You are on page 1of 24

BÀI 5

SWITCH (THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH)

Core Layer

Distribution Layer

Access Layer
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP
1 Tổng quan về mô hình mạng phân cấp
Kết nối đến một mạng khác
Mô hình mạng phân cấp chia hạ tầng mạng
LAN thành 3 lớp:
• Tầng lõi (Core Layer)
• Tầng phân tán (Distribution Layer)
• Tầng truy cập (Access Layer) Core Layer

Thiết bị ở các lớp sẽ đảm nhiệm những


công việc khác nhau của hệ thống. Distribution Layer

Access Layer
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP
1 Tổng quan về mô hình mạng phân cấp
Kết nối đến một mạng khác
Lợi ích của mô hình mạng phân cấp:
• Chi phí
o Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

• Tính mở rộng
o Thuận tiện trong việc quản lý và dễ Core Layer
dàng nâng cấp, mở rộng.
• Nâng cao hiệu suất hoạt động
o Băng thông mạng được phân bố
Distribution Layer
một cách hợp lý và khoa học.
• Dự phòng
o Nâng cao khả năng dự phòng cho

hệ thống Access Layer


• Quản lý
o Dễ dàng quản lý và khắc phục sự cố
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP
2 Tổng quát về tầng Access
Tầng Access chủ yếu cung cấp điểm truy cập mạng cho người
dùng đầu cuối, vì vậy các thiết bị mạng ở tầng này cần phải có
nhiều cổng kết nối.

Công việc chủ yếu của các thiết bị tầng truy cập là chuyển mạch
lớp 2.

Ngoài ra, tầng access còn có các vai trò sau:


• Cung cấp tính sẵn sàng sao, đảm bảo khả năng truy cập
Access Switch
mạng liên tục cho người dùng đầu cuối
• Triển khai chính sách bảo mật lớp 2
• Phân chia ranh giới vùng “broadcast”
• Triển khai các công cụ ARP Inspection ngăn chặn các cuộc tấn
công giả mạo gói tin ARP
• Triển khai STP sử dụng cho các sơ đồ mạng dự phòng
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP
3 Tổng quát về tầng Distribution
- Tầng phân tán là được xem là trung gian kết nối giữa tầng
access và tầng core.
- Tầng Phân tán đảm nhiệm những vai trò sau trong hạ tầng
mạng:
• Điểm chuyển mạch trung tâm giữa các lớp mạng trong
hệ thống
• Triển khai các chính sách kết nối, phân phối lưu lượng
dựa trên lớp 3
• Giữ vai trò cân bằng tải và dự phòng
• Vị trí quyết định số lượng “Broadcast Domain” trong hệ
thống mạng.
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP
4 Tổng quát về tầng Core
- Tầng core hay còn gọi là hệ thống mạng trục, cung cấp
đường truyền tốc độ cao và ổn định, là điểm kết nối với các
chi nhánh khác, điểm liên kết các tầng distribution với nhau.
- Tầng core có những đặc điểm sau:
• Tốc độ cao
• Độ tin cậy cao
• Tính dự phòng
• Tính chịu lỗi
• Độ trễ thấp
• Là ranh giới đến các vùng mạng khác
MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP

Bố trí thiết bị switch trong hệ thống


SWITCH CISCO
1 Các thành phần của một thiết bị Switch Cisco
- Một thiết bị Switch của Cisco có những thành phần chính sau:
o Các thành phần bên ngoài
• Các cổng kết nối
• Hệ thống đèn báo
• Các khe cắm module mở rộng
o Các thành phần bên trong
• CPU
• RAM
• ROM
• Flash
• NVRAM
• Buses
SWITCH CISCO
2 Đèn báo hiệu LED trên Switch
- Giống như các thiết bị điện tử khác, switch cũng có các loại đèn chỉ thị để cho người dùng sử dụng có thể
biết trạng thái hoạt động của nó. Switch cisco thường có 4 loại đèn phía trước:

• Đèn hệ thống (System LED): đèn LED hệ thống thông báo hệ thống đang được cấp nguồn và đang
hoạt động đúng chức năng hay chưa. Mỗi khi cắm nguồn, switch sẽ bắt đầu quá trình kiểm tra phần
cứng. Trong quá trình này đèn LED hệ thống sẽ không sáng. Sau đó, nếu kiểm tra thành công, LED sẽ
hiển thị màu xanh lá. Ngược lại, khi có lỗi, LED sẽ có màu cam.

• Đèn nguồn nuôi bên ngoài-RPS: Đèn nguồn nuôi bên ngoài thông báo Switch đang được cấp nguồn
từ bên ngoài hay không. Đèn chỉ sáng khi switch được cấp nguồn từ ngoài.

• Đèn chế độ báo hiệu và đèn trạng thái cổng: đèn chế độ báo hiệu có 4 chế độ (STAT, ULT, FDUP,
SPEED), có thể chọn chế độ bằng cách bấm vào phím “Mode”
SWITCH CISCO
2 Đèn báo hiệu LED trên Switch
Chế độ Đèn trạng thái cổng Giải thích
đèn
Tắt Cổng tương ứng không có kết nối
Xanh liên tục Đang khởi động kết nối

STAT Xanh nhấp nháy Cổng đang trao đổi dữ liệu


Nháy xanh/cam Kết nối bị lỗi
Cam liên tục Cổng đang bị khóa
Tắt Mỗi một đèn trạng thái cổng khi tắt sẽ chỉ thị Switch sử
dụng băng thông giảm đi một nửa. Các đèn sẽ tắt theo
thứ tự từ phải sang trái. Nếu đèn ở ngoài cùng bên phải
tắt có nghĩa là Switch đang sử dụng ít hơn 50% tổng băng
thông. Nếu đèn tiếp theo tắt thì Switch đang sử dụng ít
UTL hơn 25% tổng băng thông ....

Xanh Nếu tất cả các đèn đều xanh có nghĩa là Switch đang sử
dụng trên 50% tổng băng thông
SWITCH CISCO
2 Đèn báo hiệu LED trên Switch

Chế độ Đèn trạng thái cổng Giải thích


đèn
Tắt Cổng đang chạy ở chế độ bán song công (half-duplex)
FDUP
Xanh Cổng đang chạy ở chế độ song công (full-duplex)
Tắt Cổng chạy với tốc độ 10Mbps
Speed
Xanh Cổng chạy với tốc độ 100Mbps
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
1 Giới thiệu về hệ điều hành IOS
- Nếu như các máy tính cần hệ điều hành Windows hay Linux để hoạt động thì các thiết bị mạng của Cisco
như Router, Switch cũng cần hệ điều hành.
- Hệ điều hành phổ biến được sử dụng cho các thiết bị Cisco là Cisco IOS (Internetwork Operating System)
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
2 Nhiệm vụ của hệ điều hành IOS
- Giống như các hệ điều hành trên máy tính. Cisco IOS có nhiệm vụ
• Quản lý phần cứng
• Quản lý phần mềm
• Bao gồm cấp phát bộ nhớ, tiến trình, bảo mật và hệ thống tập tin.
- Cisco IOS là một hệ điều hành đa nhiệm được kết hợp với:
• Routing
• Switching
• Internetwoking
• Telecommunication
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
3 Các chế độ làm việc của hệ điều hành IOS
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
3 Các chế độ làm việc của hệ điều hành IOS
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
4 Cấu trúc dòng lệnh của hệ điều hành IOS
HỆ ĐIỀU HÀNH IOS
5 Trình trợ giúp trong hệ điều hành IOS
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
1 Kết nối tới giao diện CLI trên thiết bị
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
2 Đặt password cho thiết bị
• Đặt password cho cổng Console
switch(config)# line console 0
switch(config-line)# password Pass_word
switch(config-line)# login
Ví dụ:
SW1(config)#line console 0
SW1(config-line)#password 123
SW1(config-line)#login

• Đặt password cho mode Privileged (enable password)


switch(config)# enable password Pass_word

Ví dụ:
SW1(config)#enable password 123
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
2 Đặt password cho thiết bị

Press RETURN to get started!

User Access Verification

Password: <-------Điền mật khẩu console

Switch>enable
Password: <-------Điền mật khẩu enable
Switch#
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
3 Đổi tên cho thiết bị
switch(config)# hostname Switch_name

Ví dụ:
switch(config)#hostname AccSW_1
AccSW_1(config)#
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
4 Kiểm tra cấu hình thiết bị
switch# show running-config
Ví dụ:
AccSW_1#show running-config
Building configuration...

Current configuration : 1087 bytes


!
version 12.2
no service timestamps log datetime msec
no service timestamps debug datetime msec
no service password-encryption
!
hostname AccSW_1
!
enable password 123
!
………
!
line con 0
password 123
login
!

!
end
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
5 Lưu cấu hình thiết bị

‐ RAM: chứa file running-config


‐ Flash: tương tự như ổ đĩa cứng trên máy tính, chứa source của hệ điều hành
‐ ROM: chứa tập lệnh boot của thiết bị
‐ NVRAM: chứa file startup-config

AccSW_1#show startup-config
startup-config is not present
CẤU HÌNH CƠ BẢN SWITCH
6 Reset cấu hình switch
switch# erase startup-config
switch# delete flash:vlan.dat
switch# reload

Ví dụ:
AccSW_1#erase startup-config
Erasing the nvram filesystem will remove all configuration files! Continue? [confirm]
[OK]
Erase of nvram: complete
%SYS-7-NV_BLOCK_INIT: Initialized the geometry of nvram
AccSW_1#
AccSW_1#delete flash:vlan.dat
Delete filename [vlan.dat]?
Delete flash:/vlan.dat? [confirm]

AccSW_1#reload
Proceed with reload? [confirm]


Switch>

You might also like