You are on page 1of 43

BÀI GIẢNG

GV: ThS. Trần Đức Hòa


Email: tranduchoa@gmail.com
DĐ: 0918384987
Zalo 0918384987
Quy định đến lớp:
1. Không vào trễ
2. Không nói chuyện
3. Không nghe điện thoại
4. Điểm danh: vắng trên 3 buổi cấm thi,
mỗi buổi vắng trừ 1 điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Kinh tế vi mô – TS. Lê Bảo Lâm – NXB Lao động – Xã hội
• Kinh tế học vi mô – Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Vũ Việt Hằng,
NXB Thống kê
• Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô – TS.
Nguyễn Như Ý – NXB Thống kê
• Kinh tế vi mô ( Lý thuyết, bài tập và bài giải) – Trương Thị
Hạnh – XB Thống kê
• Các tài liệu kinh tế vi mô khác…
Chương 1: Kinh tế học nhập môn
Chương 2: Cung – cầu và thị trường sản phẩm
Chương 3: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Chương 4: Lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (hoàn toàn)
Chương 6: Thị trường độc quyền hoàn toàn
Chương 1.

KINH TẾ HỌC NHẬP MÔN

05/01/24 6
NỘI DUNG

I.Một số khái niệm


II. Những vấn đề cơ bản của KTH.
III. Các mô hình kinh tế và cách giải quyết các
vấn đề cơ bản

05/01/24 7
I. Một số khái niệm
1.Kinh tế học là gì?
2.Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô
3.Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học
chuẩn tắc

05/01/24 8
I. Một số khái niệm
1.Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội
nhằm nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn
lực khan hiếm vào các mục đích sử dụng khác
nhau sao cho có hiệu quả trong việc sản xuất các
hàng hóa và phân phối các hàng hóa đó cho
người tiêu dùng hiện nay và trong tương lai

05/01/24 9
I. Một số khái niệm
• Quy luật khan hiếm được biểu hiện là mâu
thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và khả năng
( nguồn lực) có giới hạn của con người
• Nhu cầu: là tất cả những đòi hỏi, mong muốn
và nguyện vọng của con người.
• Nguồn lực: Tài nguyên, vốn, lao động, quản
lý…

05/01/24 10
KHAN HIẾM VÀ SỰ LỰA CHỌN

NHU CẦU VÔ
NGUỒN LỰC
HẠN
KHAN HIẾM

LỰA CHỌN CÁCH SỬ DỤNG SAO CHO CÓ HIỆU QUẢ

05/01/24 11
I. Một số khái niệm
2.Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô
a.Kinh tế vi mô:
Là môn học nghiên cứu cách thức hoạt động
của các tế bào kinh tế.Nó nghiên cứu cách thức
ứng xử , phản ứng của các tế bào kinh tế trong
mỗi loại thị trường

05/01/24 12
Vd:
• Nghiên cứu tại sao rất đông người lao động lại bỏ
thành phố về quê trong tình hình dịch bệnh
• Nghiên cứu tại sao các gia đình lại thích xe máy hơn
xe đạp và người sản xuất quyết định như thế nào
trong việc lựa chọn sản xuất xe máy hay xe đạp
• Nghiên cứu vì sao giá Laptop hiện nay lại tăng
• Nghiên cứu các qui định và thuế của chính phủ tác
động đến giá và lượng sản xuất trên thị trường.

05/01/24 13
I. Một số khái niệm
b.Kinh tế vĩ mô :
Là môn học nghiên cứu các hoạt động diễn
ra trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế.Nó nghiên
cứu trên quy mô toàn cục các vấn đề như là giá
cả, sản lượng, lạm phát, thất nghiệp…

05/01/24 14
Vd:
• Nghiên cứu các tác động của chính phủ như
thuế, chi tiêu, thâm hụt ngân sách lên tổng việc
làm và thu nhập.
• Nghiên cứu chi phí cuộc sống bình quân của
dân cư, tổng giá trị sản xuất, chi tiêu ngân sách
của một quốc gia.

05/01/24 15
PHÂN BIỆT KINH TẾ VI MÔ VÀ KT VĨ MÔ

KINH TẾ VI MÔ KINH TẾ VĨ MÔ
1. Nghiên cứu hành vi từng cụ 1. Nghiên cứu tổng thể nền
thể : người tiêu dùng, người kinh tế : GDP, thất nghiệp,
sản xuất lạm phát
2. Cầu ( D), cung ( S) từng thị 2. Tổng cầu ( AD), tổng cung
trường cụ thể (AS)
3. Giá (P) từng sản phẩm cụ 3. Mức giá hay chỉ số giá = giá
thể ( đồng) tổng hợp ( không đơn vị ) :
Lượng ( Q) từng sản phẩm CPI
cụ thể ( cái, chiếc…) Tổng sản phẩm cả nền kinh
TR = QP tế : Y (tiền)

05/01/24 16
I. Một số khái niệm
3.Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc
a.Kinh tế học thực chứng
– Mô tả
– lý giải
– và dự báo
• các vấn đề kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra
• một cách khách quan và khoa học

05/01/24 17
Vd:

- Tỷ giá tăng thì xuất khẩu tăng


- Năm 2020 thất nghiệp là bao nhiêu ?
- Tác động của quota nhập khẩu lên thị trường
xe hơi như thế nào?
- Nhà nước quy định giá xăng thấp hơn giá thị
trường thế giới gây ra buôn lậu xăng qua biên
giới.
05/01/24 18
I. Một số khái niệm
b. Kinh tế học chuẩn tắc:
Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá
nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế
– Mang tính chủ quan
– Là nguồn gốc bất đồng quan điểm giữa các
nhà kinh tế học

05/01/24 19
Ví dụ :

- Chính phủ nên cắt giảm thuế.


- Lạm phát cao đến mức nào có thể chấp nhận được?
- Có nên dùng thuế của người giàu để giúp người
nghèo không?
- Chi tiêu quốc phòng có nên tăng 3%, 5% hoặc 10%
một năm không?

05/01/24 20
II. Những vấn đề cơ bản của KTH.
1. Ba vấn đề cơ bản của một hiện tượng kinh tế
Xuất phát từ tài nguyên bị giới hạn, buộc
các quốc gia phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:
What? How? Who?
– Sản xuất sản phẩm gì? Bao nhiêu?
– Sản xuất như thế nào?
– Sản xuất cho ai?

05/01/24 21
2.Vấn đề hiệu quả
Khả năng sản xuất
NHÀ Ở THIẾT BỊ
Giả định : ( cái) (chiếc)
-Nền kinh tế chỉ có 2 ngành 1.000 0
-Kỹ thuật SX và nguồn cung 900 10
các yếu tố không đổi 750 20
550 30
300 40
0 50

05/01/24 22
Nhà Không thể đạt được

1000 U Đường giới hạn khả


A B năng SX
900 C
750 D
550 I SX có
hiệu quả
300 E
SX kém
hiệu quả
F
 Thiết bị
0 10 20 30 40
50

05/01/24 23
II. Những vấn đề cơ bản của KTH
Đường giới hạn khả năng sản xuất(PPF)
Là tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các loại
sản phẩm
– mà nền kinh tế có thể đạt được
– khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của nền
kinh tế

05/01/24 24
II. Những vấn đề cơ bản của KTH
• Hiệu quả sản xuất là sử dụng nguồn tài
nguyên khan hiếm sao cho vừa thỏa mãn nhu
cầu của xã hội và tạo ra số lượng sản phẩm
tối đa hay nói cách khác là nằm trên đường
giới hạn khả năng sản xuất
• Hiệu quả sản xuất còn định nghĩa là khi xã
hội gia tăng số lượng sản phẩm này thì bắt
buộc phải giảm bớt số lượng sản phẩm khác

05/01/24 25
II. Những vấn đề cơ bản của KTH
Theo thời gian, các nguồn lực SX của
mỗi quốc gia có khuynh hướng gia tăng
 đường PPF sẽ dịch chuyển ra ngoài

05/01/24 26
05/01/24 27
II. Những vấn đề cơ bản của KTH
3.Chi phí cơ hội
•Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng
hàng hóa khác phải từ bỏ để có thêm một đơn vị
hàng hóa đó (David Begg)
•Chi phí cơ hội của một phương án sử dụng
nguồn lực nào đó là phần lợi ích bị mất đi do
không đầu tư vào phương án tốt nhất trong số các
phương án còn lại bị bỏ qua.

05/01/24 28
Ví dụ
Sau khi tốt nghiệp đã có nhiều doanh nghiệp mời
anh ta về làm việc. Có 4 doanh nghiệp đến chào mời
anh ta với các mức lương được đề xuất như sau: doanh
nghiệp A: 7 triệu, B: 8 triệu, C: 9 triệu, D: 10 triệu (các
điều kiện khác để làm việc tại 4 doanh nghiệp này là
như nhau). Như vậy, anh ta có 4 cơ hội để lựa chọn và
tất nhiên anh ta sẽ chọn doanh nghiệp D.
Vậy chi phí cơ hội của quyết định này là bao
nhiêu ?
Quyết định này đúng hay sai ?
05/01/24 29
III.Các mô hình kinh tế và cách
giải quyết các vấn đề cơ bản
1.Hệ thống kinh tế truyền thống:
Ba vấn đề cơ bản được giải quyết dựa vào phong
tục, tập quán, được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác
Nhược: Kỹ thuật SX ít được cải tiến, xã hội chậm
phát triển

05/01/24 30
III.Các mô hình kinh tế và cách giải
quyết các vấn đề cơ bản
2. Mô hình kinh tế chỉ huy ( bàn tay chính phủ)
Max Weber
•Là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các
cá nhân chỉ huy(chính phủ) quyết định phân phối
các yếu tố sản xuất theo các kế hoạch phát triển
kinh tế của chính phủ.
•3 Vấn đề cơ bản được Nhà nước giải quyết
– thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh
– do Ủy ban kế hoạch nhà nước ban hành.

05/01/24 31
III.Các mô hình kinh tế và cách giải
quyết các vấn đề cơ bản
• Ưu:
– Giải quyết được nhu cầu công cộng
– Hạn chế phân hoá giàu nghèo & bất công xã hội
• Nhược:
– Phân phối và sử dụng tài nguyên không hợp lý
– Sản xuất kém hiệu quả .

05/01/24 32
III.Các mô hình kinh tế và cách giải
quyết các vấn đề cơ bản
3.Mô hình kinh tế thị trường ( Adam Smith) bàn tay vô
hình
a.Thị trường:
Là một quá trình mà
– người mua
– người bán
• tương tác với nhau
• để xác định
– giá cả
05/01/24
–và sản lượng của SP giao dịch 33
III.Các mô hình kinh tế và cách giải quyết các
vấn đề cơ bản
b .Mô hình kinh tế thị trường là một hình thức tổ
chức kinh tế trong đó những người bán và những
người mua tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết
các vấn đề cơ bản của hiện tượng kinh tế.

05/01/24 34
III.Các mô hình kinh tế và cách giải quyết các vấn
đề cơ bản
Vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua quan
hệ cung – cầu, thể hiện bằng hệ thống giá.
•Ưu:
– Phân phối hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn
lực sản xuất
– Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật SX

05/01/24 35
III.Các mô hình kinh tế và cách giải quyết các vấn
đề cơ bản
• Nhược:
– Phân hóa giai cấp .
– Tạo chu kỳ kinh doanh .
– Thiếu vốn đầu tư cho hàng hóa công
– Tạo ra các tác động ngoại vi ( ô nhiễm môi
trường...)
– Tạo thế độc quyền ngày càng tăng .
– Thông tin không cân xứng →gây bất lợi cho
người tiêu dùng.

05/01/24 36
CHU CHUYỂN KINH TẾ

Dòng hiện vật


Dòng tiền

05/01/24 37
III.Các mô hình kinh tế và cách giải
quyết các vấn đề cơ bản
4.Mô hình kinh tế hỗn hợp
• Chính phủ và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề cơ
bản.
•Phần lớn 3 vấn đề được giải quyết bằng cơ chế thị
trường
•Chính phủ sẽ can thiệp bằng các chính sách KT để
hạn chế nhược điểm của nền KT thị trường
•Nhằm đạt mục tiêu:
– nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
– thực hiện được công bằng xã hội
05/01/24 38
05/01/24 39
Phân loại Số lượng Đặc điểm Điều kiện Ảnh
thị trường người bán sản phẩm gia nhập hưởng đến
ngành giá
Cạnh tranh Vô số Đồng nhất Tự do Không
hoàn toàn
Độc quyền Một Duy nhất Bị ngăn Có
hoàn toàn chặn
Độc quyền ít Đồng nhất Bị ngăn Có
nhóm hay khác chặn
( thiểu số) biệt
Cạnh tranh Nhiều Khác biệt Tự do Chút ít
độc quyền
05/01/24 40
1. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: gạo.
2.Thị trường độc quyền hoàn toàn : Điện
3.Thị trường độc quyền thiểu số: Viễn thông
4.Thị trường cạnh tranh độc quyền: Bar, quán cà phê
Trạm xăng
Câu hỏi
- Ngành đường sắt có phải là thị trường độc quyền
hoàn toàn không? Tại sao
- Các doanh nghiệp thiểu số độc quyền có phụ thuộc
nhau không? Tại sao

05/01/24 41
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN

- Vô số người mua và người bán


- Sản phẩm đồng nhất
- Xuất nhập ngành dễ dàng
- Thông tin đầy đủ
- Chấp nhận giá

05/01/24 42
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Những nhận định mang tính khách quan để
giải thích các hiện tượng kinh tế thuộc :
a.Kinh tế chuẩn tắc
b.Kinh tế thực chứng
c.Kinh tế vi mô
d.Kinh tế vĩ mô

05/01/24 43

You might also like