You are on page 1of 17

Nguyễn Du

I.Tìm hiểu chung


1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn thơ trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của
Thúy Kiều nói với Thúy Vân.
2. Bố cục (3 phần)
-Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
-Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
-Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân. Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Kiều trao kỉ vật và dặn dò. Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm. Phận sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Part 1
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung
a) 12 câu đầu : Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân .

“Cậy em, em có chịu lời,


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

- 2 câu đầu Nguyễn Du dùng từ “cậy”, “lạy”, “thưa” đây là các động từ
trang nghiêm, kính cẩn, hệ trọng đối với người lớn hơn mình, thái độ
hòa hoãn, thành khẩn khi muốn nhờ vả.
 Cho thấy không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng.
 Tình huống phi lý, bất ngờ nhưng đặt vào hoàn cảnh của Thúy Kiều
thì lại hợp lí, thấy được Kiều muốn nhờ Vân rất quan trọng. Qua đó còn
thể hiện cách cư xử khôn khéo, tinh tế của Kiều.
Part 1
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung
a) 12 câu đầu : Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân .

Giữa đường đứt gánh tương tư, - Kiều rất thương Kim Trọng nhưng do hoàn cảnh “đứt gánh tương
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. tư” (mối tính dở dang, đứt quãng), “sóng gió bất kì” (gia đình gặp
Kể từ khi gặp chàng Kim, nạn), “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” (bên hiếu bên tình phải
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. chọn làm sao).
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
- Vì thế, nàng Kiều muốn “chắp mối tơ thừa” cho Thúy Vân: Vân sẽ
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
thay Kiều tiếp tục mối tình dang dở đó, cách nói nhún nhường,
trân trọng vì Kiều hiểu Vân sẽ bị thiệt thòi.
- Qua hai từ “mặc em” (phó mặc, ủy thác) cho thấy Thúy Kiều vừa
tha thiết nhờ vả vừa có ý bắt buộc Vân phải nhận lời.
- Chuyện tình giữa Kiều và Trọng là một mối tình đẹp từ “khi gặp
chàng Kim” đến “khi ngày quạt ước” rồi “khi đêm chén thề”. Họ
cũng đã thề nguyện đính ước dưới ánh trăng nhưng vẫn là bị dang
dở rồi.
Part 1
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung
a) 12 câu đầu : Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

Ngày xuân em hãy còn dài,


Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

- Để tăng sự thuyết phục với Thúy Vân, nàng đã đưa ra những lí lẽ:
+ ngày xuân: ý nói Vân vẫn còn trẻ, tương lai hẵng dài
+ xót tình máu mủ thay lời nước non: tình chị em ruột thịt thiêng liêng
+ thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”: Kiều tưởng tượng
đến cái chết của mình => gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
 Cách lập luận sắc bén, đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
 Giữa chữ hiếu chữ tình nàng hi sinh hạnh phúc của bản thân là một người con
có hiếu.
Part 2

b) 14 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.

Chiếc vành với bức tờ mây


Duyên này thì giữ, vật này của chung

Kiều trao lại kỷ vật cho em (gồm chiếc vành, bức tờ mây và mảnh hương nguyền).
+ “Chiếc vành”, “bức tờ mây”. Mỗi vật kỷ niệm kia có thể với Vân chỉ là vật vô tri, nhưng với Kiều, đó là bầu trời của kỷ niệm,
của yêu thương, của hạnh phúc, của lời thề nguyền đẹp đẽ nhất cuộc đời.
+ “Duyên này" là chỉ mối tình của nàng với Kim Trọng, nàng chỉ giữ lại kỉ niệm, còn tín vật thì trao lại cho Thúy Vân.
+ Từ giờ, tín vật này sẽ là "của chung", trước là của Kiều và Kim Trọng nay thêm cả Thúy Vân nữa, tín vật đã trao cho Vân, Kiều
chỉ còn giữ kỉ niệm.
=> Cho thấy tình cảm của nàng với Kim Trọng vô cùng sâu đậm, trao duyên chỉ là việc bất đắc dĩ.
=> Thấp thoáng sự dằn vặt, tiếc nuối, xót xa.
Part 2

b) 14 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.

Dù em nên vợ nên chồng


Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

+ Kiều dù cho trao tín vật cho Vân nhưng vẫn mãi nhớ nhung Kim Trọng.
=> Tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng thủy chung và sâu sắc.
+ Kiều biết rằng dù mình đã đi xa, nhưng "chút của tin" vẫn mãi là lời hẹn ước trăm năm của mình và Kim Trọng.
+ Nàng nhấn mạnh hai chữ "ngày xưa": đoạn quá khứ đầy hạnh phúc nhưng chỉ còn là kỉ niệm.
=> Sự luyến tiếc của Kiều.
Part 2
b) 14 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
Lời dặn của Kiều cho Thúy Vân.
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
+ Kiều liên tiếp dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi lên cái chết "hiu hiu gió thổi", "hồn", "nát thân bồ liễu", "dạ đài", "người thác oan".
+ Đoạn thơ giờ đây trầm buồn, sâu lắng hơn, như lời tâm sự của Kiều.
+ Giọng điệu thơ cứ xa xôi, phảng phất những dự cảm mơ hồ, bất an.
=> Dự cảm không lành của nàng về số phận tương lai của mình, sự đau đớn, tuyệt vọng, Kiều tưởng như mình đã chết đi oan khuất .
Part 2
b) 14 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.

Mai sau dù có bao giờ


Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
+ Dạ đài - nơi âm phủ tối tăm, cách trở âm dương
+ Kiều xin sự cảm thông của người thân “rưới giọt nước” cho linh hồn bạc mệnh của mình.
=> Qua đó ta thấy một tâm trạng đầy đau đớn, tuyệt vọng của Kiều trước khi ra đi, đồng thời cũng cho thấy tấm lòng thủy chung son sắt của Kiều với
tình yêu dành cho Kim Trọng.
=> Tám câu tiếp theo là nỗi dằn vặt, bứt rứt không nguôi trong lòng Kiều cùng những dự cảm về tương lại bất trắc. Nàng càng nhớ thương Kim Trọng
hơn bao giờ hết, nàng ra đi vì bất đắc sĩ, vì chữ hiếu chứ không hề muốn quên đi lời hẹn thề với chàng Kim.
Part 3

c) 8 câu thơ cuối: Nỗi đau đớn dằn vặt của Thúy Kiều

Bây giờ trâm gãy gương tan,


Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
- Trong đoạn này Thúy Kiều không chỉ độc thoại với Thúy Vân mà còn độc thoại với chính bản thân mình, lời nói độc thoại hướng đến Kim
Trọng (người vắng mặt) nhưng lại là tự dằn vặt, dày vò chính mình.
- Bây giờ: nối tiếp mạch thời gian của tâm trạng - Ý thức thực tại.
- Hình ảnh “trâm gãy gương tan”: chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận của Thúy Kiều.
- Muôn vàn ái ân: Gợi tả nên quá khứ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng  Tương phản quá khứ và hiện tại, nhấn mạnh tâm trạng bi kịch đau khổ,
- “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”: Trăm nghìn là một con số nhiều,Thúy Kiều gửi trăm nghìn cái lạy đến người “tình quân” mong chàng sau này
sẽ hiểu cho hoàn cảnh và nỗi khổ của nàng.
 Thể hiện sự xót xa, đau đớn, choáng ngợp trước nỗi đau hiện hữu.
- “Tơ duyên ngắn ngủi”: Ẩn dụ cho tình yêu tan vỡ của Thúy Kiều với Kim Trọng.
- “Phận sao phận bạc như vôi”: Thành ngữ so sánh chỉ số phận hẩm hiu, bạc mệnh
 Nhấn mạnh tâm trạng ai oán hờn trách.
Part 3

c) 8 câu thơ cuối: Nỗi đau đớn dằn vặt của Thúy Kiều

Bây giờ trâm gãy gương tan,


Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

- Hình ảnh “Nước chảy hoa trôi”: Hoa ở đây là sự ẩn dụ cho người con gái  Gợi tả cuộc đời lênh đênh lỡ làng của Thúy
Kiều.
- Từ “Ôi”,“Hỡi”: Thay cho một lời than, tiếng khóc tức tưởi.
- Điệp từ “Kim Lang”: Thể hiện tình nghĩa sâu đậm hướng về Kim Trọng.
- “Thôi thôi”: thể hiện sự xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
- Từ “Phụ”: Diễn tả tâm trạng tận cùng đau khổ của Thúy Kiều.
Part 3

c) 8 câu thơ cuối: Nỗi đau đớn dằn vặt của Thúy Kiều
Nghệ thuật tổng quát quá 8 câu cuối:
  • Ý nghĩa:
 - Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy
đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
- Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim
Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể
giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.
       • Nghệ thuật:
- Thơ lục bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau
đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.
- Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau
khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.
Part 3
Part 4
Part 4

Danh sách thành viên:


Nguyễn Trọng Bằng
Nguyễn Mạnh Hùng
Lê Hoài Quỳnh Nguyên
Trần Nguyễn Minh Nhật
Nguyễn Thị Thu Phương
Hoàng Văn Thành
Cảm ơn cô và các
bạn đã lắng
nghe !
https://www.freeppt7.com

You might also like