You are on page 1of 2

Chủ đề 2: Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội

lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại. Cụ thể là: Đẩy mạnh ứng dụng
những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại.

* Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại
Đối với những nước chưa phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất
vẫn còn lạc hậu, nhiệm vụ quan trọng là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao
động thủ công. Tuy nhiên trong những ngành nghề, lĩnh vực khi đủ điều kiện
và khả năng cho phép thì ứng dụng ngay những thành tựu của khoa học kĩ
thuật.
Nền kinh tế tri thức
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) đưa ra năm 1995: nền kinh
tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức
giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Vd2: Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống
mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, mạng xã hội Facebook,
Google, YouTube,…
Đặc điểm nền kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế tri thức , tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là
vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế .
Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có
những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri
thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng
tăng và chiếm đa số .
Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rai trong
mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp
nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình, thông tin trở thành tài nguyên
quan trọng nhất của nền kinh tế .
Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá ; sự
sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người
và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội .
Trong nền kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu
hoá kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời
sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Những đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta, nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao
hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới; công
nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với kinh tế tri thức, phát triển mạnh các
ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết
hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với trí thức mới
nhất của nhân loại; kết hợp quá trình phát triển tuần tư với đi tắt đón đầu; từng
bước phát triển kinh tế tri thức, để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền
vững vừa rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế
giới .

You might also like