You are on page 1of 52

BÀI 8

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Giảng viên: Nguyễn Thanh Hùng


Email: nthung83@gmail.com
QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI KDCN

1. ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ

2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KDCN

4. NỘI DUNG QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI KDCN


I. ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ
KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được
thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc
sự kết hợp các yếu tố này. (Điều 4.13 Luật SHTT)

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm (1)

Đặc điểm tạo dáng (2)

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN


(3)
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm
• Hình dáng  tác phẩm mỹ thuật tạo hình
• Hình dáng của sản phẩm  tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
– Gắn liền với một đồ vật hữu ích
– Có thể sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

• Hình dáng bên ngoài


– Có thể cảm nhận được bằng thị giác từ bên ngoài
– Không bao gồm các yếu tố bên trong

• Hình dáng bên ngoài của một bộ phận của sản phẩm
Hình dáng bên ngoài
Hình dáng bên ngoài
BỘ PHẬN SẢN PHẨM
Sản phẩm

• Sản phẩm thủ công nghiệp ?

• Tính chuyên biệt của KDCN ?


2. Đặc điểm tạo dáng
ĐẶC ĐIỂM TẠO DÁNG của một KDCN là yếu tố thể
hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc,
tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để
khi kết hợp với các đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành
một tập hợp cần và đủ để tạo thành KDCN đó.
(Điều 33.7 a) TT 01/2007)

Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ


dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định KDCN
và phân biệt KDCN với KDCN khác dùng cho sản phẩm
cùng loại.
(Điều 33.7. c) TT01)
2. Đặc điểm tạo dáng
Các yếu tố không được coi là đặc điểm tạo dáng của KDCN:
•Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng
kỹ thuật của sản phẩm
•Yếu tố không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ
•Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm
•Các dấu hiệu chỉ để thông tin về sản phẩm
•Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ
trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.
(Điều 33.7 b TT01/2007/BKHCN)
3. Đối tượng không được xem là KDCN
a) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc
tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải

b) Hình dáng bên ngoài của công trình xây
dựng dân dụng hoặc công nghiệp
c) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy
được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
d) Hình dáng của sản phẩm trái với đạo đức xã
hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc
phòng và an ninh
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM
“Sử dụng sản phẩm” được xem là:
•Khai thác công dụng của sản phẩm theo cách thức
thông thường
•Được thực hiện bởi bất kỳ người sử dụng nào

•Không kể công việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa
sản phẩm

(Điểm 35.3 a) (iii) TT 01/2007/TT-BKHCN)


Phân loại quốc tế KDCN Locarno
Nhóm 01: Thực phẩm
Lưu ý: a) Bao gồm cả thực phẩm cho con người, súc vật
và các loại thức ăn kiêng.
b) Không bao gồm bao bì, gói bọc (Nhóm 09)
Các loại bánh nướng, bánh qui, bánh ngọt, mì ống,
01-01
các sản phẩm từ ngũ cốc, sôcôla, mứt, kem
01-02 Rau và hoa quả
Pho mát, bơ, các chế phẩm từ bơ, các sản phẩm khác
01-03
từ bơ, sữa
01-04 Thịt (kể cả các sản phẩm từ thịt lợn), cá
01-05 (để trống)
01-06 Thức ăn cho động vật
01-99 Các loại thực phẩm khác
II. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ
KDCN được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:

1.Có tính mới

2.Có tính sáng tạo

3.Có khả năng áp dụng công nghiệp

(Điều 63 Luật SHTT)


1. Tính mới của KDCN
KDCN được coi là có tính mới nếu:
•Khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc
lộ công khai trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên
(a)

•Chưa bị bộc lộ công khai trước ngày nộp


đơn/ngày ưu tiên (b)

(Điều 65 Luật SHTT)


a) Khác biệt đáng kể
Hai KDCN không được coi là khác biệt đáng kể với
nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo
dáng
•không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và

•không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu


dáng công nghiệp đó.
(Điều 65.2 Luật SHTT)
a) Khác biệt đáng kể

Hai KDCN được coi là khác biệt đáng kể với nhau


nếu trong số những điểm khác biệt giữa chúng:
•có ít nhất một đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận
biết, ghi nhớ và
•có thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó.
ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG TỰ CỦA KDCN
• TRÙNG
– Dùng cho sản phẩm cùng loại
– Có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không
cơ bản
• TƯƠNG TỰ
– Dùng cho sản phẩm cùng loại
– Có một số đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau
• TƯƠNG TỰ GẦN NHẤT
– Tương tự
– Có số đặc điểm cơ bản giống nhau nhiều hơn so với tất cả
các KDCN tương tự khác
KDCN TƯƠNG TỰ

22
KDCN KHÔNG TƯƠNG TỰ
b) Bộc lộ công khai

KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu:


•chỉ có một số người giới hạn được biết

•(những) người đó có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN

HÌNH THỨC BỘC LỘ


NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT/BỘC LỘ
NƠI BỘC LỘ
THỜI ĐIỂM BỘC LỘ
d) Quy định linh hoạt đối với tính mới
• Quyền ưu tiên (6 tháng)

• KDCN
– bị công bố nhưng không được phép của người có
quyền đăng ký
– được công bố dưới dạng báo cáo khoa học

– được trưng bày tại triển lãm quốc gia hoặc quốc tế

– Điều kiện: Nộp đơn đăng ký trong thời hạn 6 tháng kể


từ ngày công bố
2. Tính sáng tạo của KDCN

KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ


vào các KDCN đã được bộc lộ công khai trước
ngày nộp đơn/ngày ưu tiên, KDCN đó không thể
được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có
hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
(Điều 66 Luật SHTT)
KDCN không có tính sáng tạo
• Là sự kết hợp đơn thuần các ĐĐTD đã biết
• Là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn
bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả,
các loài động vật..., hình dáng của các hình hình học
(tròn, elíp, tam giác, vuông...)
• Là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm,
công trình nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi ở Việt
Nam hoặc trên thế giới
• Là sự mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác, nếu sự
mô phỏng đó được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví
dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy...)
Tập hợp các ĐĐTD đã biết
Tập hợp các ĐĐTD đã biết
Tính sáng tạo của KDCN
3. Khả năng áp dụng công nghiệp

KDCN được coi là có khả năng áp dụng công


nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng
loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó
bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công
nghiệp.
(Điều 67 Luật SHTT)
KDCN không có khả năng
áp dụng công nghiệp

• Hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không
cố định (các sản phẩm ở thể khí, lỏng...)
• Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng đó nhờ có
kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc
chế tạo ra sản phẩm có hình dáng đó
• Trường hợp khác với lý do xác đáng
III. ĐĂNG KÝ KDCN

1. Đơn đăng ký KDCN

2. Cơ quan nộp đơn

3. Lệ phí

4. Quy trình đăng ký

5. Thời hạn xử lý
1. Đơn đăng ký KDCN
• Tờ khai đăng ký KDCN (theo mẫu)

• Bản mô tả KDCN

• Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (05 bộ);

• Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, lệ phí công bố đơn, lệ phí yêu
cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có), phí xét nghiệm nội dung, phí
phân loại KDCN (nếu Người nộp đơn không phân loại)
• Giấy uỷ quyền, nếu thông qua Đại diện SHCN

• Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày
triển lãm nếu có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo điều
ước quốc tế
PHẦN MÔ TẢ
PHẦN PHẠM VI BẢO HỘ
2. Cơ quan nộp đơn
Cục SHTT và các Văn phòng đại diện (nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện)
•Cục SHTT: 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh
Xuân, Hà Nội; Tel: (04) 8583069, 8583425 - Fax: (04)
8588449; Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước
Thanh Xuân
•Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng: 26
Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng; Tel:
(0511) 388.9955 - Fax: (0511) 388.9977
•Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM: 8/A1
Nguyễn Cảnh Chân, quận 1, TP.HCM; Tel: (08)
39322715 - Fax: (08) 39322716
STT Các khoản phí, lệ phí đăng ký KDCN Mức phí, lệ
phí (đồng)
1 Lệ phí nộp đơn (mỗi phương án) 150 000
2 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đối tượng) 500 000
3 Lệ phí công bố đơn 100 000
- Nếu có nhiều hình thì từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho 50 000
mỗi hình
4 Phí tra cứu phục vụ xét nghiệm nội dung (mỗi phương án) 100 000

5 Phí xét nghiệm nội dung 250 000


6 Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN 100 000
7 Lệ phí công bố cấp Bằng độc quyền KDCN 100 000
8 Lệ phí công bố quyết định cấp Bằng độc quyền KDCN 100 000 - 50
- Nếu có nhiều hình thì từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho 000
mỗi hình
9 Lệ phí gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền KDCN 450 000
10 Lệ phí công bố Quyết định gia hạn Bằng độc quyền KDCN 100 000
1 tháng

trong tháng thứ 2


7 tháng
IV. NỘI DUNG QUYỀN ĐỐI VỚI KDCN
1. Quyền của tác giả KDCN

2. Sử dụng KDCN

3. Quyền cấm người khác sử dụng KDCN

4. Giới hạn quyền đối với KDCN


1. Quyền của tác giả KDCN
• Quyền nhân thân
– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền KDCN
– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố,
giới thiệu về KDCN
• Quyền được nhận thù lao với mức tối thiểu sau:
– 10% số tiền làm lại mà chủ sở hữu thu được do sử
dụng KDCN
– 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong
mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền
sử dụng KDCN (royalty)
2. Sử dụng KDCN
• Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là
KDCN được bảo hộ
• Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu
thông sản phẩm trên
• Nhập khẩu sản phẩm trên
(*) SO SÁNH VỚI QUYỀN TÁC GIẢ
(*) SO SÁNG VỚI QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
3. Quyền cấm sử dụng KDCN
• Hành vi có thể cấm/Hành vi xâm phạm quyền
• Hành vi không thể cấm
– Sử dụng không xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chủ sở
hữu
• Sử dụng phục vụ nhu cầu cá nhân phi thương mại
• Sử dụng nhằm đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử
nghiệm, sản xuất thử
• Thu tập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập
khẩu, lưu hành sản phẩm
• Hết quyền sở hữu trí tuệ
• Sử dụng nhằm duy trì hoạt động của các phương tiện vận
tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong
lãnh thổ Việt Nam.
Cour d'appel Paris, 22 février 2002
Peyronnaud / Spa Fromagerie des chaumes
T‑513/09

KDCN Châu Âu 426895 Nhãn hiệu Châu Âu


0002
THỜI HẠN BẢO HỘ
• Bằng độc quyền có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài
đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia
hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIA HẠN


• trong vòng 6 tháng trước ngày Bằng độc quyền hết
hiệu lực, phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục
SHTT kèm theo lệ phí gia hạn.
• Có thể nộp đơn gia hạn muộn hơn thời hạn nêu trên
nhưng không được quá 6 tháng tính từ ngày Bằng
độc quyền hết hiệu lực và phải nộp lệ phí gia hạn +
10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

You might also like