You are on page 1of 30

Ngôn ngữ học đối chiếu Pháp – Việt

Phan Nguyễn Thái Phong

L'adjectif possessif
Groupe 3: Đoàn Thị Phương Thảo
Đỗ Phương Uyên
Nguyễn Trần Phương Uyên
Nguyễn Thị Hạ Vy
I. Khái niệm
II. Phân tích
III. So sánh
IV. Kết luận
I. Khái niệm
I. Khái niệm
Trong tiếng Việt:
- Tính từ sở hữu (hay còn gọi là quan hệ từ “của”) là từ thể hiện tính chất sở hữu của
người hoặc vật với danh từ đi sau nó.
- Tính từ sở hữu tùy thuộc chủ sở hữu. Tính từ sở hữu tùy thuộc vào chủ sở hữu chứ
không phải danh từ đi đằng sau nó. Vì vậy, dù đằng sau nó là danh từ số nhiều hay
số ít, nó cũng chỉ có một dạng.
- Khi để thể hiện thuộc sự sở hữu thì chúng ta thêm từ “của”.
- Ví dụ: Điểm của bạn, Ngôi nhà của tôi, Bố của cô ấy,...
II. Phân tích
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)

Chủ ngữ sở hữu thuộc số ít:

Đại từ nhân xưng Vật được sở hữu số ít Vật được sở hữu số nhiều

Ngôi Giống cái Giống đực Cả hai giống


Thứ nhất Ma Mon Mes
(Je) Ví dụ: Ma patrie Ví dụ: Mon papa Ví dụ: Mes parents

Thứ Hai Ta Ton Tes


(Tu) Ví dụ: Ta mère Ví dụ: Ton village Ví dụ: Tes étudiants

Thứ ba Sa Son Ses


(Il, Elle, On) Ví dụ: Sa femme Ví dụ: Son frère Ví dụ: Ses cousines
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)

Chữ ngữ sở hữu thuộc số nhiều

Đại từ nhân xưng Vật được sở hữu số ít Vật được sở hữu số nhiều

Ngôi Giống cái Giống đực Cả hai giống


Thứ nhất Notre Nos
(Nous) Ví dụ: Notre maison Ví dụ: Nos fleurs

Thứ hai Votre Vos


(Vous) Ví dụ: Votre jardin Ví dụ: Vos livres

Thứ ba Leur Leurs


(Ils, Elles) Ví dụ: Leur voiture Ví dụ: Leurs peintures
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)

Lưu ý:
• Trước một danh từ hoặc tính từ ở giống cái bắt đầu bằng một nguyên âm hoặc h câm,
người ta thay ma, ta, sa bằng mon, ton, son và đọc nối âm với nguyên âm bắt đầu danh
từ.
• Ví dụ: ma adresse  mon adresse. (địa chỉ của tôi).
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)

Ngoài ra, tính từ sở hữu (adjectif possessif) trong tiếng pháp còn có một số dạng như
sau:
a. Trong vài trường hợp, tính từ sở hữu có thể được sử dụng ở ngôi thứ nhất
(première personne) khi đối thoại với cấp trên.
Ví dụ : mon général (quý ông)
→ Cách dùng này để bày tỏ sự tôn trọng giống như cách dùng trong mỗi từ
sau: Monsieur (ngài), Madame (quý bà),Mademoiselle (quý cô), Monseigneur (đức
ông), v.v…
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)
Ngoài ra, tính từ sở hữu (adjectif possessif) trong tiếng pháp còn có một số dạng như
sau:
b. Chủ sở hữu thuộc số ít nhưng lại dùng adjectif possessif của chủ sở hữu thuộc số
nhiều.
Mặc dù chủ sở hữu ở ngôi thứ nhất ma, mon, mes nhưng lại dùng notre, nos để thể hiện
sự oai vệ hoặc khiêm tốn.
Ví dụ: Le roi dit: “Tel est notre bon plaisir.” (Nhà vua nói: “Trẫm thích như vậy đấy”) →
Để thể hiện sự “oai vệ”.

Mặc dù chủ sở hữu thuộc ngôi thứ hai ta, ton, tes nhưng lại dùng votre, vos để thể hiện ý
lịch sự và lễ phép.
Ví dụ: Hier, j’ai vu vos grands-parents. ( Hôm qua, em đã gặp ông bà của anh) → Để bày
tỏ sự “lễ phép và lịch sự”.
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)
Ngoài ra, tính từ sở hữu (adjectif possessif) trong tiếng pháp còn có một số dạng như
sau:
c. Tính từ sở hữu cũng được sử dụng trong các cụm đôṇ g từ (expression) nhưng
không còn biểu đạt sự sở hữu.
Ví dụ:
+ Faire sa toilette (đi vê ̣ sinh).
+ Faire son service militaire (đi nghĩa vụ quân sự).
+ Avoir son permis de conduire (có giấy phép lái xe).
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)
Ngoài ra, tính từ sở hữu (adjectif possessif) trong tiếng pháp còn có một số dạng như
sau:
d. Chủ sở hữu không xác định:
Chủ sở hữu thuộc đại từ bất định (pronom indéfini) → son, sa, ses
Ví dụ: Comme on fait son lit, on se couche. ( Mình làm mình hưởng, mình làm mình
chịu)
Với chacun thì nếu nó là sujet hay complément → sa, son, ses.
Ví dụ: Chacun a son défaut. (Mỗi người đều có khuyết điểm riêng của mình)
Với chacun là apposition cho một nom hoặc pronom ở số nhiều và có chức năng là sujet
hoặc complément:
→ notre, nos, votre, vos ( cho ngôi thứ nhất hoặc thứ hai)
Ví dụ: Nous rentrons chacun dans notre maison. (Chúng tôi ai về nhà nấy.)
→ son, sa, ses hoặc leur, leurs ( cho ngôi thứ ba)
Ví dụ: Ils rentrent chacun dans sa maison. (Ai nấy đều trở về nhà mình)
II. Phân tích
1. Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp (L’adjectif possessif)
Ngoài ra, tính từ sở hữu (adjectif possessif) trong tiếng pháp còn có một số dạng như
sau:
e. Trường hợp adjectif possessif được thay thế bằng một từ khác:
- Người ta sẽ thay thế tính từ sở hữu (adjectif possessif) bằng article défini khi quan hệ
sở hũu nó rõ ràng, hoặc là các bộ phận của cơ thể, bộ phận quần áo, trạng thái tâm
hồn,…
Ví dụ: Elle m’a donné la main. (Cô ấy đưa tay cho tôi cầm) → Nếu dùng tính từ sở hữu
trong trường hợp này nghĩa sẽ thay đổi ( Elle m’a donné sa main_Cô ấy đã đồng ý xây
dựng gia đình với tôi)
Il a perdu la mémoire. (Anh ấy bị mất trí nhớ)
Chú ý: khi có tính từ chỉ tính chất (adjectif qualificatif) đi kèm theo danh từ thì phải sử
dụng tính từ sở hữu.
Ví dụ: j’ai mal à ma pauvre tête. (Tôi bị đau ở cái đầu đáng thương vủa tôi)
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

2.1. Trong một số trường hợp có thể thay giới từ của bằng một giới từ khác mà ý nghĩa
sở hữu tuy có bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn nhận ra được.
Ví dụ:
a) Sông của châu Phi nói chung lắm thác nhiều ghềnh.
b) Sông ở châu Phi nói chung lắm thác nhiều ghềnh.
và a) Bài báo của tôi đã đăng ở số này.
b) Bài báo do tôi viết đã đăng ở số này.
c) Bài báo mà tôi đã đăng ở số này.
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

2.1. Trong một số trường hợp có thể thay giới từ của bằng một giới từ khác mà ý
nghĩa sở hữu tuy có bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn nhận ra được.

- Việc thay giới từ của bằng giới từ ở trong câu a chỉ xảy ra khi yếu tố chính là danh từ
chỉ sản vật hoặc địa lý tự nhiên và yếu tố phụ là danh từ chỉ địa điểm, địa danh. Tương
tự như ví dụ trên đây còn có các Danh ngữ kiểu: Cam của Bố Hạ → Cam ở Bố Hạ.
Thuốc lá của Lạng Sơn → Thuốc lá ở Lạng Sơn,…
- Trường hợp thay giới từ của bằng giới từ do; mà trong câu b chỉ xảy ra khi yếu tố phụ
là một kết cấu C –V và giữa danh từ trung tâm (bài báo) và thành phần V (viết) trong
yếu tố phụ thực chất là quan hệ giữa động từ với bổ tố của động từ.
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

2.2. Giữa 2 yếu tố có quan hệ sở hữu có thể có 3 khả năng:


a) Không cần “của”
Người ta không cần dung của khi giữa 2 yếu tố có quan hệ bao hàm nghĩa là
yếu tố chính biểu thị bộ phận còn yếu tố phụ biểu thị toàn thể.
Ví dụ: chân bàn, bìa sách, lốp xe.
Giữa 2 yếu tố có quan hệ mật thiết gần gũi
Ví dụ: gia đình tôi, cha tôi, tay tôi.
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

b. Có thể có, có thể không có của (tự do)


Của có vai trò tự do, tuy nhiên có trường hợp của nhưng quan hệ giữa 2 yếu
tố lại không phải sở hữu mà là quan hệ khác.

Chẳng hạn: Ảnh của chị ấy rất đẹp

Câu này có thể hiểu là ảnh chụp chị ấy, cũng có thể hiểu là bức ảnh mà chị ấy có.
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

c) Bắt buộc phải hiện diện của


Danh từ trung tâm được cấu tạo bằng các danh từ trống nghĩa (nỗi, niềm, cơn,
trận,…) và động, tính từ.
Ví dụ:
o Sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản nước ngoài. (HCM, TT, 32)
o Với sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng và Chính phủ, với sự giúp đỡ của tập thể.
(HCM, TT, 547)
Cũng như vậy, khi danh từ có định ngữ là một động từ, tính từ.
Ví dụ:
o Đôi mắt rất đẹp của chị lấp láy những tia lạ. (PT, GĐMB, 62)
o Tôi vẫn còn nhớ những lời khuyên của giáo sư.
o Con yêu của mẹ.
II. Phân tích
2. Quan hệ từ “CỦA” trong tiếng Việt

Giới ngữ có của có thể tách khỏi danh từ trung tâm để làm vị ngữ của câu nếu như
trước của có: dấu hai chấm, có là, này, kia, ấy,… (trong ngôn ngữ viết) hoặc một chỗ
ngưng giọng (trong ngôn ngữ nói).
Ví dụ:
Nhà của tôi → nhà: của tôi; nhà là của tôi; nhà này của tôi.
“Của” cần xuất hiện khi người nói muốn phân biệt định ngữ sở hữu với định ngữ
tính chất.
Ví dụ: Gà mẹ (tính chất)
Gà của mẹ (sở hữu)
III. So sánh
III. So sánh
1. Giống nhau
- Adjectif possesif trong tiếng Pháp và quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt luôn đứng trước
danh từ
Ví dụ:
• Son père ( bố của cô ấy/anh ấy), Ton chien ( con chó của bạn).
• Điện thoại của tôi. Bạn trai của cô ấy.
- Adjectif possessif trong tiếng Pháp và quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt đều được dùng
để chỉ (hay nói lên) sự sở hữu (hay sự thuộc về).
Ví dụ:
• Mon père ne parle pas bien le francais. (Ba của tôi nói tiếng Pháp không
thạo lắm.)
• Quyển sách đó của anh ta.
III. So sánh
1. Giống nhau

- Adjectif possessif trong tiếng Pháp và quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt đều có trường
hợp bắt buộc phải sử dụng để tránh sự mập mờ về nghĩa.
Ví dụ:
• Quand on est vieux, on parle de son passé (Khi chúng ta già, chúng ta nói về
quá khứ của chúng ta).
• Cái xe đó của bạn Lan.
- Adjectif possessif trong tiếng Pháp và quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt đều có trường
hợp có thể lược bỏ trong câu mà vẫn diễn đạt được mối quan hê ̣.
Ví dụ:
• J’ai mal à la tête (Tôi đau đầu).
• Mái nhà trông rất đẹp.
III. So sánh
1. Giống nhau

- Adjectif possesif trong tiếng Pháp và quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt có thể
thay thế bằng một từ khác.
Ví dụ:
• Je me suis coupé les cheveux. (Tôi tự cắt tóc của mình).
• Cái bánh của tôi làm ăn cũng ngon. Hoặc có thể thay bằng từ khác là:
“Cái bánh mà tôi làm ăn cũng ngon”, “Cái bánh do tôi làm ăn cũng
ngon”.
III. So sánh
2. Khác nhau

- Adjectif possessif trong tiếng Pháp được chia theo giống và số của danh từ mà nó bổ
nghĩa (phải hợp giống hợp số). Nhưng quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt thì không có
điều này.
Ví dụ:
• Số ít-số nhiều:
Mon livre est sur la table (quyển sách của tôi nằm trên bàn).
Mes livres sont sur la table (những quyển sách của tôi nằm trên bàn).
• Giống đực-giống cái:
Ma mère est vietnammien (mẹ của tôi là người Việt Nam).
Mon père est vietnammienne aussi (ba của tôi cũng là người Việt Nam).
 
III. So sánh
2. Khác nhau

- Adjectif possessif trong tiếng Pháp cũng có thể thay thế bằng DE. Từ DE vẫn là
quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt.
Ví dụ:
• La maison de mon frère ( nhà của anh trai tôi)
- Adjectif possessif trong tiếng Pháp được người Pháp sử dụng trong các cụm động
từ. Nhưng quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt thì không có điều này.
Ví dụ:
• Faire sa toilette (đi vê ̣ sinh).
• Faire son service militaire (đi nghĩa vụ quân sự).
• Avoir son permis de conduire (có giấy phép lái xe).
III. So sánh
2. Khác nhau

- Adjectif possessif trong tiếng Pháp còn có ý nghĩa trong việc thể hiện sự tôn kính. Nhưng
quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt thì không có điều này.
Ví dụ:
• Mon général (quý ông), Monseigneur (đức ông), Madame (quý bà), Monsieur (ngài),
Mademoiselle (quý cô).
 
- Adjectif possessif còn có thể mang giá trị cảm xúc. Trong tiếng Việt thì quan hê ̣ từ “của”
không có thể hiện được cảm xúc.
Ví dụ:
• Il nous ennuie avec ses histoires! (Anh ấy làm chúng tôi chán với mấy câu chuyện của
anh ấy)
 
III. So sánh
2. Khác nhau

- Adjectif possessif có thể biểu đạt một thói quen. Nhưng quan hê ̣ từ “của” trong tiếng Việt
thì không có điều này.
Ví dụ:
• Elle travaille son violon tous les matins. (Sáng nào cô ấy cũng tập đàn.)
• À quelle heure prends-tu ton déjeuner? (Bạn thường ăn trưa lúc mấy giờ?)
IV. Kết luận
IV. Kết luận

• Tính từ sở hữu trong tiếng Pháp khác rất nhiều với từ để diễn đạt sở hữu trong
tiếng Việt (cả hình thức lẫn cách chúng diễn đạt).
• Không chỉ diễn đạt mối quan hệ sở hữu, tính từ sở hữu trong tiếng Pháp còn diễn
đạt nhiều thứ khác (cảm xúc, thói quen,…).
Merci beaucoup
pour
votre attention

You might also like