You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH
(Lớp Cao học Quản lý xây dựng)

PGS.TS. ĐINH ĐĂNG QUANG


Mobile: 0913.574.497
Email: quangdd@nuce.edu.vn

Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ - Phòng 507 nhà A1 – 55 Đường Giải phòng Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI 3

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI, VIẾT


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ - Phòng 507 nhà A1 – 55 Đường Giải phòng Hà Nội
3.1 Sự giống nhau và khác nhau giữa luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và quản lý

• Hoàn thành việc viết luận văn khoa học (LV) và bảo vệ thành công LV trước Hội
đồng đánh giá LV là khâu cuối cùng trong CTĐT trình độ thạc sĩ của các cơ sở
giáo dục đào tạo SĐH.

• Sau khi hoàn thành các môn học quy định trong CTĐT thạc sĩ với chuyên ngành
khoa học đã xác định, học viên có trách nhiệm đăng ký đề tài LV và viết LV
theo đề tài đã đăng ký được cơ sở đào tạo chấp thuận dưới sự HD khoa học
của 1 – 2 nhà khoa học.

• Sau thời gian quy định, học viên có trách nhiệm hoàn thành LV và bảo vệ LV
trước Hội đồng khoa học đánh giá LV.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 3
• LV bảo vệ thành công được xem là một CT khoa học có giá trị của tác giả
LV và trở thành TLTK hữu ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực NC,
chủ đề NC và kết quả NC của đề tài LV.
• Một số vấn đề/CH mà những người chuẩn bị làm LV nói chung và LV
ngành Quản lý xây dựng nói riêng thường được đặt ra để tìm kiếm câu trả
lời là: (1) LV và đề tài NCKH giống nhau hay khác nhau? (2) Các yêu cầu
đối với một LV? (3) Làm LV cần bắt đầu từ đâu? (4) Làm LV phải thực hiện
các công việc gì và thực hiện như thế nào?
• Trong mục này sẽ đề cập và bàn luận về CH thứ nhất: “Luận văn thạc sĩ và
đề tài NCKH (trong lĩnh vực QLXD) giống nhau hay khác nhau”? Trong các
mục tiếp theo sẽ đề cập tới một số CH khác.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4
• LV và đề tài NCKH trong lĩnh vực kinh tế và quản lý nói chung, KTXD và
QLXD nói riêng, có những điểm tương đối giống nhau dễ nhận thấy.
• Ví dụ như:
- Chúng đều là công trình NCKH thể hiện kết quả đạt được sau một quá
trình lao động khoa học của tác giả.
- Chúng hầu hết đều là công trình nghiên cứu ứng dụng.
- Tùy theo từng chủ đề NC của đề tài NCKH/LV mà khả năng ứng dụng kết
quả NC của chúng vào thực tế được đánh giá khác nhau.
- LV và đề tài NCKH sau khi hoàn thành đều được đánh giá bởi Hội đồng
khoa học.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5


• LV và đề tài NCKH có nhiều điểm khác biệt, ví dụ như:
- Về thời gian NC: LV thường có thời gian NC ngắn hơn (chỉ khoảng 5
tháng), đề tài NCKH thường cho phép thời gian đăng ký NC dài hơn (1 – 2
năm, có thể dài hơn tùy cấp đề tài).
- Về số lượng người tham gia/đồng tác giả: LV chỉ có một tác giả (đó là
học viên thực hiện đề tài LV), đề tài NCKH có thể có nhiều người cùng tham
gia NC.
- Về kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện LV hầu hết do học viên tự túc,
kinh phí thực hiện đề tài NCKH thường những người tham gia NC không
phải đóng góp.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


3.2 Yêu cầu chung đối với luận văn thạc sĩ

3.2.1 Yêu cầu về nội dung luận văn


1. Tên đề tài LV:
+ Phải phù hợp với chuyên ngành và mã số chuyên ngành đào tạo:
● Chuyên ngành Kinh tế xây dựng, mã số: 8.58.03.02 – 1
● Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, mã số: 8.58.03.02 – 2
● Chuyên ngành Quản lý đô thị, mã số: 8.58.03.02 – 3
+ Không trùng với tên LV, luận án hay tên bài báo KH đã được người khác
công bố;
+ Được cơ sở đào tạo chấp thuận.
2. Cấu trúc LV và nội dung NC phải phù hợp với đề cương NC được cơ sở
đào tạo chấp thuận.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7
3.2.2 Yêu cầu về hình thức trình bày luận văn

• Hình thức trình bày LV phải đảm bảo đúng quy định của cơ sở đào tạo, bao
gồm: Trang bìa, lời cam đoan, lời cám ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt,
danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục TLTK; …; hình thức trình bày nội
dung NC (cách đánh số đề mục, tiểu mục; cách đánh số bảng, số hình; vị trí
đặt tên bảng, tên hình; cách trích dẫn nguồn TLTK; …); quy định về số trang
tối thiểu, tối đa của LV; quy định về kiểu chữ, cỡ chữ, giãn dòng, kích thước
lề, …; …
• Hình thức trình bày LV của trường Đại học Xây dựng Hà Nội phải đảm bảo
theo quy định tại VB “Hướng dẫn thực hiện luận văn cao học” của Khoa Đào
tạo SĐH (nay là Phòng Quản lý đào tạo) ban hành áp dụng chung toàn
trường, trong đó quy định số trang tối thiểu của LV là 50 trang A4, tối đa là
100 trang A4.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8
3.3 Đặc điểm của luận văn thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng và cấu trúc phổ biến của luận văn

3.3.1 Đặc điểm của luận văn thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng

CTĐT trình độ thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng (Mã số: 8.58.03.02) của
trường Đại học Xây dựng Hà Nội gồm 03 chuyên ngành:
• Kinh tế xây dựng – Mã số: 8.58.03.02 - 1

• Quản lý dự án xây dựng – Mã số: 8.58.03.02 – 2

• Quản lý đô thị - Mã số: 8.58.03.02 – 3

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9


LV của từng chuyên ngành đào tạo nói trên có những đặc điểm khác biệt xuất phát
từ mục tiêu đào tạo và CĐR của từng chuyên ngành đào tạo đã được xác định nhưng
có một số đặc điểm chung, đó là:
1) Các LV đều định hướng nghiên cứu ứng dụng,
2) Mục đích NC hầu hết của các LV là đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
xây dựng cho chủ thể quản lý đã được xác đinh,
3) Hầu hết các LV áp dụng cách tiếp cận “truyền thống” để thực hiện mục đích NC
(HTH cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến chủ đề NC  Phân tích thực
trạng công tác quản lý xây dựng của chủ thể quản lý cụ thể được lựa chọn NC trên cơ
sở thông tin/số liệu/dữ liệu thực tế thu thập được để chỉ ra những mặt tồn tại, hạn
chế trong công tác quản lý được nghiên cứu  Đề xuất các giải pháp hoàn thiện),
4) Quy định giống nhau về thời gian hoàn thành LV, quy cách và hình thức trình bày
LV ở tất cả các chuyên ngành.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


Một số đặc điểm khác biệt về LV giữa các chuyên ngành có thể như:
1) Về chủ đề/hướng nghiên cứu:
• Chuyên ngành đào tạo khác nhau yêu cầu lựa chọn chủ đề/hướng nghiên
cứu khác nhau phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra, ví dụ như:
(i) Chuyên ngành Kinh tế xây dựng:
• Các chủ đề/hướng NC phù hợp có thể là: Công tác quản trị SXKD xây
dựng của DNXD (kế hoạch/chiến lược SXKD xây dựng của DNXD, QL lao
động và tiền lương, QL thi công, QL thực hiện HĐXD, hiệu quả SXKD xây
dựng, …); Năng lực cạnh tranh của DNXD; Công tác quản lý DAĐT xây
dựng của DNXD với vai trò CĐT dự án; Công tác QLNN về xây dựng; …

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11


(ii) Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng:
• Các chủ đề/hướng NC phù hợp có thể là: Công tác QL dự án ĐTXD của CĐT
dự án/Ban QLDA/Tổng thầu (QL dự án theo các giai đoạn ĐTXD (chuẩn bị
DA, thực hiện DA, kết thúc XD đưa công trình của DA vào khai thác SD), QL
chất lượng CTXD, QL chi phí ĐTXD, QL tiến độ thực hiện DA, quản lý rủi ro dự
án DADTXD, …); QLNN về ĐTXD; …
(iii) Chuyên ngành Quản lý đô thị:
• Các chủ đề/hướng NC phù hợp có thể là: Công tác QL dự án ĐTXD trong đô
thị của CĐT/tổng thầu hoặc của DNXD; Công tác cấp GPXD công trình trong
đô thị và QL việc xây dựng theo giấy phép; Công tác phát triển quỹ đất xây
dựng đô thị; Xây dựng đô thị thông minh; QL tài chính xây dựng đô thị; QLNN
về quy hoach xây dựng đô thị và xây dựng đô thị; …
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12
2) Về chủ thể quản lý được nghiên cứu, phạm vi không gian và thời gian
nghiên cứu:
- Chủ thể quản lý được NC đối với từng chuyên ngành phải được lựa
chọn cụ thể và phù hợp với chủ đề/hướng NC của từng chuyên ngành như
đã nói trên. Ví dụ:
+ Chuyên ngành KTXD, chủ thể QL có thể lựa chọn NC là DNXD hoặc
CĐT/Ban QLDA/Tổng thầu/Tư vấn QLDA hoặc cơ quan QLNN về XD (Bộ/Sở
QLXD chuyên ngành).
+ Chuyên ngành QLDA xây dựng, chủ thể QL có thể lựa chọn NC là
CĐT/Ban QLDA/Tổng thầu hoặc cơ quan QLNN về XD (Bộ/Sở QLXD chuyên
ngành; ).
+ Chuyên ngành QL đô thị, chủ thể QL có thể lựa chọn NC là DNXD công
trình trong đô thị; CĐT dự án XD đô thị/Ban QLDA xây dựng đô thị/Tổng
thầu hoặc cơ quan QLNN về XD đô thị (Bộ/Sở QLXD chuyên ngành; ).
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 13
- Phạm vi không gian nghiên cứu được lựa chọn phù hợp với phạm vi
không gian hoạt động của chủ thể quản lý được lựa chọn nghiên cứu hoặc
có thể giới hạn phạm vi không gian hẹp hơn so với không gian hoạt động
của chủ thể quản lý.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu (thời gian hoạt động của chủ thể quản lý
trong quá khứ) thông thường khoảng 4 – 5 năm quá khứ so với thời điểm
nghiên cứu đề tài luận văn.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14


3.3.2 Cấu trúc phổ biến của luận văn thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng
(1) Cấu trúc LV theo HD chung của trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Xem văn vản “Hướng
dẫn thực hiện luận văn cao hoc”):
1) Trình tự trình bày nội dung LV:
Nội dung LV phải được trình bầy khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự:
+ Mở đầu: trình bầy lý do chọn đề tài, mục đích, mục tiêu, đối tượng và phạm vi NC, phương
pháp NC, cơ sở KH, thực tiễn và pháp lý của đề tài, KQ đạt được và vấn đề còn tồn tại (Tối đa 2
trang A4).
+ Phần nội dung chính của LV gồm 3-4 chương: trình bầy TQ về đề tài, TQ về lịch sử NC, nội
dung NC của đề tài, các vấn đề cần giải quyết, cơ sở KH, phương pháp giải quyết các vấn đề nêu
ra.
+ Kết luận của LV: trình bầy những kết quả của LV một cách ngắn gọn, không có lời bàn và
bình luận thêm.
+ Danh mục tài liệu tham khảo (xếp theo hướng dẫn): chỉ bao gồm các tài liệu đã đọc và được
trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào LV và phải được chỉ rõ việc sử dụng nó trong LV.
+ Phụ lục (nếu có).

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15


2) Cấu trúc của luận văn
1. Trang bìa cứng in nhũ
2. Trang phụ bìa
3. Lời cam đoan
4. Lời cảm ơn (nếu có)
5. Mục lục
6. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt (nếu có)
7. Danh mục các bảng (nếu có)
8. Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có)
9. Nội dung luận văn
10. Kết luận
11. Tài liệu tham khảo
12. Phụ lục (nếu có)
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16
(2) Cấu trúc luận văn thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng
Như đã nêu ở mục 3.3.1: Hầu hết các LV ngành QLXD đã công bố thuộc
dạng “nghiên cứu ứng dụng” và áp dụng cách tiếp cận “truyền thống” để
thực hiện mục đích NC và trả lời các câu hỏi NC đề ra. Theo đó, cấu trúc
luận văn phổ biến là cấu trúc nội dung NC theo 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về … (vấn đề/chủ đề
nghiên cứu nêu ở tên đề tài luận văn)
• Nội dung của chương này thường hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý và
thực tiễn liên quan đến chủ đề NC (Khái niệm, nội dung, tiêu chí/chỉ tiêu
đánh giá, các NTAH, các quy định PL hiện hành có liên quan, các NC đã
công bố có liên quan, kinh nghiệm thực tiễn, …)
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17
+ Chương 2: Phân tích thực trạng … (vấn đề nghiên cứu của chủ thể quản lý nghiên
cứu trong khoảng thời gian 4-5 năm quá khứ)
• Nội dung của chương này thường PT, đánh giá thực trạng vấn đề NC (Ví dụ: công tác
QLXD) của chủ thể QL cụ thể được lựa chọn NC trên cơ sở thông tin/số liệu/dữ liệu
thực tế thu thập được để chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong
công tác QL được NC.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện …(vấn đề nghiên cứu của chủ thể quản lý
nghiên cứu)
• Nội dung của chương này thường trình bày các GP đề xuất của tác giả LV cho chủ thể
QL được NC nhằm hoàn thiện/làm tốt hơn/cải tiến vấn đề NC theo hướng khắc phục
những mặt tồn tại, hạn chế của chủ thể QL đã được chỉ ra ở cuối chương 2.
• Ví dụ: GP nâng cao hiệu quả SXKD của DNXD; GP nâng cao khả năng thắng thầu trong
đấu thâu XD của DNXD; GP hoàn thiện công các QL chất lượng CTXD của Ban QLDA; …

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 18


3.4 Xác định “vấn đề nghiên cứu” và tên đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu:


• Để xác định được tên đề tài luận văn thạc sĩ, trước hết học viên cần xác
định rõ ”vấn đề nghiên cứu”, nghĩa là cần dự kiến nghiên cứu cái gì?
Nghiên cứu ở đâu? Mục đích nghiên cứu là gì?
• Việc xác định “vấn đề nghiên cứu” phải đảm bảo sao cho vấn đề nghiên
cứu được dự kiến lựa chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành đào
tạo (ngành Quản lý xây dựng) và phù hợp với chủ đề/hướng nghiên cứu có
thể lựa chọn đối với từng chuyên ngành đào tạo (Kinh tế xây dựng/ Quản lý
dự án xây dựng/ Quản lý đô thị).
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19
Vấn đề NC, như đã trình bày ở Bài 1 (Mục 1.2), có một số điểm quan trọng cần
nhắc lại là:
+ “Vấn đề NC” thực chất là các CH được đặt ra để NC tìm câu trả lời thỏa
đáng, vì thế “vấn đề NC” thường được thể hiện một cách cụ thể bằng mục tiêu
NC hay các “câu hỏi NC”.
+ Mục tiêu NC là những nội dung chủ yếu được dự kiến đi sâu NC trên cơ sở
nhận dạng vấn đề NC. Mục tiêu NC trả lời câu hỏi “cần NC cái gì”?
+ Thực chất của câu hỏi NC là mục tiêu NC được thể hiện dưới dạng câu hỏi NC.
+ Các câu hỏi đặt ra không cần một quá trình NCKH để tìm kiếm câu trả lời mà
có thể trả lời một cách dễ dàng và chuẩn xác không phải là “vấn đề NC”/“vấn đề
NCKH”.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20


+ Từ ý tưởng NC, người NC tiếp tục tìm hiểu, lược khảo những NC đã công
bố có liên quan để tìm “khoảng trống NC” (những vấn đề chưa được NC hoặc
NC chưa sâu, chưa cụ thể) nhằm xác định/nhận dạng cụ thể vấn đề NC.
+ Giả thuyết NC là câu trả lời dự kiến cho các câu hỏi NC.
Xuất phát từ những kiến thức về “vấn đề NC” đã được trang bị, để có thể
lựa chọn/xác định đúng vấn đề NC làm cơ sở để đặt tên đề tài LV học viên có
thể tiến hành các công việc theo trình tự sau:
1) Dự kiến một số địa điểm/đơn vị có hoạt động XD phù hợp với chuyên
ngành đào tạo học viên dự kiến thu thập số liệu thực tế để làm LV và so sánh
lụa chọn địa điểm/đơn vị NC thuận lợi nhất có thể (DNXD/Ban QLDA (X) tại
địa phương (Y); Cơ quan quản lý nhà nước (X); …).
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21
Cần tìm hiểu các LV đã công bố có liên quan đến địa điểm/đơn vị NC dự
kiến để tránh trùng lặp về ý tưởng NC và vấn đề NC được lựa chọn ở các
bước sau.
Tốt nhất là chọn chính CQ/tổ chức/DN/đơn vị học viên đang công tác
thuộc ngành XD hoặc CQ/tổ chức/DN/đơn vị thuộc ngành XD mà học viên
đã có nhiều quan hệ để NC.
2) Tìm hiểu thực tế hoạt động XD tại địa điểm/đơn vị NC dự kiến lựa
chọn để tìm kiếm “ý tưởng NC”.
Cần tìm hiểu thực tế để phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế chủ yếu
trong công tác QLXD của đơn vị dự kiến NC liên quan đến các lĩnh vực
thuộc chuyên ngành đào tạo. Trên cơ sở đó sơ bộ xác định một số ý tưởng
NC của bản thân học viên và so sánh lựa chọn ý tưởng NC khả thi nhất.
Ý tưởng NC chọn phải sao cho không trùng lặp với chủ đề NC của các LV
đã công bố được thực hiện tại địa điểm/đơn vị NC dự kiến lựa chọn.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 22
3) Xác định vấn đề NC, nghĩa là xác định mục tiêu NC và thể hiện mục
tiêu NC dưới dạng câu hỏi NC.
(2) Xác định tên đề tài luận văn:
Tên đề tài LV thực chất là một mệnh đề thể hiện vấn đề NC gắn liền với
chủ thể QL và mục đích NC của LV.
Trên cơ sở vấn đề NC, chủ thể QL và mục đích NC đã xác định và kết hợp
với tên một số LV đã công bố có cùng chủ đề, học viên dự kiến một vài PA
đặt tên đề tài LV và tham khảo thêm ý kiến của GV/các nhà KH trong cơ sở
đào tạo để quyết định tên đề tài LV.
Tên đề tài LV còn có thể chỉnh sửa sau Hội thảo về đề cương NC do Khoa
chuyên môn (Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng) phối hợp với Khoa Đào tạo
SĐH (Phòng Quản lý đào tạo) tổ chức.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23
3.5 Cách viết đề cương nghiên cứu

• Thông thường các cơ sở đào tạo đều có quy định/HD biểu mẫu đề cương
NC và yêu cầu học viên viết đề cương theo mẫu đó. Vì thế, khi viết đề
cương NC học viên cần tìm hiểu mẫu đề cương NC để làm đúng trên cơ sở
tranh thủ ý kiến TV của cán bộ HDKH.

• Khoa Đào tạo sau đại học cũng đã ban hành VB “Hướng dẫn thực hiện
luận văn cao học”, trong đó có mẫu “Đề cương nghiên cứu” (Mẫu số 7)
gồm 11 mục, học viên có trách nhiệm cụ thể hóa nội dung từng mục phù
hợp với tên đề tài, cách tiếp cận vấn đề NC và mục đích NC đã lựa chọn.

• Trong 11 mục của mẫu đề cương NC có một số mục cần đặc biệt quan tâm
để thể hiện cụ thể và chi tiết nội dung, đó là các mục: 2, 4, 5, 6, 9.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành…..
1.Tên đề tài (*)
2. Lý do chọn đề tài
3. Những nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
5. Mục tiêu nghiên cứu
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
9. Dàn bài chi tiết của luận văn (**)
10. Kế hoạch thực hiện
11. Kinh phí thực hiện đề tài
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25
3.6 Trình bày bản luận văn thạc sĩ

- LV cần được viết theo văn phong KH: Viết câu đơn giản, ngắn gọn, thể
hiện rõ ý cần diễn đạt, hạn chế sử dụng các câu chủ động, …
- Bám sát đề cương NC đã được chấp thuận để viết, nội dung viết phải
thể hiện được nội hàm cần viết thể hiện ở tên mục/tiểu mục, tránh viết
lặp lại nội dung đã viết ở các mục/tiểu mục khác.
- Đảm bảo sự gắn kết nội dung giữa các mục trong từng chương và giữa
các chương trong LV.
- Khi cần đề cập đến các quy định PL có liên quan đến đề tài LV trong nội
dung “cơ sở pháp lý” (Chương 1) hoặc trong các GP đề xuất (Chương 3) chỉ
đề cập đến các quy định PL hiện hành; hạn chế tối đa việc “chép lại” các
quy định PL.
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 26
- Khi phân tích đánh giá thực trạng (Chương 2) và chỉ ra những mặt tồn tại,
hạn chế cần khắc phục cần có nhiều số liệu tổng hợp/dữ liệu thu thập từ
thực tế để minh chứng cho những nhận định, đánh giá.
- Khi trình bày các GP đề xuất (Chương 3) cần trình bày cụ thể các căn cứ
để đề xuất GP, nội dung GP đề xuất, đánh giá sự tác động của GP nếu được
áp dụng, mức độ ưu tiên của GP, … tránh đề xuất các GP theo kiểu nêu ra
các yêu cầu hay phương hướng cần quan tâm.
- Cần hết sức chú ý việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo khi đề
cập/dẫn ra các dữ liệu thực tế.
- Cần đảm bảo tương đối sự cân đối về dung lượng số trang viết giữa các
chương của LV.

09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 27


* Một số điểm cần lưu ý khác khi trình bày luận văn:
1) Không viết nội dung của một mục/tiểu mục chỉ có vài dòng. Trong trường hợp ít
nội dung viết cần nghiên cứu ghép mục/tiểu mục.
2) Không SD chữ viết tắt ở tên đề tài, tên chương, tên mục, tên tiểu mục; Nội dung
viết trong các mục/tiểu mục có thể dùng chữ viết tắt; Khi lần đầu dùng chữ viết tắt nào
đó thì phải có đầy đủ chữ được viết tắt và chữ viết tắt ghi trong ngoặc đơn sau chữ đó.
3) Bảng biểu phải đánh số bảng, đặt tên bảng theo quy định và đặt trên đầu bảng;
hình vẽ phải đánh số hình, đặt tên hình theo quy định và đặt dưới hình.
4) Danh mục chữ viết tắt phải được sắp xếp theo thứ tự a, b, c và đảm bảo tất cả các
chữ viết tắt được sử dụng trong luận văn phải có trong danh mục chữ viết tắt; Danh
mục TLTK sắp xếp đúng quy định trong “HD thực hiện luận văn cao học” của Khoa Đào
tạo SĐH.
5) Đánh số trang LV đúng vị trí quy định bằng các số tự nhiên, “Mở đầu” là trang 1,
trang cuối của “Kết luận” là trang cuối cùng tính số trang của LV (tối thiểu là số 50, tối
đa là số 100).
09/13/2023 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28
Hết học phần

Thank You!

You might also like