You are on page 1of 43

Phân tích hoạt động

Marketing của
The Coffee House

Nhóm 5 tổ 1
A40630 Đào Thị Mỹ Anh
A40554 Nguyễn Phi Khanh
A40734 Nguyễn Thùy Linh
ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất hiện lần đầu vào tháng 8/2014 với cửa hàng đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh, là một
thương hiệu café có thể nói sinh sau đẻ muộn, tưởng chừng có thể bị "nuốt chửng" bởi các
thương hiệu lớn như Highlands Coffee, Trung Nguyen Legend hay Phúc Long… nhưng
The Coffee House đến nay vẫn đang là một trong những chuỗi cà phê có tốc độ phát triển
nhanh nhất trên thị trường, chỉ sau hơn 6 năm, chuỗi cà phê The Coffee House đã đạt
được những thành công nhất định, ghi dấu tên tuổi trên thị trường F&B.
Tuy là một trong những thương hiệu cafe có xuất phát điểm đứng sau nhiều ông lớn trên
thị trường, nhưng những gì The Coffee House đang thể hiện trên thị trường đã minh
chứng cho một điều nhờ chính những chiến lược marketing đúng đắn và sự am hiểu thị
trường nội địa Việt Nam, The Coffee House đã có những bước đi đúng đắn tập trung vào
khách hàng, giúp thương hiệu này nhanh chóng trở thành một trong những chuỗi thương
hiệu cafe có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường hiện nay.. Vậy nên hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hoạt động marketing của The Coffee House
THE COFFEE HOUSE

01 Giới thiệu
chung 02 Phân tích hoạt
động marketing

03 04
Đề xuất giải
Đánh giá hoạt pháp
động marketing
Giới thiệu chung
01 về The Coffee
House
1. Thông tin cơ bản
- Người sáng lập: Nguyễn Hải Ninh
- The Coffee House là thương hiệu cà phê do Công
ty CP Seedcom quản lý. Đây là một trong những
startup được rót vốn bởi Quỹ đầu tư Seedcom thuộc
sở hữu của ông Đinh Anh Huân, người đồng sáng lập
Thế Giới Di Động.
- Website: https://thecoffeehouse.com/
2. Vị trị địa lý và hình ảnh

Tính đến năm 2020, sau 6 năm hoạt động, The Coffee House đã có
175 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Những khu phố Đặc điểm chung của những vị trí này là giao thông đông, mật độ
sầm uất với mặt tiền đắc địa, thuận lợi đều có bóng dáng của những dân cư đông, dễ dàng gửi xe, những view bắt mắt làm thế nào để
quán The Coffee House. khách hàng có thể tìm kiếm The Coffee House một cách dễ dàng
nhất.
3. Quá trình hoạt động

2014
● RA MẮT CỬA HÀNG ĐẦU TIÊN tại 86-88
Cao Thắng.
● Sau 3 năm, The Coffee House có hơn 60 cửa
hàng tại TP Hồ Chí Minh

2015
● THE COFEE HOUSE CÓ MẶT TẠI HÀ
NỘI.
● Tới nay, Nhà đã có 14 cửa hàng ở các khu vực
trung tâm Thủ đô Hà Nội.

2016
● Vào tháng 6/2016, The Coffee House đã tung ra một ứng dụng di động riêng, đây là một quyết định mang tính “đi trước
thời đại” khi xét đến hành vi khách hàng của thị trường Việt Nam lúc đó – rất ít người mua hàng hay đặt hàng qua ứng
dụng, đặc biệt là trong ngành F&B. Ứng dụng mobile của The Coffee House tích hợp những tính năng như push
notification, tích điểm thành viên, đặt hàng và giao hàng, địa điểm của các cửa hàng, coupon,…
3. Quá trình hoạt động

2017
● THE COFFEE HOUSE đem trải nghiệm “Đi cà
phê” lan toả rộng hơn, đến Đà Nẵng, Biên Hòa và
Vũng Tàu.

2018
● Chinh phục HÀNH TRÌNH “TỪ NÔNG TRẠI ĐẾN LY CÀ PHÊ”
● CHÍNH THỨC VẬN HÀNH TRANG TRẠI:
Sau khi bộ phận Cà Phê của Cầu Đất Farm được sáp nhập vào The Coffee
House, dải sơn nguyên 1,650m trên cao sẽ là nơi chúng tôi gieo nên ước mơ
đem hạt cà phê Việt ra ngoài thế giới.
● RA MẮT CỬA HÀNG FLAGSHIP THE COFFEE HOUSE
SIGNATURE:
Nơi The Coffee House chia sẻ trọn vẹn câu chuyện về đam mê cà phê với
những người đồng điệu.
● CHÍNH THỨC CÁN MỐC 100 CỬA HÀNG:
Sau 4 năm ra mắt và hoạt động tại Việt Nam, The Coffee House chính thức
vượt ngưỡng 100 cửa hàng, với mong muốn “Ai cũng có 1 The Coffee
House gần nhà”
4. Thành công nổi bật

● Tính đầu năm 2019 The Coffee House đã phục


vụ 26 triệu lượt khách hàng, vượt qua nhiều các
thương hiệu ngoại quốc tại Việt Nam, trở thành
niềm tự hào của doanh nghiệp Việt.
● Sau giai đoạn 5 năm lần thứ nhất, doanh thu của
The Coffee House rơi vào khoảng 670 tỷ đồng
đến từ 100 cửa hàng.
● Doanh thu The Coffee House năm 2019 đạt 863
tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ trước đó
(668 tỷ đồng), chỉ đứng sau Highlands Coffee,
vượt mặt Starbucks Việt Nam và Phúc Long.
Phân tích hoạt
02 động marketing
The Coffee
House
Triết lý kinh doanh "Đặt hạnh phúc của người khác Trong một sự kiện, Nguyễn Hải Ninh từng tiết lộ: "Những
cao hơn lợi nhuận" điều anh yêu thích rất đơn giản. Anh thích mang lại hạnh
Trong một thời gian dài, đối với những người trẻ ở Sài phúc cho người khác, bao gồm cả khách hàng và nhân
Gòn, Hà Nội, nhắc tới việc tụ họp bạn bè, cái tên đầu viên trong hệ thống". Bởi đặt hạnh phúc của người khác lên
tiên người ta nghĩ tới là The Coffee House. "Ngôi nhà trên cao hơn lợi nhuận nên có những lần The Coffee House
cà phê" này không đơn giản chỉ là một quán bán đồ đã từng tăng 20% lương cho khoảng 100 nhân sự khi kinh
uống. Đó còn là nơi gặp gỡ bạn bè, không gian làm việc doanh đang thua lỗ, cũng có trường hợp khách hàng mang
lý tưởng, nơi người ta có thể thư giãn, nghỉ ngơi sau khi voucher hết hạn đến cửa hàng nhưng vẫn được khuyến mãi
làm việc... Những khách hàng từng tới The Coffee bình thường.
House hẳn sẽ khó quên "cái tình" trong cách thiết kế Xác định dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng là kim chỉ
không gian quán và chất lượng phục vụ tại đây. nam để vận hành hệ thống, The Coffee House rất chú trọng
Người sáng lập The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng lắng
từng khẳng định: 3 yếu tố để quán cà phê hút khách là nghe khách hàng. Bên cạnh đó là những món đồ uống sáng
không gian quán, thái độ phục vụ của nhân viên và tạo, hợp miệng. Những ai từng trải nghiệm dịch vụ của The
những tiện ích mà cửa hàng mang lại cho khách hàng. Coffee House hẳn còn nhớ món trà đào cam sả "best seller"
của chuỗi.

1. Triết lý kinh doanh


2. Khách hàng mục tiêu

The Coffee House tập trung hướng


tới đối tượng là các sinh viên và
người đi làm. Họ đến quán cà phê
không chỉ để trò chuyện mà còn là
giao lưu, mở rộng network. Bên cạnh
đó, họ cũng mong muốn tìm kiếm
một không gian rộng rãi, yên tĩnh,
thoải mái để học tập, làm việc và
sáng tạo.
3. Định vị thương hiệu

Nói đến định nghĩa định vị thương hiệu, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh
riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi
thương hiệu của mình được nhắc tới”.
Có thể nhận thấy, The Coffee House định vị mình là nơi đem đến cho khách hàng trải nghiệm sang trọng với mức giá chấp
nhận.

khách hàng sản phẩm thị trường

The Coffee House là nhà , là The Coffee House là nơi sản xuất, The Coffee House tham vọng cung cấp sản
nơi để dừng chân thư giãn, cung cấp và phân phối những sản phẩm cà phê Việt Nam không chỉ là ở thị
làm việc và trò chuyện phẩm cà phê kèm theo chất lượng và trường Châu Á mà còn cạnh tranh với
những dịch vụ tin cậy với mức giá những thương hiệu khác trên thế giới. Trước
hợp lý cho khách hàng mắt là thị trường trong nước và Trung Quốc
4. Hoạt động marketing

Chiến lược về sản Chiến lược về


phẩm Chiến lược về giá
kênh phân phối

Chiến lược về xúc Yếu tố con Chiến lược về cơ


Quy trình dịch vụ sở vật chất
tiến hỗn hợp người
4.1.Chiến lược về sản phẩm
Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, và một sản phẩm tốt cần đáp ứng được nhu cầu cũng
như mong muốn của khách hàng, nếu không sẽ bị đối thủ giành mất thị phần hay thậm chí bị đào thải
khỏi thị trường.
Về chiến lược phát triển sản phẩm của The Coffee House, có thể nhận thấy rõ thương hiệu này chia
menu thành 2 phần rõ rệt

ĐỒ UỐNG THỨC ĂN
ĐỒ UỐNG

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Cà phê gồm những sản Trà trái cây, trà sữa gồm những Đá xay gồm những sản phẩm:
phẩm: Cà phê sữa, Bạc sản phẩm: Trà đào cam sả, Trà hạt Cookie đá xay, Chocolate đá
xỉu, Cà phê đen, Latte… sen, Trà đen, Hồng trà sữa, Trà sữa xay, Cà phê đá xay
Oolong
ĐỒ UỐNG

BEST SELLER
Trà đào cam sả là sản phẩm chủ lực của TCH. Sản phẩm này luôn
được ưu ái, và xuất hiện ở hầu hết trên các chiến dịch quảng cáo.

THEO DỊP
Trong các dịp lễ tết, hay giáng sinh, The Coffee House luôn cho ra
mắt các thực đơn thức uống mới theo mùa như Latte táo lê quế, Dưa
lưới phú quý…Điều này giúp khách hàng cảm thấy hào hứng và
không bị nhàm chán với những đồ uống quen thuộc
ĐỒ ĂN
Bánh
Đồ ăn có thể coi là nhóm sản phẩm đường dẫn hay
cross-selling ở bất kỳ hãng cà phê nào. Lý do là khi
gọi đồ ăn như bánh, đây là loại thực phẩm dễ gây khát
nước, vì vậy mỗi khi có khách hàng gọi bánh mì thì
hãng cũng bán kèm được nước. Ngoài ra với định vị
là nơi dừng chân để thư giãn, nên việc mở rộng danh
mục sản phẩm là cần thiết để đáp ứng bất cứ nhu cầu
nào của khách hàng.
Snack
Cùng với đồ uống, The Coffee House cũng cho ra mắt
các mẫu bánh mới vào dịp đặc biệt, ví dụ như các
mẫu bánh trung thu vào tháng 8 âm lịch hàng năm,
giúp khách hàng có thêm gợi ý về món quà dành cho
người thân, hay đối tác của mình.
Sản phẩm khác

The Coffee House cũng cho ra mắt các dòng sản phẩm đóng
gói như cà phê lon hay cà phê hòa tan giúp khách hàng ở xa có
thể tiếp cận được, hoặc có thể thưởng thức ngay tại nhà nhất là
trong đợt dịch các quán cà phê phải đóng cửa theo chỉ thị 16
của Thủ tướng Chính phủ

Hơn nữa, thương hiệu này còn ra mắt các mẫu bình .nước, cốc C.
thời trang thu hút giới trẻ. Đồng thời khuyến khích khách hàng
mang cốc đựng nước nhằm giảm thiểu rác thải . ra môi trường.
4.2.Chiến lược về giá

Phúc Long Highlands Coffee Starbucks

Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các Khi mới gia nhập thị trường F&B Việt Nam, The Coffee
doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một House không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, mà họ chú trọng
sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp vào thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Và sau khi có
so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn một lượng khách hàng trung thành thì lợi nhuận của
giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới xâm nhập thị trường và hãng bắt đầu tăng lên.
thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập
thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để
thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.
Ngay từ khi gia nhập, The Coffee House đã rất hiểu insight của
khách hàng. Tại thời điểm đó, các cửa hàng cafe có không gian
đẹp như Starbuck, The Coffee Bean… thường có tầm giá khá cao,
“ngồi cafe” khó trở thành thói quen của người dân Việt, còn tầm
giá từ 30.000 – 40.000 thì vẫn còn bỏ ngỏ. Nắm bắt được cơ hội
này, chuỗi cà phê bắt đầu nhảy vào thị trường được cho là “đại
dương đỏ”, nhưng vẫn nhanh chóng vươn lên trở thành một trong
những chuỗi cà phê lớn nhất tại Việt Nam.

Chiến lược giá được TCH sử dụng hoàn toàn đúng đắn, khách
hàng được trải nghiệm một không gian rộng rãi, thoải mái và
tinh tế – không thua kém gì những “ông lớn” chỉ với mức giá
30.000 – 60.000 VND. Đây chính là một lý do giải thích cho
việc tại sao nhiều bạn trẻ trở thành “fan” trung thành của
chuỗi cửa hàng này.
4.3. Chiến lược về kênh phân phối

The Coffee House sử dụng mô hình kênh phân phối bán hàng
trực tiếp.Vị trí hệ thống cửa hàng được đặt ở vị trí đẹp nhất,
thường là ở trung tâm thương mại, hoặc vị trí đắc địa, sở hữu
view đường phố bắt mắt tạo lại sự thoải mái thuận tiện cho khách
hàng. Tính đến nay, The Coffee House đã đạt được 170 cửa hàng
phủ sóng khắp 14 tỉnh thành thường là các thành phố lớn, trong
đó tập trung nhiều nhất tại TP.HCM còn lại rải rác ở các tỉnh
thành còn như Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu,…
Ngoài ra, The Coffee House tự vận hành đội ngũ giao hàng
riêng từ nhân viên tổng đài đến nhân viên giao nhận cụ thể là
đang triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi trong nội thành thông
qua Website thecoffeehouse.com và ứng dụng điện thoại The
Coffee House. Với việc tự mình vận hành đội ngũ giao hàng, The
Coffee House đã kiểm soát được chất lượng phục vụ, cũng như
nghiên cứu thêm về nhu cầu, hành vi của khách hàng.
The Coffee House không muốn trở thành nạn nhân của cuộc Mới đây The Coffee House đã chuyển đổi chiến
chiến khuyến mãi, chiết khấu của các đơn vị giao đồ ăn trực lược của mình và bắt đầu hợp tác với nền tảng thứ 3
tuyến. Theo như chính sách dành cho các đối tác nhà hàng như Baemin, ShopeeFood. Chiến lược này được coi
trên bán đồ ăn trên các ứng dụng này thì nếu trả mức chiết là đúng đắn để thích nghi với đại dịch COVID-19,
khấu cao hơn thì các của hàng này sẽ được xuất hiện ở vị trí cùng với đó cho thấy rằng họ đã lắng nghe khách
đẹp hơn như vị trí trang chủ, vị trí xếp hạng đầu tiên khi tìm hàng nhiều hơn, và thực hiện đúng chính sách “Lấy
kiếm. Như vậy, nếu vô tình các bên có sự chênh lệch về khách hàng làm trọng tâm” của mình. Từ đó, có mặt
khuyến mãi thì việc mất đi lượng khách hàng đang có sẽ xảy ở bất cứ đâu khách hàng cần để tạo sự thuận tiện
ra. nhất.
4.4. Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp
The Coffee House là một thương hiệu rất
chăm tung ra các chương trình khuyến
mại như đưa ra các combo giảm 20%,
thậm chí là 30-35%. Thương hiệu này
cũng thường xuyên liên kết với các ứng
Khuyến mại dụng ví điện tử như Momo, Zalopay hay
ShopeePay tung ra chương trình giảm
50% hoặc hoàn tiền.
Với việc sở hữu riêng cho mình ứng dụng
đặt hàng, The Coffee House luôn có
những ưu đãi dành riêng cho khách hàng
đặt đồ ở đây như các mã khuyến mại giao
Mini hàng hay tự đến lấy đồ. Ngoài ra, thương
hiệu này thường có những mini game như
game đoán tên đồ uống mới, cùng với phần quà
hấp dẫn giúp thu hút một lượng lớn người
biết tới dòng sản phẩm mới này.
12,000,000
“Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết”

The Coffee House cũng rất thành công trong việc


truyền tải thương hiệu của mình thông qua phim
ngắn, điển hình là phim ngắn Tết “Người Mẹ”.
Khẳng định sứ mệnh lâu dài mà The Coffee House
theo đuổi từ trước đến nay – lan toả những yêu
thương chân thành trong cuộc sống.
4.5.Yếu tố con người
Mô hình tổ chức nhân sự

Mô hình tổ chức nhân sự trong công ty, các phòng ban


Mô hình tổ chức nhân sự

Mô hình tổ chức nhân sự trong các chi nhánh The Coffee House
Yếu tố con người quyết định đến chất lượng dịch vụ

Yếu tố con người trong marketing là yếu tố không thể


thiếu và cực kì quan trọng trong chiến lược của các doanh
nghiệp. Nhân viên là bộ mặt của doanh nghiệp, người bán
hàng, phục vụ khách hàng là những người mà khách hàng
trao đổi đầu tiên. CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh
cho rằng: ”người mà khách hàng gặp đầu tiên không phải là
CEO, mà là nhân viên bán hàng, số lượng khách hàng gặp
và trò chuyện với CEO đếm trên đầu ngón tay”. Vì vậy, The
Coffee House luôn chú tâm đến chất lượng nhân viên mỗi
khi tuyển dụng. Việc đào tạo nhân viên bán hàng thật tốt
chính là một trong những chiếc chìa khóa giữ chân khách
hàng, chứ không chỉ có chất lượng và giá cả.
Yếu tố con người quyết định đến chất lượng dịch vụ

Nhân viên Chính sách hậu đãi cho nhân viên


Yếu tố con người quyết định đến chất lượng dịch vụ

Nhân viên Chính sách hậu đãi cho nhân


Theo The Coffee House: “Nhân viên là cốt
viên
lõi của bền vững” - The Coffee House tin Tạo một môi trường làm việc tốt cho
rằng xây dựng được hạnh phúc, chú trọng con nhân viên, đào tạo nhân viên chưa có
đường sự nghiệp cho nhân viên, sự hài lòng kinh nghiệm, khuyến khích nhân viên
trong công việc và môi trường tích cực sẽ là đóng góp ý kiến cho công ty,
nền tảng lâu dài cho sự phát triển bền vững The Coffee House mua BHYT, BHXH,
của The Coffee House. The Coffee House BHTN cho tất cả nhân viên (trừ nhân
mong muốn "là một ngôi nhà chung hạnh viên part-time), các nhân viên tại cửa
phúc cho bất kỳ ai tìm đến" và giúp mỗi hàng sẽ được thưởng thêm nếu bán đạt
nhân viên được phát triển sự nghiệp thông target; lương các dịp lễ, tết nhân 3,4;
qua môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự lương tháng 13; tham gia các hoạt động
gắn kết đồng đội, thường xuyên được đào tạo, Team Building, Year End Party hằng
nâng cao kỹ năng chuyên môn. năm
4.6. Quy trình dịch vụ

Chào mừng khách Pha chế


Phục vụ khách
hàng đồ uống
• Nhận yêu cầu Hoàn thiện và trưng bày Mang đồ uống, bánh
• Thanh toán mì/ngọt đến cho khách
• Lấy stt
Quy trình phục vụ ở cửa hàng

1 Giai đoạn cất


giữ xe 3 Nhân viên pha chế sẽ tiếp nhận
yêu cầu

2 Quầy gọi món và thanh


toán 4 Hoàn thiện và trình bày các
món
Quy trình đặt hàng online

Đặt hàng tại trang chủ The Coffee House: Khách hàng đặt hàng trực tiếp trên website hoặc gọi điện
thoại Delivery: 1800 6936 để được nhân viên tiếp nhận đơn hàng.

Khi đặt qua website khách hàng sẽ làm theo quy trình sau:

Tối đa 30 phút
Điền thông tin nhận hàng
Chọn món yêu bạn sẽ có ngay Thanh toán sau khi đã
(tên, số điện thoại, địa chỉ
thích món uống yêu nhận được món uống.
nhận hàng)
thích

Khi khách hàng gọi điện thoại thì Dịch vụ Delivery – Giao hàng tận nơi của The Coffee
House sẽ phục vụ khách hàng
4.7. Chiến lược về cơ sở vật chất
Yếu tố bên ngoài

Thiết kế Bảng hiệu Logo Chỗ đậu xe


Phần mặt tiền quán đều Được thiết kế nổi bật bởi chữ Phần giới hạn bởi phía trước của
Tên quán ‘THE COFFEE
được sử dụng kính, nổi bật trắng trên nền cam, đây cũng là mặt tiền quán, vì vậy khi lượng
HOUSE’ to, rõ đặt ở vị trí
với tone màu cam-đen đặc tone màu chủ đạo của chuỗi cửa khách đông, bãi sẽ không đủ chỗ
rất dễ thấy
trưng của quán. hàng này gửi xe để đáp ứng
Yếu tố bên trong
Thiết kế
Tạo cảm giác “nhà” nhất có thể, khiến bạn cảm giác
mình thuộc về nơi này dù bạn là bất cứ ai

Không gian
Không gian của The Coffe House được thiết kế để tạo
cảm giác “nhà” nhất có thể: đèn tông vàng tăng cảm giác
ấm cúng, kiến trúc cao tầng kết hợp việc dùng nhiều kính,
cửa sổ, tạo không gian thoáng và mở, bàn ghế được sắp
xếp theo từng khu vực, vừa có bàn dài theo phong cách
“Co-working space”- không gian làm việc mở, vừa có bàn
tròn dành cho bạn bè gặp gỡ… Đặc biệt, những “tiểu tiết”
như thiết kế ổ cắm trong cửa hàng sao cho thuận tiện, bật
nhạc sao cho êm ái, nhân viên thân thiện… cũng được The
Coffee House chăm chút để mang đến trải nghiệm tối ưu
nhất cho khách hàng.
Yếu tố bên trong

Máy móc thiết bị

Máy pha chế Ly,cốc Quầy đồ ăn

Sử dụng ly thủy tinh, cốc sứ cho khách


Được để ở khu vực phía Không chỉ phục vụ riêng mỗi
uống tại chỗ. Tất cả vật dụng phục vụ
sau quầy order nước uống mà còn có bánh ngọt
khách hàng đều có tên của quán là ‘THE
và bánh mì ăn kèm nên có 1 tủ
COFFEE HOUSE’ được thiết kế độc
quyền từ thân ly, dĩa ly đến miếng lót kính trưng bày bánh để khách dễ
dàng chọn lựa
cốc.
Đánh giá hoạt
03 động marketing
The Coffee
House
Ưu điểm

● Một trong những yếu tố khiến khách hàng chọn đến


với The Coffee House là bởi vì không gian của quán,
nên về các yếu tố của cơ sở vật chất, nội thất, hay
thiết kế của quán đã và đang ổn định từng ngày. Có
thể nói đây là điểm mạnh của quán.
● Các chính sách về giá thâm nhập thị trường đã khiến
The Coffee House tuy là một tên thương hiệu non trẻ
khi mới có 7 năm xây dựng nhưng đã thâm nhập thị
trường và sánh ngang với các thương hiệu hàng đầu
tại Viện Nam
● Vị trí mạng lưới hệ thống phần nhiều được đặt ở vị
trí đẹp và thường là ở trung tâm thương mại hay vị
trí đắc địa có thể tiếp cận được lượng người mua rất
lớn
Nhược điểm

● Cũng chính vì chính sách giá thâm nhập nên The


Coffee House là một trong những hãng cafe lỗ nhiều
nhất so với các đối thủ
● Hệ thống shop cũng tập chung sâu vào những trung
tâm thành phố nên chưa tiếp cận được đối tượng
người mua ở những vùng xa hơn
● Đẩy mạnh kênh phân phối theo hình thức nhượng
quyền cũng khiến tên thương hiệu khó quản trị, đồng
bộ các shop cũng như giảng dạy nhân viên cấp dưới
● Không gian giữ xe của The Coffee House thường là
phần giới hạn bởi mặt tiền quán nên khi khách đông
bãi sẽ không đủ không gian đáp ứng
Đề xuất giải pháp
04 hoàn thiện hoạt
động marketing
• Vấn đề trục trặc của khách hàng về các yếu tố vật
chất hầu hết chỉ rơi vào khâu giữ xe, The Coffee
House nên cố gắng mở rộng bãi giữ xe của mình
hoặc thuê khu gửi xe gần nhất có thể
• Có thể thấy TCH có những chương trình khuyến
mại có tần suất dày, điều này có thể dẫn đến phản
tác dụng vì khi thị trường bị bão hòa bởi các
voucher, giảm giá… khách hàng sẽ không còn bị tác
động mạnh nữa. Chính vì thế TCH chỉ nên thỉnh
thoảng tạo những cú hick khuyến mại để kích thích
thị trường.
• Về phân phối TCH cũng nên chú tâm đến các vùng
xa hơn thay vì tập chung quá nhiều vào các trung
tâm thành phố
• Cần tổ chức các cuộc đào tạo và bồi dưỡng nội duy
hay kỹ năng phục vụ sau mỗi kỹ tuyển dụng nhân sự
để dễ quản trị và dễ đồng bộ giữa các của hàng The
Coffee House
KẾT LUẬN
Với triết lý kinh doanh đúng đắn: “Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ
dựa trên suy nghĩ của khách hàng”, việc thấu hiểu sâu sắc Customer Insight
cùng việc vận dụng tốt chiến lược marketing 7Ps đã giúp The Coffee House
ngày càng tiến gần hơn đích đến Top-of-mind về thương hiệu Coffee trong lòng
người tiêu dùng.
Có thể nhận thấy điểm kết nối chung giữa các yếu tố trong chiến lược marketing
của The Coffee House chính là khách hàng, những người trực tiếp sử dụng và
trải nghiệm dịch vụ.
Sự chuyển mình mạnh mẽ của The Coffee House là kết quả của những chiễn
lược marketing hoàn hảo- một chiến lược bài bản từ nghiên cứu thị trường, xây
dựng sản phẩm, phân bố cửa hàng, cơ sở vật chất lẫn đào tạo con người đã giúp
cho The Coffee House trở thành thương hiệu café được yêu thích và có tốc độ
phát triển nhanh nhất trên thị trường hiện nay

You might also like