You are on page 1of 19

TỔNG QUAN VỀ DWDM

1. Khái niệm hệ thống DWDM


2. Mô hình hệ thống và nguyên lý hoạt động
3. Cấu hình thiết bị
4. Ưu điểm của DWDM
5. Ứng dụng của DWDM

01/04/2022 1
1. Khái niệm về hệ thống DWDM

Khái niệm DWDM


• Ghép kênh theo bước sóng WDM (Waveleght Devision Multiplexing) là
công nghệ ghép nhiều kênh có bước sóng khác nhau để truyền đi trên
cùng một sợi quang. Tại đầu thu, tín hiệu được tách kênh, khôi phục lại tín
hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.

Cấu trúc tổng quát của WDM và phổ của tín hiệu ghép
01/04/2022 2
1. Khái niệm về hệ thống DWDM

Khái niệm về hệ thống DWDM


• Là công nghệ ghép kênh theo bước sóng với mật độ cao.
• Theo đó, 40 đến 80 luồng thông tin truyền dẫn có tốc độ 10G/40G/100G
có thể được ghép chung để truyền dẫn trên một sợi quang đơn mode
nâng dung lượng truyền dẫn của sợi quang lên 800G/3200G/8T.
• Công nghệ DWDM cho phép truyền dẫn khoảng cách xa mà chỉ cần các
trạm tr­­ung gian là trạm khuếch đại DWDM hoặc thiết bị tái tạo tín hiệu.
• Công nghệ DWDM tăng khả năng truyền dẫn sợi quang với dung lượng
cao, khoảng cách xa và giảm số lượng thiết bị sử dụng kênh truyền như
SDH/Switch/Router/.., trung gian

01/04/2022 3
2. Mô hình hệ thống và nguyên lý hoạt động
• Mô hình tổng quát DWDM trong hình bên biểu diễn một hệ thống DWDM
mở, đơn hướng gồm đầu phát, trạm khuếch đại và bù tán sắc trung gian
và đầu thu. Hệ thống ghép n kênh bước sóng, từ λ1 đến λn.

01/04/2022 4
2. Mô hình hệ thống và nguyên lý hoạt động

• Trên thực tế, hệ thống DWDM được xây dựng là hệ thống hai hướng:

01/04/2022 5
3. Cấu hình thiết bị
Phân loại cấu hình thiết bị
 Thiết bị DWDM bao gồm năm loại cấu hình chính:

1) Thiết bị ghép kênh kết cuối quang (OTM – Optical Terminal Multiplexer)
2) Thiết bị khuếch đại đường truyền (OLA – Optical Line Amplifier)
3) Thiết bị ghép kênh xen/rẽ quang (OADM – Optical Add/Drop Multiplexer)
4) Thiết bị tái tạo (REG – Regenerator)
5) Thiết bị cân bằng tín hiệu quang (OEQ – Optical Equalizer)

Vị trí các loại thiết bị DWDM trong mạng

01/04/2022 6
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OTM (Optical Terminal Multiplexer)
• OTM là trạm kết cuối của mạng DWDM.
• Một OTM bao gồm hướng phát và hướng thu.
• Một thiết bị OTM gồm các thành phần chính
sau:
- Các bộ phát đáp quang (OTU)
- Bộ ghép kênh quang (OMU)
- Bộ tách kênh quang (ODU)
- Các bộ khuếch đại quang (OA) bao gồm bộ
tiền KĐ-PA & bộ KĐ tăng cường BA
- Khối giao tiếp kênh giám sát quang (OSC)
- Khối giao tiếp quang (FIU) Cấu trúc thiết bị ghép kênh kết
- Khối điều khiển hệ thống và truyền thông cuối quang (OTM)
(SCC)
- Khối bù tán sắc (DCM)

01/04/2022 7
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OLA (Optical Line Amplifier)
• Thiết bị khuếch đại đường truyền (OLA) có chức năng khuếch đại tín hiệu
quang hai hướng và để bù lại suy hao của liên kết quang nhằm tăng
khoảng cách truyền dẫn không cần tái tạo.

01/04/2022 8
3. Cấu hình thiết bị

Thiết bị OLA (Optical Line Amplifier)


 Thiết bị OLA bao gồm các thành phần chính sau:
 Bộ khuếch đại đường (OA) hoặc có thể thay thế bằng bộ tiền khuếch đại OPA và bộ
khuếch đại tăng cường (OBA).
 Khối giao tiếp kênh giám sát quang (OSC), OTM sử dụng loại OSC song hướng vì
OTM giao tiếp hai hướng với mạng.
 Khối giao tiếp quang (FIU): có chức năng giao tiếp với đường truyền và tách/ghép
kênh OSC.
 Khối điều khiển hệ thống và truyền thông (SCC): có chức năng điều khiển hoạt động
của hệ thống và liên lạc với hệ thống quản lý
 Khối bù tán sắc (DCM) có chức năng bù tán sắc sợi quang nhằm hạn chế tán sắc.
 Khối cấp nguồn: cấp nguồn nuôi cho thiết bị
 Ngoài ra, tại OLA có thể sử dụng bộ khuếch đại Raman, khối phân tích phổ và khối
điều khiển công suất tự động.

01/04/2022 9
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OADM (Optical Add/Drop Multiplexer)
• Thiết bị OADM được sử dụng để
xen/rẽ một số kênh của luồng ghép
kênh tổng, các kênh còn lại được
truyền thẳng qua thiết bị.
• Hai thiết bị OTM kết nối theo kiểu đấu
lưng (back-to-back) cũng tương đương
với một thiết bị OADM.
• Việc thiết lập các kênh chuyển thẳng
được thực hiện bằng cách đấu nhảy từ
đầu ra ODU của thiết bị này đến đầu
vào kênh tương ứng của OMU của
thiết bị kia.
• Các kênh xen/rẽ được thiết lập tương
tự như thiết bị OTM.

01/04/2022 10
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị REG (Regenerator)
 Thiết bị REG có chức năng 3R:
• Reshaping: tái tạo dạng xung
• Re-timing: định thời lại
• Regenerating: phát lại
 Để cải thiện chất lượng tín hiệu và tăng khoảng cách truyền dẫn.

01/04/2022 11
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OEQ (Optical Equalizer)
• Thiết bị OEQ được sử dụng với ứng dụng ELH nhằm làm cân bằng tốt hơn
về công xuất và bù tán sắc giữa các kênh.
• Thiết bị OEQ gồm hai loại:
– Cân bằng công suất quang (OPE – Optical Power Equalizer)
– Cân bằng tán sắc (DE – Disperson Equalizer)

01/04/2022 12
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OEQ (Optical Equalizer)
 Thiết bị OPE
• Thiết bị OPE có sơ đồ chức năng là một OLA được bổ xung thêm khối cân
bằng công suất (OPE) vào giữa các tầng khuếch đại của bộ khuếch đại
đường truyền hoặc giữa hai bộ khuếch đại liên tiếp.
• Khối OPE trong thiết bị OPE có chức năng làm cân bằng công suất của tất
cả các kênh trong tín hiệu tổng DWDM.
• Thiết bị OPE có chức năng của một OLA cộng với chức năng cân bằng công
suất giữa các kênh.

Cấu trúc thiết bị OPE

01/04/2022 13
3. Cấu hình thiết bị
Thiết bị OEQ (Optical Equalizer)
 Thiết bị DE
• Thiết bị DE có chức năng của một OLA cộng với chức năng cân bằng tán
sắc giữa các kênh.
• Có thể sử dụng kết hợp khối OPE và khối DE trong một thiết bị để tạo
thành một thiết bị OEQ có ba chức năng: khuếch đại, cân bằng công suất
và cân bằng tán sắc.

Cấu trúc thiết bị DE

01/04/2022 14
4. Ưu điểm của DWDM

• Dung lượng cực lớn


• Trong suốt đối với tốc độ bit và khuôn dạng dữ liệu
• Bảo vệ đầu tư tối đa trong quá trình nâng cấp hệ thống
• Khả năng linh hoạt, tiết kiệm và độ tin cậy cao
• Tương thích với chuyển mạch quang hoàn toàn

01/04/2022 15
5. Ứng dụng của DWDM
Các kiểu mạng DWDM
• DWDM có hai kiểu ứng dụng: kiểu mạng mở và mạng tích hợp.
 Kiểu mạng DWDM mở:
• hoạt động với mọi loại giao diện quang
đầu cuối.
• sử dụng công nghệ chuyển đổi bước
sóng

 Kiểu mạng DWDM tích hợp:


• không sử dụng công nghệ chuyển đổi bước
sóng.
• Các giao diện quang từ thiết bị Client phải
có bước sóng chuẩn hóa DWDM

01/04/2022 16
5. Ứng dụng của DWDM

Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng


 Mạng đường trục (back – bone)
• Các hệ thống DWDM khoảng cách xa (long-haul) được ứng dụng trong
mạng đường trục để truyền tải thông tin với lưu lượng lớn giữa các vùng
trong một quốc gia.
• Đặc điểm của các hệ thống này là dung lượng rất lớn và sử dụng các công
nghệ sửa lỗi FEC, khuyếch đại Raman, định dạng xung CRZ cùng với các
trạm lặp để tăng cường về khoảng cách.
 Mạng nội vùng (Metropolitan)
• Sử dụng các hệ thống DWDM khoảng cách trung bình để kết nối giữa các
điểm tập trung lưu lượng trong một vùng.
• Các mạng metro cũng được xây dựng dạng hình vòng hoặc hình lưới để
tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.

01/04/2022 17
5. Ứng dụng của DWDM
Ứng dụng tại VIETTEL
• Mạng DWDM được sử dụng tại đường trục Bắc Nam, đường trục quốc
tế, các mạng liên tỉnh và nội hạt Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Hệ thống
DWDM hiện đang được sử dụng là hệ thống tích hợp với hai loại giao
diện cơ bản là SDH STM-N (N=16, 64) và GE (10G, 1G), phục vụ truyền
tải lưu lượng từ mạng SDH và mạng IP của Viettel.
• Mạng trục Quốc gia với dung lượng 70G (sử dụng 7 bước sóng) sử
dụng cáp trục 1C và 2B. Trong đó trên trục 1C có 20 node truyền dẫn
sử dụng thiết bị của hãng ECI (V01 đến V20). Trục 2B có 24 node trạm
(T01 đến T24) sử dụng thiết bị của hãng ZTE. Hai đường trục 1C và 2B
tạo thành mạng hình chuỗi (chain) bảo vệ 1+1 cho dịch vụ Bắc – Nam.

01/04/2022 18
7. Ứng dụng của DWDM
Ứng dụng tại VIETTEL
• Mạng lõi của Hà Nội có 06 node mạng dung lượng 30G (sử dụng 03 bước sóng)
với chức năng truyền tải lưu lượng cho các vòng ring SDH. Lưu lượng trên mạng
lõi DWDM Hà Nội gồm có lưu lượng mạng nội thành, mạng ngoại thành và
mạng khách hàng. Thiết bị sử dụng trên mạng là của hãng Hauwei.
• Mạng lõi Hồ Chí Minh có 06 node mạng, dung lượng 30G (sử dụng 03 bước
sóng) với chức năng truyền tải lưu lượng cho các vòng ring SDH. Thiết bị sử
dụng trên mạng là của hãng Huawei.
• Trong tương lai Viettel sẽ triển khai DWDM ở tất cả các mạng liên tỉnh. Mạng
DWDM phía bắc ngoài chức năng truyền tải lưu lượng cho các tỉnh phía bắc còn
đảm bảo cho lưu lượng đi quốc tế. Dung lượng mạng dự kiến là 100G (sử dụng
10 bước sóng). Mạng DWDM đường trục sử dụng 4 tuyến cáp (1B, 1C, 2B và
1D) với dung lượng dự kiến 100G. Mạng DWDM trong mạng lõi Hà Nội và Hồ
Chí Minh.

01/04/2022 19

You might also like