You are on page 1of 19

C.

GIAI ĐOẠN 3
1.MỞ BÀI
Tác giả Minh Nhật có nói rằng : “Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký
kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết
hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật.
Người ta gọi đó là “sống thử”.” [1]. Còn đối với tác giả Thu Huệ : “ "Sống thử" hay còn gọi
"sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ
chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức” [2]. Theo
quan điểm của tôi, “sống thử” có thể hiểu đơn giản là việc hai người yêu nhau quyết định cùng
sống chung với nhau, tuy nhiên không có giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp. Đây là
một hiện tượng ngày càng phổ biến và gây nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay, đặc biệt là rất
nhiều sinh viên hiện nay đang áp dụng lối sống này. Mặt tích cực của việc sống thử là giúp các
cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau, chia sẻ kinh nghiệm sống chung, và đánh giá khả năng hợp nhau
trước khi tiến tới hôn nhân. Điều này có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ ly hôn sau này. Tuy nhiên, việc
sống thử cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, như dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất mát tình cảm khi không
còn sự mới mẻ, và có thể gây ra các vấn đề xã hội như mang thai ngoài ý muốn hoặc ảnh hưởng
đến học tập và sự nghiệp. Đây cũng chính là lí do tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Mục đích là
giúp làm rõ các khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc sống thử, từ đó cung cấp thông tin hữu ích
cho sinh viên trong việc đưa ra quyết định quan trọng về cuộc sống cá nhân. Và trong phần tiếp
theo, tôi sẽ đưa ra lần lượt về các khái niệm “sống thử”, tiếp đến nêu lên thực trạng ‘‘sống thử”
của sinh viên hiện nay, những nguyên nhân dẫn đến lối sống này và các mặt tích cực, tiêu cực của
nó, sau cùng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp cho việc “sống thử” an toàn hơn.
2.THÂN BÀI
Ngày nay, việc các cặp đôi hay các cặp sinh viên trẻ lựa chọn sống thử trước hôn nhân không còn
là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhất định, sống thử cũng tiềm ẩn nhiều hậu
quả khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai cá nhân và xã hội.
Thứ nhất, sống thử làm rất dễ khiến cho tình cảm bị chai sạn. Từ góc nhìn thực tế của bản thân,
phần lớn các cặp đôi trẻ, đặc biệt các cặp sinh viên chọn sốnng thử với nhau, chia tay nhau là vì
không còn tìm được cảm giác mới mẻ từ đối phương. Đối với họ, tình yêu là một hương vị ngọt
ngào trên đầu lưỡi, khi hương vị ấy phai nhạt dần, họ thường chọn cách chia tay, hoặc thậm chí là
“cắm sừng” nhau để tìm kiếm một hương vị khác. “Bởi lẽ tình yêu là một tình cảm vô cùng bí ẩn
và cũng khó định nghĩa, nó khiến cho đối phương luôn háo hức tìm kiếm, khám phá; có sự chờ
đợi, nhung nhớ, thương yêu, giận dỗi…, Vậy thử hỏi sẽ còn gì để yêu khi cả hai cùng biết quá rõ
về nhau. Lúc ấy theo tự nhiên thì tình yêu cũng từ từ mà giảm dần. Có chăng cũng chỉ còn lại là
lòng thương và trách nhiệm, nếu không có gì để ràng buộc thì trách nhiệm cũng theo đó mà đi.
Chưa kể còn có thể để lại những suy nghĩ không tốt về nhau, thậm chí cả căm ghét, thù hận ” [2].
Đúng vậy, sống chung một căn nhà, ăn chung một bàn, ngủ chung một phòng, hiểu hết tính cách,
hoàn cảnh, thậm chí là cơ thể đối phương, thì không còn điều gì mới lạ để tìm hiểu nữa, đặc biệt
là đối với sự “có mới nới cũ” của vài bộ phận giới trẻ ngày nay. Vì vậy, việc sống thử chưa chắc
có thể khiến các bạn bền lâu với nhau.
Thứ hai, khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều không ít
bạn nam phải chịu. Sau khi sống thử và đổ vỡ, câu chuyện đã từng sống chung với nhau có muốn
giấu cũng không thể được. Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi
chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn
trẻ bây giờ có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận người
1
mình yêu đã từng sống với người khác [2]. Đó là bởi vì, tuy đều là các thế hệ trẻ, nhưng không
phải bạn trẻ nào cũng có suy nghĩ và lối sống cởi mở như vậy. Thậm chí có những bạn cảm thấy
chán ghét và phê phán “lối sống” này. Khi được một người từng “sống thử” ngỏ lời, họ sẽ trở nên
chần chừ hoặc từ chối đối phương vì lí do trên. Với góc nhìn nghiêm trọng hơn, vấn đề về trinh
tiết khiến cho tương lai của bạn nữ gặp điều tiếng hơn nam. Dù bây giờ xã hội đã cởi mở hơn về
vấn đề quan hệ trước hôn nhân, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều gia đình coi việc giữ trinh tiết là
phẩm hạnh của một người con gái. Vì vậy, một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không
thành vợ chồng cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý sau này. Nhiều phụ nữ lỡ “trải
nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay
khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ti với gia đình… Tất cả điều
đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước. Và sự chọn lựa vì đó không được trọn
vẹn. Và chắc chắn, không có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi
trong cuộc đời dương thế [4]. Bên cạnh đó, những lời bàn tán của những người xung quanh cũng
rất dễ tác động đến người trong cuộc, gây nên những mâu thuẫn với đối phương [3]. Đối với
người tâm lí yếu, họ không chịu được lời ra tiếng vào, cái tôi cũng trở nên lớn hơn, dẫn đến việc
họ đổ lỗi, gây gổ với nhau, tình cảm và sự tin tưởng cũng từ đó mà giảm sút.
Thứ ba, mặc dù đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng
bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Đó không chỉ là nỗi
đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần, nhưng có lẽ chỉ đối với những người
đã từng làm mẹ. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong
bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để
minh chứng tình yêu; của các cô gái trẻ mong sớm có một kết thúc hạnh phúc; của những người
con sống thiếu bàn tay chăm sóc, quan tâm của cha mẹ [2]. Đây là vấn đề mà không ít cặp đôi khi
sống thử mắc phải, cũng chính là hậu quả nghiêm trọng nhất mà “sống thử” để lại. Bởi lẽ không
phải ai cũng đủ chính chắn để yêu, để làm cha mẹ, để có trách nhiệm với hậu quả mà mình gây
ra. Nếu không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận làm bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng
đường đại học. Hậu quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và
đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu những
đứa con.
Cuối cùng, không trưởng thành được - đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống
thử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang (đa phần là phái nữ) sẽ khiến cho chính
người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói cách khác là ỷ lại. Đó cũng là những nguy hiểm
cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần
những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá.
Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi [2].
3.KẾT BÀI
Như đã nói, sống thử là hiện tượng hai người yêu nhau dọn về chung sống như vợ chồng mà
không có ràng buộc pháp lý, vì vậy nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống hôn nhân sau
này. Tuy vấn đề sống thử trước hôn nhân ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với đối tượng sinh
viên trẻ, thì nó vẫn tiềm ẩn nhiều hệ lụy và hậu quả mà các bạn sinh viên không thể lường trước
được. Vì vậy, hãy là người trẻ thông minh, bản lĩnh, chắt lọc và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất
cho bản thân và xây dựng một mối quan hệ bền vững, lành mạnh.
4.TÓM TẮT
Sống thử là hiện tượng hai người yêu nhau dọn về chung sống như vợ chồng nhưng không có
ràng buộc pháp luật, hay nói cách khác là không có giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp.
Tuy ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ, thì sống thử vẫn tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Mục
2
đích nghiên cứu là làm rõ các khía cạnh tích cực và tiêu cực của sống thử để cung cấp thông tin
hữu ích cho sinh viên trong việc đưa ra quyết định về cuộc sống cá nhân. Bài viết sẽ đi sâu vào
phân tích khái niệm sống thử, thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay, nguyên nhân dẫn đến
lối sống này, tác hại và lợi ích của nó, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc sống thử an toàn
hơn.
5.TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. vinaconnect.vn/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay/ (vinaconnect.vn, 2019, Vấn Đề “Sống
Thử” Của Giới Trẻ Ngày Nay), truy cập ngày 12/5/2024
2. https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/song-thu-nen-hay-khong6186dd7295ce89206c987126 ..
(YBOX, 2021, Sống Thử - Nên Hay Không?), truy cập ngày 11/5/2024.
3 https://www.hufimedia.com/2021/11/gioi-tre-hien-nay-lieu-co-nen-song-thu.html (HUFI
MEDIA, 2022, Giới Trẻ Hiện Nay Liệu Có Nên Sống Thử ?), truy cập vào ngày 13/5/2024.

3
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGÔN NGỮ HỌC THUẬT

6. Hồ Nguyễn Tiểu Đan – 64.MARKT-2 – 64130239

A. GIAI ĐOẠN 1

1. Tên đề tài: Sinh viên sống thử trước hôn nhân.

2. Lý do chọn đề tài: Đề tài được chọn để nghiên cứu vì đây là một hiện tượng ngày càng phổ biến
và gây nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay. Mặt tích cực của việc sống thử là giúp các cặp đôi hiểu
rõ hơn về nhau, chia sẻ kinh nghiệm sống chung, và đánh giá khả năng hợp nhau trước khi tiến tới
hôn nhân. Điều này có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ ly hôn sau này. Nghe thì vô cùng hấp dẫn, tuy
nhiên, việc sống thử cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, như dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất mát tình cảm khi
không còn sự mới mẻ, và có thể gây ra các vấn đề xã hội như mang thai ngoài ý muốn hoặc ảnh
hưởng đến học tập và sự nghiệp. Vì vậy, lựa chọn nghiên cứu này sẽ giúp làm rõ các khía cạnh tích
cực và tiêu cực của việc sống thử, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho sinh viên trong việc đưa ra
quyết định quan trọng về cuộc sống cá nhân.

3. Danh mục các tài liệu tham khảo:

- Trần Thị Phụng Hà & Nguyễn Ngọc Lẹ (2014), ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG TÌNH YÊU -
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ, Tạp chí Khoa học Đại học
cần Thơ, Số 33, tr.63-74

- Võ Thị Thùy Linh (2023),THÁI ĐỘ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ CÁC YẾU
TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA Y – DƯỢC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NĂM
2020, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Số 13, tr.78-83.

-Phạm Thị Lan (2020), NÂNG CAO HIỆU QUẢGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC ỞVIỆT NAM HIỆN NAY, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 48, tr.30-34.

- Nguyễn Minh Khang, Tào Gia Phú, Võ Khánh Phương, Nguyễn Văn Trung (2023), THỰC
TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên năm thứ tư tại Khoa Y – Dược, Trường Đại học Trà Vinh), Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Số 13, tr.70-77.

-Trần Thị Minh Ngọc (2014), ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 2(75), tr.53-62.

-https://www.baodaklak.vn/channel/3484/201201/sinh-vien-va-chuyen-song-thu-2122921/ (Báo
Đắk Lắk, 2012, Sinh viên và chuyện “sống thử”), truy cập ngày 11/5/2024.

4
-https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/song-thu-nen-hay-khong6186dd7295ce89206c987126 (YBOX,
2021, Sống Thử - Nên Hay Không?), truy cập ngày 11/5/2024.

-https://vinaconnect.vn/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay/(vinaconnect.vn, 2019, Vấn Đề


“Sống Thử” Của Giới Trẻ Ngày Nay), truy cập ngày 12/5/2024.

-https://www.hufimedia.com/2021/11/gioi-tre-hien-nay-lieu-co-nen-song-thu.html (HUFI MEDIA,


2022, Giới Trẻ Hiện Nay Liệu Có Nên Sống Thử ?), truy cập vào ngày 13/5/2024.

-https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-song-thu-o-gioi-tre-hien-nay-76672/ (LuanVan.net.vn, 2017,


Đề tài Sống thử ở giới trẻ hiện nay), truy cập ngày 13/5/2024.

4. Kết quả việc đọc hiểu ít nhất 03 văn bản

Văn bản “Sống Thử - Nên Hay Không?”

Hệ thống đề tài Hệ thống chủ đề Hệ thống luận cứ

1. Khái niệm sống thử


1) "Sống thử" là 2 Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2
người thỏa thuận với người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như
nhau sẽ về sống chung "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ
với nhau như "vợ chồng đã cưới nhau chính thức.
chồng".

2. Thực trạng ‘‘sống 2) Rất nhiều sinh viên -Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã
thử” của sinh viên hiện hiện nay ủng hộ lối đưa ra những lý do như:
nay sống thử và đã sống
thử, họ cho rằng điều + Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại
này là là biểu hiện của lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia xẻ vật chất,
tình yêu và chỉ là một tiền bạc và khó khăn giữa hai bên.
dạng quan hệ cộng
hưởng theo kiểu đôi + Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị
bên cùng có lợi. nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân.

-Một số khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ
cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi.

+Đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về


tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con
đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với
nhau, chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.

5
-Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều.

-Số đông khác các sinh viên thì cho rằng sống thử là để tự
khẳng định mình.

+Yếu tố xã hội và môi trường đang tạo cho lớp người trẻ
dần dần có cái nhìn cởi mở như lớp trẻ Âu Mỹ, khác nhau
là xảy ra giữa hai bối cảnh xã hội khác nhau.

+Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh
viên khi họ đã vượt qua những ngượng ngùng ban đầu.

3. Những nguyên nhân


dẫn đến việc ngày càng
nhiều sinh viên sống
thử.

3.1. Sống thử “Vì cần -Động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của “tình
nhiều thời gian bên 3) Sống chung để được dục”.
nhau” bên nhau mỗi ngày.
Đây là nhu cầu cao +Thực tế, những cặp quyết định "sống chung trước hôn
nhất của động cơ muốn nhân", phần lớn có nhu cầu muốn được ở bên nhau là rất
"sống chung trước khi cao.
cưới". Mục đích là xem
mình và đối phương có +Điều trước tiên khiến họ quyết định "sống thử" là họ
hợp nhau hay không, muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục.
để biết rõ đối phương
rồi mới quyết định tiến -Họ còn sợ trách nhiệm, sợ bị quản lý, ràng buộc.
tới hôn nhân.
+Việc quyết định có sống chung hay không, không phải bị
chi phối chủ yếu bởi lý do kinh tế, hay bởi đòi hỏi của phái
mạnh, mà chủ yếu là do sự chấp thuận hay không của
người phụ nữ trẻ về việc người nam giới về sống chung
với mình.

-Sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò
mò, háo hức khám phá cái mới.

+Sống thử có thể là một thói quen của các bạn sinh viên
khi họ đã vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng
ngùng ban đầu.

+Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ

6
không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy.

3.2. Sống thử để tiết - Đa số sinh viên đều sống xa gia đình nên thiếu sự quản lí,
kiệm 4) Đây là nguyên nhân gánh chịu sức ép kinh tế khi giá cả đang từng bước leo
mà hầu hết các cặp đôi thang.
đã từng sống thử đều
đưa ra. -Nhưng thay vì lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn
sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới
của mình để chia sẻ gánh nặng đó.

-Theo ý kiến riêng, lí do này để biện minh và tránh được


sự xăm soi của người đời với lí do đó có vẻ như sẽ được
những người nhìn vào và thông cảm cho họ.

4. Mặt tích cực của việc -Biết được những tính cách thật sự của đối phương, nó là
sống thử. 5) Sống thử cùng nhau một phương pháp chuẩn bị cho cuộc sống chung sau này
có thể giúp hai bên hiểu và cũng là một cách lựa chọn đối tượng thích hợp nhất cho
về nhau nhiều hơn. mình.

- Sống thử còn có thể tránh cho người trong cuộc những
tổn thương, phiền phức nếu hai bên không hợp nhau, muốn
chia tay.

-Nó không rắc rối như đã kết hôn, không bị chi phối bởi
pháp luật.

-Việc sống thử không hẳn là xấu.

-Nếu có phê phán, có chỉ trích thì nên dành những điều này
cho sự lợi dụng, nhân danh sống thử để thỏa mãn những
toan tính thấp hèn về mặt thể xác, hoặc đôi khi là một dạng
tầm gửi ký sinh.

5. Mặt tiêu cực của việc


sống thử

5.1. Dễ khiến cho tình -Tình yêu là một tình cảm vô cùng bí ẩn và cũng khó định
cảm bị chai sạn 6) Sống thử rất dễ nghĩa, nó khiến cho đối phương luôn háo hức tìm kiếm,
khiến cho tình cảm bị khám phá; có sự chờ đợi, nhung nhớ, thương yêu, giận
chai sạn vì họ đã quá dỗi,... Lúc ấy theo tự nhiên thì tình yêu cũng từ từ mà giảm
hiểu nhau. dần.

7
- Có thể để lại những suy nghĩ không tốt về nhau, thậm chí
cả căm ghét, thù hận.

-Ngoài ra sống thử cũng ảnh hưởng nhiều đến học tập,
công việc của sinh viên và nó cũng là 1 trong những yếu tố
gây ra các tệ nạn xã hội.

5.2. Phải chịu nhiều điều -Sau khi sống thử và đổ vỡ, câu chuyện đã từng sống
tiếng 7) Sống thử trước hôn chung với nhau có muốn giấu cũng không thể được.
nhân khiến các bạn trẻ
phải chịu nhiều điều -Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn
tiếng và những nhận nhân. Đến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình
xét không hay. yêu mới.

-Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn trẻ bây giờ
khó có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với
người khác.

5.3. Dễ xảy ra “sự cố” - Cũng bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá
ngoài ý muốn 8) Dù có kế hoạch muộn rồi mới phát hiện ra.
nhưng nhiều khi vẫn có
“sự cố” ngoài ý muốn. -Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh
dai dẳng về tinh thần, nhưng có lẽ chỉ đối với những người
đã từng làm mẹ.

-Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai đang dần lớn
lên trong bụng.

-Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn
trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu.

- Nếu không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận làm bố,
làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Hậu
quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc
sống hôn nhân và cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu
những đứa con.

5.4. Không trưởng thành - Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang (đa
được 9) Không trưởng thành phần là phái nữ) sẽ khiến cho chính người yêu của mình
được - đó là tình trạng rơi vào thế bị động hay nói cách khác là ỷ lại.
của một số ít trong
những cặp đôi sống -Đây cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá
thử. nhân đó bước ra ngoài làm việc.
8
-Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân
năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý
tưởng mang tính đột phá.

-Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ


chỉ ngày càng đi xuống mà thôi.

6. Giải pháp an toàn cho -Bằng cách lưu tâm đến giới trẻ qua việc giáo dục các em
việc sống thử 10) Nhìn tổng quát, từ lúc còn thơ trẻ.
những gì chúng ta đang
chứng kiến hiện nay -Bằng cách dành cho các em ấy niềm hạnh phúc của một
trong đời sống tâm lý gia đình đầm ấm, hòa thuận, và thương yêu nhau giữa cha
của giới trẻ chỉ là mẹ và con cái.
những sự việc rất bình
thường, dù biết nhưng -Bằng cách giúp cho các em có những quan niệm đứng đắn
vẫn không thể tránh và trưởng thành về tình yêu, tình cảm và tình dục.
khỏi cám dỗ. Do đó,
cần những nhà đạo đức, Bằng cách cho các em nhìn thấy những giá trị của niềm tin
những nhà giáo dục,
những bậc phụ huynh -Chúng ta có thể làm những việc ấy qua: những buổi hội
phải để ý đến những thảo về tình yêu, giới tính, sống thử, kết hôn sớm...
yếu tố đang tạo ra lối
sống và suy nghĩ ấy. -Ngoài ra, việc chuẩn bị cho các cặp hôn nhân qua các lớp
tập huấn về:

+Căn bản về tâm lý con người, tâm lý khác biệt nam nữ.

+Cách thức dung hòa và giải quyết vấn đề.

+Tâm sinh lý trong đời sống hôn nhân.

+Tâm lý giáo dục.

+Tâm lý đạo đức và đời sống.

Đề tài văn bản: Sống Chủ đề văn bản: Đối


Thử - Nên Hay Không? với việc sống thử trước
hôn nhân nói riêng và
cuộc sống nói chung,
chúng ta cần phải suy
nghĩ thật kĩ lưỡng và
nghiêm túc trước khi
quyết định việc gì. Cái
gì cũng có tính hai mặt
của nó. Hãy đưa ra

9
quyết định mà khiến ta
sẽ không hối hận.

Văn bản “Vấn Đề “Sống Thử” Của Giới Trẻ Ngày Nay”

Hệ thống đề tài Hệ thống chủ đề Hệ thống luận cứ

1. Tình trạng “sống thử”


của giới trẻ hiện nay 1) Trong những năm - Lối sống mới chính là những đôi nam nữ sống chung như
gần đây, ở các thành vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu
phố lớn, các khu công thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký
nghiệp, đã xuất hiện kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ
một lối sống mới của chia tay nhau, không cần đến pháp luật.
giới trẻ: đó chính là -Người ta gọi đó là “sống thử”.
“sống thử trước hôn -Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm
nhân” chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống
của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống
xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường

2.Nguyên nhân “sống


thử” của giới trẻ

2.1. Nguyên nhân bản -Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất.
thân 2) Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng -Hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lạc do chủ
“sống thử”, bản thân thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình
người trẻ là một trong thức trong đời sống xã hội.
những yếu tố tạo nên
lối sống này. -Một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững
vàng và càng không thể để “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”.

-Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm


tình dục và không còn e dè dư luận xã hội trước kia.

-Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học
sư phạm TPHCM cho rằng. “Một trong những nguyên nhân
dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân thiếu thốn tình cảm,
sống buông thả”.

2.2. Nguyên nhân từ gia 3) Những vấn đề về đổ -Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo,

10
đình vỡ gia đình hoặc thiếu chửi bới và cãi vã thường ngày trong gia đình chính là yếu
đi sự quan tâm của gia tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân.
đình cũng khiến các
bạn trẻ chọn cách -Ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp,
“sống thử”. hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau.

-Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột, muốn “tìm điều


lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo
con cái được.

-Cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con
mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó
mặc cho nhà trường.

- Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha


mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con
cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ
mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi
đang chập chững biết yêu”.

2.3 Nguyên nhân từ xã -Theo tiến sĩ Vũ Gia Hiền: “Các bạn trẻ “sống thử” do lối
hội 4) Do ảnh hưởng văn sống dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền
hóa Phương Tây, nên văn hóa “tốc độ. Một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất
tình trạng “sống thử” ở hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu,
giới trẻ đang báo động. tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi
Nhiều bạn trẻ thật dễ thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần
dãi, cho rằng “việc đó” ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp
là bình thường, không gạo thổi cơm chung”.
ảnh hưởng gì.

3. Hậu quả của việc “sống


thử”

3.1. Trả giá quá “lớn” -Đó là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa… gây hoang
5) Một phút vui chơi mang tinh thần cho những người thân trong gia đình.
bên người mình yêu,
bên tình nhân tưởng -Bên cạnh nỗi đau về tinh thần còn có nỗi đau về thể xác.
như đang ở thiên Hậu quả của người trong cuộc khó tiên liệu trong hiện tại.
đường; những tháng
ngày vắn vỏi bên nhau +Có lẽ chỉ với những người đang và sẽ làm mẹ mới hiểu nỗi
tưởng giúp con người đau không thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai
thoải mái về tinh thần để lại.
và thể xác, hay đáp ứng
11
cách trọn vẹn khao khát +Hiện tại họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá bỏ cái
sống cho nhau. Nhưng thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang
hậu quả của nó mang từng ngày lớn lên trong bụng.
lại rất lớn mà người
trong cuộc thường -Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng
không lường hết được. vững chắc của gia đình sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ
vỡ với những lý do rất đời thường như: ghen tuông, không
còn yêu nhau, hay không có trách nhiệm…

-Là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ
chồng với nhau… trước khi chia tay.

-Phần lớn người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.

3.2. Di chứng tương lai -Nhiều phụ nữ lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai
6) Một khi “trao thân phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay
gửi phận” cho nhau khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc
nhưng không thành vợ cảm tự ti với gia đình…
chồng. Cũng để lại
nhiều vết thương lòng -Cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước.
và tâm lý trong tương
lai. -Sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn.

-Và chắc chắn, không có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ
là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc đời dương thế.

-Tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết, chính bản thân người
trong cuộc sẽ phải gánh chịu. Không chỉ ở thời gian hiện tại
mà còn ảnh hưởng dài tới tương lai sau này.

-Việc “sống thử”, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ sinh nhàm


chán và nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không
hạnh phúc và tiếp theo là một “lộ trình buồn”.

Đề tài văn bản: Vấn Đề Chủ đề văn bản: Vấn


“Sống Thử” Của Giới Trẻ đề “sống thử” của giới
Ngày Nay trẻ ngày nay không chỉ
là sự lo lắng của bậc
cha mẹ mà còn là thách
đố của các nhà giáo
dục. Hậu quả của việc
sống thử vô cùng lớn,
vì vậy hãy tỉnh táo và
đừng nên sống thử
12
trước hôn nhân.

Văn bản “Giới Trẻ Hiện Nay Liệu Có Nên Sống Thử ?”

Hệ thống đề tài Hệ thống chủ đề Hệ thống luận cứ

1. Sống thử là gì?

1.1. Khái niệm sống thử


1) Thông thường mọi -Sống thử là hai người cùng sống chung với nhau, tuy nhiên
người sẽ sống chung không có giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp.
với nhau sau khi kết -Đó là sự tự nguyện, đồng lòng của hai người.
hôn trên giấy tờ hợp -Có thể chia tay mà không có ràng buộc pháp lý nào.
pháp. Cưới hỏi và có sự
đồng ý của cha mẹ để
về chung một nhà. Điều
đó được gọi là hôn
nhân và có sự ràng
buộc. Sống thử là hai
người cùng tự nguyện
sống chung với nhau và
không có ràng buộc
pháp lí.

1.2. Tại sao việc sống thử Họ muốn gần gũi với nhau, hiểu
lại nổi lên như một trào 2) Bởi cái nhìn thoáng Cái nhìn thoáng của các về cuộc sống của nhanh nhiều
lưu của bạn trẻ hiện nay và bạn trẻ hiện nay hơn.
Giới trẻ ngày nay có lẽ -Không chỉ là những buổi gặp đi
quá bận rộn chơi, dịp lễ hay cuối tuần.
-Việc sống chung với nhau cũng
xem như là một cách làm tăng
tình cảm, hiểu hơn về đối
phương.

-Thời gian dành cho nhau rất ít,


Giới trẻ ngày nay có lẽ thậm chí cuối tuần mới được gặp
quá bận rộn nhau.
-Thế nên họ muốn gần gũi hơn,
gặp và tiếp xúc với nhau trực

13
tiếp. Không chỉ gói gọn qua
những cuộc gọi hay những tin
nhắn hỏi thăm.

1.3. Sự đối lập giữa cái -Cần phải kết hôn, có giấy tờ
nhìn của người lớn và 3)Phần lớn những Cái nhìn của người lớn hợp pháp thì mới được sống
người trẻ về trào lưu người phản đối trào lưu chung với nhau.
này có lẽ là những -Không có cái chuyện muốn
người lớn tuổi nhưng sống chung thì sống như vậy.
những người trẻ lại -Sống chung sẽ có nhiều vấn đề
xem đó là bình thường, phát sinh mà không có sự ràng
một cách thể hiện tình buộc giữa hai người
cảm để gắn bó hơn với
nhau. Điều này tạo nên
những mâu thuẫn trong -Một cách thể hiện tình cảm để
xã hội Cái nhìn của người trẻ gắn bó hơn với nhau.
-Cho rằng suy nghĩ của người
lớn là bảo thủ lạc hậu.

2. Nên hay không việc


sống thử ?

2.1. Lợi ích của việc sống Đầu tiên đó là có nhiều -Người trẻ ngày nay quá bận
thử 4) Tại sao người trẻ lại thời gian gần gũi với rộn và có ích thời gian để dành
cho cách sống thử, thay nhau hơn. cho nhau, gặp mặt và nói
vì kết hôn để cùng chuyện với nhau chỉ qua một
chung sống. Phải có chiếc màn hình.
điểm nào đó để các bạn
trẻ chọn lối sống này -Việc sống thử sẽ rút ngắn
như : nhiều thời gian khoảng cách về địa lý, tăng tình
gần gũi với nhau hơn; cảm, sự gắn kết của cả hai.
cơ hội để diễn tập trước
hôn nhân; cùng nhau
vun đắp để có một đám Thứ hai, việc sống thử là -Tỷ lệ ly hôn hiện nay rất cao,
cưới trọn vẹn trong cơ hội để diễn tập trước lý do chính bởi cách yêu và
tương lai. hôn nhân. cưới quá vội vàng.

-Yêu và cưới là hai việc hoàn


toàn khác nhau, nên sống thử là
cơ hội để đi vào và hiểu hơn về
cuộc sống của đối phương. Để
xem thử liệu có phải họ là
người phù hợp để cưới hay
không.

14
Cuối cùng, cả hai có thể -Không phải ai sống thử rồi
cùng nhau vun đắp để có cũng sẽ kết hôn, tuy nhiên khi
một đám cưới trọn vẹn họ đã chọn sống thử sẽ một
trong tương lai. những dự tính nhất định trong
tương lai.

-Đây chính là cơ hội để cùng


nhau thay đổi, vun đắp và thấu
hiểu nhau hơn.

2.2. Tác hại của việc sống Đầu tiên là bất đồng quan -Chúng ta yêu nhau chỉ gặp và
thử 5) Sống thử có nhiều điểm sống. giao tiếp với nhau.
lợi ích những bên cạnh
đó cùng tồn tại những -Những khi sống chung mỗi
vần có những tác hại để người sẽ có một quan điểm và
lại. Do những người trẻ lối sống riêng dẫn đến sự bất
suy nghĩ quá khoáng, đồng.
chọn yêu nhau và sống
chung với nhau không -Khi không có sự ràng buộc về
có tính toán. pháp lý thì việc chia tay là điều
không thể tránh khỏi.

Tiếp theo là những mâu -Thường thì người nam sẽ chịu


thuẫn trong việc tiền bạc. trách nhiệm về chuyện tiền bạc,
tuy nhiên khi có thêm một
người nữa sống chung thì trọng
trách rất lớn.

-Tạo nên những áp lực về tiền


và dễ dẫn đến xung đột.

-Một cách để khắc phục là lập


kế hoạch chi tiêu cùng, thỏa
thuận trước khi sống thử.

Đề tài văn bản: Giới Trẻ


Hiện Nay Liệu Có Nên Chủ đề văn bản: Mỗi
Sống Thử ? người sẽ có cho mình
một lối sống riêng. Nếu
bạn chọn sống thử hãy
chuẩn bị kỹ càng, đừng
để những mâu thuẫn
hay vấn đề phát sinh.
Hãy chọn theo bản thân
đừng nghe theo lời
15
người khác nói.

B. GIAI ĐOẠN 2

1. Câu luận đề: Dù có nhiều lý do khiến các bạn sinh viên ưa chuộng việc sống thử trước hôn
nhân nhưng không thể phủ nhận rằng việc này mang theo nhiều hệ lụy vì vậy việc lựa chọn này
cần được suy nghĩ kỹ lưỡng và cần nhận thức rõ về những hậu quả có thể xảy ra.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1. Sống thử là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ
chồng".

Luận điểm 2. Sống thử đã trở thành lối sống được nhiều sinh viên ủng hộ.

Luận điểm 3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều sinh viên muốn sống thử.

Luận điểm 4. Sống thử đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên trong cuộc sống.

Luận điểm 5. Sống thử cũng đem lại nhiều rủi ro và hệ lụy cho sinh viên trong cuộc sống.

Luận điểm 6. Sinh viên cần trang bị những kiến thức và biện pháp tốt cho việc sống thử.

3. Hệ thống đề tài

Đề tài 1. Khái niệm sống thử

Đề tài 2. Thực trạng ‘‘sống thử” của sinh viên hiện nay

Đề tài 3. Những nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều sinh viên sống thử

Đề tài 4. Mặt tích cực của việc sống thử

Đề tài 5. Mặt tiêu cực của việc sống thử

Đề tài 6. Giải pháp an toàn cho việc sống thử

C. BÀI LUẬN

SINH VIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN

16
Sống thử là hiện tượng hai người yêu nhau dọn về chung sống như vợ chồng nhưng không có ràng buộc
pháp luật, hay nói cách khác là không có giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp và ngày càng phổ
biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Nghe thì có vẻ hấp dẫn, nhưng ít bạn trẻ nào nhận ra nó tiềm ẩn rất nhiều
hệ lụy. Vì vậy, mục đích nghiên cứu này là làm rõ các khía cạnh tích cực và tiêu cực của sống thử để cung
cấp thông tin hữu ích cho sinh viên trong việc đưa ra quyết định về cuộc sống cá nhân. Bài viết sẽ đi sâu
vào phân tích khái niệm sống thử, thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay, nguyên nhân dẫn đến lối
sống này, tác hại và lợi ích của nó, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc sống thử an toàn hơn.

Từ khóa : sinh viên, sống thử, lợi ích, hệ lụy, giải pháp

C. GIAI ĐOẠN 3

MỞ BÀI

Tác giả Minh Nhật có nói rằng : “Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký
kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết
hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật.
Người ta gọi đó là “sống thử”.” [1]. Còn đối với tác giả Thu Huệ : “ "Sống thử" hay còn gọi
"sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ
chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức” [2]. Theo
quan điểm của tôi, “sống thử” có thể hiểu đơn giản là việc hai người yêu nhau quyết định cùng
sống chung với nhau, tuy nhiên không có giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp. Đây là
một hiện tượng ngày càng phổ biến và gây nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay, đặc biệt là rất
nhiều sinh viên hiện nay đang áp dụng lối sống này. Mặt tích cực của việc sống thử là giúp các
cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau, chia sẻ kinh nghiệm sống chung, và đánh giá khả năng hợp nhau
trước khi tiến tới hôn nhân. Điều này có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ ly hôn sau này. Tuy nhiên, việc
sống thử cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, như dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất mát tình cảm khi không
còn sự mới mẻ, và có thể gây ra các vấn đề xã hội như mang thai ngoài ý muốn hoặc ảnh hưởng
đến học tập và sự nghiệp. Đây cũng chính là lí do tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Mục đích là
giúp làm rõ các khía cạnh tích cực và tiêu cực của việc sống thử, từ đó cung cấp thông tin hữu ích
cho sinh viên trong việc đưa ra quyết định quan trọng về cuộc sống cá nhân. Và trong phần tiếp
theo, tôi sẽ đưa ra lần lượt về các khái niệm “sống thử”, tiếp đến nêu lên thực trạng ‘‘sống thử”
của sinh viên hiện nay, những nguyên nhân dẫn đến lối sống này và các mặt tích cực, tiêu cực của
nó, sau cùng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp cho việc “sống thử” an toàn hơn.

THÂN BÀI

Ngày nay, việc các cặp đôi hay các cặp sinh viên trẻ lựa chọn sống thử trước hôn nhân không còn
là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhất định, sống thử cũng tiềm ẩn nhiều hậu
quả khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai cá nhân và xã hội.

Thứ nhất, sống thử làm rất dễ khiến cho tình cảm bị chai sạn. Từ góc nhìn thực tế của bản thân,
phần lớn các cặp đôi trẻ, đặc biệt các cặp sinh viên chọn sốnng thử với nhau, chia tay nhau là vì
không còn tìm được cảm giác mới mẻ từ đối phương. Đối với họ, tình yêu là một hương vị ngọt
ngào trên đầu lưỡi, khi hương vị ấy phai nhạt dần, họ thường chọn cách chia tay, hoặc thậm chí là
“cắm sừng” nhau để tìm kiếm một hương vị khác. “Bởi lẽ tình yêu là một tình cảm vô cùng bí ẩn
và cũng khó định nghĩa, nó khiến cho đối phương luôn háo hức tìm kiếm, khám phá; có sự chờ
đợi, nhung nhớ, thương yêu, giận dỗi…, Vậy thử hỏi sẽ còn gì để yêu khi cả hai cùng biết quá rõ
về nhau. Lúc ấy theo tự nhiên thì tình yêu cũng từ từ mà giảm dần. Có chăng cũng chỉ còn lại là
17
lòng thương và trách nhiệm, nếu không có gì để ràng buộc thì trách nhiệm cũng theo đó mà đi.
Chưa kể còn có thể để lại những suy nghĩ không tốt về nhau, thậm chí cả căm ghét, thù hận” [2].
Đúng vậy, sống chung một căn nhà, ăn chung một bàn, ngủ chung một phòng, hiểu hết tính cách,
hoàn cảnh, thậm chí là cơ thể đối phương, thì không còn điều gì mới lạ để tìm hiểu nữa, đặc biệt
là đối với sự “có mới nới cũ” của vài bộ phận giới trẻ ngày nay. Vì vậy, việc sống thử chưa chắc
có thể khiến các bạn bền lâu với nhau.

Thứ hai, khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều không ít
bạn nam phải chịu. Sau khi sống thử và đổ vỡ, câu chuyện đã từng sống chung với nhau có muốn
giấu cũng không thể được. Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi
chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn
trẻ bây giờ có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận người
mình yêu đã từng sống với người khác [2]. Đó là bởi vì, tuy đều là các thế hệ trẻ, nhưng không
phải bạn trẻ nào cũng có suy nghĩ và lối sống cởi mở như vậy. Thậm chí có những bạn cảm thấy
chán ghét và phê phán “lối sống” này. Khi được một người từng “sống thử” ngỏ lời, họ sẽ trở nên
chần chừ hoặc từ chối đối phương vì lí do trên. Với góc nhìn nghiêm trọng hơn, vấn đề về trinh
tiết khiến cho tương lai của bạn nữ gặp điều tiếng hơn nam. Dù bây giờ xã hội đã cởi mở hơn về
vấn đề quan hệ trước hôn nhân, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều gia đình coi việc giữ trinh tiết là
phẩm hạnh của một người con gái. Vì vậy, một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không
thành vợ chồng cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý sau này. Nhiều phụ nữ lỡ “trải
nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay
khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ti với gia đình… Tất cả điều
đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước. Và sự chọn lựa vì đó không được trọn
vẹn. Và chắc chắn, không có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi
trong cuộc đời dương thế [4]. Bên cạnh đó, những lời bàn tán của những người xung quanh cũng
rất dễ tác động đến người trong cuộc, gây nên những mâu thuẫn với đối phương [3]. Đối với
người tâm lí yếu, họ không chịu được lời ra tiếng vào, cái tôi cũng trở nên lớn hơn, dẫn đến việc
họ đổ lỗi, gây gổ với nhau, tình cảm và sự tin tưởng cũng từ đó mà giảm sút.

Thứ ba, mặc dù đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng
bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Đó không chỉ là nỗi
đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần, nhưng có lẽ chỉ đối với những người
đã từng làm mẹ. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong
bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để
minh chứng tình yêu; của các cô gái trẻ mong sớm có một kết thúc hạnh phúc; của những người
con sống thiếu bàn tay chăm sóc, quan tâm của cha mẹ [2]. Đây là vấn đề mà không ít cặp đôi khi
sống thử mắc phải, cũng chính là hậu quả nghiêm trọng nhất mà “sống thử” để lại. Bởi lẽ không
phải ai cũng đủ chính chắn để yêu, để làm cha mẹ, để có trách nhiệm với hậu quả mà mình gây
ra. Nếu không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận làm bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng
đường đại học. Hậu quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và
đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu những
đứa con.

Cuối cùng, không trưởng thành được - đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống
thử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang (đa phần là phái nữ) sẽ khiến cho chính
người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói cách khác là ỷ lại. Đó cũng là những nguy hiểm
cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần

18
những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá.
Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi [2].

KẾT BÀI

Như đã nói, sống thử là hiện tượng hai người yêu nhau dọn về chung sống như vợ chồng mà
không có ràng buộc pháp lý. Tuy vấn đề này ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với đối tượng
sinh viên trẻ, thì nó vẫn tiềm ẩn nhiều hệ lụy và hậu quả mà các bạn sinh viên không thể lường
trước được. Vì vậy, hãy là người trẻ thông minh, bản lĩnh, chắt lọc và đưa ra lựa chọn sáng suốt
nhất cho bản thân. Đừng chỉ nhìn vào bề nổi tưởng chừng như hoàn hảo của nó mà đánh đổi cả
tương lai của mình, hãy xây dựng cho mình một mối quan hệ bền vững và lành mạnh nhé.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1.vinaconnect.vn/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay/ (vinaconnect.vn, 2019, Vấn Đề “Sống


Thử” Của Giới Trẻ Ngày Nay), truy cập ngày 12/5/2024

2.https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/song-thu-nen-hay-khong6186dd7295ce89206c987126%20
(YBOX, 2021, Sống Thử - Nên Hay Không?), truy cập ngày 11/5/2024.

3.https://www.hufimedia.com/2021/11/gioi-tre-hien-nay-lieu-co-nen-song-thu.html(HUFI
MEDIA, 2022, Giới Trẻ Hiện Nay Liệu Có Nên Sống Thử ?), truy cập vào ngày 13/5/2024.

19

You might also like