You are on page 1of 64

CHUYÊN ĐỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP


ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG
THÔNG KHÍ CỦA MŨI
HDKH: NTH:
TS.QUÁCH THỊ CẦN NGUYỄN QUỐC DŨNG
PGS.TS.NGUYỄN TƯ THẾ
ĐẶT VẤN ĐỀ

 Mũi hoạt động để cung cấp độ ẩm và điều


hòa không khí của khí hít vào,cũng như
chức năng bảo vệ thông qua lông chuyển
qua việc lọc và tiết của lysozym cùng với
globulin miễn dịch.

 Khi luồng không khí không bị cản


trở ,thông khí mũi cho phép chất thơm tác
động qua lại với biểu mô khứu giác, do đó
cung cấp cho con người cảm nhận mùi vị.
 Mũi như một điện trở tập trung sự chú ý trong
lâm sàng, từ đó bệnh nhân tắc nghẽn mũi
được chuyển đến để phẫu thuật. Có lẽ bởi
điều này mà nhiều nổ lực đã được tạo ra
để cố gắng thực hiện đo thông khí mũi.

 Thật vậy, những phương pháp đo thông


khí mũi là không mới mẻ. Gương mờ
hoặc những đánh giá khác của kiểu thở
ra từ mũi như một phương tiện của việc
thực hiện đánh giá là được ủng hộ ở
cuối thế kỷ 19 và ở bắt đầu thế kỷ 20
 Mặc dù ngày càng nhiều kỹ thuật tiến bộ
giúp đánh giá chính xác khách quan bệnh
nhân ,vẫn không được phát triển trong thực
hành hằng ngày ở hầu hết các trung tâm
Tình trạng nhiễm trùng vùng mũi xoang cũng
được ghi nhận với 1 tỉ lệ cần lưu ý, từ 40 – 70%
bệnh nhân HIV/AIDS.

 Điều này có lẽ bởi những nổ lực để đo thông


khí mũi thất bại không tương quan với quá
trình bệnh học mà được quan sát trong mũi.
 Hiện tại ở Việt nam các phương tiện đánh
giá thông khí mũi rất nghèo nàn, chủ yếu
dựa trên cách đánh giá thô sơ là gương
Glatzel.Ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng mới
ứng dụng khí áp kế mũi trong vài năm gần
đây. Qua chuyên đề “Các phương pháp
đánh giá chức năng thông khí của mũi”
chúng tôi đề ra mục tiêu :

-Tìm hiểu các phương pháp đánh giá các


chức năng thông khí của mũi.
1.ĐO THÔNG KHÍ MŨI
BẰNG GƯƠNG GLATZEL
 Gương glatzel cổ điển: do giáo sư Jan
Glatzel (1888 – 1954) sáng kiến năm
1904 và Dr. Gerhard Hutchison Cocks,
New York City cải tiến lại năm 1915 sau
đó áp dụng rộng rải [8]

 Gương Glatzel là một mãnh kim khí mạ


kền trên đó có kẻ nhiều đường vòng cung
đồng tâm và ở chính giữa có một đường
thẳng chia ranh giới giữa hai mũi.[1]
Gồm 04 vòng:
+ vòng 1 : từ 1 → 3 cm
+ Vòng 2: từ 3 → 6 cm
+ Vòng 3: từ 6 → 9 cm
+ vòng 4: từ 9 → 12 cm
 Gương glatzel cải tiến (Modified-Glatzel):
do Silvnava brescovici, Renato
roithmann thuộc Brazilian Lutheran
University, cải tiến lại 2008 được báo cáo
và đăng tải trên tạp chí Brazillian journal
of otorhinolaryngology 4/2008 [8]

 Gồm 12 vòng chiều đứng và 16 vòng chiều


ngang, mỗi vòng kích thước 1cm
 Cách đo gương Glatzel: không đo khi bệnh
nhân đang uống alcoholic, nhiệt độ phòng
từ 22 đến 24oC, độ ẩm từ 50 đến 65%

 Cách để gương giống như hình dưới: để


gương sát cửa mũi và song song với hai lổ
mũi trước, bảo bệnh nhân thở đều ra hai
mũi và ghi nhận kết quả theo kích thước
đã có trên gương
 Đánh giá số đo trên gương glatzel:
- Thở quá thông- vệt mờ gương : ≥ 9 cm
- Thở thông bình thường- vệt mờ gương :
≥ 6 → 9 cm
- Nghẹt nhẹ - vệt mờ gương : ≥ 3 → 6 cm
- Nghẹt nặng- vệt mờ gương : < 3 cm
2.ĐO PHẾ DUNG PHỔI
(Peak Nasal Inspiratory flow)
 PNIF là phương pháp đánh giá không xâm nhập,
dễ thực hiện, và thường được sử dụng để đánh
giá sự thông thoáng đường mũi. Đây là phương
pháp đo lường sinh lý đo đạt mức độ cao nhất
không khí được thở ra trong mỗi phút khi bệnh
nhân gắng sức thở ra

 Dù rằng sự thay đổi áp lực của mỗi bên mũi


không được ghi nhận lại, PNIF được cho là có độ
nhạy cảm và tính biến đổi cao do sự cố gắng của
đối tượng được đo và sự hướng dẫn đúng của
người thực hiện nghiên cứu
 Nếu bệnh nhân gắng sức thì sẽ làm gia
tăng tỉ lệ khí lưu thông qua mũi [35].

 Một điều cần lưu ý là PNIFs thiếu phương


pháp đo lường để chỉ ra đâu là vị trí tắc
nghẽn thật sự.

 Hơn nữa, các bệnh phổi cũng ảnh hưởng


đến kết quả đo lường PNIF do sự gắng sức
thở ra.
 Những vấn đề kỹ thuật như là sự bóp méo cánh
mũi do áp lực cung cấp cần thiết để bịt kín mặt
nạ và cánh mũi sụp xuống ở tỉ lệ luồng khí cao,
cũng như tính thay đổi hàng ngày và tính lập lại
kém, tạo cho kỹ thuật này không đáng tin cậy
cho sử dụng hàng ngày.

 Sự nổ lực của vận động hít vào và thở ra ép buộc


cũng đã được trình bày để hành động như một
máy kích thích đối với mũi trong một vài bệnh
nhân viêm mũi, điều này gây nên một gia tăng
trong trở kháng mũi.

 Như với những phương pháp đo khác, sự tương


quan của đo luồng đỉnh với triệu chứng chủ quan
là trái nhau
3.ĐO SÓNG ÂM MŨI ( Acoustic Rhinometry )

 Năm 1989, Hilberg và cộng sự [33] là những


người đầu tiên sử dụng kỹ thuật AR để đánh giá
mặt cắt ngang mũi. AR là phương pháp đo đơn
giản, không xâm nhập, và khá rẻ. Đây là phương
pháp thường dùng nhất để đánh giá cấu trúc mũi.
Thể tích mũi (nasal passage volume) cũng có thể
tính toán được dựa trên phương pháp này

 Phương pháp đo này thích hợp để đánh giá cấu


trúc giải phẫu, tác động của thuốc, và những thay
đổi sau phẫu thuật mang lại bao gồm cả những
thay đổi trên các thành phần mạch máu dưới
niêm mạc tại van mũi, thay đổi trên polyp mũi
hoặc vẹo vách ngăn
 Về nguyên thủy, kỹ thuật AR được phát
minh để dò các mỏ dầu, tuy nhiên, kỹ
thuật này không được áp dụng mãi cho
đến năm 1970, và được dùng lần đầu tiên
trong lĩnh vực y khoa để thực hiện đo
lường đường hô hấp

 Sóng âm được chuyển vào hốc mũi và


được phản hồi lại , sau đó sẽ được chuyển
thành các tín hiệu kỹ thuật số, và sau đó
sẽ thiết lập nên biểu đồ sóng âm mũi
(rhinogram). Biểu đồ này cho ta cấu trúc
giải phẫu 2D của đường mũi.
 Dấu chữ V đầu tiên đại diện cho vale mũi và
thường là mặt phẳng cắt ngang nhỏ nhất
(Minimal Cross-sectional area =MCA) của mũi.

 Dấu chữ V thứ 2 đại diện cho đầu trước của cuốn
mũi dưới hoặc cuốn mũi giữa.

 Dấu chữ V thứ 3 đại diện cho phần giữa/ hoặc


sau của cuốn giữa [41].

 Mỗi chữ V tương đương với một vị trí trong mũi


và có thể sử dụng để định vị vị trí gây hẹp trong
mũi.
 Đồ thị AR được đo trước (đường phía dưới) và sau
(đường phía trên) khi dung thuốc co mạch.
 Trục X đại diện cho khoảng cách từ cửa mũi và
trục Y đại diện cho mặt phẳng cắt ngang (CSA)
của mũi.
 Tỉ lệ tương quan cao giữa CSA trên AR so
với hình ảnh chụp MRI sau khi dùng co
mạch mũi [37],[43] và dùng CT để đánh
giá độ chính xác sự đo lường CSA trên mũi
[37].

 Với sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ, kỹ


thuật dùng CT để đánh giá thể tích mũi
(CT Volumetry) được cho là kỹ thuật hình
ảnh tốt nhất để đánh giá khoang mũi và
cấu trúc xoang kế cạnh qua việc sủ dụng
test ảo (phantom test) cho thấy chỉ có sai
số 1% ở mỗi lát cắt so với toàn bộ thể tích
thực.
 Chính vì lý do đó, Dastidar và cộng sự
[37],[44] đã thực hiện nghiên cứu vào
năm 1999 để so sánh 48 hốc mũi bị nghẹt
mũi bằng phương pháp AR/ CTV. MCAs và
mỗi thể tích được đo lường và so sánh với
nhau. Kết quả đo lường thể tích được ghi
nhận là có sự tương quan mạnh mẽ với
(p<0.05) tại khoang mũi trước và giữa,
nhưng kém chính xác ở khoang mũi sau.

 Các tác giả khác cũng cho rằng đo lường


tại cửa mũi sau là không đáng tin cậy do
sự thất thoát âm ở cửa mũi sau
 Hiện nay, gần 2 thập niên trở lại đây
kể từ khi kỹ thuật AR này ra đời, AR
vẫn là kỹ thuật phổ biến được sử
dụng để đánh giá khoang mũi trong
nghiên cứu. Kỹ thuật này cũng có vài
ứng dụng trong lâm sàng, đặc biệt
để đánh giá một cách khách quan sự
cải thiện sau mổ hoặc điều trị steroid
đường mũi.
4.ĐO ÁP LỰC MŨI (Rhinomanometry)
 Đơn vị đăng kí và ghi lại.Áp lực được đo qua một
mũi được bịt kín và luồng không khí qua mũi khác
đang mở thông qua đồng hồ khí.Đường cong P-V
thì được ghi lại trên màn hình máy nghiệm dao
động được chiếu bởi máy ghi dao động trên biểu
đồ được in và ghi được điều khiển bằng tay.
 Độ trở kháng của mỗi bên mũi có thể so
sánh với bên kia và với toàn bộ trở kháng
mũi, cho phép nhà lâm sàng có thể xác
định mũi bên nào khiến bệnh nhân than
phiền nghẹt mũi nhất. Kết quả đồ thị
(plot), trục X đại diện cho sự khác biệt về
áp lực và trục Y đại diện cho lưu lượng, đồ
thị có hình dạng chữ S bẻ cong. Phương
pháp phổ biến nhất để báo cáo kết quả là
lưu lượng khí thở vào.
 Trong phương pháp RM, áp lực cửa mũi
sau được đo lường bằng một trong ba cách
sau.
 Đo trở kháng mũi phía trước được giới
thiệu bởi Coutade [34] vào năm 1902,
bằng cách đặt một bộ phận biến đổi áp lực
ở bên mũi không được đo.
 Giới hạn của đo trở kháng mũi trước
(ARM) bao gồm: không đo chính xác khi
vách ngăn bị thủng. Một giới hạn khác đo
trực tiếp trở kháng mũi toàn bộ không thể
thực hiện được do mỗi mũi được đo riêng.
Kết quả trở kháng thu thập được bằng
cách cộng 2 kết quả lại với nhau, tuy
nhiên, những kết quả này không có độ
chính xác bằng phương pháp đo trực tiếp.
 Một phương pháp khác của đo lường sự
khác biệt áp lực mũi là đo trở kháng mũi
phía sau (Posterior RM = RRM), được giới
thiệu bởi Spiess vào năm 1899 [34], Với
phương pháp này, đầu dò áp lực được đặt
ở thành sau họng bằng cách đặt một ống
tube từ mũi xuống họng. Đây là phương
pháp duy nhất có thể đánh giá chính xác
nguyên nhân phì đại VA gây tắc nghẽn
đường mũi, tuy nhiên nó không dễ có sự
hợp tác của bệnh nhân giống ARM.
 Phương pháp thứ 3 để đo lường áp lực liên
mũi là đo trở kháng mũi sau (postnasal
RM). Kỹ thuật này được đo bằng cách đặt
một ống tube mũi họng ở cả 2 bên mũi đo
và mũi được đo. Phương pháp này cũng
không được phổ biến do tính hợp tác với
bệnh nhân khó khăn.
 Trong quá trình đo lường, lưu lượng khí có
thể được phát ra bằng cách chủ động hoặc
thụ động.
 Trở kháng mũi chủ động (Active
rhinomanometry), phương pháp thường
được sử dụng nhất hiện nay, sử dụng sự
gắng sức thở của chính bệnh nhân làm
nguồn lưu lượng khí.
 Trở kháng mũi thụ động (Passive
rhinomanometry) sử dụng một bơm khí tại
mũi để bơm với một áp lực định sẵn.
Phương pháp này không mô phỏng được
sinh lý mũi thật sự và được cho là làm
tăng phản xạ phù nề niêm mạc, ảnh
hưởng đến tính chính xác của kết quả
 Một nghiên cứu tiến cứu để đánh giá sự thông khí
mũi và trở kháng ở 25 bệnh nhân của vẹo vách
ngăn mũi trãi qua phẫu thuật vách ngăn sử dụng
RM để đánh giá trước và sau mổ.Sự cải thiện RM
trong thông khí mũi và giảm trở kháng mũi là
được thấy ở 88% bệnh nhân sau phẫu thuật.

 Đo áp lực mũi trước được thực hiện trước mổ và


đo lập lại một tháng sau mổ vách ngăn.Nó được
thực hiện theo Tiêu chuẩn ủy ban quốc tế đặc
biệt về đo áp lực mũi. Đo áp lực mũi trước trong
thở tự động là được thực hiện bởi ATMOS máy đo
áp lực 300.
 Sau khi nhỏ xylometazoline, bệnh nhân nghỉ ngơi
30 phút trong tư thế ngồi trước khi kiểm tra. Trở
kháng mũi được tường trình hoặc ở áp lực 75,
150 và 300 Pa( nếu đạt được) hoặc ở radius 2.Giá
trị của đo áp lực là được diễn tả ở đơn vị SI với
áp lực biểu diễn bởi pascals và luồng khí bằng
cm3/giây. Trở kháng mũi là được báo cáo trong
Pa/cm3/giây. Bệnh nhân là được hỏi về sự cải
thiện chủ quan trước khi đo áp lực mũi sau phẫu
thuật.
 Số lượng lớn của bệnh nhân (52%) là ở trong
nhóm tuổi của 15-20 tiếp theo là 24% bệnh nhân
ở 21-25. Bệnh nhân trẻ nhất là 16 tuổi và bệnh
nhân già nhất là 35 tuổi. có 24 nam và 1 nữ. Tắc
nghẽn mũi cả 2 bên là triệu chứng thông thường
nhất hiện diện ở 48% bệnh nhân ,tiếp sau là 44%
bên trái, 8% bên phải.
 Trong suốt thời gian tắc nghẽn mũi ở 80% bệnh
nhân thay đổi trong 0-5 năm. 76% bệnh nhân có
kết hợp dị hình xương và sụn, 24% chỉ có dị hình
sụn trong khi không có dị hình xương đơn độc.
Trên đo áp lực mũi luồng khí mũi trước mổ sắp
xếp giữa 4-744cm3/giây và luồng thông khí sau
mổ sắp xếp giữa 24-796cm3/giây.Trên đo áp lực
trước mổ, giá trị của trở kháng mũi sắp xếp từ
0,24-37,5 Pa/cm3/giây và giá trị sau mổ của trở
kháng sắp xép từ 0,24-6,25 Pa/cm3/giây.
 Luồng thông khí mũi sau mổ là cao hơn luồng
thông khí mũi trước mổ trên cả bên trái cũng như
bên phải bao gồm luồng không khí toàn bộ và giá
trị ‘p’(p<0,001) là có ý nghĩa cao trong sử dụng
test ‘t’ thiếu hụt. (bảng 3).
 Trở kháng sau phẫu thuật là thấp hơn khi so sánh
với giá trị trước phẫu thuật. Hơn nữa, trở kháng
bên phải thì thấp hơn so với bên trái điều này giải
thích cho số lượng bệnh nhân cao hơn của tắc
nghẽn mũi bên trái.
 Sự cải thiện trong giá trị của luồng thông khí mũi
và giảm trở kháng mũi sau mổ có thể được giải
thích bởi tương quan của vẹo vách ngăn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi ,giá trị trung bình của
trở kháng tổng đã được tính trước mổ là phát
hiện 0,75 Pa/cm3/giây.Broms,Johnson và Malm
đã báo cáo là giá trị trung bình trở kháng mũi
tổng trước mổ là 0,2 Pa/cm3/giây.Broms,Johnson
và Malm đã báo cáo là gia trị trung bình trở
kháng mũi tổng sau mổ là 0,15 Pa/cm3/giây.Trái
lại ,Gordon và cộng sự đã báo cáo gia trị trung
bình trở kháng tổng sau mổ là 0,2 Pa/cm3/giây.
 Pallanch đã báo cáo giá trị trung bình trở kháng
tổng bình thường ở 80 người bình thường là 0,2
Pa/cm3/giây. Cole đã báo cáo giá trị trung bình
trở kháng mũi tổng bình thường là 0,26
Pa/cm3/giây và Sipila đã báo cáo giá trị trung
bình tổng trở kháng mũi là 0,15 Pa/cm3/giây
trong nghiên cứu trên 97 người tình nguyện khỏe
mạnh.
 Trong nghiên cứu được tạo ra bởi Broms, Johnson
và Malm, so sánh trở kháng luồng thông khí mũi
trước mổ và sau mổ chỉ ra rằng có sự giảm có ý
nghĩa trong trở kháng luồng thông khí mũi
tổng( p<0,01). Trong nghiên cứu tạo ra bởi
Gordon và cộng sự, có sự giảm có ý nghĩa cao
trong trở kháng sau mổ (p<0,001). Điều này là
phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
 Broms ,Johnson và Malm đã báo cáo rằng giảm
trở kháng sau mổ là không tìm thấy ở 17 bệnh
nhân trong khi 26% phủ nhận bất cứ sự cải thiện
chủ quan. Điều này là phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi. Trong nghiên cứu tạo ra bởi
Holmstrom và Kumlien, giảm trở kháng luồng
thông khí mũi sau mổ là không thấy ở 19% bệnh
nhân và 19% phủ nhận bất cứ sự cải thiện chủ
quan. Trong nghiên cứu tạo ra bởi Piccini,Biagini
và Sensini, chỉ 4% bệnh nhân không có giảm
trong đo trở kháng mũi và 88% bệnh nhân có sự
cải thiện chủ quan có ý nghĩa.
 Đo áp lực mũi với chống xung huyết mũi là
không thể thiếu khi lựa chọn bệnh cho
phẫu thuật vách ngăn và trong việc điều
khiển hiệu quả phẫu thuật.Đó là một công
cụ giá trị không chỉ cho nghiên cứu khoa
học mà còn cho đánh giá lâm sàng liên tục
của bệnh nhân trước phẫu thuật và cho
điều khiển chất lượng liên tục của điều trị
lâm sàng.Điều đó có thể kết luận từ
nghiên cứu rằng đo áp lực mũi có thể giúp
đỡ nhiều trong lựa chọn những trường hợp
phẫu thuật vách ngăn cũng như trong
đoán kết quả phẫu thuật.
5. Odiosoft Rhino (OR)
 OR là một kỹ thuật mới được dùng để
chuyển đổi tần số âm thanh phát ra tại
mũi thành các kết quả trên mặt phẳng cắt
ngang. Giả thuyết phía sau kỹ thuật này là
lưu lượng khí tại mũi tao ra tần số âm
thanh cao khi có sự gia tăng sự chuyển
động không khí (turbulence increase)

 Odiosoft Rhino (không giống với phương


pháp Acoustic Rhinometry = đo lường
phản âm từ đó đưa ra mặt phẳng cắt
ngang)
Sự thuận lợi của Odiosoft-rhino:
 Đây là phương pháp dễ để phân tích phổ âm

thanh mũi thở ra với kỹ thuật biến đổi nhanh


Fourier (FFT).
 Nó giới thiệu mức độ tắc nghẽn giải phẫu của hốc

mũi và đặc điểm lý hóa của luồng khí mũi.


 Phương pháp không xâm lấn, nó rất dễ ứng dụng

cho nghiên cứu lâm sàng.


 Nó có thể xách tay và không đòi hỏi nhiều dụng

cụ.
 Giá thành thấp.

 Phương pháp này có lẽ là hướng mới cho đánh giá

khu vực van mũi.


 Sự phân tích âm thanh mũi sẽ là một phương

pháp quan trọng để theo dõi hậu phẫu và đánh


giá luồng khí mũi.Theo đó, phương pháp mới sẽ
tiết kiệm thời gian và tiền bạc cung cấp cho bệnh
nhân không cần phải đến bệnh viện. Nó cũng làm
giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.
6.SỰ DAO ĐỘNG ÉP BUỘC
(Forced Oscillation)
 Kỹ thuật dao động ép buộc liên quan
tới vị trí đặc biệt của biên độ nhỏ,
tần số thấp (thường nhỏ hơn 100
Hz), dấu hiệu dao động trong sự thở
bình thường . Trở kháng xuất phát từ
kiểu này là của đường thở hoàn toàn.
7.NHỮNG KỸ THUẬT KHÁC

 Nhiều kỹ thuật khác đã cố gắng đối với đặc điểm


chức năng mũi.Hầu hết chú ý này bao gồm sự cố
gắng làm tăng thêm tính khách quan đối với kỹ
thuật
 Zwaardemaker sử dụng máy ghi nhiệt tinh thể
lỏng,nhưng kỹ thuật đơn giản này không được
chấp nhận rộng rãi đối với thời đại, vì vậy nó
không được tìm thấy để tạo ra bất cứ cách đo
hữu ích nào của lâm sàng đới với tắc nghẽn mũi.
Gần đây hơn chúng tôi cũng đã đo mẫu độ ẩm
không khí trút ra từ mũi trong một đĩa cố định, sử
dụng một máy quay nhiệt.
7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
 Có một vài yếu tố có khả năng ảnh hưởng và gây
nên sự không phù hợp trong phương pháp đánh
giá khách quan.
 Hasegawa và Kern [49] ghi chú rằng chu kỳ mũi
có thể gây ra sự biến đổi một bên mũi đo lường;
vì thế, phần lớn các phương pháp đo lường khách
quan đường mũi đều khuyên nên tẩm co mạch
mũi trước khi đo để giảm tính biến thiên này.
 Một vài nghiên cứu cũng cho thấy sự giảm trở
kháng mũi sau khi tập thể dục [49],[50], tăng trở
kháng ở tư thế cúi xuống [51], sau khi dùng
aspirin [52], và hút thuốc [53].
 Dân tộc khác nhau hoặc sống khác vùng cũng
ảnh hưởng đến kết quả đo lường.
 Năm 1981, để hạn chế tối đa những
yếu tố ảnh hưởng tới các kết quả đo
khách quan mũi, Hiệp hội quốc tế về
tiêu chuẩn khí áp mũi ( The
International Committee on
Standardization of Rhinomanometry)
[56] đã đưa ra bảng hướng dẫn. Đo
trở kháng mũi ở phía trước chủ động
được khuyên nên sử dụng.
 Các test đo lường nên được thực hiện cùng
một thời điểm trong ngày, sau khi bệnh
nhân nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, và môi
trường trong phòng đo không nên có bất
cứ ánh sáng mặt trời nào. Đầu biến đổi áp
lực (the pressure transducer) nên được
dán vào mũi với băng dính và không nên
tạo bất cứ sự biến dạng nào của lổ mũi, và
mặt nạ trong suốt nên được sử dụng để
đảm bảo rằng không có sự vặn xoắn ống
đo
8. SO SÁNH GIỮA
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
 Schumacher cho rằng vì RM là một khảo sát chức
năng đường mũi, đó là phương pháp khảo sát tốt
để đánh giá nghẹt mũi.
 Vai trò của AR được ca ngợi là tốt nhất và thích
hợp để nhận dạng vị trí nghẹt mũi [58]. Scadding
nhận thấy các kết quả so sánh giữa hai phương
pháp, tuy nhiên AR được bệnh nhân dễ sử dụng
hơn và dễ thực hiện hơn [59].
 Passali và cộng sự nhận thấy RM nhạy và đặc
hiệu hơn ở những bệnh nhân nghẹt mũi chức
năng (ví dụ viêm mũi)
 Ngược lại, AR được cho là nhạy và đặc hiệu hơn
khi đánh giá nghẹt mũi thứ phát do bất thường
giải phẫu.
 Mỗi phương pháp khảo sát mũi đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng. AR
được đo rất nhanh (thường khoảng 10s đối
với một bên mũi), xâm nhập thấp, và có
thể nhận định chính xác vị trí nghẹt của
mũi. Nhược điểm là giá thành, dù rằng giá
của AR đang giảm và hiện tại rẻ hơn so với
RM [61]. AR cũng không thể đo chính xác
qua những khe hẹp (ví dụ vale mũi) và ít
chính xác tại cửa mũi sau
 Ưu điểm của RM đó là phương pháp khảo
sát thiên về chức năng hơn và có thể khảo
sát cả 2 mũi cùng lúc. Nhược điểm là thời
gian (thường mất khoảng 20-30 phút), và
không thể xác định vị trí nghẹt mũi. RM
không thể sử dụng trong những trường
hợp nghẹt mũi hoàn toàn hoặc gần như
hoàn toàn bởi vì bệnh nhân không thể thở
ra áp lực và lưu lượng khí thích hợp để đo.
 Có một vài điểm thiếu sót cho cả hai
phương pháp đo RM và AR. Cả hai
phương pháp đều thất bại trên bệnh
nhân có cấu trúc mũi khoằm (tip
ptosis – xem giải thích ở các hình
bên dưới) hoặc bệnh nhân hẹp cánh
mũi.
KẾT LUẬN
 Trong tất cả các kỹ thuật có sẵn, đo áp lực
mũi là gần nhất với tiêu chuẩn vàng cho
đánh giá mũi.Đo âm mũi cũng được sử
dụng rộng rãi .
 Tất cả của những kỹ thuật này đã phát
hiện giới hạn trong thực hành, bởi không
có kỹ thuật chính nào của thời đại được
tìm thấy có tương quan tin tưởng với triệu
chứng báo cáo của tắc nghẽn.
 Một kỹ thuật lý tưởng sẽ xác định số lượng
của mức độ tắc nghẽn trong cách như thế
là có thể cho biết sự lựa chọn liệu pháp và
tương quan tốt với kinh nghiệm cảm giác
chủ quan của bệnh nhân . Đo khách quan
là cũng cần thiết để giúp so sánh giữa điều
trị.

 Điều tốt nhất chúng ta có thể làm ở hiện


tại là sử dụng kết hợp những kỹ thuật đo
cùng nhau với đánh giá lâm sàng và báo
cáo của chính bệnh nhân cảm giác của sự
tắc nghẽn là tốt nhất mà có thể đạt được
hiện tại.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !

You might also like