai hát bài của mình và bao giờ anh cũng
khen hay. Có nhiều đêm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và
nhà thơ Đỗ Trung Quân thức trắng uống rượu và trò
chuyện. Tôi ngồi lắng nghe...
Truyền thống từ thơ dân gian, dân ca
Có thể dễ nhận biết được ca từ trong các bài hát của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là những bài thơ, khổ
thơ ta thường gặp trong các bài thơ dân gian, dân ca
miền Trung, mà Huế là một trung tâm văn hóa nổi
trội. Bắt đầu từ những vần thơ dân gian, dân ca miền
Trung xứ Huế: "...Trước bến Vân Lâu. Ai ngồi ai
câu. Ai sầu ai thảm. Ai thương ai cảm. Ai nhớ
thương ai...". Hay câu ca ví dặm Nghệ Tĩnh "Giận
thì giận (nì). Mà thương thì thương. Anh ngược
đường. Em không chịu nổi...".
Các nhà thơ miền Trung đều có thơ hay thể loại 4, 5
chữ, như Xuân Diệu (Hà Tĩnh): "Tôi muốn tắt nắng
đi. Cho màu đừng vàng nhạt. Tôi muốn buộc gió lại.
Cho hương đừng bay đi"; Lưu Trọng Lư (Quảng
Bình): "Mưa chi mưa mãi. Lòng nhớ thương hoài?”,
hay "Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn
thức”; Hàn Mạc Tử (Quảng Bình): "Trước sân anh
thơ thẩn. Đăm đăm trông nhạn về. Mây chiều còn
phiêu bạt. Lang thang trên đồi quê..." đều là những
áng thơ hay giàu truyền thống dân gian.
Chúng ta thử đọc những bài... thơ hát của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn. Nào là thơ 3 chữ như đồng dao:
Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em
nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em tới
thầm/Mang gió lên"; Thơ 4 chữ: "Mẹ ngồi ru con/Ru
mây vào hồn/Lạy trời mưa tuôn..."; "Hà Nội mùa
thu. Cây cơm nguội vàng. Cây bàng lá đỏ. Nằm kề
bên nhau"... hay thơ 5 chữ: "Gió heo may đã về.
Chiều tím loang vỉa hè. Và gió hôn tóc thề"...; "Đêm
chong đèn (ngồi) nhớ lại. Từng câu chuyện ngày
xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm
ngủ..."...
Từ tình ca, tâm ca cho đến những bài nhi ca... Trịnh
Công Sơn đều làm thơ 3, 4, 5 chữ quen thuộc. Từ
thơ cơ bản 3, 4, 5 chữ, chuyển hóa. Thơ 3 chữ: "Trời
trong xanh. Đất hiền hòa. Bàn chân em. Đi nhè
nhẹ...", biến hóa thành thơ 7 chữ hoặc ngược lại:
"Em sẽ là mùa xuân của mẹ. Em sẽ là màu nắng của
cha. Em đến trường học bao điều lạ. Môi mỉm cười
là những nụ hoa"... Có khi thơ 4 chữ biến hóa thành
8 chữ "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay
em mấy thuở mắt xanh xao... Xin hãy cho mưa qua
miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau”...
Có khi thơ 5 chữ biến thành 10 chữ "Một người về
đỉnh cao một người về vực sâu. Để cuộc tình chìm
mau như bóng chim cuối đèo...". Thơ 3, 4, 5 chữ
thoắt ẩn thoắt hiện, huyền ảo "Từ trên đất này những
con người mới. Mọc lên tựa tia nắng cuối chân
trời..." hay "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay. Ta đi
vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Là gì nếu không phải là tính dân tộc đậm đà, đặc sắc,
độc đáo trong thơ Trịnh Công Sơn - một hồn thơ
Huế, một hồn thơ miền Trung, một hồn thơ Việt
Nam.
Cấu trúc nghệ thuật lập thể Picaso
Ca khúc Trịnh Công Sơn dễ thuộc, trước hết vì thơ
Trịnh Công Sơn dễ nhớ. Trịnh Công Sơn lại biết
cách hát thơ đa dạng, phong phú nên nhạc ông càng
long lanh sắc màu. Thơ - nhạc Trịnh Công Sơn là
những khúc tư tình chân thành, say đắm và có chất
của thiên tài mê hoặc. Cái chất mê hoặc nhiều khi...
khó hiểu chính là ông kết hợp giữa tính dân tộc với
quốc tế; tính độc đáo cá biệt với tính phổ biến hiện
đại.
Nhiều lần trò chuyện với bạn bè trong giới họa sĩ
bạn thân của ông (bản thân ông cũng là một họa sĩ),
được biết ông rất mê danh họa Picaso, ông tổ của
một phương pháp nghệ thuật đã làm thay đổi, cách
tân quan điểm cổ điển kinh viện của nghệ thuật thế
giới - Nghệ thuật lập thể ! Cùng với nghệ thuật đồng
hiện, nghệ thuật lập thể cho phép nghệ sĩ trên một
không gian cụ thể, thời gian cụ thể, một mặt phẳng
giới hạn... có thể biểu hiện tất cả các góc cạnh của
hiện thực cuộc sống, lịch sử qua thế giới quan của
chính mình.
Thi pháp của Trịnh Công Sơn thực chất là thơ dân
gian 4, 5 chữ truyền thống, nhưng được thể hiện và
xây dựng trên nền tảng nghệ thuật lập thể, cho nên
vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa độc đáo vừa phổ
biến. Những tứ thơ, đoạn thơ lập thể của Trịnh Công
Sơn tạo nên bề dày của ý tứ: "Rồi từ đây em gọi.
Tình yêu cánh chim bay. Gọi thân hao gầy. Gọi hồn
ngất ngây... Ôi tóc em dài đêm thần thoại"; "Tôi thu
tôi bé lại. Làm mưa tan giữa trời. Tôi xin làm đá
cuội mà lăn theo gót hài"... hay: "Người ngồi xuống
hai vai gầy. Ôi yêu thương nghe đá buồn... Này em
đã khóc chiều mưa đỉnh cao. Còn gì nữa đâu sương
mờ đã lâu. Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng
bay mờ không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với
nhau..." hay "... Ngày chủ nhật buồn. Còn ai còn ai.
Đóa hoa hồng. Tàn hôn lên môi. Em gầy ngón dài.
Lời ru miệt mài...", "Mây bay trên đầu và nắng trên
vai. Đôi chân ta đi sông còn ở lại. Con tim yêu
thương vô tình chợt gọi. Lại thấy trong ta hiện bóng
con người...".
Hiện nay, nhiều chương trình hòa tấu nhạc Trịnh
Công Sơn được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp.
Nhận xét chung là đều gợi nhớ lời thơ của bài hát,
hay có cảm giác đơn điệu (monotone). Tại sao vậy.
Có lẽ vì người ta đã quen nghe nhạc phẩm. Và nhạc
Trịnh Công Sơn cũng dùng để hát (nghĩa có lời).
Trịnh Công Sơn làm thơ để hát cho nên ca từ đều là
những bài thơ hoàn chỉnh. Và ngay việc phổ biến
của bài hát Trịnh Công Sơn cũng có giới hạn nhất
định - Ấy là chất thị thành của thanh niên học sinh
sinh viên, trí thức trẻ.
Sinh thời, Trịnh Công Sơn tâm sự: "Tôi chỉ là một
tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những
tình cảm của mình". Tác phẩm Trịnh Công Sơn là sự
kết hợp hài hòa giữa gia đình (mẹ già, tiếng mõ tụng
kinh), quê hương của người Minh Hương lập ấp xây
làng tại Thừa Thiên - Huế, văn hóa Pháp, văn hóa
phương Tây, của đời sống trí thức thị dân... và cuộc
chiến tranh ác liệt...

Vũ Ân Thy
Giải mã ca từ Trịnh Công Sơn
A

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cõi thiên thu
1/4 (2001-2011), Nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn sách “Thư tình gửi
một người” tập hợp hơn 300 trang thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn gửi Ngô Vũ Dao Ánh, người tình có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu
bền trong cảm hứng sáng tạo âm nhạc của nhạc sĩ. Điều đặc biệt là
thông qua hàng trăm trang thư tình mà Dao Ánh đã cất giữ tận đáy
lòng gần nửa thế kỷ nay, người đọc không những được thưởng thức
những trang thư tài hoa lấp lánh mà còn được thâm nhập sâu vào thế
giới nội cảm phong phú của Trịnh Công Sơn, từ đó hiểu sâu hơn về ca
từ và con người Trịnh Công Sơn.

* Giải mã ca từ Trịnh Công Sơn


Ca từ Trịnh Công Sơn được mệnh danh là “lời của phù
thủy”. Do đó, việc hiểu đúng, hát đúng ca từ nhạc Trịnh là hết
sức quan trọng, nếu không là “sai một ly đi một dặm”. Trong
nhạc Trịnh, ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng như: chim di,
dạ lan, loài sâu, mặt trời… cũng như nhiều cảm xúc đã được mã
hóa. “Thư tình gửi một người” đã giải mã những hình ảnh, biểu
tượng, những cảm xúc này, giúp người thưởng thức có những
khám phá mới và thú vị về thế giới nghệ thuật của Trịnh Công
Sơn.

Hình ảnh “chim di” xuất hiện trong ca khúc lừng danh
“Diễm xưa”, ca khúc đánh dấu kỷ niệm mối tình của Trịnh Công
Sơn với Ngô Vũ Bích Diễm (chị ruột của Ngô Vũ Dao Ánh):
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, làm sao em nhớ những
vết chim di”. Sau khi chia tay Bích Diễm, Trịnh Công Sơn đã
nhận được tình cảm sẻ chia của Dao Ánh qua thư từ và từ đó,
thư đi, tin lại, mối tình với Dao Ánh nảy nở. Hình ảnh “chim di”
không xuất hiện trở lại với tên gọi nguyên nghĩa của nó trong
các tình khúc hậu “Diễm xưa” nữa nhưng còn để lại dư ảnh
buồn thương trong ca khúc “Còn tuổi nào cho em” viết cho Dao
Ánh: “Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời”. Đặc biệt, hình ảnh
“chim di” còn được Trịnh Công Sơn nhắc đi nhắc lại nhiều lần
trong các trang thư tình gửi Dao Ánh, cho thấy bao nỗi niềm,
bao dư chấn buồn đau của “Diễm xưa” còn trút gửi cả cho Dao
Ánh: “Ánh rồi cũng làm loài chim di xám bỏ miền - giá - buốt
này mà đi. Lúc đó anh chỉ còn ngồi nghe một lời bể động” (thư
Sài Gòn, 28.9.1964), “Tuy nhiên cũng không thể không buồn khi
nhớ đến những vết chân chim di một lần cất tiếng hót cho mình
và đã bay đi biền biệt. Dấu tích còn lại mơ hồ trong vùng sương
mù huy hoàng còn sót lại đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Con gái
vẫn thường là một loài chim di dễ quên vùng ở cũ” (thư Đà
Nẵng, 10.11.1966).
Vậy chim di là loài chim gì, sống ở đâu? Nhà thơ Phạm
Tiến Duật kể: “Có một lần, khi nghe bài Diễm xưa, tôi bảo
Trịnh Công Sơn rằng có một câu phải sửa, là câu này: “… Làm
sao em nhớ những vết chim di”. Cả bài không nói tới một tên
hoa, tên lá, tên chim nào, hà cớ gì lại có chim di! Có lẽ nên đổi
là chim đi, chỉ nói đến vết chân chim, là đủ. Trịnh Công Sơn bảo
rằng không sửa được, vì đấy là kỷ niệm riêng. Sơn nói về Huế
nhưng viết ở Nha Trang. Ở Nha Trang mới có loài chim di giỡn
sóng. Lũ chúng ta cũng chỉ như loài chim di giỡn sóng ở giữa
đời này” (1). Như vậy, chim di dùng để chỉ những hình ảnh bay
biến bất thường, không nắm bắt được, không cầm giữ được,
giống như tình yêu mong manh vụt biến. Khái quát hơn nữa,
chim di còn chỉ sự vô tăm tích của kiếp người trong cõi phù thế.

Hình ảnh “dạ lan” được nhắc tới trong ca khúc “Dấu chân
địa đàng”: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Ca khúc
này còn có tên là“Tiếng hát dạ lan”. Nhà Dao Anh (cách nhà
Trịnh Công Sơn một cây cầu là cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa
dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm ngát trong vườn nhà Dao
Ánh mà còn lừng hương trong nhạc Trịnh và trong nhiều bức
thư tình tha thiết, da diết của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Dạ
lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên
từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964),“Anh ao ước bây
giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và
anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi
thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh
nghe” (thư Blao, 26.9.1965).

Dĩ nhiên, “dạ lan” trong vùng kỷ niệm của Trịnh Công


Sơn cũng như trong nhạc Trịnh không đơn thuần để chỉ một loài
hoa đáng yêu mà còn là biểu tượng, là hiện thân của vẻ đẹp và
tình yêu thầm kín, thanh tao, thắm thiết của Dao Ánh, là biểu
tượng, là hiện thân của cõi “địa đàng”, cõi “Thiên Thai”, cõi mơ
ước hạnh phúc bất tuyệt muôn đời của nhân loại: “Mưa đã trở về
cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về với
nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của
những người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số
hai bên đường. Sẽ bình thường và thản nhiên quên đã một lần
dẫm chân qua một vực - thẳm địa đàng mà anh đã linh cảm
trước từ lâu, như“địa đàng còn in dấu chân bước quên” của
một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn lên
từ một loài dạ lan nào đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Bây giờ là
tiếng nói đêm của anh với Ánh. Với Ánh dạ lan… ” (thư Blao,
22.11.1964)

Cũng trong ca khúc “Dấu chân địa đàng”, bên cạnh hình
ảnh “dạ lan” là hình ảnh“loài sâu” được nhắc đi nhắc lại với
nhiều trạng thái như ngủ: “Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong
tóc chiều”, ca hát: “Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối
cùng”, giải thoát ưu phiền: “Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi
ưu phiền”. Loài sâu này chính là một phiên bản khác của phận
người, ôm chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này càng
được thấy rõ hơn trong những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi
Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một
loài - sâu - chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây cũng
có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng
mờ bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (thư Blao,
23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ
còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo… ” (thư Blao,
29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã
reo lên âm thanh rất nhọn” (thư Blao, 23.9.1965).
Hình ảnh “loài sâu” này không xuất hiện trở lại ở những
ca khúc khác của Trịnh Công Sơn nhưng trong ca khúc“Phúc âm
buồn”, một biến thể khác của “loài sâu” đã hiện ra qua hình ảnh
“loài thú nằm co”: “Người nằm co như loài thú khi mùa đông
về”,“Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù”. Như
thế, “loài sâu” chứ không phải là một hình ảnh nào khác mới thể
hiện trọn vẹn tính phức điệu của hồn người: vừa khát khao dâng
tặng đời những khúc nhạc lòng quý giá tinh luyện được như
nguồn nhạc của loài sâu đất, loài ve mùa hè được ấp ủ, dưỡng
nuôi từ trong bào thai của đất; vừa mang nỗi cô đơn nguyên ủy
của phận người, cô đơn như là một cách thế để giữ gìn bản ngã
của mình, không vong thân, không vọng ngoại. Vì lẽ đó, dễ hiểu
vì sao không ít lần, Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ Dao Ánh:
“Vọng ngoại quá nhiều chỉ làm hư hao, thiệt thòi mình thêm mà
thôi. Ở trên lý do đó anh đã luôn luôn cố gắng tách rời đám
đông, co mình về với mình, với Ánh. Ánh đã phải nhận ra điều
đó từ lâu rồi phải không” (thư 12.1.1967).

Cùng với lối sử dụng hình ảnh ví von hay nhân hóa về con
người như vậy, đặc biệt, trong nhạc Trịnh có nhiều hình ảnh đã
được nâng lên thành biểu tượng, chẳng hạn, biểu tượng“mặt
trời” trong ca khúc “Xin mặt trời ngủ yên”. Dao Ánh, nguồn
sáng huyền thoại tình yêu của Trịnh Công Sơn hiểu theo cả
nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì chính cái tên Dao Ánh mang hàm
nghĩa chỉ “mặt trời”. Mà “mặt trời” là nơi hoa hướng dương
luôn hướng về, nên Trịnh Công Sơn đã gắn hình ảnh Dao Ánh
với vẻ đẹp lộng lẫy của hoa hướng dương: “Và xin mặt trời ngủ
yên. Để Ánh là tournesol (hoa hướng dương - chú thích của
người hiệu đính sách) mãi mãi. Anh tưởng tượng một khuôn mặt
profil (nhìn nghiêng - chú thích của người hiệu đính sách) mà
một đường sáng hồng của mặt trời chạy dài từ chân tóc đến trán
- mũi - cằm. Thật huyền thoại như tượng” (thư Blao,
3.9.1964),“Suốt con đường đó hoa tournesol mọc vàng hai bên
bụi. Rừng núi mùa này hoa vàng đó sáng rực. Sao không là sinh
nhật Ánh. Anh có ý nghĩ muốn đổi ngày sinh của Ánh đó. Ánh có
bằng lòng không” (thư Đơn Dương, 11.11.1964). Trịnh Công
Sơn đã cắt nghĩa đầy sâu sắc, thú vị về tên người tình của mình,
đồng thời, giải mã những cảm xúc sâu xa, chất chứa trong ca
khúc “Xin mặt trời ngủ yên”:“Anh vừa học được cách viết bằng
chữ Nho tên của Ánh. Và cũng nhờ thế anh biết được vì sao Ánh
thích hoa mặt trời. Trong chữ Ánh có chữ Nhật là mặt trời. Và
bàiXin mặt trời ngủ yên lại tình cờ có câu: ôi nhân loại, mặt trời
trong tôi. Lúc viết bản này anh đã có câu đó vì anh nghĩ là Ánh
thích hoa mặt trời và mặt trời là nơi hoa hướng dương nhìn về
đó. Nên anh đã đem mặt trời nhốt vào trong anh” (thư Huế,
1.12.1966). Thật là chí lý, ý nhị và “đáo để” khúc nhôi.

Chiến tranh đã mang đi bạn bè, không còn ai, ngựa hồng
đã mỏi vó chết trên đồi quê hương. Nhưng niềm tin ở con người,
ở tình người trong nhạc Trịnh không bao giờ mất: “Ôi nhân loại
mặt trời và em thôi”, “Ôi nhân loại mặt trời trong tôi”, “Ôi nhân
loại còn người trong tôi”. Trong tôi có nhân loại và em. Nhân
loại và em là mặt trời trong tôi. Như vậy, “nhân loại”,
“em”,“mặt trời”, “tôi” giao hòa trong nhau hay đó chính là một.
Tất cả ở trong một. Trong một có tất cả, như Phật nói, trong một
hạt cát có chứa ba nghìn đại thiên thế giới, trong hạt cải có chứa
núi Tu Di (tư duy “trong một có tất cả” này còn được thể hiện
trong nhiều ca khúc khác của Trịnh Công Sơn như “Xa dấu mặt
trời”:“Hôm nay thức dậy không còn thấy mặt trời, không còn
thấy một người, hơi thở ru đời như gió ru mây”, hay “Nhớ mùa
thu Hà Nội”: “Hà Nội mùa thu mùa thu Hà Nội, nhớ đến một
người để nhớ mọi người”). Từ biểu tượng “mặt trời” chỉ sự soi
chiếu, vỗ về ấm áp của tình người trong“Xin mặt trời ngủ yên”,
sang đến các ca khúc khác về sau của Trịnh Công Sơn, biểu
tượng này chứa đựng nhiều ý nghĩa mới: khát vọng hòa bình
mãnh liệt của dân tộc, chân lý hòa bình tự do bất diệt của người
Việt Nam: “Ta nung sôi ý chí mặt trời” (Cho quê hương mỉm
cười), “Ta phải thấy mặt trời, sáng trên quê hương này đầy loài
người”(Ta phải thấy mặt trời). Như vậy, biểu tượng “mặt trời”
trong nhạc Trịnh Công Sơn được “mách bảo” bởi một người
tình có tên là Dao-Ánh-Hướng-Dương nhưng đã mang được
những giá trị phổ quát toàn nhân loại: tình yêu, tình người, niềm
tin vào con người, lòng hướng thượng, sự thức ngộ chân lý, sự
đấu tranh vì hòa bình, tự do…
Có khá nhiều hình ảnh, nhiều câu từ trong nhạc Trịnh đã
được cảm và hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn như vậy nhờ được
giải mã qua “Thư tình gửi một người”. Vẻ đẹp của người tình
trong nhạc Trịnh thường là vẻ buồn đẹp, tuổi buồn, mắt buồn,
tóc buồn, tay buồn. Trong một lá thư gửi Trịnh Công Sơn, Dao
Ánh dù còn trẻ nhưng đã sớm nhận ra lẽ vô thường trong màu
mắt buồn của mình: “Ôi màu mắt rồi cũng có ngày đổi màu như
thế” (thư Blao, 27/10/1964). Và thư Trịnh Công Sơn khi cảm tác
về thành phố Đà Lạt đã thốt lên: “Đêm Đà Lạt cũng buồn như
mắt Ánh ngàn năm” (thư Đà Lạt, 21/3/1965).

Trong ca khúc “Còn tuổi nào cho em”, Trịnh Công Sơn đã
vận hết bao vẻ đẹp của trời, của mây để đặc tả vẻ đẹp mắt buồn
Dao Ánh: “Trời xanh trong mắt em sâu, mây xuống vây quanh
giọt sầu”, “Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù”. Câu hát với
hình ảnh lãng đãng “tuổi nào mơ kết mây trong sương mù” đã
được Trịnh Công Sơn cắt nghĩa qua thư gửi Dao Ánh: “Ánh có
buồn lắm không. Hãy ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết
trên vùng mắt đó. Anh đã nói như thế trong lời ca Còn tuổi nào
cho em cho Ánh, có bằng lòng thế không?” (thư Blao,
31.12.1964).

Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn càng được soi tỏ hơn


khi qua những bức thư tình gửi Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã
nói rõ về lý do ra đời của một ca khúc hoặc tự bạch về nỗi niềm
sâu kín của mình ký thác vào ca khúc đó. Trịnh Công Sơn cho
biết, ca khúc “Mưa hồng” ra đời bắt nguồn từ niềm giận dỗi của
Dao Ánh:“Anh hát lại bản Mưa hồng mà anh đã viết cho những
ngày Ánh giận anh ở Huế. Bản nhạc hát lại bỗng thấy buồn
hơn” (thư Sài Gòn, 6.12.1964). Hiểu rõ lý do ra đời như vậy của
“Mưa hồng”, người hát và người nghe nhạc Trịnh có sự bừng
ngộ thú vị trước thông điệp nhân văn sâu sắc gửi gắm qua lời
ca : “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”.
Ca khúc “Ru em từng ngón xuân nồng” viết cho Dao Ánh diễn
tả một trạng thái tâm lý thật lạ: người hát ru cuộc tình, người ru
dỗ, vỗ về người tình, “Đức Giáo hoàng” tình ái lại là người ăn
năn, trái ngược với điều ta vẫn thường gặp trong nhà thờ: người
được đức cha vỗ về mới là người ăn năn: “Thôi ngủ đi em, mưa
ru em ngủ, tay em kết nụ, nuôi trọn một đời, nuôi một đời người,
mùa xuân vừa đến, xin mãi ăn năn mà thôi”. Vì sao người giàu
niềm đa cảm, giàu lượng từ bi (Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ -
Ru em) lại phải “ăn năn”? Từ “ăn năn” ở đây có tính chất như
một “mật ngữ” của tình ái đã được Trịnh Công Sơn giải thích
một cách đầy thi vị và lý thú: “Anh đã hiểu được Ánh và bây giờ
càng cảm thấy không thể để mất Ánh. Cho anh tạ tội một lần và
từ đây Ánh sẽ được xem như một loài chim hồng thần thoại bay
trên vùng - ăn - năn - của - anh. Tất cả đã đi qua như trong cơn
mê sảng”(thư 5.2.1965). Như thế, “ăn năn” ở đây là để tạ ơn đời,
tạ ơn người tình đã nuôi trọn hồn ta mà ta lại mắc lỗi, lại chưa
vẹn niềm đền đáp. Như thế,“xin mãi ăn năn mà thôi” tức là càng
“ăn năn” để càng được yêu người, yêu đời gấp bội lần, yêu thêm
cái phần thiếu hụt phải “tạ tội” với người tình.

* Con người tự biểu hiện của Trịnh Công Sơn:“Đôi khi ta


lắng nghe ta”

Không chỉ giúp người đọc giải mã ca từ Trịnh Công


Sơn,“Thư tình gửi một người”còn giúp hiểu rõ, hiểu sâu hơn về
con người Trịnh Công Sơn, thông qua phương thức tự biểu hiện,
tự soi chiếu chính mình của nhạc sĩ qua từng lá thư gan ruột. Soi
chiếu mình là nguyên tắc cốt lõi của người tu Phật, như Tuệ
Trung Thượng Sĩ bảo: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng
tha đắc” (soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi
khác mà được). Sự thấu hiểu sâu sắc hơn về con người “bổn
phận sự” của Trịnh Công Sơn sẽ càng giúp phát hiện, khám phá
thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn chính xác hơn và thấu đáo
hơn.

Người nhạc sĩ say sưa xưng tụng “quê hương thần thoại”
là người yêu quê hương tha thiết, luôn đau đáu với vận nước,
với phận người dân Việt: “Anh nói về đất đai trên quê hương
mình. Một ngày nào đó anh sẽ da du qua những miền chưa hề
ghé đến. Có những buổi sao mình thấy yêu thương quê hương
đến thế này. Da thịt mình như được dựng nên bằng đất đỏ và
tâm hồn như được xây bằng cỏ cây hoa lá, bằng tiếng đàn buồn
bã của dân mình. Bao giờ nhắc lại chuyện quê hương anh cũng
buồn” (thư Blao 23.10.1964).

Cho dẫu buồn đau vì quê hương đang bị chiến tranh tàn
phá khốc liệt, nhạc sĩ vẫn vững tin ở ngày mai tươi sáng của dân
tộc: “Qua lần chiến tranh này quê hương mình cũng sẽ trở lại
với thuở hồng hoang. Anh nhìn về anh và thấy mình cũng sắp
tàn rữa đi để chờ một ngày mới đến”(thư 28.1.1966).

Thuở “hồng hoang” mà Trịnh Công Sơn nói đến trong thư
chính là thuở ban đầu nguyên vẹn, thuở nguyên đán tuyệt vời,
chính là cõi thần tiên, cõi thần thoại bất diệt của quê hương Việt
Nam được vẽ nên đầy ấn tượng trong ca khúc“Xin mặt trời ngủ
yên”:“Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại, thuở hồng
hoang đã thấy đã xanh ngời liêu trai”.
Xuất phát từ lòng yêu quê hương tha thiết, từ niềm tin ở“quê
hương thần thoại” bất diệt, Trịnh Công Sơn đã lựa chọn cho
mình thái độ sống, hành động sống xứng đáng là đứa con Da
Vàng của Mẹ Việt Nam. Đất nước sẽ không có tự do, sẽ không
thoát khỏi thảm cảnh “một ngục tù nuôi da vàng” (Ngày dài trên
quê hương), nếu mỗi người dân Da Vàng không nêu cao ý thức
tự do. Trịnh Công Sơn đã chọn tự do: “Anh còn mừng một điều,
trong những cơn buồn dai - dẳng - thường - trực, là còn có được
tự do, còn biết được chọn lựa với ý nghĩa tròn đầy của nó. Ôi
khi con người không còn sự chọn lựa thì tự do đã bị tước đoạt
hoàn toàn… Con người sẽ được một lần làm con - người - là -
người cho đỡ tủi hổ số phần mình đã bị vứt ra đó” (thư Đà Lạt
19.9.1964).

Lựa chọn tự do, con người được sống với bản ngã, với lập
trường của mình: “Nếu mình sống thực với bản chất mình thì đó
đã là một khí giới công hiệu nhất để đánh bẹp mọi lời gièm pha.
Mình phải dám mang cả sự sống của mình đánh cá với đám
đông không có lập trường đó. Mình dựa trên thực chất của bản
ngã mình để đánh đổ đám người không có một bản ngã duy nhất
để dựa vào. Thế nào rồi mình cũng thắng. Con người phải có
một cái gì rất thực để hãnh diện vì mình đã thực hiện đúng sứ
mệnh của đời sống, của condition humaine(thân phận làm người
- chú thích của người hiệu đính sách)” (thư Đà Lạt 20.9.1965).
Từ sự lựa chọn tự do đó, lô gích tất yếu dẫn Trịnh Công
Sơn đi đến quyết định phản chiến: “Bao giờ có tin chắc chắn về
chuyện đi lính của anh, anh sẽ cho Ánh hay. Sẽ có dịp để đặt
mình vào những giới hạn khác. Sẽ bắt đầu một cuộc đời học trò
gian nan hơn. Sẽ bỏ vào lòng súng từng viên đạn phi lý để nhắm
vào đầu vào mắt vào tim nhau. Anh đã hèn nhát hay vì chiến
tranh này quá thô bạo. Nhưng thôi anh sẽ câm bớt lại. Trong xã
hội này lý lẽ của kẻ yếu bao giờ cũng dễ biến thành những lời
ngụy biện” (thư Blao 26.2.1965),“Tên anh đã có trong khóa
20… Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn nhẫn mang sẵn từ khởi
đầu những mầm mống vô lý cùng cực của nó, anh đang lao đao
trên một chọn - lựa - quyết - định cuối cùng” (thư Đà Lạt
21.3.1965).

Sự lựa chọn tự do và quyết định phản chiến đã tạo nên


một thứ khí giới tinh thần để chống lại sự đồng hóa: “Anh thấy
mình ở ngoài khổ người mà đời sống này đang cần. Sẽ còn rất
nhiều bạn bè anh bị rơi vào guồng máy. Sẽ còn rất nhiều người
thân yêu anh trôi dạt về đời sống này như những bọt bèo mù lòa.
Mình không làm một nhà đạo đức nhưng mình phải biết chống
đối. Mỗi người phải tạo riêng cho mình một thứ khí giới để
chống đối, mình hãy tự dựng lên những cái đập vững chắc để
ngăn mình khỏi trôi dạt về làm một loại bè - lũ - rác - rến trong
những hàng ngũ thối tha sẵn có. Đó cũng là niềm kiêu hãnh thật
sự. Đừng bao giờ để mình đồng hóa với bất cứ ai” (thư Sài Gòn
17.9.1966).

Chống lại sự đồng hóa, Trịnh Công Sơn đã tả thực đầy bi


phẫn về thảm trạng vong bản, mất gốc xảy ra nhức nhối ngay
trên chính quê hương của mình: “Đã qua thêm một chiều thứ
bảy, một ngày chủ nhật. Những khuôn mặt con gái rất đẹp, rất
sang, rất nhã, rất cao đi bên cạnh những người ngoại kiều trên
đất nước này. Ôi làm sao giải thích cho hết những ô nhục,
những khúc mắc, những rối rắm trên mặt đất này nữa”(thư Sài
Gòn 28.2.1965),“Thành phố này đang đầy rẫy những chợ đen,
ăn cắp, làm giàu phi pháp và con gái hư. Sẽ tan hoang cả khi
người ngoại quốc đã rút đi. Người ta sẽ mất đi hàng tỷ năm
cũng chưa xây dựng lại nổi cái ý thức trong con người” (thư Đà
Nẵng 12.11.1966).
Cái ý thức đó, cái ý thức mà nhạc Trịnh tận lực vun bồi,
xây đắp đó chính là ý thức về nguồn, bám víu, neo giữ hồn mình
với cội nguồn “nòi giống của Tiên” để có sức mạnh chống lại sự
đồng hóa, vong bản, vong thân.

Ngoài sự tự biểu hiện thái độ sống, hành động sống,


những bức thư tình của Trịnh Công Sơn còn phác họa hành trình
âm nhạc của nhạc sĩ qua các giai đoạn, với những thiên hướng
sáng tác độc đáo khác nhau. Từ những khúc kinh cầu cho tình
yêu: “Ánh ơi, anh sẽ viết một loại ca khúc làm kinh cầu nguyện
cho những kẻ yêu nhau. Hãy yêu và tìm sự trường cửu ở trong
đó”(thư Huế 28.11.1966), đến dòng nhạc phản chiến: “Anh đang
khởi sự thời kỳ dọn mình để bắt đầu viết những ca khúc mới.
Bây giờ là lúc những tiếng động đã lắng xuống, những ồn ào
bông đùa đã qua. Anh đang lắng nghe mỗi ngày, đang chờ đợi
những tiếng nói lạ lùng hơn khởi hứng cho mình” (thư Huế
8.3.1967) và nhạc thiền:“Có viết thêm vài bài hát mới. Melodie
có khuynh hướng về folk và lyrics (melodie: giai điệu; folk: nhạc
dân gian; lyrics: lời bài hát -chú thích của người viết) thì có vẻ
hơi thiền. Có lẽ đến một lúc nào đó tâm hồn nó phải thiền một
chút mới sống được” (thư Sài Gòn 8.6.1996).

Trong nghệ thuật, thường vẫn có những trường hợp con


người tiểu sử của tác giả không trùng khít với con người nghệ
thuật trong tác phẩm. “Văn học là nhân học”, đó là một công
thức “cổ điển” ai cũng biết, nhưng cũng có khi văn chưa hẳn đã
là người (như trường hợp Vũ Trọng Phụng viết rất giỏi, rất sành
sõi về nạn cờ bạc, ăn chơi… nhưng ngược lại, nhà văn là người
sống rất hiền lành, mực thước). Với trường hợp Trịnh Công Sơn
thì lại khác, qua sự soi chiếu của “Thư tình gửi một người”, càng
cho thấy rõ, con người Trịnh Công Sơn trong đời (con người
tiểu sử), trong đó có “con người tình sử” mộng mơ cùng Dao
Ánh và con người Trịnh Công Sơn trong nhạc (tức là “hình
tượng tác giả”, nói theo thuật ngữ của thi pháp học) có một sự
trùng khít gần như là hoàn toàn. Nghĩa là nhạc sĩ sống thế nào
viết thế ấy, giữa đời và nhạc Trịnh Công Sơn có mối quan hệ
nhất quán: Đời thiết tha và Nhạc từ tâm, Đời đau thương và
Nhạc thuốc thang, Đời dấn thân và Nhạc phản chiến.

“Thư tình gửi một người” như vậy đã vượt qua giới hạn
của những bức thư tình riêng tư, nói như nhà thơ Nguyễn Duy,
“mối tình cụ thể không còn nhưng một mối tình biểu tượng vẫn
còn mãi” (2), giúp giải mã ca từ, soi chiếu con người và thế giới
nghệ thuật Trịnh Công Sơn. Nó sống cùng những biểu tượng
trong nhạc Trịnh, những biểu tượng về Trịnh và nó giúp soi
chiếu những biểu tượng đó càng thêm lấp lánh, đúng như một
quy luật của cái đẹp, của mỹ học mà nhà thơ Thôi Hộ thời
Đường đã phát hiện: “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Hoa
đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng).

NGUYEN HOAN

Ca từ Trịnh Công Sơn làm


phong phú tiếng Việt
Đăng ngày 28/11/2016 - 21:13
Tác giả:
Trần Thị Trường

Đã từ lâu tôi không dám viết về Trịnh Công Sơn (TCS), một - vì đã có quá nhiều
bài viết về ông, bài nào cũng có cái hay riêng, hai - vì ông quá lớn, viết về ông sao
không bị bạn đọc coi là “ăn theo” tên tuổi người nổi tiếng là điều nên tránh (mặc
dù, cách đây gần 30 năm, tôi đã viết và lần đầu ở phía Bắc, trên tờ Nhân dân Chủ
nhật, do ông Lê Thấu phụ trách, đã in bài viết ấy).
Nhưng tháng tư này, tôi bỗng muốn viết về ông đến mức quên cả nỗi ngại ngùng.
Bắt đầu, có lẽ vì tôi nghe các ca sĩ hát sai lời so với bài hát gốc, đến phát tức. Càng
yêu nhạc Trịnh và giọng hát của ca sĩ bao nhiêu thì nỗi tức càng lớn bấy nhiêu.
Nhạc Trịnh, chủ yếu là giọng la thứ, khúc thức tưởng như giản lược nhưng làm nên
sự ma mị, liêu trai, ám ảnh thì không phải dễ. Càng nghe càng say, càng mê. Chỉ
trên các note và giai điệu căn bản ấy của Trịnh mà các nhạc sĩ hòa âm phối khí có
thể khai thác vô biên để làm ra những nhạc phẩm khác nhau, song vẫn mang hồn
cốt Trịnh, vẫn là của Trịnh (trong đó có thể nhắc đến các bản phối theo phong cách
Jazz của nhạc sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn). Theo tôi, các bản phối có thể thay
đổi theo với ban đầu, thời ca sĩ hát nhạc Trịnh với chiếc ghi ta gỗ, nhưng ca từ thì
theo tôi tuyệt đối không. Không phải chỉ vì pháp luật về quyền tác giả không cho
phép mà vì ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là không thay đổi được, thay đổi sẽ
làm yếu đi, xấu đi, sai lệch tinh thần tác phẩm, làm mất đi sự tinh tế vốn là đặc
trưng, là thế mạnh, là điểm nhấn làm nên tên tuổi của ông.
Không ít người đã nói âm nhạc của TCS có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm,
nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra. Tôi cắt nghĩa về
điều đó rằng, sở dĩ: Vì âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe
càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự
tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa.
Trong một ca khúc quen thuộc “Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em/ Lênh đênh ngàn
mây trôi êm đềm/ Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi/ Trách nhau một lời thôi/ Tâm
hồn mình đâu lẻ đôi…”. Cũng là một câu chuyện tình được kể bằng hình ảnh và âm
nhạc, logic về ngữ nghĩa, giai điệu đẹp nhưng ngôn từ chỉ là một mặt phẳng.
Nhưng ca từ Trịnh Công Sơn thì khác, ngôn từ có nhiều chiều kích: “Dài tay em
mấy thuở mắt xanh xao”(Diễm xưa); Gọi nắng trên vai em gầy/Đường xa áo bay...
Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau (Hạ Trắng); “Chiều trên quê
hương tôi. Nắng khép cánh chia tay một ngày/Vết son vàng cuối mây/Tiếng chân
về đó đây/Chiều đi nhưng nắng vẫn cho đời/Lửa bếp hồng khơi”; hay: “trên hai vai
ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…là những từ được dùng
trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của đời
nhưng TCS đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm
nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụ, tượng trưng, lãng mạn, ấn tượng…khiến cho
người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ khi
cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu.
Khi tôi hát lên, chỉ một vài câu sau đây: “người ngồi xuống xin mưa đầy. Trên hai
tay cơn đau dài, người nằm xuống nghe tiếng ru. Cuộc đời đó có bao lâu mà hững
hờ”. Hay "Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm tới/ Nghe tiếng hư
không" (Nghe những tàn phai). Cho đến:"Nhìn những mùa thu đi/Em nghe sầu lên
trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/Nghe tên mình vào quên lãng/Nghe tháng ngày
chết trong thu vàng", đã thấy cái khác, rất khác của ca từ TCS. Người ta thường
nghe tiếng động (âm thanh) nhưng ông thì nghe tàn phai (không phải là tiếng
động), mà người thưởng thức lại thấy, tàn phai có thể nghe được. Đó là khả năng
dùng chữ của bậc thày.
Âm nhạc của TCS đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng
để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều
thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà
không riết róng. Tôi nghĩ, TCS đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông
kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng
rộng hơn.
Rất nhiều tác phẩm của TCS đã được người đời bình luận, ở đây tôi xin nói tới một
số bài, ít được nói tới: Tình khúc Ơ- bai. Ngay lần đầu nghe bài hát này tôi đã thích
những từ ông dùng ở đây, và tôi cảm nhận rằng ông “bày tỏ” một cảm xúc của tác
giả (ngôi tôi) trước một mối quan hệ tương tác (tôi) với một ai đó, có kết cục là
chia tay (bye bye). Ông không viết bye bye (bai bai) mà viết Ơ - bai. Ông không
viết chúng ta khác nhau quá xa, mà viết “Tôi đi bằng nhịp điệu một hai ba bốn
năm/ Em đi bằng nhịp điệu sáu bảy tám chín mười…làm sao ta gặp được nhau”.
Một bài khác: “ Một người về đỉnh cao một người về vực sâu để cuộc tình chìm
mau như cánh chim cuối đèo”. Đó là những bài hát, tôi thường hát lên trong lòng
mỗi khi vấp phải một cuộc tranh luận không có hồi kết, hay khi chia tay một ai đó,
một người tình hoặc một đồng nghiệp. Nó giúp tôi lấy lại bình tĩnh, giúp tôi nhìn
thấy cuộc đời là vô thường để tiếp tục suy tư vào cõi đẹp và bình yên.
Còn bài nữa, khiến tôi thường hay nghĩ đến TCS với số phận và những riêng tư của
ông hơn cả, đó là: “Muốn một lần tạ ơn với đời. Chút mặn nồng cho tôi. Có những
lần nằm nghe tiếng cười, nhưng chỉ là mơ thôi”. Tôi đồ chừng đó là giấc mơ của
chính tác giả, nhưng những người khác, họ lại bảo rằng, đó là ông viết cho họ, ông
thay họ nói lên tiếng lòng của người mơ được làm cha, làm mẹ, mơ có cuộc tình
dài lâu, cuộc tình với một kết thúc có hậu, mặn nồng với tiếng trẻ thơ trong đêm…
Hay những câu: “Môi nào hãy còn thơm/cho ta phơi cuộc tình? Tóc nào hãy còn
xanh/cho ta chút hồn nhiên/Tim nào có bình yên ta rêu rao đời mình/Xin người hãy
gọi tên”. Cũng gợi cho không ít người những kỷ niệm đời người.
Mới đây, nhắc về TCS, nhạc sĩ Tình đất đỏ miền Đông, Trần Long Ẩn (hiện là Phó
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm nhạc Tp. HCM); một người có
nhiều thời gian cùng làm việc ở khuôn viên 81 Trần Quốc Thảo (Hội Âm nhạc Tp.
HCM) với TCS, đã nói với tôi: Có lẽ người hiền nhất trong những người hiền, đó
là Trịnh Công Sơn, lừa TCS rất dễ. Trần Long Ẩn bắt chước giọng Huế của Trịnh
rất giống, ông kể khi ông bảo có người chê ca từ của Trịnh không cập nhật đời
sống, cần sửa hoặc biên tập lại thì TCS ngơ ngác hỏi: “Rứa ư? moa không biết làm
cách chi để sửa, sửa ra răng? Thôi, cứ để vậy đi, moa đã viết vậy cứ vậy. Còn toa
thì toa sửa sao? ”. Trần Long Ẩn nhìn thấy đôi mắt thơ ngây của Trịnh mà thêm
yêu bạn, rồi ông bảo rằng: Toa viết “ Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng/ ngày
sau sỏi đá cũng cần có nhau” phải không? Giờ người ta đổi là: “Xin hãy cho mưa
qua miền đất rộng/ngày sau sỏi đá nó dùng ném nhau”. “Ui cha, vậy hử”. Trịnh
cười ngạc nhiên. Trong túi của TCS lúc nào cũng có một chai rượu…
Có lẽ ông còn ngạc nhiên hơn nữa, khi nghe họ hát nhại bài Huyền thoại mẹ:
“Đêm chong đèn ngồi nhớ rượu/ Buộc hai cẳng phải đi/ Vợ dù nói năng chi/ ta
cũng đi cho bằng được/Vợ là vợ mà ta là ta...”. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đi vào
đời sống, giống như bánh mỳ hè phố, cơm bình dân, gần gụi hết sức với mọi
người, ngoài việc thích nghe bản chuẩn, người ta còn nhớ giai điệu rồi chế lời để
hát. Việc chế lời, sẽ bàn ở dịp khác, nhưng việc hát sai từ thì…thật khó chịu. Với
tác giả, và nhất là với một người hiền tài như Trịnh Công Sơn, có lẽ ông chỉ “ui
cha? Vậy hử”, nhưng với những người đã mê nhạc của ông, coi đó một dòng nhạc
riêng biệt gọi là nhạc Trịnh thì không chấp nhận được. Ví dụ, “Áo xưa dù nhàu
vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”, mà hát “Áo xưa dù nhiều vẫn xin bạc đầu gọi
mãi tên nhau”, thì không tức mới là lạ. Hay câu: “Con tinh yêu thương vô tình
chợt gọi/ Lại thấy trong ta hiện bóng con người”, thì lại hát “Con tim yêu thương
vô tình chợt gọi/ lại thấy trong ta hiện bóng con người”. Chỉ đổi chữ tinh thành
chữ tim đã làm cả câu hát vừa rồi có vẻ khá vô nghĩa. Thứ nhất, ở Huế có con tinh
(giống như con ma tinh quái). Trịnh Công Sơn dùng chữ của Huế, nhưng cũng vẫn
chứa đựng chữ của mọi miền: tinh là tinh thần; rộng hơn chữ tim rất nhiều. Có rất
nhiều ví dụ về hát sai từ khác, chỉ xin nêu ở đây như vậy.
Trịnh Công Sơn cũng là người của hội họa. Tranh của ông cũng chứa đựng nhiều
tâm sự. Tôi thích 2 bức, bức cô gái người Nhật và bức Hoa thạch thảo…Ngày ấy
tôi làm báo ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nhận được Giấy mời tham dự triển lãm
tranh của ông cùng với Lý Quý Chung (tức nhà báo Chánh Trinh, tổng Thư ký báo
Lao động một thời và trước nữa là Bộ trưởng Bộ Thông tin của Sài Gòn), và
Nguyễn Quang Em. Mỗi người một bút pháp. Triển lãm của ba ông có nhiều người
đến chúc mừng, có lẽ không thiếu một tên tuổi nào của Tp. HCM, nhưng nhiều nữa
là người đẹp, nhìn họ đẹp mà choáng ngợp. Khi tôi còn đứng lớ rớ ở một nơi, chú
tâm vào xem tranh, không bén mảng đến chỗ ba ông đang rất nhiều người vây
quanh, thì bỗng nghe ông gọi: Trường có muốn chụp với tôi một tấm hình không?
Dạ có, có muốn lắm. Thế là ông gọi người chụp ảnh đang đứng gần đó, chụp đi
nào, anh bạn. Bức ảnh nay đã quá cũ và tưởng chừng đã thất lạc bởi thời gian cùng
những lần chuyển nhà của tôi…Ngày 1.4.2001, vào buổi trưa, lúc 11 giờ 45 phút,
tôi nghe tin TCS mất. và tôi nghĩ, có lẽ ông ra đi thanh thản: “ như đồng lúa gặt
xong”. Đến lúc ông về soi bóng mình ở nơi đâu đó với một tự nhủ rằng: “chén
rượu tôi uống hoài/trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi”. Vâng, ông là người
uống rượu. Nhưng ông đã để lại cho đời hơn 600 bài hát. Bức ảnh chụp với ông là
kỷ niệm duy nhất và vẫn có nguy cơ thất lạc, nhưng âm nhạc của ông thì mãi mãi
trong tôi và có thể mãi mãi với thời gian như bánh mỳ, như cơm, như không khí
của con người.

Hiện tượng Trịnh Công Sơn


Hoài Phi, Vy Huyền dịch
1 2 3 4

“Hoà bình là gốc của nhạc.” [1]


(Nguyễn Trãi, thế kỷ 15)
“Những kẻ viết nên những bài ca
còn quan trọng hơn cả
những kẻ làm nên luật pháp.”
(Theo Pascal và Napoléon.)
Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào mùa hè năm 1968 t
vai trò tình nguyện viên của Tổ chức Tình nguyện Quố
(International Voluntary Services). Được bổ nhiệm dạy
ngữ tại trường Trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, t
bắt đầu việc học hỏi về ngôn ngữ và văn hoá mới. Ngư
Việt Nam, đặc biệt là học sinh, rất yêu thích những bu
trình diễn văn hoá, và tôi đã tham dự rất nhiều buổi nh
vậy. Tại những buổi trình diễn này, những nữ sinh, khô
còn vẻ e thẹn trong lớp khi tôi yêu cầu họ lặp lại một c
tiếng Anh đơn giản, trái lại họ ca hát mạnh dạn và thà
thạo trước đám đông thính giả đang tán thưởng. Vào
những năm cuối thập niên 1960 mọi người nghe nhạc
không những ở trường học mà còn ở khắp cả Đà Nẵng
những đô thị khác ở miền Nam Việt Nam. Trong quán
và nhà hàng, các bài hát được phát ra từ những máy đ
lớn, đua tranh cùng tiếng gầm của xe Honda và xe nhà
binh đang chạy qua trên những con đường đầy bụi bên
ngoài.
Rất nhiều những bài hát này được sáng tác bởi một
ca/nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn. Nếu buổi trình di
do nhà trường tổ chức, các ca sĩ thường hát một số nh
bài tình ca không nói đến chiến tranh của ông; nhưng
những buổi tụ họp không chính thức, họ thường hát m
thể loại tình ca khác, dạng như bài “Tình ca người mất
Bài này được bắt đầu như sau:
Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu "Đ"
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới.
Và tiếp tục:
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Gọi tên anh tên Việt Nam
Gần nhau trong tiếng nói da vàng
Trong bài hát này chúng ta thấy một số chủ đề mà Trị
Công Sơn trở lại nhiều lần: nỗi buồn về chiến tranh, sự
quan trọng của tình yêu – tình yêu giữa con người và t
yêu cho Việt Nam, đất mẹ - và sự quan tâm đến thân
của con người, những con người Việt Nam và xa hơn n
cho tất cả nhân loại.
Trịnh Công Sơn qua đời sáu năm trước đây, ở tuổi 62 s
khi không chống chọi nổi căn bệnh tiểu đường và nhữn
bệnh khác rõ ràng bị trầm trọng thêm do việc ông uốn
rượu và hút thuốc lá quá nhiều. Khắp cả Việt Nam và
những thành phố khác trên thế giới nơi có người Việt N
định cư – từ Melbourne đến Toronto, từ Paris đến Los
Angeles và San Jose – tất cả đều bày tỏ sự tiếc thương
trước sự ra đi của ông và hàm ơn gần 600 ca khúc mà
để lại cho đời. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngàn
người dự tang lễ của ông và khắp nơi diễn ra những bu
trình diễn văn nghệ, một số chương trình được thu hìn
trình chiếu lại trên TV, đặc biệt những ca sĩ trẻ hát nhữ
ca khúc của ông để nói lời chia tay với người đã làm ru
động hàng triệu con tim. Sau khi dự buổi trình diễn, m
được bán sạch, “Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn”
Nhà hát Lớn Hà Nội, vào ngày 29 tháng 4 năm 2001, t
quyết định tìm kiếm những lý do của điều mà nhiều ph
bình gia Việt Nam gọi là “Hiện tượng Trịnh Công Sơn”
nổi tiếng lạ thường của Trịnh Công Sơn và nhạc của ôn
Gọi những ảnh hưởng của người ca nhạc sĩ này là hiện
tượng thật không ngoa chút nào. Nhật Tiến, một văn s
hiện đang sống tại California, gọi nhạc Trịnh Công Sơn
“tác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất” bởi vì
đi thẳng vào đời sống” (1989,55). Ông có ảnh hưởng l
nhất trong giai đoạn những năm 1960 và 1970 và nhữ
người ngưỡng mộ ông tha thiết nhất là người Việt ở kh
vực thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hoà trước đ
Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, người miền Bắc bị c
không được nghe nhạc của miền Nam. [2] Nhưng sau k
đất nước hợp lại năm 1975, số người hâm mộ nhạc Trị
Công Sơn lan tràn ra cả nước, không còn chỉ riêng ở m
Nam nữa; và lúc qua đời, Trịnh Công Sơn là một trong
những nhạc sĩ nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Mặc dù ông
sáng tác những nhạc phẩm mà trong Anh ngữ được gọ
nhạc phổ thông [3] - những ca khúc cho tất cả mọi ngư
thuộc mọi tầng lớp xã hội, chứ không chỉ riêng cho giớ
thức – những văn sĩ nổi tiếng và những nhà phê bình g
ông là một thi sĩ và đã viết những bài viết uyên thâm v
ông. Nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến
ca khúc “Đêm thấy ta là thác đổ” của Trịnh Công Sơn l
một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ hai m
(xem Nguyễn Trọng Tạo 2002, 13).
Vì tất cả những lý do này, hiện tượng Trịnh Công Sơn r
xứng đáng được nghiên cứu. Sau đây là bài giải thích c
tôi về sự nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, đa số dựa trên
những gì tôi biết được từ những lần trò chuyện với nhữ
người bạn Việt Nam và những họ hàng qua nhiều năm
từ những tài liệu được xuất bản bởi những người Việt N
xuất hiện từ sau khi ông qua đời. [4] Tôi kết luận rằng
nhất bảy lý do giải thích hiện tượng Trịnh Công Sơn: s
mới mẻ trong những bản tình ca ban đầu của ông, việc
gợi lên những đề tài Phật giáo, hoàn cảnh trình diễn đặ
biệt của miền Nam Việt Nam vào những năm chiến tra
cá tính và con người đặc biệt của Trịnh Công Sơn, việc
khám phá ra ca sĩ tài năng Khánh Ly, sự xuất hiện của
cassette, và khả năng thích nghi của Trịnh Công Sơn v
hoàn cảnh chính trị mới sau cuộc chiến. Tôi sẽ phát tri
những điểm này đầy đủ hơn sau khi nói qua vài điều v
tiểu sử của ông trong thời ông còn trẻ.

Những năm tháng đầu đời [5]


Nguyên quán của Trịnh Công Sơn [6] là làng Minh Hươ
nằm ở ngoại ô thành phố Huế, miền Trung Việt Nam. M
Hương có nghĩa là “làng của người Minh” gợi cho chúng
biết về tổ tiên xa xưa của ông: Cha ông thuộc dòng dõ
những người Trung Quốc liên hệ với triều nhà Minh, đế
định cư tại Việt Nam vào thế kỷ 17 khi người Mãn Châu
đổ triều Minh và lập nên nhà Thanh. Trịnh Công Sơn si
năm 1939, không phải ở Minh Hương nhưng ở tỉnh Đắc
thuộc vùng cao nguyên trung phần, nơi cha ông, một
thương gia, đã đem gia đình vào nơi đây để khám phá
những cơ hội kinh doanh. Gia đình trở về Huế vào năm
1943 khi những áp lực kinh tế bởi Thế Chiến thứ hai bu
cha ông phải rời vùng cao nguyên.
Trịnh Công Sơn học tiểu học và sau đó theo học tại lyc
của Pháp ở Huế. Tai hoạ ập đến gia đình ông khi ông đ
học tại lycée. Cha của Trịnh Công Sơn, người mua bán
tùng xe đạp và đồng thời làm việc bí mật cho phong tr
cách mạng, bị tử nạn khi ông bị tông xe Vespa trên đư
trở về nhà từ Quảng Trị. Đây là năm 1955 và Trịnh Cô
Sơn, lúc đó 16 tuổi, là con trai cả trong 7 người con; m
ông đang có mang người con thứ tám. Mặc dù cái chết
người cha là một đòn giáng cả hai mặt tình cảm và kin
đối với ông và gia đình, ông vẫn có thể tiếp tục việc họ
của mình. Năm học 1956-1957, ông theo học tại trườn
Thiên Hựu, dưới sự quản lý của giáo phận Công giáo H
Sau khi thi đậu bằng tú tài một, ông vào Sài Gòn, nơi
tiếp tục theo học triết tại Lycée Chasseloup-Laubat. Để
tránh quân dịch, một số bạn giúp ông vào trường Sư p
Qui Nhơn. Sau khi ra trường năm 1964, ông dạy ba nă
một trường vùng hẻo lánh đa số dành cho những ngườ
thiểu số ở cao nguyên gần Đà Lạt, nơi ông đã sáng tác
trong số những ca khúc nổi tiếng nhất của ông.
Trịnh Công Sơn yêu âm nhạc từ thuở nhỏ. Ông chơi đà
mandolin và sáo trúc trước khi có được cây đàn guitar
tiên lúc ông 12 tuổi. “Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng v
tình yêu cuộc sống”, Trịnh Công Sơn đã viết như vậy,
nhưng “một phần cũng do một khúc quanh co nào đó c
số phận” (2001/1997a, 202). Trong thời gian theo học
Sài gòn, Trịnh Công Sơn về Huế vào một dịp lễ và đán
judo với người em trai. Ông bị chấn thương ở ngực và
mất 3 năm mới hồi phục. Tai nạn này làm ông không t
thi tiếp tú tài hai nhưng lại cho ông thời gian để ông tậ
sáng tác. Rõ ràng là lúc đó ông chưa có dự định chọn â
nhạc làm sự nghiệp của mình. Ông giải thích rằng thời
sau khi cha ông qua đời, mặc dù lúc đó ông không biết
điều này, ông thấy hình như mình đang đứng trước ng
cửa của sự nổi tiếng:
“Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tô
nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi
tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là nhữ
năm 1956-1957, thời của những giấc mộng ngổn ngan
của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi
xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nh
nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham
muốn trở thành nhạc sĩ.” [7]

Những tình khúc thuở ban đầu


Mặc dù hiện tượng Trịnh Công Sơn chưa thật sự bắt đầ
cho đến giữa thập niên 1960 khi những bài hát phản c
của ông trở nên nổi tiếng, những tình khúc thuở ban đ
đã làm nhiều người chú ý đến người nhạc sĩ trẻ này -
những tình khúc như “Ướt mi”, “Biển nhớ”, “Diễm xưa”
và “Tình sầu” [9] Bí ẩn luôn vây quanh những ca khúc
Trịnh Công Sơn, tạo ra những câu hỏi về ai là nguồn c
hứng của chúng, và điều này lại càng đúng hơn đối vớ
những tình khúc của ông. Mọi người muốn biết người c
gái nào đã thổi nguồn cảm hứng vào các bài hát của ô
Những mẩu chuyện được lưu truyền, dần dần trở nên g
như thần thoại, và làm mọi người lại càng để ý hơn đế
ca/nhạc sĩ này. Những năm gần đây, Trịnh Công Sơn v
những người bạn thân của ông đã phần nào làm sáng
những bí mật về một số bài hát. Ví dụ, Trịnh Công Sơn
giải thích rằng bài “Ướt mi”, được viết như một món qu
cho ca sĩ Thanh Thuý, người mà Trịnh Công Sơn đã ng
trình bày nhạc phẩm “Giọt mưa thu” [10] , cô vừa trình
vừa khóc bởi vì mẹ cô đang chết dần chết mòn ở nhà v
căn bệnh lao phổi (2001/1990, 275). Còn “Diễm xưa”,
hát có lẽ nổi tiếng nhất trong tất cả những bản tình ca
Trịnh Công Sơn, và là một trong những bài hát được b
đến nhiều nhất trong những bài tình ca đương đại Việt
Nam, được lấy cảm hứng từ một người con gái tên Diễ
mà Trịnh Công Sơn ngắm từ ban công ngôi nhà ông ở
(trong bức hình dưới đây) mỗi khi người con gái này đi
con đường Nguyễn Trường Tộ ở Huế đến trường Đại họ
(2001/1990, 275).
Trịnh Công Sơn chụp ở ban công ngôi nhà của ông trên đường
Nguyễn Trường Tộ, Huế vào khoảng 1969.

Những bản tình ca đầu tay này, ngoài những điều bí ẩn


xung quanh nguồn cảm hứng, điều gì làm chúng trở nê
rất lôi cuốn? Những người sống cùng thời với Trịnh Côn
Sơn giải thích rằng chúng lôi cuốn bởi vì chúng đến vớ
thính giả là lớp trẻ ở thành thị miền Nam đang tiếp xúc
ngày càng nhiều với những bài hát của Âu châu và Mỹ
thích những bài này vì chúng mới mẻ hơn các bài của c
nhạc sĩ Việt Nam khác hồi đó. Các bản nhạc phổ thông
đó là những bài được người Việt gọi là những bản nhạc
“tiền chiến”, một từ được dùng hơi sai lạc bởi một số lý
Gọi như vậy là sai lạc vì từ này được dùng không nhữn
chỉ những bài hát được sáng tác trước cuộc chiến chốn
Pháp mà còn bao gồm luôn những bài hát được viết tro
hay sau cuộc chiến này. Nó còn sai lạc hơn nữa bởi vì
thường được dùng chỉ để nói đến những bài tình ca uỷ
được sáng tác trong suốt giai đoạn này, chứ không nói
những bản nhạc hùng. Có lẽ từ “tiền chiến” trở thành p
biến bởi vì nhiều bài hát được sáng tác trong giai đoạn
giống những bài thơ tiền chiến sáng tác trong những n
1930 và 1940 (Gibbs 1998a), những bài thơ được viết
một nhóm những thi sĩ chịu ảnh hưởng lớn bởi những v
sĩ lãng mạn người Pháp thế kỷ 19 – ví dụ như Alphons
Larmartine, Afred Vigny, và Alfred de Musset. Nhiều bả
nhạc tiền chiến cũng được phổ từ những bài thơ tiền ch
Cũng nên lưu ý rằng nhạc tiền chiến vẫn còn rất phổ b
trong những năm 1950, khi Trịnh Công Sơn bắt đầu sá
tác. Sự thực là bài “Giọt mưa thu”, bài hát mà ca sĩ Th
Thuý trình bày năm 1958 và đã tạo nguồn cảm hứng đ
Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng đầu tiên
ông, “Ướt mi”, là một bài hát tiền chiến do nhạc sĩ Ðặn
Thế Phong sáng tác vào năm 1939. [11]
Trịnh Công Sơn lẽ dĩ nhiên không phải là nhạc sĩ đầu t
của phong trào mà người Việt Nam gọi là “tân nhạc” h
“nhạc cải cách”, những cụm từ được sử dụng để diễn t
một loại nhạc mới theo lối Tây phương được các nhạc s
Việt Nam sáng tác, xuất hiện lần đầu tiên vào những n
1930 (Giibs 1998b). Nhạc tiền chiến thường được xem
“tân nhạc” hay “nhạc cải cách”; chúng tạo ra một phạm
riêng, chất lãng mạn của chúng tách biệt chúng khỏi n
bài tân nhạc khác như những bản nhạc hùng chẳng hạ
Người Việt Nam phân biệt tân nhạc với dân ca, một loạ
nhạc bao gồm những bài ru con, hò, hát chèo và hát c
hay hát ả đào (Phạm Duy 1990, Phong T. Nguyen 199
Khi người Pháp giới thiệu nhạc Tây phương, những nhạ
Việt Nam trước hết viết lời Việt cho những ca khúc Phá
Nhưng đến cuối những năm 1930, họ bắt đầu sáng tác
những bản nhạc Việt Nam mới. Ðó là khi những từ như
“tân nhạc” và “nhạc cải cách” bắt đầu được sử dụng. T
nhiên, vì những nhạc sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt
Nam muốn sáng tác những ca khúc Việt Nam, họ đã sá
tác những nhạc phẩm phảng phất giai điệu và nhịp điệ
của những bài dân ca. Vì lý do đó, Phạm Duy gọi nhữn
khúc hiện đại đầu tiên này là những bài dân ca mới (19
1). Dân ca và nhạc cải cách thường dựa trên những bà
thơ. Dân ca được dựa trên ca dao; một số nhạc cải các
cũng được dựa trên ca dao, nhưng rất nhiều bài khác d
trên những bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng. Vì do thơ m
cho nên những bài hát tiền chiến và cải cách [12] đều
dấu vết của thơ, như thể lục bát truyền thống của ngư
Việt, với những câu sáu và tám chữ đan xen nhau, hay
thất ngôn Đường luật rất phổ biến ở Việt Nam cũng nh
Trung Quốc.
Mặc dù không chính thức bị cấm, những bản nhạc tiền
chiến rất ít khi được nghe ở miền Bắc. Vì quá chú trọng
đến việc vận động quần chúng trước tiên đánh Pháp và
đó đánh Mỹ và đồng minh, các nhà lãnh đạo của Việt N
Dân chủ Cộng hoà không muốn dân chúng nghe những
nhạc uỷ mị và lãng mạn. Tuy nhiên, nhạc tiền chiến rấ
thường được nghe ở miền Nam: Đó là những bài hát đ
nên cơ sở để những sáng tác của Trịnh Công Sơn trở n
nổi bật. “Đi vào nền tân nhạc với một tâm hồn mới mẻ
Đặng Tiến nói, “Trịnh Công Sơn đã dần dần xây dựng m
nhạc ngữ mới, phá vỡ những khuôn sáo của nền âm nh
cải cách thành hình chỉ hai mươi năm về trước” (2001a
12-13).
Vậy Trịnh Công Sơn đã làm gì để những bài hát của ôn
mang vẻ mới mẻ? Văn Ngọc cho rằng Trịnh Công Sơn
một cách viết lời nhạc mới mà không bị giới hạn bởi việ
phải kể một câu chuyện từ đầu đến cuối. “Chúng có m
đời sống hoàn toàn độc lập, tự do. Chúng có thể gợi lê
những hình ảnh đẹp, những ấn tượng đẹp, những ý ng
đôi khi đạt tới mức siêu thực, và giữa chúng đôi khi kh
có một mối quan hệ lô gích nào cả” (2001, 27). Trịnh C
Sơn sáng tạo những bài hát của ông bằng cách đi thẳn
vào con tim thay vì đi vòng qua trí óc. Để đạt được tầm
ảnh hưởng này, ông dùng những phương pháp giống n
nhiều thi sĩ hiện đại, đó là lý do vì sao ông thường đượ
là một thi sĩ, chứ không phải chỉ là một người viết nhạ
[13] Những phương pháp này bao gồm: (1) sự thiếu m
lạc có chủ đích; (2) cách dùng cú pháp rất khác thườn
vươn đến ngưỡng giới hạn có thể chấp nhận được; (3)
từ, hình ảnh và phép ẩn dụ mới lạ; (4) cách đặt các ch
nằm gần nhau một cách phá lề luật; (5) và cách dùng
– cả vần thuận và vần nghịch. Tất cả những phương p
này được minh chứng trong bài “Diễm xưa” (xem Phụ
II).
Mặc dù cốt chuyện trong bài hát khá rõ ràng – người c
đang đứng trong mưa chờ người mình yêu đến thăm –
hát không có giọng văn tường thuật mạch lạc. “'Xin hã
cho mưa qua vùng đất rộng' thì có liên quan gì tới vụ
'người phiêu lãng quên mình lãng du'?” Lê Hữu đặt câu
“Nghe như ông nói gà bà nói vịt, hoặc lấy câu trong bà
này bỏ vào bài hát kia vậy” (2001, 227).
Phương pháp thứ hai, cách Trịnh Công Sơn sử dụng cú
pháp lạ lùng được thấy trong câu thứ hai: “Dài tay em
thuở mắt xanh xao”. Khi dịch câu này, chúng tôi đã bỏ
không dịch hai chữ “mấy thuở” vì hai chữ này có vẻ kh
liên quan đến phần còn lại của câu.
Mặc dù trong “Diễm xưa” cũng có mưa, cũng có mùa t
và lá rơi [14] như những bài ca tiền chiến, nhưng bài n
cũng chứa đựng nhiều từ và hình ảnh rất mới lạ. Việc n
đến những tầng tháp cổ, bia mộ, và đá cũng cần đến n
không phải là điều thường thấy trong những bản nhạc
chiến. Có lẽ câu nổi tiếng nhất của bài hát này, “Ngày
sỏi đá cũng cần có nhau”, trở nên nổi tiếng bởi vì nó ch
đựng một hình ảnh mới và lôi cuốn.
Phương pháp thứ tư, Trịnh Công Sơn sử dụng cách sắp
những từ cạnh nhau rất lạ lùng. Trong “Diễm xưa” có m
sự sắp xếp lạ lùng trong câu thứ hai của đoạn thứ hai,
“buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”. Trịnh
Công Sơn sử dụng cụm từ “chuyến mưa qua” để diễn t
cơn mưa, một cách sử dụng lạ lùng chữ “chuyến”, một
thường được dùng trong những cụm từ như “chuyến m
bay”, “chuyến xe”, “chuyến tàu” v.v…, nhưng không để
diễn tả một cơn mưa (Lê Hữu 2001, 227). Một số ví dụ
hơn nằm trong đoạn thứ hai của một bản tình ca thuở
đầu, bài “Tình sầu” của Trịnh Công Sơn:
Tình yêu như vết cháy
trên da thịt người.
Tình xa như trời,
tình gần như khói mây,
tình trầm như bóng cây,
tình reo vui như nắng,
tình buồn làm cơn say
Đoạn thứ hai này bắt đầu với những so sánh nổi bật gi
tình yêu và một vết thương, bằng chứng rằng cuộc chi
đang bắt đầu ám ảnh người nhạc sĩ. Rồi sau đó là sươn
mù, mây, bầu trời, và mặt trời, toàn là những hình ảnh
thường dùng, nhưng Trịnh Công Sơn dùng chúng để đố
nghịch hơn là thỏa mãn điều mà chúng ta mong đợi, n
Đặng Tiến giải thích: “'Tình xa như trời' thì hợp lý, như
gần, sao lại như 'khói mây'?... 'Tình reo vui trong nắng
phải đối ngẫu với 'tình buồn cơn mưa bay' mới chỉnh, s
lại say sưa vào đây?” (2001a, 11).
Đặng Tiến so sánh bài “Tình sầu” với bài “Gửi gió cho m
ngàn bay” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, một bản nhạc
chiến được sáng tác năm 1952 hay 1953 nhưng vẫn cò
phổ biến ở Việt Nam trong những năm 1960 và 1970 (
đã nghe bài này rất nhiều lần trong những tiệm café ở
và Đà Nẵng trong suốt thời chiến). Nó bắt đầu như sau
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Theo Đặng Tiến, những dòng này mang những hình ản
bố cục thường thấy: gió-mây, bướm-hoa, ánh trăng-m
thu, không mang những đối nghịch mới mẻ như trong
bài của Trịnh Công Sơn.
Một phương pháp thi ca sau cùng là vần – cả vần thuậ
vần nghịch – được Trịnh Công Sơn sử dụng một cách k
léo để làm cho những dòng nhạc ăn khớp với nhau. Nh
nhạc sĩ sáng tác khác cũng sử dụng vần, nhưng đối vớ
Trịnh Công Sơn công cụ này đặc biệt quan trọng. Trần
Thục nói rằng khi ta hát một số bài hát nổi tiếng của T
Công Sơn, ta “hát vần”, chứ không “hát lên ý” [của bà
(2001, 56). Tôi đặt bài “Diễm xưa” trong mục này. Mặ
những mảng hình ảnh trong bài ca có vẻ đối chọi nhau
nhưng vì các vần ăn khớp với nhau nên bài hát trở thà
hòa hợp và êm dịu. Vì trong tiếng Việt phát âm và đán
vần khá thuần nhất nên ta có thể thấy vần được dùng
thế nào bằng cách xem cách đánh vần của những chữ
cuối mỗi câu.
Để giải thích cái gì đã tạo môi trường cho Trịnh Công S
có một lối sáng tác lời ca mới này, Đặng Tiến đã nêu r
chúng ta thấy môi trường trí thức sôi động và cởi mở b
trùm các đô thị miền Nam Việt Nam giữa hai cuộc chiế
Đông Dương (2001a, 13). Đặng Tiến nói rằng, "Công
chúng đọc Françoise Sagan tại Sài Gòn cùng lúc với Pa
Trên hè phố, nhất là tại các quán cà phê, người ta bàn
về Malraux, Camus, cả về Faulkner, Gorki, Hussserl,
Heiddegger” (14). Ở Huế, Trịnh Công Sơn chơi với nhữ
bạn bè có học thức cao như hoạ sĩ Đinh Cường và Bửu
triết gia và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ N
Kha (cũng có bằng cử nhân luật), và giáo sư Pháp văn
dịch giả Bửu Ý, chủ nhiệm Khoa Pháp văn trường Sư p
Huế (Đinh Cường 2001, 58). Trịnh Công Sơn rõ ràng đ
tiếp xúc với chủ nghĩa hiện đại (modernism) qua việc ô
tự học triết và qua những lần thảo luận với những ngư
bạn thân. Khi ông dùng những từ mà ta không ngờ đế
hoặc khi ông không dùng những từ dễ hiểu, khi ông ch
tính mạch lạc trong cảm xúc thay vì sự mạch lạc trong
logic, rõ ràng ông đã bị tác động bởi cùng một số ảnh
hưởng giống như Apollinaire [15] ở Pháp và T.S. Eliot,
James Joyce, Gertrude Stein, và Ezra Pound ở Anh và
Một thành viên trong vòng bạn bè của Trịnh Công Sơn
Thái Kim Lan, người trong những năm đầu của thập ni
1960 đã theo học triết tại Đại học Huế, nhấn mạnh tầm
ảnh hưởng của triết học Tây phương, đặc biệt là chủ n
hiện sinh, đến giới trẻ của Huế trong thời gian này. Nh
quan niệm như “cảm giác lo lắng về sự tồn tại” (existe
angst) “sự tồn tại và tính hư vô” (being and nothingne
“sự vô nghĩa của đời sống” (the meaningless of life) và
huyền thoại về Sisyphus là, như bà nói, luôn được tran
luận sôi nổi (2001, 84). Mặc dù Trịnh Công Sơn đã học
học theo chương trình tú tài hai của Pháp, theo như Th
Kim Lan, ông thường ngồi im lặng lắng nghe trong suố
những cuộc thảo luận này, nhưng sau đó, trước sự ngạ
nhiên của những bạn bè của ông, ông sáng tác bài hát
“hát triết”. Những bài hát của ông, Thái Kim Lan tranh
luận, là những phiên bản đơn giản của những tư tưởng
họ đã từng thảo luận, và chúng giúp những người tron
vòng bạn bè của bà thoát ra khỏi những khúc mắc lý t
họ đã từng buộc chính họ vào. Thái Kim Lan cho rằng
ông viết bài hát có tên gọi “Ngẫu nhiên”, trong đó có c
“không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên, và
đâu em này, không có cái chết sau cùng”, ông đã bắt đ
suy nghĩ về một vấn đề triết học về việc định nghĩa “đ
tiên” và “cuối cùng”. Trong “Lời của dòng sông”, thì ôn
đang suy nghĩ về những vấn đề về “sự tồn tại” và “sự
vô”. Theo Thái Kim Lan, Trịnh Công Sơn đã thu nhập
những ý niệm triết học mới này vào những bài hát của
làm cho nhạc của ông khác biệt so với những nhạc sĩ s
tác trước đó và khiến chúng lôi cuốn những người trẻ.
Bài “Dã tràng ca” của Trịnh Công Sơn mới được khám phá gần đây
cấp những ví dụ để thấy triết học Pháp đã ảnh hưởng đến quá trình s
tác của Trịnh Công Sơn ra sao. Trong bài trường ca này, rõ ràng đượ
hứng từ cuốn Huyền thoại Sisyphus của Camus, Trịnh Cô
Sơn dùng hình tượng con dã tràng, một hình ảnh Việt
nói về sự phí công vô ích, để diễn tả cái nhìn đen tối v
cuộc đời giống như Camus. Nhưng bài này có khác bài
Camus ở chỗ nó kết thúc với cứu rỗi của tình yêu. Đượ
những bạn bè thời sinh viên của Trịnh Công Sơn tại trư
Sư phạm Qui Nhơn trình bày dưới dạng đồng ca vào nă
1962, bài hát được mọi người đón nhận vào thời điểm
nhưng không bao giờ được xuất bản hay thu âm cho đ
khi sử gia người Huế Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn nhữ
sinh viên còn nhớ về việc này (Nguyễn Đắc Xuân 2003
33; 39-51; xem thêm Nguyễn Thanh Ty 2004, 15-18).
từ triết học trong bài “Dã tràng ca” và trong những sán
tác khác tạo nét mới mẻ cho những bài hát của Trịnh C
Sơn, nhưng ông cũng rất thận trọng để bảo đảm rằng
những tư tưởng này không quá lạ lẫm hay xa lạ. “Tôi v
thích triết học”, Trịnh Công Sơn đã viết như vậy "và vì
tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình”.
Nhưng sau đó ông nói rõ rằng những gì ông hướng đến
“một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu
được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ”
(2001/1997a, 202). [16]
Nhưng không chỉ ca từ trong những bài bài hát của Trị
Công Sơn đã làm chúng tươi mới và lôi cuốn: những bà
hát của ông nghe hiện đại (modern-sounding) hơn nhữ
bài hát sáng tác bởi những nhạc sĩ thời tiền chiến như
Đoàn Chuẩn và những sáng tác ban đầu của Văn Cao v
Phạm Duy, những người cùng thời với Trịnh Công Sơn
nhưng lớn tuổi hơn. Vậy điều gì làm những bài hát của
Trịnh Công Sơn nghe hiện đại hơn? Trịnh Công Sơn đạ
hiện đại hơn vì ông không bắt chước những luật thơ th
thường như lục bát hay thất ngôn. Tránh khỏi những s
chước này không dễ, bởi rất nhiều những bản nhạc tiề
chiến mang dấu vết của những chuẩn mực thơ ca quen
thuộc. Đặng Tiến lập luận rằng những lời ca từ bài “Gử
cho mây ngàn bay” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh viết th
thể thất ngôn Đường luật rất phổ biến ở Việt Nam cũng
như Trung Quốc:
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh (bảy chữ)
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa (bảy chữ)
Giải thích rằng những bài hát của Trịnh Công Sơn khác
những nhạc sĩ trước đó ra sao, Văn Ngọc cho rằng “Kh
những bài như: 'Buồn tàn thu' của Văn Cao (1940), ha
'Chinh phụ ca' (1945) của Phạm Duy, [17] người ta khô
thể không ngâm nga, nhâm nhi, từng câu, từng chữ m
như hát ca trù. [18] Văng vắng bên ta, tưởng như còn
thấy cả tiếng đàn kìm, đàn đáy, hay tiếng trống, tiếng
phách nữa!” [19] (2001, 27) Ngược lại, những bài hát c
Trịnh Công Sơn hiếm khi gợi đến dạng những khổ thơ
biến này. Một lý do có thể là vì Trịnh Công Sơn học chư
trình tú tài hai của Pháp trong khi những người bạn củ
ông theo học tại những trường Việt Nam, vì vậy ông kh
bị buộc phải học thuộc lòng những bài thơ được viết th
thể thơ truyền thống của Việt Nam và của Hán Việt cổ
(Đặng Tiến 2001a, 11; Nguyễn Thanh Ty 2004, 101).
(Còn 3 kì)
Bản tiếng Việt © 2008 talawas

[1]Được Phong T. Nguyen trích dẫn trong phần “Giới thiệu” của cuố
New Perspectives on Vietnamese Music (1991, vi). Ngu
Trãi là một thi sĩ và là một nhà cố vấn quân sự cho Lê
người đã đánh bại quân Trung Quốc vào năm 1427 và
Lợi] xưng vương vào năm 1428.
[2]Những thuật ngữ có thể khó hiểu khi nói về những v
của Việt Nam. Sự phân chia tạm thời tại vĩ tuyến 17 từ
năm 1954 đến năm 1975 thành Việt Nam Dân chủ Cộn
hoà và Việt Nam Cộng hoà phân đôi miền trung. “Nam
Nam” hay Việt Nam Cộng hoà vì vậy bao gồm những n
Việt từ miền trung và miền Nam Việt Nam (và cả nhữn
người bắc di cư). Người Việt Nam thường nói đến khu v
nam của vĩ tuyến 17 là Miền Nam. Tôi sẽ gọi vùng đất
là Nam Việt Nam, hay là miền Nam, và với miền nam c
Nam Việt Nam (Nam Bộ) là nam Việt Nam. Tương tự,
“người miền Nam” là nói đến những người sống phía n
của vĩ tuyến 17, “người nam” là những người sống ở N
Bộ.
[3]Xem phần “Máy cassette” của tôi về phần thảo luận
cụm từ “ca sĩ nổi tiếng” (popular singer) của tiếng Anh
đúng với trường hợp của Trịnh Công Sơn ra sao.
[4]Đa số sách về Trịnh Công Sơn xuất bản sau khi ông
đời bao gồm những bài viết mới cũng như những tái bả
của những bài viết được xuất bản trước đó. Sau cùng,
trong những phần trích dẫn – ngày tháng trong bài viế
này, tôi trước tiên đưa ra ngày tháng của những tuyển
mà các bài viết được in lại, rồi mới đến ngày mà chúng
được xuất bản lần đầu tiên.
[5]Về những tài liệu về thời trẻ tuổi của Trịnh Công Sơ
dựa vào Đặng Tiến 2001a, Hoàng Phủ Ngọc Tường
2001/1995, Nguyễn Đắc Xuân 2001, Nguyễn Thanh Ty
2001 và 2004, Nhật Lệ 2001/1999, Trịnh Cung 2001,
Sâm Thương 2001.
[6]Tôi đôi khi sẽ nhắc đến Trịnh Công Sơn là Sơn, tên c
ông, để tránh việc lặp lại hoàn toàn tên đầy đủ của ôn
Đối với người Việt, việc sử dụng họ để gọi một người k
thường được dùng. (Trong bài dịch này, người dịch sử
tên đầy đủ của Trịnh Công Sơn, thay vì chỉ gọi Sơn nh
giả đã chú thích – ND)
[7]Đặng Tiến trích dẫn 2001a, 10. Nguyên gốc là Trịnh Công Sơn
Nhạc và đời (Hậu Giang: Tổng hợp).
[8]Xem phần Chú thích II, bài “Diễm Xưa”, “Đại bác ru
đêm” và “Một cõi đi về”. Các bản dịch [sang tiếng Anh
14 bài nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, xem Do V
Tai và Scigliano 1997.
[9]Trong phần Chú thích I, tôi đưa ra tất cả các tựa đề
tiếng Việt của tất cả những bài hát tôi nói đến [trong b
viết này].
[10]“Giọt mưa thu” là một bản nhạc tiền chiến. Xem gi
thích trong đoạn văn kế tiếp.
[11]Để tìm hiểu bài hát này và ảnh hưởng của người sá
tác ra nó, xem Phạm Duy 1994, 80-87; bản dịch sang
tiếng Anh, xem Gibbs 2003a.
[12]Sự khác biệt giữa “âm nhạc cải cách” và “nhạc tiền chiến” khôn
sự rõ ràng. Như Gibbs giải thích, “Trong những năm gần đây những
hát này [nhạc cải cách] được gọi là nhạc tiền chiến” (2001a).
nhiên, như tôi nói, đa số mọi người coi những bản nhạ
tiền chiến là phạm trù lãng mạn của nhạc cải cách.
[13]Ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn chứng tỏ rằng ông
không “chỉ là” nhạc sĩ sáng tác, nhưng theo truyền thố
Việt Nam, thi sĩ là những người được [xã hội] coi trọng
những người theo nghề xướng ca.
[14]Những nhạc sĩ Việt Nam thường khó cưỡng lại hình
lá rơi [trong những bài hát của mình]. Theo Nguyễn Tr
Tạo, 50 trong số 100 bài tân nhạc được yêu chuộng nh
(top 100) dựa trên một cụm từ được lặp đi lặp lại là ‘lá
(2002, 13).
[15]Trịnh Công Sơn đã nói với Tuấn Huy rằng “Những n
còn đi học, moa chỉ cầm tập thơ của Apollinaire lâm râ
đọc từng lời thơ trác tuyệt và nhìn mơ màng ra những
mây trắng bay ngoài cửa sổ” (trích dẫn trong Tuấn Hu
2001, 31).
[16]Để biết thêm thông tin về “triết lý nhẹ nhàng” của
Trịnh Công Sơn, và cả những ảnh hưởng của Phật giáo
chủ nghĩa hiện sinh, xem Schafer (2007). Xem bản dịc
tiếng Việt trên talawas (ND).
[17]Chính Phạm Duy tìm âm hưởng của thơ Đường tron
những sáng tác đầu tiên của Văn Cao và trong những
tác đầu tiên của chính ông (1993, 13).
[18]Ca trù, còn được gọi là hát ả đào, là thú tiêu khiển của
những người đàn ông có học; họ đến những nhà hát ả
để nghe hát những bài thơ cổ và những bài thơ do chín
sáng tác.
[19]Đây là những nhạc cụ truyền thống được sử dụng khi hát ca tr
Nguồn: The Journal of Asian Studies Vol. 66, No. 3 (August) 2007
597-643
bản để in Gửi bài này cho bạn bè

You might also like