You are on page 1of 184

CHƯƠNG I

NHẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ


1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm
của kinh tế học vĩ mô, những nhận định nào thuộc kinh
tế học vi mô:
a. Đánh thuế cao vào mặt hàng rượu hạn chế được việc
uống rượu.
b. Thất nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và sản
xuất ô tô nhanh trong những năm đầu của thập niên
2000.
c. Tiêu dùng của các hộ gia đình tăng có ý nghĩa phản ánh
tổng thu nhập của nền kinh tế có xu hướng gia tăng.
d. Nếu chính phủ quy định mức giá tối đa đối với nhà cho
thuê thì sẽ làm giảm lượng cung đối với nhà cho thuê.
e. Một doanh nghiệp sẽ đầu tư vào công nghệ nếu họ dự
đoán tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhờ sự đầu tư này.
Bài 2: Giả sử tổng giá trị các nguồn lực ở quốc
gia X là Y tỷ USD. Nếu sử dụng hết vào lĩnh
vực sản xuất hàng tiêu dùng sẽ sản xuất
được a đơn vị sản phẩm. Yêu cầu:
a. Xác định PPF của quốc gia X.
b. Vẽ các điểm biểu diễn các trường hợp:
(i) Quốc gia X chưa sử dụng hết các nguồn lực.
(ii) Quốc gia X sử dụng hết các nguồn lực.
(iii) Quốc gia X không thể đạt được vì thiếu
nguồn lực.
(iv) Nền kinh tế chuyên môn hóa hoàn toàn.
Bài 3: Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế đang cân
bằng tại YE = YP, với AS và AD cho trước.
Hãy biểu diễn bằng sơ đồ và trên đồ thị các
trường hợp sau:
a. Thu nhập tăng.
b. Tiết kiệm tăng.
c. Thiên tai nên mất mùa.
d. Lãi suất giảm.
e. Chi phí sản xuất tăng.
Bài 4: Trong các câu sau, câu nào mang tính
chất thực chứng, câu nào mang tính chất
chuẩn tắc, giải thích:
a. Tỷ lệ lạm phát đang giảm xuống dưới
10%/năm.
b. Thu nhập quốc dân bình quân ở nước Anh
cao hơn ở nước Nga.
c. Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, nên cần
đánh thuế cao vào thuốc lá để làm giảm số
người hút thuốc và số thuốc lá được tiêu thụ.
Bài 5: Tác động của mỗi sự kiện dưới đây đối
với sản lượng và mức giá chung như thế nào:
a. Giá dầu tăng cao.
b. Tăng lương.
c. Tăng thuế.
d. Lãi suất giảm.
e. Mất mùa.
Bài 6: Giả sử có đường giới hạn khả năng sản
xuất của quốc gia X như đồ thị đã cho, hãy
điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Xe ủi

Y
A

X B

Quần áo
a. Nếu nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến
điểm B thì sẽ có xe ủi……và quần áo……
b. Nếu nền kinh tế đang tại điểm X, các nguồn
lực sản xuất đang trong tình trạng……
c. Nếu nền kinh tế di chuyển từ X đến B, sẽ có
xe ủi……và quần áo……được sản xuất.
Bài 7: Nếu biết tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 là
20%, tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng
trong năm tài khóa 2005-2006 là 5%. Muốn
đến năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 16%
thì sản lượng thực tế sẽ phải tăng trưởng bao
nhiêu %?
Bài 8: Giả sử biết Un = 4%, YP=10.000 tỷ USD và
Y1=9.500 tỷ USD trong năm 2006. Hỏi:
a. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2006?
b. Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2007 là 5%
thì sản lượng thực tế phải tăng bao nhiêu? Biết rằng
YP năm 2007 theo kết quả dự báo là 11.000 tỷ USD.
Bài 9: Biết sản lượng tiềm năng là 100 tỷ USD, tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản lượng thực tế đang
thấp hơn sản lượng tiềm năng 12%.
a. Hãy xác định sản lượng thực tế.
b. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu?
2. Trắc nghiệm
1. Đường AS dịch chuyển sang phải khi:
a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng.
b. Giảm thuế thu nhập.
c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất
d. Tăng lãi suất.
2. Đường AD dịch chuyển sang phải khi:
a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng
b. Tăng thuế thu nhập.
c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất.
d. a, b, c đều đúng.
3. Đường AD dịch chuyển là do các yếu tố sau
đây thay đổi:
a. Năng lực sản xuất của quốc gia.
b. Mức giá chung trong nền kinh tế.
c. Lãi suất
d. Sản lượng tiềm năng.
4. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến đường
tổng cung ngắn hạn:
a. Nguồn nhân lực.
b. Công nghệ.
c. Tiền lương danh nghĩa
d. Phát hiện các loại tài nguyên mới.
5. Khi nền kinh tế hoạt động dưới mức toàn
dụng, chính sách gia tăng tổng cầu sẽ có
tác dụng làm:
a. Giá cả và sản lượng đều tăng, giá tăng nhanh
hơn.
b. Giá cả và sản lượng đều tăng, sản lượng tăng
nhanh hơn
c. Giá cả và sản lượng tăng cùng tỷ lệ.
d. Giá cả và sản lượng giảm.
6. Ở sản lượng toàn dụng các nguồn lực:
a. Không có thất nghiệp.
b. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đó là những người thất
nghiệp tự nguyện
c. Tỷ lệ thất nghiệp cao vì tại đó lạm phát thấp.
d. Không thể kết luận.
7. Khi nền kinh tế hoạt động trên mức toàn dụng:
a. Sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng
b. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước rất
nhiều.
c. Lạm phát dưới 10%.
d. Thất nghiệp cao.
8. Chu kỳ kinh tế là hiện tượng:
a. Sản lượng quốc gia luôn dao động đều đặn
theo thời gian.
b. Sản lượng tiềm năng tăng đều đặn theo thời
gian.
c. Lợi nhuận của doanh nghiệp dao động theo
thời vụ.
d. Sản lượng quốc gia dao động xung quanh
sản lượng tiềm năng
9. Tổng cung dài hạn có thể thay đổi khi:
a. Có sự thay đổi về lãi suất.
b. Các nguồn lực sản xuất thay đổi
c. Chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách.
d. Nhập khẩu máy móc thiết bị.
10. Nếu nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp ứng với thất
nghiệp tự nhiên có nghĩa là:
a. Nền kinh tế đang trong tình trạng không sử dụng
hết các nguồn lực.
b. Nền kinh tế không có lạm phát.
c. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức toàn dụng
d. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức tối đa.
11. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
a. Tối đa của nền kinh tế.
b. Tăng dần theo nhu cầu của nền kinh tế.
c. Mà tại đó tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
d. Cả 3 đều sai
12. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu có nghĩa
là:
a. Tỷ lệ lạm phát bằng 0.
b. Tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
c. Sản lượng ổn định ở mức sản lượng tiềm
năng.
d. Cả 3 đều sai
13. Ổn định kinh tế nhằm đạt mục tiêu:
a. Triệt tiêu thất nghiệp.
b. Toàn dụng các nguồn lực
c. Tối đa sản lượng.
d. Cả 3 đều sai.
14. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
a. Tại đó còn thất nghiệp.
b. Tối đa của nền kinh tế.
c. Phù hợp với việc sử dụng các nguồn lực hợp
lý.
d. a, c đúng
15. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu làm cho
nền kinh tế:
a. Đạt trạng thái ổn định kinh tế.
b. Đạt sản lượng tiềm năng.
c. Toàn dụng các nguồn lực.
d. Cả 3 đều sai
CHƯƠNG II
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Nếu GNP danh nghĩa là 6000 và GNP thực tế là
4500, giá trị của chỉ số giảm phát là bao nhiêu?
Bài 2: Giả sử có các số liệu sau:
Đvt: tỷ USD
GNP thực tế Chỉ số giảm phát
Năm 2005 4000 1
Năm 2006 4120 1,26

a. GNP danh nghĩa của năm 2005 và 2006 là bao nhiêu?


b. Tốc độ tăng của GNP danh nghĩa là bao nhiêu?
c. Tốc độ tăng của GNP thực tế là bao nhiêu?
d. Để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này nên căn cứ
vào tốc độ tăng của GNP danh nghĩa hay GNP thực tế ? Tại sao?
Bài 3: Biết thu nhập từ lương của các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh là 5000 tỷ. Lương của công
nhân viên chức là 4200 tỷ. Trợ cấp khó khăn và
chính sách là 400 tỷ. Thuế thu nhập cá nhân là 120
tỷ. Thuế gián thu là 7000 tỷ. Khấu hao là 3800 tỷ.
Lãi suất đi vay của các ngân hàng thương mại là
2700 tỷ. Tiền thuê mặt bằng là 7500 tỷ. Thuế thu
nhập doanh nghiệp là 500 tỷ. Lợi nhuận ròng(lợi
nhuận sau thuế) của các doanh nghiệp là 7200 tỷ.
a. Xác định sản lượng quốc nội
b. Xác định sản lượng thực tế bình quân, nếu biết chỉ
số giảm phát là 1,32 và dân số là 120 triệu người.
Bài 4: Biết tổng sản lượng đầu ra là 22000, chi
phí máy móc thiết bị là 1900. Chi phí nguyên
vật liệu là 4500. Chi phí nhiên liệu là 1800.
Chi phí cho những dịch vụ khác như bốc xếp,
vận chuyển, bưu chính là 3200.
a. Tìm sản lượng quốc gia biết thu nhập ròng từ
nước ngoài là 1200.
b. Xác định sản lượng quốc gia ròng biết khấu
hao là 1300.
c. Tìm thu nhập khả dụng biết thuế trực thu là
2900, trợ cấp là 300, bảo hiểm xã hội là 380
và thuế gián thu là 4100.
Bài 5: Giả sử 1 doanh nghiệp sản xuất được 400
vỏ xe và bán cho công ty sản xuất ôtô với giá
1,2 triệu/chiếc vào tháng 12/2002. Đến tháng
02/2003 công ty sản xuất ôtô lắp vào 100 chiếc
xe mới sản xuất và bán mỗi xe 82 triệu.
Những giao dịch này đóng góp gì vào GDP
năm 2002 và năm 2003? Giả định rằng chỉ có
1 loại chi phí là vỏ xe.
Bài 6: Sử dụng các dữ kiện dưới đây để trả lời các câu
hỏi:
Hạng mục Số tiền
- Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ 815tỷ
- Xuất khẩu 370tỷ
- Tiền mua tư liệu lao động mới của doanh nghiệp tư
nhân: 200tỷ
- Tiêu dùng cá nhân 2600tỷ
- Nhập khẩu 447tỷ
- Tồn kho đầu năm 120tỷ
- Tồn kho cuối năm 158tỷ
a. Sản lượng quốc nội là bao nhiêu?
b. Sản lượng bình quân là bao nhiêu? Biết dân số là
168 triệu người.
Bài 7: Giả định trong nền kinh tế có 3 doanh nghiệp A, B, C với chi phí(giá hiện hành năm 1999)
như sau:
A B C
1. Khấu hao 5 10 15
2. Chi phí trung gian 10 20 30
3. Chi phí khác 10 20 30
Trong nền kinh tế:
- Tiền lương: 30
- Tiền lãi: 5
- Tiền thuê tài sản: 5
- Doanh lợi: 10
- Thuế gián thu: 10
- Tiêu dùng của hộ gia đình: 20
- Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp: 30
- Chi tiêu chính phủ: 30
- Xuất khẩu ròng: 10
- Thu nhập ròng từ nước ngoài: -10
- Chỉ số giá (năm 2001 so với 1999): 1,127
Hãy tính
a. GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương pháp
b. GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản xuất.
c. GNP danh nghĩa theo giá thị trường và GNP theo chi phí cho yếu tố sản xuất
d. GDP thực tế và GNP thực tế
e. NDP, NNP, NI
Bài 8: Giả sử có các số liệu sau:
Năm GDP danh nghĩa (tỷ USD) Hệ số giảm phát (%)

2000 300 100


2001 312 106,2

a. Tốc độ tăng của GDP danh nghĩa? Tốc độ


tăng của GDP thực tế?
b.Để đánh giá tình hình kinh tế của quốc gia
này ta có thể căn cứ vào số liệu nào trong 2
số liệu ở trên? Tại sao?
Bài 9: Các khoản thu nhập sau, khoản nào được
tính vào GDP, giải thích:
a. Thu nhập của 1 bác sỹ do khám bệnh mà có
b. Thu nhập của 1 bác sỹ có được do bán chiếc
ôtô là quà tặng từ nước ngoài.
c. Thu nhập của 1 sinh viên từ việc dạy kèm
d. Học bổng của 1 sinh viên
2. Trắc nghiệm
1. Bản chất của hệ số giảm phát GDP là:
a. Chỉ số giá của khối lượng hàng hóa sản xuất
ở năm hiện hành
b. Hệ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện
hành so với năm gốc
c. Chỉ số giá của khối lượng hàng hóa sản xuất
ở năm hiện hành so với năm gốc
d. Chỉ số giá của mẫu hàng hóa tiêu thụ ở năm
hiện hành so với năm gốc
2. Các nhà kinh tế phải tính cả GDP theo giá
yếu tố sản xuất là để tránh GDP theo giá thị
trường giả tạo do:
a. Giá tăng
b. Thuế tăng
c. Chi phí tăng
d. Sản lượng tăng
3. Dùng tỷ lệ tăng của GDP thực để phản ánh tăng
trưởng kinh tế vì:
a. Đã loại được yếu tố lạm phát qua các năm
b. Tính theo sản lượng của năm hiện hành
c. Tính theo giá hiện hành
d. Cả 3 đều sai
4. GDP là tổng của:
a. Tiêu dùng, đầu tư ròng, chi tiêu chính phủ và xuất
khẩu ròng
b. Tiền lương, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao, thuế
gián thu
c. Tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp
d. Cả 3 đều đúng
5. GDP thực và GDP danh nghĩa của năm hiện
hành bằng nhau nếu:
a. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm
phát năm trước
b. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá
năm trước
c. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ năm
gốc
d. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá
năm gốc
6. Khoản nào sau đây được tính vào GDP:
a. Tiền mua sợi của máy dệt
b. Tiền thuê ôtô vận tải của các doanh nghiệp
c. Khấu hao
d. Chi phí năng lượng
7. Chỉ tiêu nào sau đây dùng để đo lường tăng
trưởng kinh tế:
a. GDP thực
b. Tỷ lệ tăng của GDP thực qua các năm
c. Tỷ lệ tăng của GDP danh nghĩa qua các năm
d. Cả 3 đều sai
8. Thu nhập ròng từ nước ngoài là hiệu số
giữa:
a. Xuất khẩu và nhập khẩu
b. Thu nhập của người nước ngoài và thu nhập
của người trong nước
c. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất đầu tư ở
nước ngoài, thu nhập từ các yếu tố sản xuất
của người nước ngoài đầu tư ở trong nước
d. a và c đúng
9. Thu nhập khả dụng là khoản thu nhập:
a. Cuối cùng mà hộ gia đình có quyền sử dụng
b. Còn lại sau khi hộ gia đình đã chi tiêu tiêu dùng
c. Còn lại sau khi chính phủ đã thu thuế
d. Cuối cùng sau khi đã đóng góp các quỹ an sinh xã
hội
10. Trong các thể loại thuế sau đây, loại nào không
phải là thuế trực thu:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế giá trị gia tăng
d. Cả 3 đều đúng
11. Giá trị gia tăng là phần còn lại của giá trị sản
lượng đầu ra sau khi đã trừ đi:
a. Toàn bộ chi phí sản xuất
b. Lợi nhuận và lương
c. Khấu hao, lợi nhuận và lương
d. Chi phí cho hàng hóa và dịch vụ trung gian
12. Khi tính GDP ta loại bỏ sản phẩm trung gian vì:
a. Đó là sản phẩm mua ngoài
b. Đó là sản phẩm dở dang
c. Nếu không loại bỏ thì sẽ bị tính trùng
d. Đó là những sản phẩm sẽ được chuyển dần giá trị
vào GDP nên không cần tính
13. Các chi phí nào sau đây là chi phí trung gian:
a. Tiền lương công nhân
b. Tiền khấu trừ kho bãi
c. Tiền thuê vận chuyển hàng hóa
d. b, c đúng
14. Tính theo thu nhập, GDP là tổng:
a. Tiền lương, thuế thu nhập, tiền lãi, tiền thuê, lợi
nhuận
b. Tiền lương, trợ cấp, khấu hao, tiền lãi, tiền thuê
c. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao
và thuế gián thu
d. Tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao, thuế gián
thu
15. Tính theo chi tiêu, GDP là tổng:
a. Tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư tư nhân, chi
tiêu chính phủ, xuất khẩu
b. Tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư tư nhân và
chính phủ, xuất khẩu ròng
c. Tiêu dùng hộ gia đình và chính phủ, đầu tư
tư nhân và xuất khẩu
d. Cả 3 đều sai
16. Trong nền kinh tế giả định chỉ có 3 doanh
nghiệp: dệt sợi, dệt vải và may mặc. Sản
phẩm trước được bán hết cho doanh nghiệp
sau và được dùng hết trong sản xuất. Giá trị
sản lượng của dệt sợi là 100tỷ, dệt vải là
200tỷ, may mặc 300tỷ. GDP của quốc gia
này là:
a. 600 tỷ
b. 400 tỷ
c. 500 tỷ
d. 300 tỷ
17. Chỉ tiêu nào sau đây thường dùng để đo lường
tăng trưởng kinh tế:
a. GDP thực
b. GDP danh nghĩa
c. GNP
d. NI
18. GDP của 1 quốc gia:
a. Thuộc quyền sở hữu của công dân quốc gia đó
b. Không kể thu nhập từ các yếu tố sản xuất kiếm
được ở nước ngoài
c. Không kể thu nhập tạo ra trong nước
d. Cả 3 đều sai
19. Tìm câu phát biểu sai: GDP thực tế là chỉ
tiêu đo lường:
a. Phát triển kinh tế
b. Giá trị hàng hóa cuối cùng của 1 nền kinh tế
c. Giá trị hàng hóa và dịch vụ gia tăng của 1
nền kinh tế
d. Thu nhập của 1 nền kinh tế
CHƯƠNG III
XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG
CÂN BẰNG QUỐC GIA
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Giả sử GDP = 2400, C = 1900, G =100, NX
= 20 (đơn vị tính là tỷ đồng)
a. Đầu tư là bao nhiêu?
b. Giả sử xuất khẩu là 380. Nhập khẩu là bao
nhiêu?
Bài 2: Giả sử hàm tiêu dùng là C = 0,7Yd và đầu tư
dự kiến là 45 (kinh tế đóng, không chính phủ)
a. Vẽ đồ thị biểu diễn tổng cầu AD
b. Nếu sản lượng thực tế là 100 thì những việc
ngoài dự kiến nào sẽ xảy ra trong nền kinh tế?
Bài 3: Giả sử đầu tư là 120. Hàm tiêu dùng thay đổi
từ C = 0,8 Yd đến C=0,7Yd (Nền kinh tế đóng,
chính phủ không can thiệp)
a. Sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
b. Hãy dùng đồ thị đầu tư – tiết kiệm chỉ ra mức
thay đổi trong sản lượng cân bằng.
Bài 4: Kinh tế đóng, chính phủ không can thiệp:
a. Tìm sản lượng cân bằng theo phương pháp đại
số và biểu diễn đồ thị khi nhu cầu đầu tư là 400
và hàm tiêu dùng C=0,8Yd.
b. Do chi phí sx tăng nên đầu tư thay đổi 10, do lãi
suất giảm đầu tư thay đổi 20. Tìm sản lượng cân
bằng mới
Bài 5: Sơ đồ sau đúng hay sai. Giải thích:
“Tiết kiệm tăngĐầu tư tăngSản lượng
tăngKhi nền kinh tế suy thoái dân chúng
cần tiết kiệm”

Bài 6: Kinh tế đóng và không chính phủ. Nếu


đầu tư I luôn bằng 0. Hãy chứng minh cân
bằng tại điểm vừa đủ.
Bài 7: Có các hàm C=200+0,75Yd,
I=700+0,16Y, G=260, X=350,
M=78+0,18Y, Tm = 0,2.
a. Xác định hàm tiết kiệm S và điểm cân bằng
sản lượng theo phương trình bơm vào rút ra.
b. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông tăng
nên tiêu dùng thay đổi 80, đầu tư thay đổi
100. Xác định điểm cân bằng sản lượng mới.
Vẽ đồ thị.
Bài 8: Đồ thị sau đây đúng hay sai? chứng minh
(nêu rõ các điểm đúng/sai nếu có)

C, S
Đường 45o

C
S

Y
Bài 9: Biết Co=40, Cm=0,75, Im=0,2, X=60,
Mm=0,03 (các đại lượng khác bằng 0)
a. Xác định điểm cân bằng sản lượng bằng đồ
thị phương trình Y=AD.
b. Nếu chính phủ tăng xuất khẩu thêm 50 tỷ
đồng, cán cân ngoại thương thay đổi như thế
nào?
Bài 10: Giải thích sự khác nhau giữa chi tiêu
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của chính phủ
với chi chuyển nhượng của chính phủ.
Bài 11: Kinh tế mở có hàm C=100+0,8Yd;
I=150+0,2Y; G=400; T=0,2Y; X=500;
M=200+0,25Y.
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và cho
biết tình hình cán cân thương mại tại đó.
b. Nếu chính phủ tăng chi tiêu 70, sản lượng
cân bằng thay đổi như thế nào?
2. Trắc nghiệm
1. Nghịch lý của tiết kiệm sẽ không còn đúng
khi:
a. Tăng tiết kiệm và dùng tiền đó để tăng đầu tư
b. Tăng tiết kiệm và dùng tiền đó để mua công
trái
c. Tăng tiết kiệm và dùng tiền đó để gởi ngân
hàng
d. Cả 3 đều đúng
2. Số nhân tổng cầu là 1 hệ số:
a. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng
cầu thay đổi 1 đơn vị.
b. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng
cầu thay đổi lượng ban đầu của 1 đơn vị.
c. Phản ánh sự thay đổi của tổng cầu khi sản
lượng thay đổi 1 đơn vị.
d. Cả 3 đều sai.
3. Ý nghĩa của phương trình S+T+M=I+G+X
là:
a. Giá trị sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu
dự kiến.
b. Các khoản bơm vào bằng các khoản rò rỉ ra
khỏi dòng chu chuyển.
c. Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư.
d. Cả 3 đều đúng.
4. Khi các nhà kinh tế cho đầu tư làm hàm tự
định theo sản lượng có nghĩa là:
a. Đầu tư luôn là hằng số với mọi biến
b. Đầu tư độc lập với sản lượng nhưng phụ
thuộc vào các yếu tố khác.
c. Đầu tư phụ thuộc vào sản lượng
d. Đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sản lượng
5. Ý nghĩa của phương trình Y=C+I+G+X-M
là:
a. Giá trị sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu
dự kiến.
b. Các khoản bơm vào bằng các khoản rò rỉ
c. Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư.
d. Các câu trên đều đúng
6. Tại điểm cân bằng sản lượng:
a. Giá trị hàng tồn kho bằng 0
b. Giá trị hàng tồn kho ngoài dự kiến bằng 0
c. Tổng cung bằng tổng cầu tại sản lượng tiềm
năng
d. Sản lượng bằng chi tiêu thực tế của dân
chúng
7. Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng
cân bằng, những việc ngoài dự kiến nào có
thể xảy ra:
a. Sản lượng thực tế thấp hơn chi tiêu dự kiến
b. Hàng tồn kho ngoài dự kiến là số âm
c. Sản lượng thực tế sẽ tăng dần.
d. Cả 3 đều đúng
8. Khi bạn có thêm 1 đồng trong thu nhập khả
dụng bạn sẽ:
a. Luôn gia tăng tiêu dùng thêm 1 đồng
b. Luôn gia tăng tiêu dùng ít hơn 1 đồng
c. Luôn gia tăng tiêu dùng hơn 1 đồng
d. Không thể biết chắc còn tùy ý thích của bạn
9. Khi tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng
là 0,6 có nghĩa là:
a. Khi thu nhập khả dụng tăng (giảm) 1 đồng
thì tiêu dùng sẽ tăng (giảm) 0,6 đồng.
b. Khi thu nhập tăng (giảm) 1 đồng thì tiêu
dùng sẽ giảm (tăng) 0,6 đồng.
c. Khi tiêu dùng tăng (giảm) 0,6 đồng thì thu
nhập sẽ tăng (giảm) 1 đồng.
d. Cả 3 đều sai.
10. Tiết kiệm là:
a. Phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng
b. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi
tiêu dùng.
c. Phần tiền hộ gia đình gởi vào ngân hàng
d. Cả 3 đều đúng
11. Khi số nhân tác động đưa nền kinh tế đến
điểm cân bằng mới, lúc đó tổng chi tiêu dự
kiến:
a. Thay đổi bằng đúng mức thay đổi của sản
lượng thực tế.
b. Thay đổi luôn nhỏ hơn mức thay đổi của sản
lượng thực tế.
c. Thay đổi luôn lớn hơn mức thay đổi của sản
lượng thực tế.
d. Không thay đổi.
12. Việc gia tăng tiết kiệm trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi sẽ làm cho:
a. Tiết kiệm và sản lượng quốc gia đều tăng
b. Tiết kiệm và sản lượng quốc gia đều giảm
c. Tiết kiệm tăng nhưng sản lượng quốc gia
giảm
d. Tiết kiệm giảm nhưng sản lượng tăng.
13. Mức thuế biên (thuế suất biên) phản ánh:
a. Lượng thay đổi của thuế khi thu nhập khả
dụng thay đổi 1 đơn vị.
b. Tỷ lệ thuế thu được so với sản lượng quốc
gia
c. Mức sản lượng thay đổi khi thuế thay đổi 1
đơn vị.
d. Lượng thay đổi của thuế khi thu nhập quốc
gia thay đổi 1 đơn vị.
14. Số nhân của tổng cầu càng lớn khi hệ số
góc của tổng cầu (theo thu nhập):
a. Càng lớn
b. Càng nhỏ
c. Bằng 0
d. Không phụ thuộc
15. Số nhân tổng cầu luôn mang giá trị:
a. > 1
b. < 1
c. = 1
d. Không thể kết luận
16. Nếu lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng
trên thị trường hàng hóa sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Không thể kết luận
CHƯƠNG IV
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Chính phủ tăng trợ cấp 8 tỷ cho người già.
Thuế biên là 0,2. MPC là 0,85.
a. Khoản trợ cấp này tác động đến tổng cầu và
sản lượng quốc gia như thế nào?
b. Thâm hụt ngân sách thay đổi như thế nào?
Bài 2: Giả sử có các hàm C=20+0,7Yd; I=58; G=100;
T=10+0,15Y.
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và vẽ đồ thị
theo 2 phương pháp
b. Giả sử chính phủ kêu gọi nên lượng tiết kiệm trong
dân chúng tăng là 10, chính phủ quyết định cắt
giảm chi tiêu ngân sách 1 lượng là 50, trong đó
giảm chi cho hàng hóa và dịch vụ là 10, giảm chi
cho đầu tư phát triển 15, giảm trợ cấp cho người
nghèo phần còn lại. Thuế thu nhập giảm 5. Xác
định sản lượng cân bằng quốc gia mới, biết rằng
tiêu dùng biên tế của người nghèo là 0,85 và tiêu
dùng của người có thu nhập cao là 0,6.
Bài 3: C=200+0,8Yd; I=150; G=500;
T=100+0,2Y
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia
b. Xác định chính sách tài khóa cần thực hiện.
Biết YP=1800
Bài 4: C=50+0,8Yd; I=45; G=100
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia tại
điểm cân bằng ngân sách
b. Thực tế T=10+0,2Y. Hỏi chính sách tài khóa
cần thực hiện là gì? Biết YP=700
c. Cho biết tình hình cán cân ngân sách.
Bài 5: Giả sử sản lượng cân bằng quốc gia YE=YP,
nếu chính phủ muốn thay đổi:
a. Chi tiêu G=100
b. Hoặc giảm thuế 1 lượng T=-120
Hỏi: Phải làm như thế nào để điều tiết kinh tế, biết
Cm=0,9
Bài 6: Giả sử có C=22+0,7Yd; I=30+0,1Y; G=120;
Tm=0,2
a. Hỏi chính phủ nên đeo đuổi mục tiêu cân bằng
ngân sách hay không? Nếu biết sản lượng tiềm
năng có giá trị là 350, và 700
b. Hãy sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế.
Bài 7: Cho S = - 150 + 0,25Yd, I = 150+0,05Y,
T=0,2Y, G=190, Yp=1250
a. Tìm điểm cân bằng sản lượng
b. Từ sản lượng câu (a), muốn đạt Yp, chính phủ nên
áp dụng các kiểu chính sách tài khóa như thế nào?
Bài 8: Có chính phủ trong nền kinh tế đóng
C=200+0,7Yd; I=50+0,1Y; G=290; T=0,1Y
a. Xác định điểm cân bằng sản lượng
b. Do ngân sách bội chi nên chính phủ tăng thuế 90,
giảm chi tiêu chính phủ 14, các doanh nghiệp tăng
đầu tư 50. Tìm điểm cân bằng sản lượng mới. Trình
bày bằng đồ thị.
c. Nếu Yp=1750 thì việc tăng thuế 90 sẽ gây ảnh
hưởng tốt hay xấu đối với nền kinh tế.
d. Tiếp theo câu b, hãy điều tiết nền kinh tế trong ngắn
hạn (Yt=Yp)
2. Trắc nghiệm
1. Sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ
làm:
a. Sản lượng tăng nhiều lần hơn
b. Sản lượng và tổng cầu tăng nhiều lần hơn
c. Sản lượng và tổng cầu tăng nhiều lần hơn
nếu các yếu tố khác không đổi
d. Cả 3 đều sai
Đầu bài cho câu 2, 3, 4
Chính phủ tăng trợ cấp xã hội 8 tỷ đồng, biết
thuế biên theo thu nhập là 0,2; tiêu dùng theo
thu nhập khả dụng 0,9; đầu tư là hằng số.
Hỏi lượng trợ cấp đó đã làm các đại lượng
sau đây thay đổi như thế nào?
2. Tổng cầu:
a. Tăng 7,2 tỷ
b. Giảm 7,2 tỷ
c. Tăng 5,6 tỷ
d. Số khác
3. Giá trị sản lượng:
a. Tăng 27,5 tỷ
b. Giảm 257 tỷ
c. Tăng 2,01 tỷ
d. Số khác
4. Thâm hụt ngân sách:
a. Tăng 8 tỷ
b. Giảm 8 tỷ
c. Tăng 1,6 tỷ
d. Số khác
5. Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển
nhượng:
a. Tiền lãi mà chính phủ chi trả cho trái phiếu chính phủ đến
hạn
b. Chi mua vũ khí, đạn dược
c. Tiền chi học bổng cho sinh viên học giỏi
d. Câu a và b đúng
6. Số nhân của chi tiêu chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ:
a. Bằng với số nhân của thuế ròng
b. Nghịch đảo với số nhân của thuế
c. Bằng số nhân của chi tiêu tự định(hay số nhân của tổng
cầu)
d. Bằng tích giữa số nhân của thuế với khuynh hướng tiêu
dùng biên
7. Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên theo thu
nhập khả dụng là 0,75, đầu tư biên theo sản
lượng là 0,1, thuế biên là 0,2. Số nhân của
tổng cầu (hay số nhân của chi tiêu tự định) sẽ
là:
a. 3,33
b. 2,5
c. 4
d. 2
8. Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên theo thu
nhập khả dụng là 0,8; đầu tư biên theo sản
lượng là 0,2; thuế biên là 0,2; nhập khẩu biên
là 0,14. Số nhân của thuế là:
a. 3,33
b. - 2,67
c. 2,67
d. -3,33
9. Nếu số nhân của thuế là -4, thì số nhân của chi
chuyển nhượng là:
a. 5
b. Không thể xác định
c. 4
d. 3
10. Ngân sách chính phủ thặng dư khi:
a. Thuế lớn hơn chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa
và dịch vụ
b. Thuế nhỏ hơn chi tiêu của chính phủ
c. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách
d. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách
11. Ngân sách chính phủ thâm hụt khi:
a. G, T
b. G > 0, T < 0
c. T > 0, G < 0
d. Cả 3 đều sai
12. Khi nền kinh tế có mức sản lượng thực tế Yt
thấp hơn sản lượng tiềm năng YP, để điều
tiết nền kinh tế, chính phủ nên:
a. Tăng chi ngân sách và tăng thuế
b. Tăng chi ngân sách và giảm thuế
c. Giảm chi ngân sách và tăng thuế
d. Giảm chi ngân sách và giảm thuế
13. Giả sử nền kinh tế đang có tỷ lệ thất nghiệp ở
mức thất nghiệp tự nhiên, nếu chính phủ
muốn tăng chi tiêu ngân sách thêm 2000 tỷ
đồng mà tránh lạm phát thì khi đó chính phủ
nên:
a. Tăng thuế nhiều hơn 2000 tỷ đồng
b. Giảm thuế nhiều hơn 2000 tỷ đồng
c. Tăng thuế đúng 2000 tỷ đồng
d. Giảm thuế đúng 2000 tỷ đồng
14. Những nhân tố ổn định tự động của nền kinh
tế là:
a. Tỷ giá hối đoái
b. Lãi suất và sản lượng cung ứng
c. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp
d. Thuế thu nhập và trợ cấp
15. Khi chính phủ tăng chi ngân sách thêm 100 tỷ:
a. Thu nhập khả dụng do đó sẽ tăng đúng 100 tỷ
b. Tiêu dùng tăng ít hơn 100 tỷ
c. Tổng cầu tăng đúng 100 tỷ
d. Cả 3 câu đều đúng
16. Trong hàm Tx = 0,2Y, con số 0,2 phản ánh:
a. Lượng thuế thu được khi sản lượng là 1 đơn
vị
b. Lượng thay đổi của thuế khi sản lượng thay
đổi 1 đơn vị
c. Lượng thuế tăng khi sản lượng tăng thêm 1
đơn vị
d. Cả 3 đều đúng
17. Nếu nền kinh tế đang ở mức toàn dụng,
chính phủ giảm thuế và chi tiêu một lượng
bằng nhau. Trạng thái kinh tế sẽ là:
a. Suy thoái sang lạm phát
b. Suy thoái sang ổn định
c. Ổn định sang lạm phát
d. Ổn định sang suy thoái
18. Chi chuyển nhượng (trợ cấp chính phủ)
tăng 5 tỷ đồng, tiêu dùng biên theo thu
nhập là 0,6; thuế biên là 0,2. Tiêu dùng sẽ
thay đổi một lượng là:
a. Tăng 3,75 tỷ
b. Tăng 3 tỷ
c. Giảm 3,75 tỷ
d. Cả 3 đều sai
CHƯƠNG V
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Một người lấy ôtô cũ đổi ôtô mới, ôtô cũ
có phải là phương tiện trao đổi không? Đấy
có phải kiểu giao dịch hàng đổi hàng không?
Bài 2: Một thợ vàng giữ mức dự trữ 100% so
với các khoản gởi. Điều gì xảy ra với mức
cung ứng tiền khi một khách hàng đến rút
vàng từ két thợ vàng.
Bài 3: Cung ứng tiền cao hơn làm tăng tiêu dùng
và đầu tư  tăng thu nhập  tăng lãi suất.
Như vậy, tăng cung ứng tiền làm tăng lãi
suất. Hãy đánh giá mệnh đề này và dùng các
biểu đồ minh họa.
Bài 4: Có các số liệu sau đây của NHTW:
- Lượng tiền ký thác không kỳ hạn: 400 tỷ
- Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng: 600 tỷ
- Tiền dự trữ: 40 tỷ
- Trong đó:
• Dự trữ tùy ý: 20 tỷ
• Dự trữ bắt buộc: 20 tỷ
a. Nếu NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn 3%.
Khối tiền giao dịch bị ảnh hưởng như thế nào?
b. Từ đầu bài muốn giảm cung tiền giao dịch còn 900
tỷ bằng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do, NHTW
cần điều tiết bao nhiêu?
Bài 5: Lượng tiền gởi không kỳ hạn vào ngân
hàng là 480 tỷ. Lượng tiền mặt trong lưu
thông 160 tỷ. Lượng tiền dự trữ trong ngân
hàng 36 tỷ.
a. Tìm khối tiền giao dịch và số nhân tiền tệ
b. Nếu NHTW thay đổi số nhân tiền thành 4
bằng công cụ lãi suất chiết khấu. Khối tiền
cung ứng bị ảnh hưởng như thế nào?
Bài 6: Có các số liệu sau:
D = 50 tỷ; C = 8 tỷ; R = 4 tỷ
a. Xác định khối tiền cung ứng ban đầu
b. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên
thêm 2% thì lượng tiền cung ứng thay đổi
như thế nào?
Bài 7: C=50 tỷ; R=42 tỷ; D=400 tỷ
a. Xác định khối lượng tiền cung ứng
b. Nếu NHTW muốn giảm khối tiền cung ứng
20 tỷ mà sử dụng công cụ nghiệp vụ thị
trường tự do hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì
phải làm thế nào?
Bài 8: D=300 tỷ; C=98 tỷ; R=28 tỷ
a. Xác định M, KM
b. Nếu NHTW muốn tăng lượng tiền cung ứng 5 tỷ
thông qua công cụ tỷ suất chiết khấu thì phải thay
đổi tỷ suất chiết khấu như thế nào? Biết rằng quan
hệ giữa tỷ suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ tùy ý là
1:1
Bài 9: Giả sử có các hàm:
C=70+0,75Yd; I=120; G=500; T=50+0,15Y
a. Xác định chính sách tiền tệ cần thực hiện, biết
Yp=2000; DMi=-800; IMi=-200
b. Hãy sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do để
thực hiện chính sách tiền tệ nếu biết KM=3,7
Bài 10: Nền kinh tế đang cân bằng tại YP. Vẽ sơ
đồ biểu diễn các trường hợp sau:
a. Xã hội có biến động chính trị làm tiêu dùng
và đầu tư giảm
b. Chính phủ tăng lượng tiền đẩy sản lượng
vượt YP
Bài 11: Có các hàm: C=70+0,8Yd
I=f(Y)=const; T=10+0,2Y; G=306; YP=2600
SM=300; DM=500-100i; I=600-100i
a. Nền kinh tế đang trong tình trạng nào?
b. Chính sách tiền tệ có thể áp dụng?
Bài 12: Biết sản lượng cân bằng quốc gia là
1200, tiêu dùng biên trong dân chúng là 0,7;
đầu tư không đổi; thuế ròng biên là 0,15. Nếu
biết lượng đầu tư của các doanh nghiệp giảm
50, hỏi lúc đó:
a. Lãi suất ngân hàng đã thay đổi như thế nào?
(biết rằng IMi=-2500)
b. Sản lượng mới là bao nhiêu?
2. Trắc nghiệm
1. Nếu NHTW muốn tăng cung tiền thì có thể sử
dụng các công cụ:
a. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Tăng tỷ suất chiết khấu
c. Bán chứng khoán
d. Cả 3 đều đúng
2. Mức cung tiền của NHTW quyết định đưa vào lưu
thông có thể được thay đổi do:
a. Lãi suất
b. Thu nhập của dân chúng
c. Tình trạng của nền kinh tế
d. Yếu tố khác
3. Nếu lãi suất trên thị trường tiền tệ cao hơn
mức lãi suất cân bằng sẽ có hiện tượng:
a. Thừa tiền
b. Thiếu tiền
c. Cân bằng tiền tệ
d. Không thể kết luận
4. Nhu cầu giữ tiền của dân chúng tăng khi:
a. Lãi suất tăng
b. Thu nhập tăng
c. Giá cả giảm
d. Cả 3 đều đúng
5. Tác động của chính sách tiền tệ trước hết ảnh
hưởng đến:
a. Ngân sách chính phủ
b. Lãi suất
c. Khối lượng tiền
d. b và c
6. Ngân hàng thương mại luôn muốn giảm tỷ lệ dự trữ
vì:
a. NHTM muốn còn lại nhiều vốn để đẩy mạnh cho
vay hay kinh doanh sinh lời
b. Dự trữ thì không có lãi
c. Dự trữ càng nhiều thì không thể mở rộng kinh
doanh
d. Cả 3 đều đúng
7. NHTW có thể làm tăng cơ sở tiền lên bằng
cách:
a. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Mua chứng khoán
c. Bán ngoại tệ
d. Cả 3 đều đúng
8. Một trong những chức năng chủ yếu của
NHTW là:
a. Kinh doanh tiền tệ
b. Quản lý và điều tiết lượng tiền trong xã hội
c. Ngân hàng của mọi thành phần trong xã hội
d. Thủ quỹ của các doanh nghiệp
9. Ngân hàng trung gian:
a. Có thể vay của NHTW
b. Có thể cho các ngân hàng trung gian khác vay
c. Có thể cho dân chúng vay
d. Cả 3 đều đúng
10. Tỷ lệ dự trữ vượt trội (tỷ lệ dự trữ tùy ý) là:
a. Tỷ lệ dự trữ do NHTW quy định đối với các NHTG
b. Tỷ lệ được trích trên lượng tiền gởi vào các NHTG
theo quyết định của chính phủ
c. Tỷ lệ được trích trên lượng tiền gởi vào các NHTG
ngoài quy định của NHTW
d. Tỷ lệ dự trữ theo chức năng của NHTG.
11. Số nhân tiền KM = 3 phản ánh:
a. Khi NHTW phát hành thêm 1 đơn vị tiền thì
khối tiền cung ứng sẽ tăng thêm 3 đơn vị
tiền.
b. Lượng tiền giấy sẽ giảm bớt 3 đơn vị tiền khi
giảm bớt 1 đơn vị tiền giấy phát hành.
c. Lượng tiền phát hành thay đổi 3 đơn vị tiền
khi NHTW cung ứng thêm 1 đơn vị tiền.
d. Câu a và b đúng
12. Số nhân tiền KM:
a. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ngoài
ngân hàng so với tiền gởi vào ngân hàng
b. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ vượt trội
c. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu
d. Câu a và c đúng
13. Lãi suất chiết khấu iD là mức lãi suất:
a. NHTW phải trả cho NHTG
b. NHTG phải trả cho NHTW khi vay tiền
c. Dân chúng phải trả khi vay tiền của NHTG
d. Doanh nghiệp khác phải trả khi vay tiền của
NHTG
14. Khi dân chúng gởi tiền vào ngân hàng càng nhiều
thì:
a. Tỷ lệ dự trữ được yêu cầu càng cao
b. Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng càng cao
c. Lượng tiền giấy được phát hành càng nhiều
d. Lượng tiền cung ứng càng tăng
15. Khi NHTW phát hành trái phiếu chính phủ trị giá
1000 tỷ đồng thì:
a. Khối tiền cung ứng sẽ tăng thêm 1000 tỷ
b. Lượng tiền mạnh sẽ giảm 1000 tỷ
c. Khối tiền cung ứng sẽ giảm nhiều hơn 1000 tỷ
d. Cả b và c đúng
16. Số nhân tiền luôn mang giá trị:
a. > 1
b. < 1
c. = 1
d. Không thể kết luận
17. Nhu cầu giữ tiền của dân chúng tăng khi:
a. NHTW giảm lượng tiền
b. Giá cả giảm
c. Lãi suất tăng
d. Cả 3 đều sai
18. Khối tiền (cung tiền) bao gồm:
a. Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng
b. Tiền giấy và tiền kim loại
c. Tiền mặt và dự trữ ngân hàng
d. Tiền gởi ngân hàng và dự trữ ngân hàng
19. Khối tiền (cung tiền) gia tăng khi NHTW:
a. Giảm dự trữ bắt buộc
b. Mua chứng khoán chính phủ
c. Giảm lãi suất chiết khấu
d. Cả 3 đều đúng
20. NHTW có thể rút bớt tiền trong lưu thông
bằng cách:
a. Bán trái phiếu chính phủ
b. Mua trái phiếu chính phủ
c. Giảm lãi suất chiết khấu
d. Cả 3 đều sai
21. Để “kích cầu” NHTW có thể dùng công cụ
nào sau đây:
a. Mua chứng khoán chính phủ
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Tăng dự trữ bắt buộc
d. Cả 3 đều sai
CHƯƠNG VI
KẾT HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại Y E =
5000 tỷ và lãi suất i là 5%. Bây giờ chính
phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
500 tỷ, nền kinh tế dịch chuyển đến điểm cân
bằng mới là 5750 tỷ, i=6,5% (biết số nhân
k=3).
a. Hỏi mức chi tiêu tự định thay đổi bao nhiêu?
b. Và khuynh hướng đầu tư biên theo lãi suất
IiM là bao nhiêu?
Bài 2: Chính sách tài khóa có dạng là chính phủ
gia tăng chi tiêu đầu tư cho các công trình
công cộng. Chính sách tiền tệ bao gồm việc
bán trên thị trường tự do các trái phiếu chính
phủ. Hãy giải thích sự kết hợp chính sách này
tác động thế nào đến sản lượng, tiêu dùng và
chi tiêu chính phủ.
Bài 3: “Cung ứng tiền cao hơn làm tăng tiêu
dùng và đầu tư, do đó làm tăng thu nhập. Thu
nhập cao làm tăng lãi suất. Do vậy, tăng cung
ứng tiền làm tăng lãi suất”. Đánh giá mệnh đề
trên và dùng biểu đồ để chứng minh câu trả lời
của anh (chị)
Bài 4: Giả sử các hãng có dự tính tăng trưởng
mạnh mẽ trong vài năm tới. Vậy điều gì xảy
ra hôm nay với đầu tư, sản lượng và lãi suất?
Bài 5: Có các số liệu sau:
C=50+0,75Yd; I=f(Y)=200; I=100-30i; G=400;
T=200+0,2Y
a. Giá trị của số nhân tổng cầu k là bao nhiêu?
b. Viết phương trình đường IS
c. Nếu chi tiêu chính phủ tăng 50 đường IS mới
dịch chuyển thế nào?
d. Tiếp câu b, nếu tăng thuế 20, đường IS mới
có phương trình như thế nào?
Bài 6: Có các số liệu: lượng tiền cung ứng
M=3000 tỷ, hàm cầu giao dịch – dự phòng là
100+0,4Y,hàm cầu tích lũy là 50 – 30i.
a. Xác định phương trình đường LM
b. Nếu NHTW tăng lượng tiền cung ứng thêm
15 tỷ. Hỏi lãi suất cân bằng sẽ thay đổi như
thế nào?
Bài 7: Có các số liệu sau:
C=200+0,8Yd; I=150-40i; G=700; T=100+0,2Y;
SM=1500; DM=800+0,3Y-35i
a. Tìm phương trình đường IS và LM, mức YE
và iE?
b. Nếu chính phủ giảm chi tiêu 100, lãi suất cân
bằng và sản lượng cân bằng quốc gia mới là
bao nhiêu?
c. Tiếp câu a. Nếu NHTW phát hành một số
chứng khoán có giá trị là 20 tỷ thì lãi suất cân
bằng mới sẽ là bao nhiêu?
Biết kM =4,2. Xác định phương trình đường IS và
LM trong trường hợp này.
Bài 8: Xác định tác động của chính sách mở
rộng tiền tệ trên mô hình IS-LM với các
trường hợp:
a. Đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất.
b. Đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất.
Bài 9: Nếu lãi suất trên trái phiếu là âm. Mọi
người muốn nắm giữ trái phiếu hay tiền mặt?
Bài 10: Điều gì xảy ra đối với đường LM khi lãi
suất tiến gần tới 0?
Bài 11: Một chính sách tiền tệ mở rộng có thể
làm tăng sản lượng khi lãi suất đã tiến rất gần
tới 0?
2. Trắc nghiệm
1. Đường LM dịch chuyển khi các yếu tố sau thay
đổi:
a. Thuế
b. Cung tiền
c. Lãi suất
d. Yếu tố khác
2. Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư vào các công trình
công cộng bằng toàn bộ nguồn tiền bán trái phiếu
của chính phủ trên thị trường. Kết quả là:
a. Sản lượng và lãi suất đều tăng
b. Sản lượng tăng, lãi suất không đổi
c. Sản lượng giảm, lãi suất giảm
d. Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
3. Ý nghĩa thành lập đường IS là phản ánh sự
tác động của:
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị
trường tiền tệ.
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị
trường hàng hóa.
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị
trường tiền tệ.
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị
trường hàng hóa.
4. Ý nghĩa thành lập đường LM là để phản ánh
tác động của:
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị
trường tiền tệ.
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị
trường hàng hóa.
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị
trường tiền tệ.
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị
trường hàng hóa.
5. Để thực hiện kích cầu, chính sách nào sau
đây hiệu quả nhất:
a. Chính phủ tăng chi tiêu, giảm thu, NHTW
tăng dự trữ bắt buộc đối với NHTM.
b. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW mua
chứng khoán chính phủ trên thị trường mở.
c. Chính phủ tăng chi, tăng thu, NHTW giảm
lãi suất chiết khấu đối với NHTM.
d. Chính phủ tăng chi, tăng thu, NHTW bán
chứng khoán chính phủ trên thị trường mở.
Giả thiết sau cho câu 6 và 7:
Kinh tế đóng, giả sử giá cả, lãi suất, tỷ giá hối
đoái không đổi, ta có các hàm dự kiến sau:
C=200+0,8Yd; G=700; I=150-40i; T=100+0,2Y;
SM=1500; DM=800+0,3Y-35i
6. Phương trình đường IS và LM sẽ là:
a. IS: i=-20+0,0086Y; LM: Y=2695-111i
b. IS: Y=2695-111i; LM: i=-20+0,0086Y
c. IS: i=300-0,32Y; LM: Y=29-120i
d. Số khác.
7. Thị trường hàng hóa và tiền tệ sẽ cân bằng tại mức
sản lượng và lãi suất:
a. Y=2514 tỷ và i=1,62%
b. Y=914 tỷ và i=7,37%
c. Y=243 tỷ và i=2,2%
d. Số khác.
8. Trong điều kiện giả định các yếu tố khác không đổi,
một sự cắt giảm chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của
chính phủ sẽ:
a. Dịch chuyển đường IS sang phải
b. Dịch chuyển đường IS sang trái
c. Dịch chuyển đường IS sang trái và đường LM sang
phải
d. Dịch chuyển đường LM sang trái và đường IS sang
phải.
9. Khi NHTW tăng lượng cung tiền và chính
phủ tăng thuế:
a. Sản lượng tăng, lãi suất giảm, đầu tư tư nhân
tăng.
b. Sản lượng tăng, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân
giảm.
c. Sản lượng giảm, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân
giảm.
d. Không thể kết luận.
10. Khi NHTW tăng lượng cung tiền và chính
phủ tăng chi tiêu:
a. Sản lượng tăng, lãi suất có thể giảm, hoặc
tăng, hoặc không đổi.
b. Sản lượng có thể giảm, hoặc tăng, hoặc
không đổi, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm.
c. Sản lượng tăng, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân
giảm vì chính sách tài khóa luôn tác động
mạnh hơn chính sách tiền tệ.
d. Không thể kết luận.
11. Điểm cân bằng chung cho một hệ thống kinh
tế đòi hỏi:
a. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, nhưng tổng
cung phải vượt quá để khỏi thiếu hụt hàng hóa.
b. Tổng thu nhập phải bằng với tổng chi tiêu,
nhưng cầu tiền phải vượt quá để tránh lạm
phát.
c. Sự cân bằng độc lập của cả 2 thị trường: thị
trường tiền tệ và thị trường hàng hóa-dịch vụ.
d. Sự cân bằng đồng thời ở cả 2 thị trường: thị
trường tiền tệ và thị trường hàng hóa-dịch vụ.
12. Khi nền kinh tế nằm phía bên trái của
đường IS và phía bên phải của đường LM,
để đạt sự cân bằng chung:
a. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm.
b. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất sẽ tăng.
c. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ giảm.
d. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng.
13. Giả sử do dự kiến về tương lai tốt đẹp nên
tiêu dùng của dân chúng gia tăng, khi đó:
a. IS dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất
tăng.
b. IS dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất
giảm.
c. LM dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất
giảm.
d. LM dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất
tăng.
14. Khi nền kinh tế nằm phía phải của đường
LM và bên phải đường IS:
a. Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị
trường tiền tệ có cung vượt quá.
b. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều
có cầu vượt quá.
c. Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thị
trường tiền tệ có cầu vượt quá.
d. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều
có cung vượt quá.
15. Trên đường LM:
a. Sản lượng luôn cân bằng, lãi suất có thể cân
bằng, có thể không.
b. Lãi suất luôn cân bằng, sản lượng có thể cân
bằng, có thể không.
c. Sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng.
d. Sản lượng và lãi suất đều không cân bằng.
16. Điểm cân bằng trong mô hình IS-LM thể hiện:
a. Tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu.
b. Cung tiền và cầu tiền bằng nhau.
c. a hoặc b
d. a và b
17. Đường IS dốc xuống thể hiện:
a. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng
cân bằng.
b. Mối quan hệ nghịch biến sản lượng và lãi suất cân
bằng.
c. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng và lãi suất.
d. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng
và lãi suất cân bằng.
18. Đường LM dốc lên thể hiện:
a. Khi sản lượng tăng thì lãi suất tăng.
b. Khi lãi suất tăng thì sản lượng tăng.
c. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng tăng.
d. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng tăng.
19. Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ tăng chi tiêu
đầu tư và NHTW tăng lãi suất chiết khấu:
a. Lãi suất tăng, sản lượng giảm.
b. Lãi suất giảm, sản lượng tăng.
c. Sản lượng tăng, lãi suất không thể xác định rõ vì
còn tùy.
d. Lãi suất tăng, sản lượng không thể xác định rõ vì
còn tùy.
CHƯƠNG VII
TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Nhận định sau có đúng không? Giải thích:
a. Đồ thị tổng cung AS thể hiện quan hệ giữa mức giá
và sức mua thực tế.
b. Trong lý thuyết của Keynes, đồ thị của đường AS là
thẳng đứng
c. Trong lý thuyết hiện đại, đồ thị của AS là đường
cong đi lên.
Bài 2: Những điều sau đây tác động thế nào đến đường
cung ngắn hạn, sản lượng và giá cả trong ngắn hạn:
a. Thuế suất thu nhập cao hơn
b. Sự gia tăng trong năng suất lao động
c. Sự gia tăng mức cung tiền
Bài 3: Hãy phân biệt tiền lương danh nghĩa và
tiền lương thực. Cho ví dụ minh họa
Bài 4: Tiền lương danh nghĩa cố định có nghĩa là
gì? Trình bày mô hình đường tổng cung ngắn
hạn theo thuyết tiền lương danh nghĩa cố định.
Bài 5: Trình bày mô hình đường tổng cung ngắn
hạn theo thuyết sự nhận thức sai lầm của
người lao động. Xây dựng đường tổng cung
theo mô hình này.
Bài 6: Phân tích tác động của những sự kiện sau
đây đối với sản lượng, mức giá và lãi suất
trong ngắn hạn và trung hạn. Minh họa trên
mô hình: Y – AD, IS – LM và AS – AD.
a. Sự giảm thâm hụt ngân sách chính phủ
b. Giá dầu mỏ tăng
c. NHTW gia tăng cung tiền
Bài 7: Phân tích quan điểm về đường tổng cung
theo các quan điểm: quan điểm cổ điển, quan
điểm của Keynes và quan điểm hiện đại
Bài 8: Với cung tiền đã được xác định là M =
2000 tỷ, giả sử, mức giá tăng đều và lần lượt
có giá trị là 1, 2, 3, 4. Hãy xây dựng đường
tổng cầu AD và cho nhận xét.
Bài 9: Biết tiền lương danh nghĩa đã được ký kết
là 1000$, mức giá tăng đều và lần lượt có giá
trị là 1, 2, 3, 4. Hãy xây dựng đường tổng cung
ngắn hạn SAS và cho nhận xét.
2. Trắc nghiệm
1. Theo Keynes đường biểu diễn của tổng cung
là:
a. Đường thẳng đứng tại sản lượng tiềm năng
b. Đường thẳng nằm ngang tại một mức giá cố
định
c. Đường thẳng có độ dốc dương
d. Đường thẳng có độ dốc âm
2. Với mô hình đường thẳng tổng cung của
Keynes, tình trạng của nền kinh tế:
a. Sẽ tự cân đối, chính phủ không nên điều tiết
nền kinh tế
b. Không thể tự cân đối nhiều nguồn lực chưa
được sử dụng, vai trò điều tiết của chính phủ
rất quan trọng.
c. Dễ xảy ra lạm phát
d. Cả 3 đều sai
3. Ngắn hạn hay dài hạn trong nền kinh tế vĩ mô được
đánh giá bằng:
a. Thời gian
b. Sự điều chỉnh kinh tế
c. Hiệu lực của các chính sách kinh tế
d. Yếu tố khác
4. Đường tổng cung dài hạn:
a. Đồng biến với giá và không thay đổi hệ số góc
b. Đồng biến với giá nhưng thay đổi hệ số góc ở mỗi
vị trí của sản lượng
c. Nghịch biến với giá
d. Đường thẳng trùng với sản lượng tiềm năng
5. Với mô hình đường tổng cung của các nhà
kinh tế học cổ điển, vai trò điều tiết kinh tế
của chính phủ là:
a. Rất quan trọng, đó là nhân tố đưa nền kinh tế
về mức toàn dụng
b. Không quan trọng, nền kinh tế có cơ chế tự
ổn định
c. Quan trọng hay không còn tùy tình trạng
kinh tế
d. Không thể kết luận vì còn phụ thuộc nhiều
yếu tố khác
6. Chu kỳ kinh tế:
a. Là thời kỳ có sản lượng thực qua các năm
dao động quanh xu hướng dài hạn của nó.
b. Là thời kỳ có sản lượng thực qua các năm
dao động rồi trở về đúng mức cũ.
c. Là thời kỳ có sản lượng thực qua các năm
giảm liên tục
d. Là thời kỳ quốc gia rơi vào khủng hoảng
hoặc suy thoái
7. Nếu tiền lương danh nghĩa tăng thêm 20%, tỷ
lệ lạm phát là 24% thì tiền lương thực:
a. Tăng lên
b. Không đổi
c. Giảm xuống
d. Không thể xác định
8. Nếu NHTW tăng cung tiền thêm 100 tỷ, tỷ lệ
lạm phát là 50% thì khối cung tiền thực:
a. Tăng lên
b. Không đổi
c. Giảm xuống
d. Không thể xác định
9. Nếu NHTW tăng cung tiền danh nghĩa, chính
phủ tăng thuế thì đường tổng cầu AD sẽ:
a. Dịch sang phải
b. Dịch sang trái
c. Không dịch chuyển
d. Không thể xác định
10. Khi mức giá tăng, tổng cung:
a. Có thể tăng
b. Không đổi
c. Có thể giảm
d. a và b đúng
11. Tại điểm cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế:
a. Cung hàng hóa bằng với cầu hàng hóa
b. Thất nghiệp là thất nghiệp tự nhiên
c. Mức giá bằng với mức giá kỳ vọng
d. Cả 3 đều đúng
12. Tại điểm cân bằng dài hạn của nền kinh tế:
a. Thị trường hàng hóa cân bằng
b. Thị trường tiền tệ cân bằng
c. Thị trường lao động cân bằng
d. Cả 3 đều đúng
13. Nền kinh tế cân bằng dài hạn khi:
a. Đạt mọi điều kiện cân bằng ngắn hạn
b. Thị trường lao động cân bằng
c. a và b đúng
d. a hoặc b đúng
14. Khi nền kinh tế trong tình trạng cân bằng khiếm
dụng:
a. Chính phủ nên chủ động điều tiết bằng chính sách
mở rộng tài khóa phối hợp với thu hẹp tiền tệ
b. Nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh về mức sản lượng toàn
dụng
c. Chính phủ nên điều tiết bằng chính sách mở rộng
tài khóa và mở rộng tiền tệ
d. b và c đúng.
15. Trong dài hạn, để đạt mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, chính phủ cần:
a. Thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ và thu
hẹp tài khóa kéo dài.
b. Kích thích các nguồn lực sản xuất gia tăng
c. Đầu tư phát triển công nghệ
d. Thực hiện chính sách mở rộng tài khóa và
thu hẹp tiền tệ với lượng bằng nhau.
CHƯƠNG VIII
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
1. Câu hỏi và bài tập
1. Những nhận định sau có đúng không? Giải thích:
a. Thất nghiệp cao hơn luôn có nghĩa là lạm phát thấp
hơn
b. Khi có thất nghiệp thì còn áp lực làm giảm tiền
lương
c. Lạm phát ngăn cản mọi người đầu tư
2. Giả sử thu nhập của bạn không đổi. Năm nay bạn có
thu nhập là 10 triệu và bạn muốn vay 25 triệu trong
10 năm để mua nhà và sẽ trả toàn bộ số tiền đó
trong 10 năm. Hãy lập kế họach thu chi cho 10 năm
vay nếu lạm phát bằng 0 và lãi suất danh nghĩa
hàng năm là 2%/năm.
3. Giả định giá cả tăng 6%/tháng. Hãy cho biết
có thể có những thay đổi gì đối với nền kinh
tế?
4. Hãy cho biết ảnh hưởng của các chính sách
sau đó đối với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
a. Tăng 50% lương tối thiểu so với các mức
lương khác
b. Xóa bỏ lương tối thiểu đối với người thành
niên
c. Đánh thuế vào bảo hiểm thất nghiệp
d. Một chương trình rộng rãi đào tạo lại cho
công nhân thất nghiệp
5. Giả thiết rằng nền kinh tế chỉ có 1 loại chi phí là tiền
lương. Tiền lương tăng 3%/năm và năng suất lao
động tăng 3%/năm. Nếu doanh nghiệp định giá trên
cơ sở của chi phí lao động trung bình, tỷ lệ lạm phát
tăng bao nhiêu %?
6. Có các số liệu sau:
Năm Chỉ số giá tiêu Lãi suất danh
dùng (1994=100) nghĩa(%/năm)
1996 115 5
1997 123 9,5
1998 140 10
1999 152 12
2000 125 8
2001 109 7
Hãy tính tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 1996 đến 2001. Sau
đó tính lãi suất thực tế
7. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2002, biết chỉ số giá năm
2001 là 1,24 và các số liệu sau đây:

stt tên hàng khối lượng Năm gốc 96 Năm hiện hành
2002
đơn giá chi phí đơn giá chi phí
tiêu tiêu
dùng dùng
1 Gạo 400kg 2.5 3

2 Thịt 200kg 25 30

3 Rau 300kg 1 1.5

4 Dịch vụ 1000 2000


2. Trắc nghiệm
1. Bản chất của chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)
là:
a. Chỉ số giá của khối hàng hàng hóa sản xuất ở
năm hiện hành (so với năm gốc)
b. Hệ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện
hành (so với năm gốc)
c. Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm
gốc
d. Chỉ số giá của mẫu hàng hóa tiêu thụ ở năm
gốc tính theo giá hiện hành (so với giá năm
gốc)
2. Nếu có sự đầu tư quá mức của tư nhân hay chính phủ có
khả năng dẫn đến lạm phát
a. Do sức ỳ của nền kinh tế
b. Do cầu kéo
c. Do chi phí đẩy
d. Cả 3 đều đúng
3. Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện
trong đường cong Phillip(ngắn hạn) nói lên rằng:
a. Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ lệ thất nghiệp
cao
b. Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chịu 1 tỷ lệ lạm phát
cao hơn
c. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù
lạm phát là bao nhiêu
d. Tỷ lệ thất nghiệp luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp chuẩn, lạm
phát vừa phải.
4. Nếu CPI năm 1990: 100%; năm 1996:128%;
năm 1997: 139%. Tỷ lệ lạm phát năm 1997
là:
a. 11%
b. 8,6%
c. 39%
d. số khác
5. Nếu tỷ lệ lạm phát năm 1997 là 5%, lãi suất
danh nghĩa là 4% thì lãi suất thực tế là:
a. 0,8% b. 9%
c. 1% d. số khác
6. Lạm phát do cầu kéo
a. Xảy ra do tổng cầu tăng
b. Xảy ra do chi phí tăng
c. Là loại lạm phát đình đốn
d. Có giá tăng rất cao
7. Hiện tượng giảm phát xảy ra khi:
a. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn CPI năm trước, tỷ lệ
lạm phát âm
b. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự kiến rất
nhiều, làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự
kiến
c. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm
trước
d. cả 3 đều sai
8. Hiện tượng thiểu phát xảy ra khi:
a. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn CPI năm trước,
tỷ lệ lạm phát âm
b. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự
kiến rất nhiều làm sản lượng thực nhỏ hơn
sản lượng dự kiến
c. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm
phát năm trước
d. Cả 3 đều sai
9. Hiện tượng giảm lạm phát xảy ra khi:
a. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn CPI năm trước,
tỷ lệ lạm phát âm
b. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự
kiến rất nhiều, làm sản lượng thực nhỏ hơn
sản lượng dự kiến
c. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm
phát năm trước
d. Cả 3 đều sai
Dùng số liệu sau trả lời cho câu 10, 11:
Biết năm gốc: 1996, năm hiện hành 1998, CPI 1997
là 1,12 và các số liệu sau:
Đvt: 1000đ

stt Tên hàng hóa Năm gốc Năm hiện hành

Đơn giá Lượng Đơn Lượng


Po tiêu giá P1 tiêu
thụ/năm qo thụ/năm q1
1 Gạo 3 300 kg 3,5 350 kg

2 Thịt 20 200 kg 25 300 kg

3 Sữa 7 100 hộp 7,5 130 hộp

4 Các loại dịch vụ tiêu 10 10 lần 15 20 lần


dùng
10. Tính CPI năm 1998
a. 1,75
b. 1,22
c. 1,41
d. Số khác
11. Tính tỷ lệ lạm phát năm 1998
a. 8,9%
b. 22%
c. 56%
d. Số khác
12. Thành phần nào dưới đây được xếp vào loại thất
nghiệp
a. Sinh viên hệ tập trung
b. Những người nội trợ
c. Bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có khả năng lao động
đang đi tìm việc làm
d. Cả 3 đều sai
13. Chính phủ thường đánh đổi lạm phát và thất
nghiệp khi:
a. Nền kinh tế đang suy thoái
b. Nền kinh tế đang có lạm phát cao
c. Nền kinh tế bị đình lạm
d. a và b đúng
14. Thành phần nào trong các thành phần dưới đây
không nằm trong lực lượng lao động:
a. Sinh viên hệ tập trung
b. Bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có khả năng lao động
đang đi tìm việc
c. Những người nội trợ
d. a và c đúng
15. Tỷ lệ lạm phát năm 2002 bằng 9% có nghĩa là:
a. Giá cả năm 2002 tăng thêm 9% so với năm 2001
b. Giá cả năm 2002 tăng thêm 9% so với năm gốc
c. Giá cả năm 2002 bằng 9% so với năm gốc
d. Giá cả năm 2002 bằng 9% so với năm 2001
16. Tỷ lệ lạm phát năm 2002 bằng 9% có nghĩa
là:
a. Giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9%
so với năm 2001
b. Chỉ số giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng
thêm 9% so với năm 2001
c. Chỉ số giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng
thêm 9% so với năm gốc
d. Giá hàng tiêu dùng năm 2002 tăng thêm 9%
so với năm gốc
CHƯƠNG IX
CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
1. Câu hỏi và bài tập
1. Kinh tế mở có các hàm:
C=58+0,82Yd; I=20; Tm=0,2; To=0; G=566; X=300;
M=10+0,25Y
a. Chính phủ có nên theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân
sách không? Tại sao? Biết Yp=1600.
b. Do chi phí sản xuất tăng cao nên đầu tư thay đổi 8.
Do dự đoán xấu về tương lai kinh tế nên tiêu dùng
thay đổi 10. Chính phủ tăng trợ cấp cho các hộ gia
đình 12. Sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Sản
lượng biến thiên như vậy có lợi hay hại đối với nền
kinh tế?
c. Tiếp câu b, nếu tăng xuất khẩu 100. Cán cân thương
mại thay đổi như thế nào?
2. Kinh tế mở có các hàm:
C=80+0,8Yd; I=220+0,1Y; G=500; Tm=0,2; X=300;
M=20+0,3Y
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và cho biết tình
hình cán cân ngoại thương tại đó
b. Nếu chính phủ tăng xuất khẩu 90, cán cân ngoại thương sẽ
thay đổi thế nào?
3. Kinh tế mở có các hàm:
C=70+0,75Yd; I=100+0,2Y; G=320; X=500; M=350+0,25Y
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia tại điểm cân bằng
ngân sách
b. Thực tế, thuế ròng biên = 0,1. Thuế ròng tự định là 200.
Xác định sản lượng cân bằng trong trường hợp này.
c. Nếu tăng xuất khẩu 20, do đó đầu tư thay đổi 10, tiêu
dùng thay đổi 50. Hỏi sản lượng cân bằng mới là bao
nhiêu?
4. Giả sử Yp=1800; Tm=0,15; G=500; Cm=0,8;
I=80; X=200; Mm=0,2
a. Xác định sản lượng cân bằng theo 2 phương
pháp và biểu diễn đồ thị.
b. Mục tiêu sản lượng tiềm năng thì nên điều
tiết chính sách ngoại thương như thế nào?
5. “Xuất khẩu tăng lên luôn cải thiện được cán
cân thương mại”. Nhận định này có đúng
không? Giải thích.
6. Giả sử tổng đầu tư tư nhân là 800 tỷ, chính
phủ đang bị thâm hụt ngân sách 400 tỷ. Nếu
các hộ gia đình tiết kiệm được 1000 tỷ thì giá
trị xuất khẩu ròng là bao nhiêu?
7. Quốc gia X có khoản thặng dư trong tài khoản
vãng lai là 5 tỷ, thâm hụt trong tài khóa vốn
là 3,5 tỷ. Hỏi:
a. Cán cân thanh toán quốc gia trong tình trạng
nào?
b. Dự trữ ngoại hối của nước này đang tăng hay
đang giảm?
8. Nếu 1 quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn so
với các nước khác trên thế giới, nhưng lại
muốn tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng
hóa trong nước trên thị trường thế giới, vậy
quốc gia đó cần thực hiện những chính sách
kinh tế như thế nào?
9. Hãy nhận xét về những nhận định sau:
a. Một nước có năng suất lao động thấp chỉ có
thể bị thua thiệt khi mở cửa kinh tế.
b. Thương mại tự do luôn luôn là chính sách tốt
nhất.
c. Tăng tỷ giá hối đoái luôn có lợi cho các quốc
gia.
d. Thị trường ngoại hối mất cân bằng khi xuất
khẩu và nhập khẩu mất cân đối.
e. Trong nền kinh tế có cơ chế tỷ giá cố định,
nếu muốn tăng sản lượng, chính phủ cần tăng
chi tiêu chính phủ và giảm mức cung tiền.
10. Cho S=-400+0,4Yd; I=300+0,2Y;
T=200+0,3Y; M=150+0,2Y; G=300;
Yp=4500; Yt=4000
a. Hãy tính giá trị xuất khẩu tại mức sản lượng
cân bằng ban đầu và xác định cán cân thương
mại.
b. Biết thuế thu nhập tăng 150, trợ cấp tăng
120, tiêu dùng tăng 42, xuất khẩu tăng 10.
Khuynh hướng tiêu dùng biên của người có
thu nhập cao là 0,55 và của người có thu
nhập thấp là 0,8. Tính sản lượng cân bằng
mới.
11. Hãy chứng minh 1 quốc gia không có lợi thế
so sánh tuyệt đối với bất cứ hàng hóa nào vẫn
có lợi khi có quan hệ ngoại thương với 1 quốc
gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các loại hàng
hóa. Cho ví dụ minh họa.
12. Giả sử các điều kiện khác không đổi, vì sao
khi tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) thì xuất khẩu
có lợi còn nhập khẩu bị thiệt? Cho ví dụ minh
họa.
13. Nếu nhu cầu giữ ngoại tệ của dân chúng gia
tăng, NHTW cần sử dụng các công cụ gì để ổn
định tỷ giá? Nêu tác dụng của từng công cụ.
14. Hãy nêu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với
cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán.
15. Vì sao trong ngắn hạn với điều kiện kinh tế
mở, tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự do
chính sách tài khóa mở rộng và chính sách phá
giá đồng tiền lại có kết quả tương tự nhau?
16. Tác động tích cực của chính sách tiền tệ
trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, vốn luân
chuyển tự do đối với sản lượng, xuất khẩu,
nhập khẩu, công ăn việc làm của xã hội như
thế nào?
17. Trong điều kiện kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt,
vốn luân chuyển tự do, có nên sử dụng chính
sách tài khóa mở rộng khi kinh tế suy thoái
hay không? Tại sao?

2. Trắc nghiệm
1. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao hơn tỷ giá hối
đoái danh nghĩa có nghĩa là:
a. Nội tệ được đánh giá quá cao, sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước trên thị trường thế
giới cao.
b. Nội tệ được đánh giá quá cao, sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước trên thị trường thế
giới thấp.
c. Nội tệ được đánh giá thấp, sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước cao.
d. Nội tệ được đánh giá thấp, sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước thấp.
2. Một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định,
NHTW phải dùng các công cụ:
a. Chính sách ngoại thương
b. Chính sách quản lý nhu cầu ngoại tệ
c. Dự trữ ngoại hối
d. Cả 3 yếu tố trên
3. Cán cân thanh toán cân bằng có nghĩa là:
a. Xuất nhập khẩu cân bằng
b. Đầu tư trong nước ra nước ngoài và đầu tư từ nước
ngoài vào trong nước cân bằng
c. Luồng tiền tệ đi ra và đi vào 1 quốc gia cân bằng.
d. Thu nhập trả cho người nước ngoài đầu tư vào
trong nước và thu nhập do nước ngoài trả cho công
dân trong nước đi đầu tư nước ngoài cân bằng.
4. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên và giá cả hàng hóa ở
các nước cũng thay đổi sẽ làm cho:
a. Xuất khẩu tăng
b. Nhập khẩu tăng
c. Xuất khẩu giảm
d. Không đủ cơ sở kết luận
5. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, tỷ
giá sẽ...
a. Thay đổi tùy theo diễn tiến trên thị trường ngoại
hối
b. Không thay đổi, bất luận diễn tiến trên thị trường
ngoại hối.
c. Tăng khi cung ngoại tệ tăng
d. Giảm khi cầu ngoại tệ tăng.
6. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến:
a. Cán cân thanh toán quốc gia
b. Cán cân thương mại
c. Tổng cầu
d. Cả 3 đều đúng
7. Trong cơ chế tỷ giá cố định, khi có áp lực làm
tăng cung ngoại tệ NHTW sẽ:
a. Bán nội tệ và mua ngoại tệ
b. Bán ngoại tệ và mua nội tệ
c. Bán và mua hai loại ngoại tệ
d. Hoàn toàn không can thiệp
8. Bảng chi phí sản xuất của 2 mặt hàng gạo và
vải ở 2 quốc gia A và B như sau:

A B
Gạo 5 4
Vải 30 20

Hãy kết luận lợi thế của A và B


a. A có lợi thế tuyệt đối ở mặt hàng gạo
b. A có lợi thế tương đối ở mặt hàng gạo
c. B có lợi thế tuyệt đối ở 2 mặt hàng
d. b và c
9. Trong điều kiện kinh tế mở, tỷ giá hối đoái cố
định, luồng vốn vận chuyển hoàn toàn tự do,
1 sự gia tăng chi tiêu ngân sách, tác động
ngắn hạn là:
a. Lãi suất và sản lượng đều tăng
b. Lãi suất giảm, sản lượng tăng
c. Lãi suất cao hơn lãi suất thế giới, sản lượng
giảm
d. Lãi suất cân bằng lãi suất thế giới, sản lượng
tăng
10. Tác động dài hạn của chính sách tài khóa
mở rộng trong điều kiện kinh tế mở, tỷ giá
hối đoái cố định, vốn vận động tự do là:
a. Thặng dư cán cân thương mại, lãi suất và sản
lượng trở về mức cũ.
b. Thâm hụt cán cân thương mại, lãi suất và sản
lượng trở về mức cũ.
c. Thâm hụt cán cân ngân sách, lãi suất và sản
lượng đều tăng
d. Thặng dư cán cân ngân sách, lãi suất không
đổi, sản lượng tăng.
11. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng
trong nền kinh tế mở (tỷ giá cố định, vốn
luân chuyển tự do) mạnh hơn tác động của
nó trong nền kinh tế đóng vì:
a. Sản lượng tăng
b. Hạn chế thâm hụt cán cân ngân sách
c. Hạn chế tháo lui đầu tư
d. Hạn chế lạm phát
12. Kết quả của chính sách tiền tệ mở rộng trong
điều kiện kinh tế mở, tỷ giá cố định, vốn luân
chuyển tự do là:
a. Lãi suất cân bằng với lãi suất thế giới, sản
lượng tăng.
b. Lãi suất nhỏ hơn lãi suất thế giới, sản lượng
tăng.
c. Lãi suất và sản lượng trở về mức cũ.
d. Cả 3 đều sai.
13. Với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển
tự do, chính sách tiền tệ trong điều kiện kinh
tế mở so với chính sách này trong nền kinh tế
đóng là:
a. Hiệu quả hơn
b. Kém hiệu quả hơn
c. Tương đương nhau
d. Không thể so sánh
14. Trong điều kiện kinh tế mở, vốn luân chuyển
tự do, các tác động của chính sách tài khóa
và tiền tệ trong cơ chế tỷ giá cố định khác
biệt so với tác động của chúng khi tỷ giá linh
hoạt vì:
a. Chính phủ phải can thiệp vào thị trường
ngoại hối để cố định tỷ giá.
b. Chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng nếu muốn
cố định tỷ giá.
c. a và b.
d. Cả 3 đều sai.
15. Khi kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, chính
sách tài khóa mở rộng trong cơ chế tỷ giá
linh hoạt kém hiệu quả hơn khi tỷ giá cố định
vì:
a. Sản lượng không tăng lên
b. Cán cân thương mại xấu đi
c. Có sự tháo lui đầu tư
d. Cả 3 đều đúng
16. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp khi
kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, tỷ giá
linh hoạt là:
a. Sản lượng giảm, lãi suất trở về như cũ
b. Cán cân thương mại thâm hụt hơn trước
c. Đồng nội tệ tăng giá
d. Cả 3 đều đúng
17. Khi chính phủ vay nợ nước ngoài để đầu tư cho cơ
sở hạ tầng hoặc thay đổi cơ cấu kinh tế, khoản này
sẽ được phản ánh:
a. Cán cân vãng lai
b. Cán cân vốn
c. Hạng mục cân đối
d. Tài trợ chính thức
18. Khi chính phủ vay nợ nước ngoài để cân đối cán
cân thanh toán, khoản này sẽ được ghi vào:
a. Cán cân vãng lai
b. Cán cân vốn
c. Hạng mục cân đối
d. Tài trợ chính thức
19. Tỷ giá hối đoái tăng chậm hơn giá trong
nước (giả sử giá nước ngoài không đổi).
Muốn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
trong nước, biện pháp tốt nhất là:
a. Tăng tỷ giá
b. Giảm tỷ giá
c. Tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật để làm giảm
giá trong nước
d. b và c
20. Với chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế
mở, vốn luân chuyển tự do, tỷ giá linh hoạt sẽ gây
ra tác động ngắn hạn là:
a. Sản lượng tăng
b. Cán cân thương mại thặng dư hơn trước
c. Đồng nội tệ giảm giá
d. Cả 3 đều đúng
21. Khi đầu tư nước ngoài vào VN tăng, VN sẽ:
a. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thanh toán.
b. Giảm chuyển nhượng ròng từ nước ngoài
c. Tăng xuất khẩu ròng
d. a và b đúng
22. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay
đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước
nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của
hàng hóa trong nước sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Không thể kết luận
23. Nếu tỷ giá hối đoái tăng từ 15.350
VND/USD thành 15.500 VND/USD có nghĩa
là:
a. USD lên giá 0,98% so với VND, VND
xuống giá 0,98% so với USD.
b. USD lên giá 0,98% so với VND, VND
xuống giá 0,97% so với USD.
c. USD xuống giá 0,98% so với VND, VND
lên giá 0,98% so với USD.
d. USD xuống giá 0,98% so với VND, VND
lên giá 0,97% so với USD.
24. Cán cân thanh toán thâm hụt có nghĩa là:
a. Thâm hụt cán cân ngoại thương
b. Thâm hụt cán cân ngân sách
c. Thâm hụt cán cân vốn
d. Cả 3 đều sai

You might also like