You are on page 1of 33

CNTT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

BÀI 1
TỔNG QUAN
Phạm Quang Dũng
Nội dung chính
◦ ICT: chỗ đứng trong lĩnh vực nông nghiệp
◦ E-agriculture là gì?
◦ Sự cần thiết có chiến lược quốc gia về e-agriculture
◦ Tại sao và bằng cách nào ứng dụng CNTT&TT trong nông nghiệp
CNTT và Truyền thông (ICT)
◦ Information and Communication Technology
◦ Thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và
sự kết hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không
dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe-nhìn
trong công nghệ thông tin hiện đại.
◦ ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý
thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính,
liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết.
◦ Nguồn: https://vi.wikipedia.org
Nông nghiệp
◦ Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng 
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực 
thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
◦ Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: 
trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản.
ICT: CHỖ ĐỨNG TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Tại sao thông tin là cần thiết?
◦ Chiến lược trồng trọt hiệu quả nhất là gì?
◦ Tôi có thể mua hạt giống hay cỏ khô chất lượng tốt ở đâu?
◦ Tôi có thể xem thông tin đất bằng cách nào?
◦ Ai trả giá cao nhất trên thị trường?
◦ How can I participate in the government’s credit program?
◦…
◦ Người sản xuất hiếm khi có được câu trả lời -> sản xuất không hiệu quả, không đúng
nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng,…
Thực trạng hiện tại và tương lai
◦ Nông nghiệp hiện đang đối mặt với những thách thức mới và nghiêm
trọng:
◦ Shock giá cả
◦ Biến đổi khí hậu
◦ Thiếu hụt cơ sở hạ tầng ở nông thôn
◦ Giá lương thực tăng: làm tăng thêm 40 triệu người nghèo 2010-2017
◦ Dân số tăng: 9,5 tỉ người năm 2050 -> cần thêm 70% lương thực
Vai trò của nông nghiệp
◦ Trong những năm tới, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với
sự ổn định và phát triển toàn cầu:
◦ Dù công nghiệp hóa và dịch vụ tăng, nông nghiệp vẫn chiếm 1/3 GDP
và 3/4 dân số tại châu Phi vùng cận Sahara.
◦ Hơn 40% dân số tại các nước có thu nhập bình quân đầu người 400-
1800 USD làm nông nghiệp (World bank 2008)
◦ Thực tế thì nông nghiệp hiệu quả gấp khoảng 4 lần tăng thu nhập cho
người nghèo so với các lĩnh vực khác (WB 2008)
Vai trò của ICT trong nông nghiệp
◦ Lợi ích của Cách mạng Xanh tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp.
◦ Nhưng điều đó sẽ mang đến giá thành rẻ hơn cho người tiêu dùng ->
đóng góp cho nông nghiệp “thông minh”, khuyến khích nông dân tăng
sản lượng để tăng thu nhập.
◦ Những giải pháp hiệu quả nào sẽ là lời giải cho cả thách thức dài hạn
và ngắn hạn trong nông nghiệp?
◦ ICT là một trong những lời giải đó, đặc biệt đối với tăng trưởng nông
nghiệp ở các nước đang phát triển.
◦ Mobile, wireless, Internet
ICT?
◦ ICT bao gồm bất kỳ thiết bị, công cụ, hay ứng dụng cho phép trao đổi
hoặc tập hợp thông tin thông qua tương tác hoặc truyền dẫn.
◦ ICT giúp tăng sự giao dịch cả trong những vùng nông nghiệp:
◦ Những thiết bị nhỏ như smart phone, công nghệ nano cho an toàn thực phẩm
◦ Cơ sở hạ tầng như mạng viễn thông, điện toán đám mây
◦ Những ứng dụng chuyên dụng như chuyển tiền, theo vết đường vận chuyển hàng
Các dịch vụ ICT hỗ trợ nông dân
◦ Những câu hỏi của nông dân có thể được trả lời nhanh hơn, dễ dàng
hơn, chính xác hơn
◦ Câu hỏi cũng có thể được trả lời qua hội thoại với các chuyên gia, cấp
quản lý
◦ Các loại dịch vụ hỗ trợ ICT rất hữu dụng trong tăng khả năng và sinh
kế của người sản xuất nhỏ nghèo.
◦ Sử dụng điện thoại di động làm nên tảng trao đổi thông tin qua SMS.
◦ Dịch vụ Reuters Market Light ở Ấn Độ có 200.000 khách hàng sản xuất nhỏ, giá
1,5 usd/tháng, mỗi ngày được nhận 4-5 tin nhắn về giá cả, hàng hóa, lời khuyên
thuộc 150 loại câu và hơn 1000 chợ.
Các dịch vụ ICT (tiếp)
◦ Dịch vụ dự báo thời tiết: giúp nông dân có kế hoạch sản xuất hợp lý.
◦ Vệ tinh hay cảm biến từ xa, cùng Internet & điện thoại di động có thể
giúp ngăn chặn thiệt hại cây trồng và giảm thiểu tác động của nghịch
cảnh tự nhiên.
◦ Phần mềm quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng cho phép các
HTX quản lý sản xuất, tập hợp và bán hàng với độ chính xác tăng lên.
◦ Công nghệ hệ thống định vị toàn cầu có thể được ứng dụng vào quản
lý chất lượng nông sản.
◦…
Nhiệm vụ của các nước
◦ Hỗ trợ nông dân nghèo các tài sản và dịch vụ ICT để làm tăng sản
lượng và thu nhập của họ, cũng như bảo vệ an ninh lương thực và sinh
kế của họ.
◦ Khai thác ICT một cách hiệu quả để cạnh tranh trong thị trường toàn
cầu đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp (tránh bị tụt hậu công nghệ)
◦ 🡪Để hoàn thành nhiệm vụ này cần cả chính sách, đầu tư, đổi mới, xây
dựng năng lực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, công cụ, dịch vụ ICT cho
kinh tế nông thôn một cách thích hợp và bền vững.
CNTT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG
NGHIỆP

TẠI SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO?


TẠI SAO?
◦ (1) kết nối chi phí thấp và phổ biến,
◦ (2) các công cụ thích ứng và giá cả phải chăng,
◦ (3) những tiến bộ trong lưu trữ và trao đổi dữ liệu,
◦ (4) mô hình kinh doanh và quan hệ đối tác sáng tạo,
◦ (5) dân chủ hóa thông tin, gồm truy cập mở và phương tiện truyền
thông xã hội.
(1) Kết nối chi phí thấp và phổ biến
◦ Kết nối phổ biến (điện thoại, Internet và các thiết bị không dây khác) do
giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và mở rộng cơ sở hạ tầng.
◦ Điện thoại di động đang đi tiên phong trong sử dụng ICT trong nông
nghiệp
◦ Cuối 2011 có 6 tỉ thuê bao di động.
◦ Hầu hết các nước có hơn 90% dân số được phủ sóng di động
◦ Số người sử dụng Internet cũng tăng nhanh chóng
◦ 2010 có hơn 2 tỉ người dùng, một nửa ở các nước đang phát triển
◦ 143 nước dùng các dịch vụ 3G thương mại
(2) Công cụ thích ứng và giá cả tốt
hơn
◦ Đổi mới đã giảm dần giá mua điện thoại, laptop, phần mềm chuyên
dụng
◦ Đổi mới nông nghiệp ở các nước phát triển đã trở nên dễ áp dụng hợp
cho nhu cầu của các nước đang phát triển.
◦ Thiết kế trực quan của nhiều công nghệ và khả năng truyền đạt thông
tin một cách trực quan hoặc rõ ràng khiến chúng hữu ích cho những
người ít tiếp xúc với công nghệ.
◦ Các ứng dụng điện thoại di động cũng thích hợp hơn với người nghèo.
Sự phát triển ICT toàn cầu
(3) Tiến bộ trong lưu trữ và trao đổi
dữ liệu
◦ Sự tăng nhanh chóng dung lượng lưu trữ và khả năng truy cập từ xa,
chia sẻ dễ dàng đã làm tăng sự sử dụng ICT trong nông nghiệp.
◦ Các hệ thống elearning phát triển giúp những người sản xuất nhỏ tăng
cơ hội có kiến thức, kỹ năng từ nghiên cứu nông nghiệp.
◦ Điện toán đám mây giúp truy cập lượng tài nguyên khổng lồ trên
Internet
(4) Mô hình kinh doanh mới và quan
hệ đối tác công-tư
◦ Sự phát triển và sử dụng nhiều loại ICT có nguồn gốc từ khu vực công
nhưng đã nhanh chóng bị chi phổi bởi khu vực tư khi tiềm năng lợi
nhuận của họ trở nên dễ dàng.
◦ Khu vực công sử dụng ICT làm phương tiện cung cập các dịch vụ công
tốt hơn có ảnh hưởng đến nông nghiệp: đăng ký đất, quản lý rừng,…
◦ Sự tham gia của khu vực tư làm tăng khả năng tiếp cận, chi trả và thích
ứng của ICT trong phát triển.
◦ Các công ty tư nhân đầu tư công nghệ và ứng dụng thường quan tâm cộng tác với
khu vực công để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ đến những người SX nhỏ.
(5) Dân chủ hóa thông tin: truy cập
mở và truyền thông xã hội
◦ Lượng thông tin khổng lồ của các tổ chức và cá nhân đã trở nên có thể
tiếp cận được và chia sẻ được nhờ xu hướng truy cập mở.
◦ Nhiều chính phủ và tổ chức như WB, FAO đang hướng đến việc làm cho dữ liệu
thành công cộng: điều tra quốc gia, kết quả nghiên cứu
◦ Mạng xã hội có hiệu quả lớn trong chia sẻ thông tin và thúc đẩy hoạt
động tập thể - 2 yếu tố chính của phát triển nông nghiệp.
NHƯ THẾ NÀO?
◦ Sử dụng ICT để đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp đòi hỏi
đầu tư bổ sung, nguồn lực và chiến lược.
◦ (1) Tập trung vào Nhu cầu, không phải vào Công nghệ
◦ (2) Sử dụng các công nghệ thích hợp
◦ (3) Tập trung vào Truy cập và sử dụng có thể chi trả được, không phải
Sở hữu
◦ (4) Cẩn thận với các tác động khác, về khác biệt giới tính và xã hội
NHƯ THẾ NÀO?
◦ Sử dụng ICT để đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp đòi hỏi
đầu tư bổ sung, nguồn lực và chiến lược.
◦ (5) Tạo môi trường cho phép đổi mới trong đầu tư CSHT, mô hình kinh
doanh, dịch vụ và ứng dụng
◦ (6) Xây dựng mô hình đầu tư và kinh doanh bền vững thông qua quan
hệ đối tác
◦ (7) Thúc đẩy lãnh đạo
(1) Tập trung vào Nhu cầu, không
phải vào Công nghệ
◦ Điều quan trọng để bắt đầu bất kỳ can thiệp của ICT trong nông nghiệp
là tập trung vào nhu cầu mà sự can thiệp đó nhằm giải quyết – chứ
không phải nhu cầu cho ICT.
◦ Nhu cầu thông tin thị trường nhiều hơn, tốt hơn
◦ Tiếp cận tốt hơn các dịch vụ tài chính
◦ Tư vấn quản lý cây trồng và dịch bệnh thích hợp
◦ Liên kết chặt chẽ hơn với chuỗi giá trị nông nghiệp
◦ …
(2) Sử dụng các công nghệ thích hợp
◦ Công nghệ mới nhất chưa chắc là công nghệ thích hợp nhất
◦ Công nghệ hỗn hợp có thể là giải pháp hiệu quả chi phí nhất
◦ Vd: chương trình phát thanh có chức năng call-in hoặc SMS để phản hồi
◦ Đánh giá theo sự cân bằng giữa chi phí tăng thêm về công nghệ và
dịch vụ với lợi ích mang lại.
◦ Cần nghiên cứu và hiểu thực tế ICT tại địa phương, rào cản ứng dụng
ICT, sự cần thiết của ICT đối với người sử dụng.
(3) Tập trung vào Truy cập và sử dụng
có thể chi trả được, không phải Sở hữu
◦ “Truy cập” không chỉ đề cập đến sự gần gũi về mặt vật lý và khả năng
tiếp cận cơ sở hạ tầng, công cụ, dịch vụ CNTT mà còn đề cập đến sự
chi trả được, sự sử dụng thích hợp với văn hóa, môi trường địa
phương.
◦ Mô hình người dùng đơn lẻ hay người dùng chung mà thích hợp sẽ
thay đổi theo nhu cầu và tài nguyên địa phương, và theo sự phổ biến,
giá thành của các thiết bị và dịch vụ.
(4) Chú ý đến các tác động khác, về
khác biệt giới tính và xã hội
◦ Phụ nữ nông thôn gặp nhiều bất lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ ICT.
◦ Trong một số xã hội, văn hóa và vai trò của phụ nữa cũng ngăn cản họ
tham gia các dịch vụ này.
◦ Tuy nhiên, sự phổ biến điện thoại di động tăng, cùng chi phí giảm và
một số yếu tố khác có khả năng đáp ứng nhu cầu nông nghiệp của phụ
nữ.
◦ Sự hiểu đầy đủ về nền kinh tế nông nghiệp của khu vực, quốc gia, địa
phương là quan trọng để đảm bảo sự can thiệp của ICT không hạn chế
sự tham gia của các nhà sản xuất nghèo vào chuỗi giá trị nông nghiệp.
(5) Tạo môi trường cho phép đổi mới trong đầu tư CSHT,
mô hình kinh doanh, dịch vụ và ứng dụng

◦ Thiết kế hiệu quả và thực hiện nhất quán, minh bạch các chính sách
và quy định thích hợp hướng dẫn đầu tư và cung cập cơ sở hạ tầng,
công cụ và dịch vụ ICT là chìa khóa để cho phép các can thiệp ICT.
◦ Các chính sách và quy định hiệu quả trong một số lĩnh vực then chốt
khác cũng quan trọng không kém, như tài chính công và tư của CSHT,
môi trường kinh doanh, hỗ trợ đổi mới, và sở hữu trí tuệ.
◦ Can thiệp ICT trong NN đòi hỏi một môi trường pháp lý mạnh mẽ,
nhưng linh hoạt; môi trường chính sách được tăng cường hơn nữa bởi
các ưu đãi cho khu vực tư nhân để đầu tư
(6) Xây dựng mô hình đầu tư và kinh doanh
bền vững thông qua quan hệ đối tác
◦ Quan hệ đối tác công-tư hiện được coi là cần thiết cho khả năng tồn tại lâu
dài của hầu hết các can thiệp sử dụng ICT trong nông nghiệp.
◦ Khu vực công ở các nước đang phát triển có thể cần hướng dẫn trong việc
cung cấp các dịch vụ công nghệ; thiếu nguồn nhân lực và tài chính cũng như
nhu cầu quá lớn của dân số nông nghiệp làm suy yếu khả năng cung cấp dịch
vụ rộng rãi có chất lượng chấp nhận được.
◦ Với đầu tư tư nhân, cung cấp dịch vụ công có thể bền vững hơn. Quan hệ đối
tác khác cũng xuất hiện quan trọng đến tính bền vững. Các chuyên gia kỹ
thuật có kinh nghiệm trong các tiểu ngành khác nhau; nhóm CNTT lo thiết kế,
bảo trì, xử lý sự cố công nghệ; các nhà hoạch định chính sách đa cấp; nông
dân và các tổ chức của họ có thể cung cấp kiến thức thực tế ở địa phương.
(7) Thúc đẩy lãnh đạo
◦ Các can thiệp ICT đòi hỏi sự lãnh đạo để thúc đẩy các dự án tiến lên
trong chương trình phát triển, làm cho chúng trở nên hữu hình và thú vị
với các bên liên quan – nông dân, doanh nghiệp, các bên khác.
◦ Những nhà lãnh đạo này phải hoạt động ở cấp quốc gia, nơi các quyết
định chiến lược và ngân sách được đưa ra.
◦ Họ cũng phải hoạt động ở cấp địa phương, để giúp sử dụng hiệu quả
công nghệ và xây dựng niềm tin cho nông dân vào hiệu quả của nó.
◦ Các nhà lãnh đạo được cần đến cho một đoạn đường dài, vì các can
thiệp đòi hỏi CSHT hoặc chính sách mới và cải cách thể chế phải mất
nhiều năm để hoàn thành.

You might also like