You are on page 1of 21

LịCH SỬ PHÁT TRIỂN

CỦA NGÀNH VI SINH VẬT hỌc


Bối cảnh ra đời của ngành vi sinh vật học

 Quan sát của Hook và Leeuwenhoek

 Thuyết tự sinh và tạo sinh

 Đóng góp của Needham, Spallanzani, Virchow và Pasteur

 Tầm quan trọng của định đề Koch

 Đóng góp của Jenner

 Đóng góp của Ehrlich và Fleming


Sơ lược lịch sử ngành vi sinh vật

- 1665: Robert Hooke (Anh): Khám phá ra cấu trúc nhỏ nhất của sự
sống (“cell”) với kính hiển vi thô -> mở đầu cho học thuyết tế bào
(cell theory).

- 1673: Anton van Leeuwenhoek (Hà Lan): 400 kính hiển vi với các
ống kính phóng đại: quan sát tế bào sống.

- 1673-1723: Leeuwenhoek viết thư mô tả “animalcules” tới Hoàng


gia Anh.
Sơ lược lịch sử ngành vi sinh vật
Sơ lược lịch sử ngành vi sinh vật
Sơ lược lịch sử ngành vi sinh vật
Tự sinh và tạo sinh
 Tự sinh (Spontaneous generation): sự sống có thể được bắt đầu từ
vật không sống. Cóc, rắn, chuột có thể được sinh ra từ đất ẩm; ruồi có
thể xuất hiện từ phân; giòi, ấu trùng của ruồi, có thể phát sinh từ xác
chết mục nát.

-1668: Francesco Redi (Ý): thí nghiệm tạo giòi làm lung lay thuyết tự
sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng các vi sinh vật đủ đơn
giản để được tạo ra từ vật không sống.
Tự sinh và tạo sinh

 Tự sinh (Spontaneous generation):

-1745: John Needham (Anh): đun nóng dịch bắp và thịt gà trước khi
đổ vào các bình có đậy nắp, dịch khi nguội nhanh có vi sinh vật trở lại.
Needham cho rằng vi sinh vật tự sinh từ dịch dinh dưỡng.

- 1747: Lazzaro Spallanzani (Ý): cho rằng vi sinh vật từ không khí có lẽ
đã lọt vào dịch dinh dưỡng Needham sau khi đun nóng. Lazzaro cho
thấy bình đun sau khi nút kín không có vi sinh vật phát triển. Needham
chống chế lại rằng yếu tố quan trọng cần thiết cho tự sinh đã bị tiêu diệt
bởi nhiệt và bị giữ bên ngoài bình do nút kín.
Tự sinh và tạo sinh

 Thuyết tạo sinh (The Theory of biogenesis):

-1858: Rudolf Virchow (Đức): đưa ra khái niệm tạo sinh, cho rằng tế
bào sống chỉ có thể được tạo ra từ tế bào sống. Những tranh cãi về
thuyết tự sinh được tiếp tục cho đến 1861, khi vấn đề được giải quyết
bởi Louis Pasteur.

- 1861: Louis Pasteur (Pháp): chỉ ra rằng vi sinh vật tồn tại trong không
khí có thể làm nhiễm dịch dinh dưỡng đã tiệt trùng; không khí tự nó
không tạo ra vi sinh vật:
o thí nghiệm với bình cổ ngắn và nước chiết thịt bò
o thí nghiệm bình cổ dài (Hình 1.3):
Tự sinh và tạo sinh
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học

Từ sau thí nghiệm của Pasteur, các khám phá về vi sinh vật học bùng
phát. Khoảng 1857-1914 là thời kỳ vàng của ngành vi sinh vật học:

Pasteur và Robert Koch lập công thiết lập ngành vi sinh vật học:

 Khám phá ra các tác nhân gây bệnh


 Khám phá ra vai trò của sự miễn dịch trong phòng và chống
bệnh

Trong thời kỳ này, các nhà vi sinh vật học nghiên cứu các hoạt động
hóa học của vi sinh vật, cải tiến kỹ thuật kính hiển vi và nuôi cấy vi
sinh vật, phát triển chế tạo vaccine và các kỹ thuật phẫu thuật.
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học

 Lên men và thanh trùng

Lên men (Fermentation):

Vì sao rượu và bia chua? -> tìm phương pháp bảo quản thức uống
vận chuyển đi xa

Pasteur: bia chua và bia hỏng được gây ra bởi các vi khuẩn khác
nhau

Thanh trùng (Pasteurization): cấp nhiệt cho bia đủ để tiêu diệt vi sinh
vật gây hỏng bia
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học

 Thuyết mầm bệnh (The Germ Theory of Disease)

-Trước thời Pasteur: tác nhân gây bệnh không được biết; chữa bệnh
bằng cách mày mò.

- Ý tưởng thuyết mầm bệnh:

• Nấm men (yeasts) <-> lên men


• Vi sinh vật <?-?> bệnh
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học

 Thuyết mầm bệnh (The Germ Theory of Disease)

-Thuyết mầm bệnh khó được chấp nhận: bởi niềm tin vào yêu quái
xuất hiện dưới dạng mùi hôi của cống thải hoặc hơi độc từ đầm lầy; khó
tin rằng vi sinh vật di chuyển từ một nơi nào đó vào thực vật hoặc động
vật để gây bệnh.

- 1865: Pasteur kêu gọi chống dịch bệnh trên tơ tằm. Trước đó (1835),
nhà vi sinh vật học Agostino Bassi chứng minh có loài nấm gây bệnh trên
tơ tằm. Pasteur tìm thấy tác nhân khác là một động vật nguyên sinh ->
phát triển phương pháp nhận diện bệnh.
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học

-1860s, Joseph Lister (Anh): ứng dụng thuyết mầm bệnh vào y tế: xử lý
các vết thương phẫu thuật với dung dịch phenol.

- 1876: Robert Koch (Đức): bằng chứng đầu tiên về vi khuẩn gây bệnh:
Bacillus anthracis gây bệnh than (anthrax) làm chết gia súc và cừu ở
châu Âu. Ông nuôi vi khuẩn này và tiêm vào động vật khỏe mạnh -> ốm -
> phân lập vi khuẩn và so sánh -> thiết lập các bước thí nghiệm tạo
thành định đề Koch.
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học
Định đề Koch
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học
Vaccine
- 1796: Edward Jenner (Anh): tiêm người khỏe mạnh với dịch lấy từ vết
bỏng rộp bệnh đậu mùa -> ốm -> hồi phục -> không bị bệnh đậu mùa
nữa. Qúa trình này gọi là vaccination. Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhờ
vaccination gọi là miễn dịch (immunity).

- 1880: Pasteur khám phá ra cách hoạt động của vaccine: vi khuẩn gây
bệnh dịch tả mất khả năng gây bệnh khi được nuôi cấy thời gian dài
trong PTN, nhưng có khả năng gây miễn dịch. Những vi khuẩn này được
gọi là vaccine.
Thời kỳ vàng của vi sinh vật học
Kháng sinh
- 1910: Paul Ehrlich (Đức): Tìm thấy dẫn xuất arsen – salvarsan – có khả
năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh giang mai (syphilis).

- Những năm sau 1930: nhiều hợp chất khác có khả năng kháng vi sinh
vật gây bệnh được tìm thấy. Hầu hết là các dẫn xuất của thuốc nhuộm.
Các sulfonamides cũng được tổng hợp trong thời kỳ này.

- 1928: Alexander Fleming (Scotland): tìm thấy nấm Penicillium notatum


(Penicillium chrysogenum) có khả năng kháng vi khuẩn, hợp chất được
gọi là penicillin, được sản xuất ở qui mô công nghiệp sau 1940. Nhờ
khám phá này, hàng ngàn kháng sinh khác được tìm thấy. Tuy nhiên, rất
nhiều kháng sinh độc cho người và động vật. Đồng thời, xuất hiện vi sinh
vật kháng thuốc.
Vi khuẩn (Bacteria)
Nấm (Fungi)
Nấm men (Yeasts)
Nấm mốc (Molds)
Nấm lớn (Macroscopic fungi)
Nguyên sinh vật (Protists)
Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Tảo (Algae)
 Nấm nước (Oomycetes)
Nấm nhầy (Slime molds)

Vi rút (VIRUSES)

You might also like