You are on page 1of 59

THIẾT KẾ P & ID

CHƯƠNG 6. LỰA CHỌN THIẾT BỊ


TRUYỀN NHIỆT
Mục tiêu học tập của chương 6

Sau khi hoàn thành chương 6, sinh viên có thể:


- Nêu được các loại thiết bị truyền nhiệt phổ biến trong công
nghiệp hóa chất
- Lựa chọn loại thiết bị truyền nhiệt phù hợp, tương ứng với
yêu cầu, nhiệm vụ của thiết bị
Tài liệu tham khảo của chương 6
1. Ray Sinnott and Gavin Towler. (2019). Chapter 12 "HEAT-
TRANSFER EQUIPMENT" in the book “Chemical Engineering
Design”, Elsevier.
2. Moe Toghraei. (2019). “Piping and Instrumentation Diagram
Development”, Wiley.
3. Grittaya Srinaphasawadi, Wiroon Tanthapanichakoon, "Unlocking
the Secrets of Plate-and-Frame Heat Exchangers", Chemical
Engineering, pp 52- 58, May 2014
4. Jeff Kerner, "Compact, High-efficiency Heat Exchangers:
Understanding Fouling”, Chemical Engineering, pp 35- 41, June
2011
5. Johan Gunnarsson, Iain Sinclair and Francisco J. Alanis, "Compact
Heat Exchangers: Improving Heat Recovery“, Chemical
Engineering, pp 44- 47, Feb 2009
6. Charles E. Thomas. (2015). Chapter 7 “Heat Exchangers” in the
book “Process Technology Equipment and Systems, 4th Edition”,
Cengage Learning
Quyết định thiết kế liên quan đến thiết bị truyền nhiệt
trong quá trình phát triển bản vẻ P & ID
Liên quan đến các thiết bị truyền nhiệt, kỹ sư phát triển bản vẻ P
& ID sẽ đưa ra quyết định thiết kế (hoặc chốt lại / finalize quyết
định thiết kế được đưa ra ở các công đoạn thiết kế trước trong
quá trình phát triển dự án)
1. Dòng lạnh nào nên được sử dụng để làm nguội cho dòng
nóng đang được xem xét, hoặc ngược lại dòng nóng nào nên
được sử dụng để gia nhiệt cho dòng lạnh
2. Loại thiết bị truyền nhiệt nào nên được sử dụng ?
3. Cho một cặp dòng nóng – dòng lạnh xác định và với thiết bị
trao đổi nhiệt đã chọn, cách bố trí thiết bị trao đổi nhiệt ?: chỉ
một thiết bị duy nhất, hai (hoặc nhiều hơn hai) thiết bị giống
nhau bố trí song song, hai (hoặc nhiều hơn hai) thiết bị giống
nhau bố trí nối tiếp?,
Quyết định thiết kế liên quan đến thiết bị truyền nhiệt
trong quá trình phát triển bản vẻ P & ID
Ba câu hỏi thiết kế trên được xác định đồng thời, xem xét các yếu
tố sau đây:
 Điều kiện hoạt động (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng) của dòng
nóng, dòng lạnh
 Tính chất của lưu chất: khả năng ăn mòn?, khả năng bám bẩn
trên bề mặt truyền nhiệt (fouling),
 Tổn thất áp suất tối đa cho phép qua thiết bị truyền nhiệt (thông
số này phụ thuộc vào hệ thống bơm-đường ống vận chuyển
dòng nóng, dòng lạnh đi qua thiết bị truyền nhiệt)
 Nhiệt độ đầu ra của dòng nóng / dòng lạnh có cần được cố định
tại một giá trị nào đó (bằng cách sử dụng vòng điều khiển nhiệt
độ = temperature control loop)
 Các loại tiện ích có sẵn trong nhà máy để có thể sử dụng như
dòng nóng hoặc dòng lạnh trong thiết bị truyền nhiệt
 Giá thành và ưu nhược điểm liên quan đến vấn đề lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng thiết bị truyền nhiệt
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung

Slides 7 đến 12 trình bày một số thông tin / khuyến nghị hữu ích.
Thông tin này cùng với các ưu, nhược điểm, đặc tính riêng của
từng loại thiết bị truyền nhiệt (trình bày ở phần sau bài giảng)
giúp ích cho người thiết kế bản vẻ P & ID chọn lựa loại thiết bị
truyền nhiệt phù hợp:
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung
Sử dụng process streams được ưu tiên sử dụng hơn utility
streams. Cụ thể hơn, mức độ ưu tiên được liệt kê ở bảng sau:
Mức ưu tiên Tên gọi Mô tả

1 Process heat Cả dòng nóng và dòng lạnh đều là dòng


exchangers công nghệ (process streams)
2 Utility heat Có một dòng (nóng hoặc lạnh) là utility
exchangers stream, ví dụ: hơi nước, nước làm mát
3 Furnace / burner / Lò nung, đốt nhiên liệu (dầu FO, khí thiên
heater (lò nung) nhiên…) để cấp nhiệt cho dòng lạnh

1. Process heat exchangers được ưu tiên vì nhiệt lượng dòng nóng được
tận dụng để gia nhiệt cho dòng lạnh. Tận dụng nhiệt lượng trong nhà
máy mang lại lợi ích kinh tề và cần được tối ưu hóa
2. Furnace có mức ưu tiên cuối cùng vì: i) tốn chi phí nhiên liệu cấp cho
lò nung, ii) ở cùng mức công suất trao đổi nhiệt, lò nung có giá mua
cao hơn giá mua của thiết bị trao đổi nhiệt thông thường nhiều lần
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung

Sử dụng dòng tiện ích (hơi nước, nước làm mát,…) là cần thiết
trong những trường hợp sau (minh họa cho trường hợp dòng
nóng là process stream)
 Dòng nóng (hot process stream) ở khoảng cách quá xa để
truyền nhiệt cho một dòng lạnh nào đó (cold process stream)
trong nhà máy
 Dòng nóng có đầu ra cần được giữ ổn định ở một giá trị xác
định nhờ vòng điều khiển nhiệt độ. Vòng điều khiển này sẽ
điều chỉnh lưu lượng nước làm mát (hoặc tốc độ vòng quay
của cánh quạt trong thiết bị làm mát bằng không khí) để đạt
được nhiệt độ đầu ra mong muốn của dòng nóng. Ví dụ: thiết
bị giải nhiệt cho dòng hơi từ đỉnh cột chưng cất (trước khi vào
condenser) thường sử dụng nước làm mát hoặc không khí làm
tác nhân giải nhiệt vì nhiệt độ vận hành của condenser cần
được giữ ổn định ở một giá trị xác định.
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung
Khuyến nghị phạm vi sử dụng của các loại tiện ích lạnh

Nhiệt độ đầu ra Loại tiện ích lạnh Ghi chú


của dòng nóng thích hợp

Thot, out ≥ 50 oC Không khí hoặc Nếu Thot, out ≥ 65 oC: air-
nước làm mát cooled exchanger là lựa
chọn kinh tế nhất

50 > Thot, out ≥ 35 oC Nước làm mát Cooling water là tiện ích
lạnh phổ biến nhất

35 > Thot, out ≥ 20 oC Chilled water

20 > Thot, out ≥ 10 oC Refrigerated water Refrigerated water (nhiệt độ


khi vào cooler: 5-10 oC), là
tiện ích lạnh tốn kém nhất
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung

Khuyến nghị phạm vi sử dụng của các loại tiện ích nóng

Nhiệt độ đầu ra của Loại tiện ích nóng Ghi chú


dòng lạnh thích hợp

Tcold, out ≤ 240 oC Hơi nước hoặc heat Hơi nước là tác nhân
transfer fluids gia nhiệt phổ biến nhất
400 > Tcold, out ≥ 240oC Lò nung hoặc heat
transfer fluids

Tcold, out ≥ 400 oC Lò nung Lò nung là phương án


gia nhiệt tốn kém nhất
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung

Ghi chú:
- Hơi nước được được tạo ra ở lò hơi (boiler) là hơi nước quá
nhiệt, hơi nước quá nhiệt này sẽ được đưa về trạng thái bão
hòa (ở thiết bị gọi là desuperheater) trước khi được sử dụng ở
thiết bị gia nhiệt
- Có 3 loại hơi nước (bảo hòa) được sử dụng ở thiết bị gia
nhiệt: high pressure (HP), medium pressure (MP), low
pressure (LP). Thông số tiêu biểu của 3 loại hơi nước này
được cho dưới đây:
• HP steam: 41 barg, 254 oC
• MP steam : 10 barg, 184 oC
• LP steam : 5 barg, 160 oC
- Ẩn nhiệt hóa hơi của hơi nước cần được sử dụng hoàn toàn ở
thiết bị truyền nhiệt, nghĩa là hơi nước ngưng tụ hoàn toàn
thành pha lỏng (condensate) ở thiết bị truyền nhiệt
Lựa chọn thiết bị truyền nhiệt – Thông tin chung

- Heat transfer fluids: dầu


tải nhiệt, có tên gọi thông
dụng là hot oil.
- Hơi nước được sử dụng
phổ biến ở nhà máy hóa
chất, nhưng hot oil không
được sử dụng phổ biến
- Cần cả một hệ thống gồm
thiết bị sản xuất và nơi
tiêu thụ năng lượng từ
steam & hot oil => chỉ
những nhà máy quy mô
lớn mới sử dụng đồng
thời hai hệ thống này
PFD symbols for heat exchanger types
PFD symbols for heat exchanger types
PFD symbols for heat exchanger types
Heat Exchanger Call‐Out
Quy trình lựa chọn, thiết kế thiết bị truyền nhiệt
Quy trình lựa chọn, thiết kế thiết bị truyền nhiệt gồm các bước sau:
 Từ kết quả mô phỏng quy trình công nghệ, xác định các thông số
cần thiết cho quá trình thiết kế tính toán, bao gồm:
• Công suất trao đổi nhiệt
• Lưu lượng, nhiệt độ (vào, ra) của dòng nóng & dòng lạnh
• Tính chất của dòng nóng và dòng lạnh: tỷ trọng, độ nhớt,
nhiệt dung riêng, các “transport properties” (thermal
conductivity, surface tension,..), khả năng ăn mòn, khả năng
bám bẩn,…
• Độ giảm áp suất cho phép của dòng nóng, dòng lạnh
 Ước lượng diện tích bề mặt truyền nhiệt cần thiết
 Lựa chọn loại thiết bị truyền nhiệt phù hợp
 Lựa chọn cách thức bố trí dòng nóng, dòng lạnh trong thiết bị
 Gửi số liệu và yêu cầu về tính năng, nhiệm vụ của thiết bị đến nhà
sản xuất thiết bị truyền nhiệt để nhà sản xuất thiết kế chi tiết và
chế tạo thiết bị
Ước lượng diện tích bề mặt truyền nhiệt
Ước lượng diện tích bề mặt truyền nhiệt – U value

Sử dụng bảng 12.1 (trang 777) và đồ thị 12.1 (trang 779) tài
liệu tham khảo 1 để có ước lượng sơ bộ về hệ số truyền
nhiệt tổng quát (overall heat transfer coefficient U), từ đó
ước lượng được diện tích bề mặt truyền nhiệt cần thiết
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Ưu điểm:
- Là loại thiết bị truyền nhiệt phổ biến nhất trong nhà máy hóa
chất
- Chi phí hợp lý, có thể lựa chọn mua sắm thiết bị từ nhiều nhà
cung cấp khác nhau
- Tổn thất áp suất thấp (thường nhỏ hơn 1 bar)
- Phạm vi áp dụng: khi diện tích bề mặt truyền nhiệt từ 20 m2 trở
lên

Lựa chọn các thiết bị truyền nhiệt thuộc họ vỏ ống (shell and tube)
dựa trên diện tích bề mặt truyền nhiệt
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Ưu điểm (tiếp theo):


- Có khả năng hoạt động ở điều
kiện nhiệt độ cao (đến 400 oC)
và áp suất cao (đến 300 barg)
- Nếu dùng nhiều hơn 2 unit cho
mục đích trao đổi nhiệt của một
cặp dòng nóng-dòng lạnh xác
định (việc này là phổ biến),
thiết bị shell and tube có độ linh
hoạt cao (turndown ratio cao),
như được giải thích ở chương 3
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Ưu điểm (tiếp theo):
- Các công nghệ, kỹ thuật mới giúp tăng hệ số truyền nhiệt do đối
lưu (ở cả hai bên: bên vỏ và bên ống) không quá tốn kém và bắt
đầu được áp dụng phổ biến trong công nghiệp
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Nhược điểm:
- Thiết bị dạng vỏ ống có một số đặc điểm kém hơn thiết bị truyền
nhiệt dạng tấm (plate heat exchangers, là một lựa chọn phổ biến
thay thế cho thiết bị dạng vỏ ống), sẽ được trình bày ở các slides
trình bày về thiết bị truyền nhiệt dạng tấm
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Bố trí lưu chất đi trong phía vỏ / phía ống, xem xét các tiêu chí sau:
a) Mức độ ăn mòn: lưu chất có mức ăn mòn cao hơn sẽ đi phía ống,
vì hợp kim chống ăn mòn khi sử dụng ở phía ống sẽ cần ít vật
liệu hơn nếu dùng ở phía vỏ
b) Mức độ bám bẩn bề mặt truyền nhiệt: lưu chất có mức bám bẩn
cao hơn sẽ đi phía ống, vì vận tốc cao của lưu chất ở phía ống sẽ
hạn chế hiện tượng bám bẩn
c) Nhiệt độ lưu chất: nếu lưu chất có nhiệt độ cao và cần dùng hợp
kim đặc biệt, lưu chất này đi ở phía ống (same reason as a))
d) Áp suất lưu chất: lưu chất có áp suất cao sẽ đi phía ống, ống chịu
áp suất cao sẽ ít tốn kém hơn vỏ chịu áp suất cao
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Bố trí lưu chất đi trong phía vỏ / phía ống, xem xét các tiêu chí sau:
e) Mức tổn thấp áp suất cho phép: với cùng mức tổn thất áp suất,
phía ống có hệ số truyền nhiệt cao hơn phía vỏ. Do đó, lưu chất
với mức tổn thất áp suất cho phép thấp hơn sẽ được bố trí ở phía
ống
f) Độ nhớt: nói chung, lưu chất có độ nhớt cao hơn đi phía vỏ sẽ
cho hệ số truyền nhiệt cao hơn trường hợp ngược lại (đi phía
ống), miễn là chế độ chảy ở phía vỏ là chế độ chảy rối.
g) Lưu lượng dòng chảy: nói chung, lưu chất có lưu lượng thấp hơn
đi phía vỏ sẽ cho một thiết kế thiết bị truyền nhiệt ít tốn kém hơn
trường hợp ngược lại.
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Mức tổn thất áp suất khuyến nghị:


Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Trao đổi nhiệt cho một cặp dòng nóng – dòng lạnh xác định có thể
thực hiện bằng hai (hay nhiều thiết bị truyền nhiệt) bố trí song song
hoặc nối tiếp thay vì chỉ dùng một thiết bị. Việc dung nhiều thiết bị
truyền nhiệt cho một cặp dòng nóng – dòng lạnh xác định là phổ
biến.
Bố trí song song
Bố trí nối tiếp
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Minh họa thực tế về việc dùng hai trao đổi nhiệt bố trí nối tiếp
(300L-E-102A và 300L-E-102B) cho một cặp dòng nóng-dòng lạnh
(mỗi unit có diện tích bề mặt truyền nhiệt 362 m2)
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Lí do của việc dùng hai (hay nhiều thiết bị truyền nhiệt) cho một cặp
dòng nóng – dòng lạnh xác định:
- Trong thực tế sản xuất, yêu cầu về bề mặt trao đổi nhiệt (của thiết
bị dạng vỏ ống) giữa một cặp dòng nóng – dòng lạnh xác định có
thể rất lớn, lên đến vài ngàn m2
- Có hạn chế về mặt kỹ thuật chế tạo những thiết bị lớn như vậy,
tuy nhiên hạn chế lớn nhất là về mặt vận chuyển và lắp đặt vì
những thiết bị lớn như vậy rất nặng (một thiết bị truyền nhiệt vỏ
ống bằng thép có diện tích bề mặt truyền nhiệt 400 m2 nặng
khoảng 20 tấn). Do đó, nếu giả sử quan hệ tuyến tính giữa diện
tích và trọng lượng, một thiết bị có diện tích bề mặt truyền nhiệt
2000 m2 nặng khoảng 100 tấn
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

- Để vượt qua những khó khăn liên quan đến vấn đề chế tạo, vận
chuyển và lắp đặt thiết bị lớn như vậy, người ta dùng hai hay
nhiều thiết bị nhỏ (thay vì một thiết bị lớn). Việc dùng nhiều thiết
bị nhỏ cũng có một số ưu điểm được trình bày tiếp theo
- Nói chung, nhà sản xuất chế tạo thiết bị truyền nhiệt dạng vỏ ống
có diện tích bề mặt truyền nhiệt ≤ 500 m2. Do đó, nếu diện tích bề
mặt truyền nhiệt cần thiết của một cặp dòng nóng – dòng lạnh là
2000 m2, có thể dự kiến là sẽ có 4 thiết bị vỏ ống (mỗi thiết bị có
diện tích 500 m2) cho mục đích trao đổi nhiệt của cặp dòng nóng
– dòng lạnh này
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)
Bố trí thiết bị theo kiểu nối tiếp có một số ưu điểm sau:
 Thích hợp sử dụng khi khoảng thay đổi nhiệt độ |Tin – Tout|
của dòng nóng và / hoặc dòng lạnh là lớn (ví dụ, 50 đến 100
o
C)
 Hai (hay ba) thiết bị nối tiếp nhau có thể được bố trí chồng
lên nhau để tiết kiệm diện tích đặt thiết bị trong nhà máy
Thiết bị dạng vỏ ống (Shell and Tube Heat Exchanger)

Bố trí thiết bị theo kiểu song song có một số ưu điểm sau:


 Cách bố trí song song này làm tăng độ linh hoạt (tăng
turndown ratio, như được trình bày ở chương 3)
 Thuận tiện trong vấn đề bảo trì, làm sạch thiết bị truyền
nhiệt: 1 unit sẽ được cô lập cho mục đích bảo trì, làm sạch
trong khi các unit khác vẫn tiếp tục hoạt động (tùy trường
hợp, lưu lượng nhập liệu vào quy trình trong thời gian bảo trì
này có thể cần phải giảm hoặc không)
 Vẫn có thể bố trí thiết bị chồng lên nhau để tiết kiệm diện
tích đặt thiết bị
Double-Pipe Heat Exchanger

Thích hợp sử dụng khi cần diện tích bề mặt truyền nhiệt thấp (≤ 20 m2)
Hairpin Heat Exchanger
Hairpin Heat Exchanger

Đặc điểm của Hairpin heat exchanger:


 Ở mức công suất rất nhỏ, Hairpin heat exchanger rẻ tiền hơn
thiết bị vỏ ống (ở cùng công suất trao đổi nhiệt)
 Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt khoảng 7 – 150 m2
 Khả năng giản nở nhiệt (thermal expansion) rất tốt (nhờ thiết kế
kiểu chữ U)
 Có khả năng hoạt động ở vùng áp suất rất cao (345 barg tube side
và 34,5 barg shell side)
Air-cooled Heat Exchanger

Induced draft

Forced draft
Air-cooled Heat Exchanger

Đặc điểm của air-cooled heat exchanger:


 Được xem là lựa chọn tốt nhất nếu nhiệt độ đầu ra của dòng
nóng ≥ 65 oC
 Thường được sử dụng để ngưng tụ dòng hơi (ví dụ, dòng
hơi từ đỉnh cột chưng cất)
 Tránh được các vấn đề thường gặp nếu sử dụng nước làm
mát làm tác nhân giải nhiệt (hiện tượng bám bẩn trên bề mặt
truyền nhiệt, vấn đề ăn mòn)
 Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao
Plate-and-Frame Heat Exchanger

Gasketed Plate Heat Exchangers: A gasketed plate heat


exchanger consists of a stack of closely spaced thin plates
clamped together in a frame. A thin gasket seals the plates
around their edges. The plates are normally between 0.5 and 3
mm thick and the gap between them 1.5 to 5 mm.

Tham khảo video sau:

Alfa Laval liquid/liquid gasketed


plate-and-frame heat exchanger
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Gasketed Plate Heat Exchangers (TLTK 4)
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Gasketed Plate Heat Exchangers (TLTK 3)

FIGURE 3. The gasket is compressed until there is


metal-to-metal contact between adjacent plates, forming
flow channels on the hot and cold sides
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Ưu và nhược điểm của gasketed plate heat exchangers (TLTK 3)
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Ưu điểm của gasketed plate heat exchangers (GPHE)
1. Bố trí dòng chảy của dòng nóng và dòng lạnh trong thiết bị
tiếp cận với chế độ chảy ngược chiều (counter-current flow)
đúng nghĩa => hiệu quả truyền nhiệt cao (hệ số truyền nhiệt
U cao, chênh lệch nhiệt độ có thể giữa dòng nóng và dòng
lạnh thấp). Nhờ đó:
 Ở cùng công suất truyền nhiệt, GPHE có diện tích bề mặt
truyền nhiệt cần thiết thấp hơn thiết bị vỏ ống => lượng
vật liệu (kim loại) cần sử dụng để chế tạo thiết bị ít hơn,
thiết bị nhỏ gọn (compact) hơn so với thiết bị vỏ ống
 Thích hợp sử dụng với những lưu chất có độ nhớt cao.
2. Thiết bị có thể dễ dàng được tháo rồi cho mục đích bảo trì,
làm sạch hoặc thậm chí là mở rộng thiết bị bằng cách lắp
thêm tấm truyền nhiệt
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Ưu điểm của gasketed plate heat exchangers (tt):
3. Vấn đề bám bẩn bề mặt truyền nhiệt (fouling) bị hạn chế, ít
xảy ra hơn so với thiết bị vỏ ống (nhờ vận tốc cao của lưu
chất chảy trong khe hẹp giữa hai tấm truyền nhiệt)
4. Như là kết quả của ưu điểm 1)
 GPHE có tính kinh tế cao khi cần sử dụng kim loại đắt
tiền (ví dụ: hợp kim đặc biệt chống ăn mòn, thép không rỉ
trong ngành công nghiệp thực phẩm, rượu bia)
 Diện tích chiếm chỗ (plot space) nhỏ
 Thể tích lưu chất “nằm” trong thiết bị (gọi là hold-up
volume) và tổng trọng lượng thiết bị khi thiết bị đang vận
hành (gọi là operating weight) nhỏ hơn nhiều so với thiết
bị vỏ ống
Plate-and-Frame Heat Exchanger
Nhược điểm của gasketed plate heat exchangers:
1. Nhiệt độ vận hành thấp (≤ 250 oC) do hạn chế về mặt vật liệu
làm miếng đệm (gasket)
2. Áp suất vận hành thấp, không thích hợp để sử dụng với pha
khí (thiết bị có sử dụng miếng đệm để “nối” giữa tấm truyền
nhiệt và khung là nguyên nhân cho những hạn chế này)
3. Tổn thất áp suất cao (2-3 bar)
Plate-and-Frame Heat Exchanger
All-welded compact plate-and-frame heat exchangers (TLTK 5)
Plate-and-Frame Heat Exchanger
All-welded compact plate-and-frame heat exchangers (TLTK 4)
Plate-and-Frame Heat Exchanger

All-welded compact plate-and-frame heat exchangers

Tham khảo video sau:

Alfa Laval Compabloc – Liquid-to-liquid


Plate-and-Frame Heat Exchanger
Ưu điểm của All-welded plate heat exchangers (TLTK 5)
 Giữ lại tất cả ưu điểm của gasketed plate heat exchanger
(ngoại trừ ưu điểm số 2: dễ tháo lắp cho mục đích bảo trì,
làm sạch)
 Sử dụng được cho truyền nhiệt giữa pha hơi và pha lỏng
 Có thể sử dụng ở vùng nhiệt độ cao (đến 450 oC) và áp suất
đến 40 barg (tốt hơn nhiều so với GPHE). Thiết bị “all-
welded” có ưu điểm này là do các tấm kim loại được hàn cố
định vào khung của thiết bị (không sử dụng gasket).
 Tổn thấp áp suất thấp: tiêu biểu là 70-100 kPa khi truyền
nhiệt lỏng-lỏng; có thể xuống thấp đến 2-5 kPa (ở pha hơi)
khi truyền nhiệt lỏng-hơi
SPIRAL HEAT EXCHANGERS

A spiral heat exchanger can be considered as a plate heat


exchanger in which the plates are formed into a spiral. The
fluids flow through the channels formed between the plates.
The exchanger is made up from long sheets, between 150 to
1800 mm wide, formed into a pair of concentric spiral
channels.
SPIRAL HEAT EXCHANGERS
SPIRAL HEAT EXCHANGERS

Spiral heat exchangers are compact units: a unit with around 250
m2 area occupying a volume of approximately 10 m3. The
maximum operating pressure is limited to 20 bar and the
temperature to 400°C.
For a given duty, the pressure drop over a spiral heat exchanger
will usually be lower than that for the equivalent shell-and-tube
exchanger. Spiral heat exchangers give true counter-current flow.
Because they are easily cleaned and the turbulence in the
channels is high, spiral heat exchangers can be used for very
dirty process fluids and slurries.
Disadvantage: it is more expensive than the equivalent shell-
and-tube exchanger
Ví Dụ Minh Họa

Xem sơ đồ hệ thống thiết bị truyền nhiệt để gia nhiệt dầu thô


(Figure 2, Figure 3) và bảng số liệu về các thiết bị truyền nhiệt
trong hệ thống này (Table 1) trong bài báo kèm theo:
Akram Kamel and Mahmoud Bahy Noureldin (2015). “Heat
exchanger network retrofit for energy savings”

Yêu cầu: đối với mỗi thiết bị (trong hai thiết bị truyền nhiệt E-
261 và E-131)
- Ước lượng diện tích bề mặt truyền nhiệt cần thiết
- Xác định số unit (số shell) cần thiết
- Xác định cách bố trí dòng nóng và dòng lạnh
Ví Dụ Minh Họa – Lời giải

Tóm tắt thông tin về hai thiết bị truyền nhiệt


E-261 Nhiệt độ vào Nhiệt độ ra Duty
o
F o
C o
F o
C MMBTU MW
/hr
Dòng 382 194.4 214 101.1 94 27.55
nóng: SC-6
Dòng lạnh: 162 72.2 251 121.7
dầu thô

E-131 Nhiệt độ vào Nhiệt độ ra Duty


o
F o
C o
F o
C MMBTU MW
/hr
Dòng 486 252.2 280 137.8 37 10.84
nóng: SC-3
Dòng lạnh: 251 121.7 285 140.6
dầu thô
Ví Dụ Minh Họa – Lời giải
Từ những thông tin trên, ước lượng sơ bộ về thiết bị dạng vỏ
ống cho E-261 và E-131 như sau:
Tlog Hệ số truyền Diện tích bề Số unit (số shell)
(oC) nhiệt U mặt truyền
(W/m2.oC) nhiệt (m2)
E-261 47.5 400 1450 3 unit, mỗi unit có
diện tích = 484 m2
E-131 49.4 400 549 1 unit, có diện tích =
549 m2

Ghi chú: phần tính toán này dựa trên phương trình:
Ví Dụ Minh Họa – Lời giải

Ghi chú: hệ số truyền nhiệt U tra từ bảng 12.1 tài liệu tham khảo
1 (Chapter 12 "HEAT-TRANSFER EQUIPMENT"), cho trường
hợp cả dòng nóng và dòng lạnh đều là light oils (dầu nhẹ, phân
đoạn hydrocarbon nhẹ), sử dụng giá trị U = 400 (W/m2.oC)

 Kết quả tính toán được phù hợp với thực tế: E-261 có 3 unit
(thể hiện qua cách đặt tên E-261 A/B/C) và E-131 có 1 unit
 Dầu thô (dòng lạnh) có khuynh hướng gây bám bẩn bề mặt
truyền nhiệt cao hơn các dòng nóng nên được bố trí ở phía
ống trong hai thiết bị này

You might also like