You are on page 1of 72

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH LAO

ThS Lê Thành Phúc


GĐ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng
* Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn quản lý bệnh lao, CTCLQG 2015, 2018, 2020


LỊCH SỬ

Bệnh lao đã được hiện diện trong con người từ cổ xưa.


Những tổn thương do lao được tìm thấy bên trong mãnh
xương sọ của người cổ phát hiện ở phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ
có niên đại 500.000 năm được xem là bằng chứng cổ xưa
nhất về bệnh lao
LỊCH SỬ

Trong suốt lịch sử, bệnh lao đã được biết đến với nhiều tên gọi khác
nhau như "bệnh phthisis" và "bệnh dịch hạch trắng".
Năm 2014, kết quả của một nghiên cứu DNA mới về bộ gen bệnh lao
được tái tạo lại từ hài cốt ở miền nam Peru cho thấy rằng bệnh lao
xuất hiện ở người dưới 6.000 năm trước
Xương người từ thời đồ đá mới cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn.
Cũng đã có tuyên bố về các bằng chứng cho thấy tổn thương đặc
trưng của bệnh lao trong hóa thạch của người Homo erectus cách đây
500.000 năm, mặc dù phát hiện này còn gây tranh cãi.

Dấu hiệu của căn bệnh này cũng đã được tìm thấy trong các xác ướp
Ai Cập có niên đại từ năm 3.000 đến 2.400 trước Công nguyên

vua Akhenaten và vợ là Nefertiti đều chết vì bệnh lao, và bằng chứng


chỉ ra rằng các bệnh viện điều trị bệnh lao đã tồn tại ở Ai Cập từ năm
1500 trước Công nguyên
LỊCH SỬ

Bằng chứng DNA bệnh lao của con người từ


xương của một người phụ nữ và trẻ sơ sinh được
khai quật hơn một thập kỷ trước đây tại một
ngôi làng, chìm ngoài khơi bờ biển của Israel có
niên đại 9.000 năm tuổi, Bằng chứng phân rã
tubercular đã được tìm thấy trong cột sống của
các xác ướp Ai Cập hàng ngàn năm tuổi (3.000-
2.400 trước Công nguyên). Bằng chứng của
bệnh lao xuất hiện trong Kinh Thánh, trong văn
học Trung Quốc có niên đại khoảng 4000 TCN,
và trong cuốn sách tôn giáo ở Ấn Độ năm 2000
trước Công nguyên. Trong Hy Lạp cổ đại
khoảng 400 trước Công nguyên, Hippocrates đề
cập đến bệnh lao, cũng như Aristotle, người đã
nói chuyện về "bịnh ho lao và chữa bệnh của
nó" (khoảng 350 TCN).
Bệnh lao được biết từ thời thượng cổ. Bệnh nổ ra tại Anh quốc giữa thế
kỷ thứ 18, rồi lan tràn khắp Âu châu. Đó là căn bệnh nghiêm trọng nhất
của thế kỷ 19 đã ám ảnh các nhà văn và y sĩ. Bệnh này thường thấy ở
thanh niên, làm họ chết sau 18 tháng đến 2 năm. Giữa thế kỷ 17: Châu
Âu, “đại dịch hạch trắng” kéo dài 20 năm sau. Bệnh lao gây tử vong
cao nhất.
- Vào thế kỷ 18, bệnh lao có tỷ lệ tử vong cao tới 900 ca tử vong (800 –
1000) trên 100.000 dân mỗi năm ở Tây Âu;
- Vào thế kỷ 19, bệnh lao đã giết chết khoảng một phần tư dân số
trưởng thành của châu Âu

Năm 1900 nó là nguyên nhân của 12% số người chết ở nước Pháp.

Vào thời điểm đó, bệnh lao được gọi là "kẻ cướp đi tuổi trẻ", vì căn bệnh này có
tỷ lệ tử vong ở những người trẻ tuổi cao hơn. Các tên khác bao gồm "Đại dịch
hạch trắng" và "Cái chết trắng", trong đó "màu trắng" là do tình trạng xanh xao
vì thiếu máu của những người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, TB còn được nhiều
người gọi là "Đội trưởng của Tất cả những kẻ chết chóc
Năm 1819, một người Pháp tên là René Laennec (1781-
1826) phát minh ra ống nghe. Ông áp dụng phương
pháp của mình cho căn bịnh đang gặm mòn ông để rồi
7 năm sau ông mất, lúc 45 tuổi do bệnh lao.
Ông đã mô tả chu kỳ của bệnh này như sau: bệnh
nhân ốm yếu dần, thỉnh thoảng ho khan, khạc đờm, đổ
mồ hôi rất nhiều về đêm, cảm thấy đau giữa vai và lồng
ngực, rối loạn tiêu hóa và thân nhiệt lên ban đêm. Khi
khám phổi, nghe thấy tiếng khô và ráp, tiếng ran nổ
nhẹ, tiếng rắc. Vài tháng sau, bắt đầu ho thường xuyên
và đau. Đờm màu xanh với những mảnh đặc trắng, nghe
bệnh bằng một dụng cụ quí báu mới phát minh của
Laennec thấy có tiếng òng ọc hay tiếng ồ ồ.
Năm 1865 Villemin làm thực nghiệm bằng
cách tiêm truyền bệnh phẩm lấy từ người
bệnh lao cho động vật đã kết luận bệnh lao
là bệnh lây truyền

Ngày 24/3/1882 là một mốc quan trọng


trong lịch sử y học. Trong buổi họp tại
Viện Sinh lý học Berlin, bác sĩ Robert
Koch, 39 tuổi, dõng dạc khẳng định:
"Bệnh lao do một loại trực khuẩn gây
ra!".
Thế là thủ phạm của một trong
"tứ chứng nan y" từng gây kinh hoàng
cho cả thế giới đã được tìm thấy.
Năm 1884, hy vọng lớn đã đến khi nhà khoa học Đức
Robert Koch (1843-1910) khám phá ra trực khuẩn bệnh
lao, với khám phá này Ông đã nhận được giải Nobel y học.
Một khi nguyên nhân gây ra bệnh lao được phát hiện, các
nhà khoa học bắt đầu tiến hành thí nghiệm nhanh chóng
để khám phá thuốc chữa bệnh cho nó. Năm 1895, Konrad
von Wilhelm Röntgen, phát hiện ra X-quang, từ đó phương
pháp này đã có thể cho bác sĩ để quan sát sự hiện diện và
sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên phải đợi dến năm 1921
hai nhà bác học Albert Calmette (1863-1933) và Camille
Guérin (1872-1961) cô lập được trực khuẩn vô hại, tạo ra
thuốc chủng B.C.G. (Baccillus Calmette Guérin) để phòng
ngừa bệnh lao.
Ngày 20 tháng 11 năm 1944, kháng sinh "Streptomycin"
được sử dụng lần đầu tiên cho một bệnh nhân lao bị bệnh
nghiêm trọng. Hiệu quả đã gần như ngay lập tức và rất ấn
tượng, vi khuẩn biến mất khỏi đờm và bệnh nhân đã phục
hồi nhanh chóng. Một loạt các loại thuốc chống lao đã phát
hiện trong những năm tiếp theo như p-aminosalicylic axit
(1949), isoniazid (1952), Pyrazinamide (1954), cycloserine
(1955), Ethambutol (1962) và Rifampin (rifampicin; 1963).
Với sự thành công của việc phát hiện nguyên nhân và tìm ra
các loại thuốc chữa bệnh lao, trong những năm 50 của thế
kỹ 19, bệnh lao đã được đẩy lùi trong những nước công
nhiệp hóa. Các nhà điều dưỡng vắng dần. Con người đã quên
đi sự sợ hãi khi nghe tên bệnh. Tuy nhiên bệnh lao vẫn tiếp
tục hoành hành nhất là tại các nước nghèo, mỗi năm giết
khoảng 2-3 triệu người.
Theo Báo cáo của WHO về bệnh lao toàn
cầu năm 2017 (Global Tuberculosis Report
2017), tử vong do bệnh Lao đứng thứ 9 của
các tử vong trên toàn thế giới,

Bệnh lao vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với 10,4
triệu người mới mắc và hơn 1,7 triệu người chết do lao (năm
2016), 90% là người lớn, 65% là nam giới, 10% đồng nhiễm
Lao/HIV. 4,1% số bệnh nhân lao mới và 19% số bệnh nhân đã từng
điều trị lao mắc các thể lao kháng đa thuốc, tương đương 490
Bedaquline nămngười
ngàn 2012,mắc
delamanid nămHiện nay mới chỉ có khoảng 20% số
MDR-TB.
2014 và pretomanid
bệnh nhânnăm 2019 được
MDR-TB mới chính
tiếp cận điều trị, số còn lại hoặc tử vong
thức đượchoặc
cấp phép đưalàvào
tiếp tục các phác
nguồn lây lanđồra cộng đồng.
điều trị lao.
HIỆN TẠI
Bệnh lao hiện nay là vấn đề y tế- xã hội quan trọng
và là bệnh nhiễm gây chết nhiều người trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.

Theo Báo cáo của WHO về bệnh lao toàn


cầu năm 2019 (Global Tuberculosis Report
2019), tử vong do bệnh Lao đứng thứ 9 của
các tử vong trên toàn thế giới,

Bệnh lao vẫn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với 10,4 triệu
người mới mắc và hơn 1,7 triệu người chết do lao (năm 2016), 90% là
người lớn, 65% là nam giới, 10% đồng nhiễm Lao/HIV. 4,1% số bệnh
nhân lao mới và 19% số bệnh nhân đã từng điều trị lao mắc các thể lao
kháng đa thuốc, tương đương 490 ngàn người mắc MDR-TB. Hiện nay
mới chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân MDR-TB được tiếp cận điều trị,
số còn lại hoặc tử vong hoặc tiếp tục là nguồn lây lan ra cộng đồng.
DỊCH TỄ BỆNH LAO TOÀN CẦU
 Đại dịch Covid-19 ảnh
hưởng nghiêm trọng tới
tình hình thu nhận/điều 7.5

trị bệnh nhân Lao, làm 7.1 triệu năm 2019

tăng gánh nặng bệnh tật


do Lao gây ra trên Toàn 7.0

cầu năm 2020 và 2021


 2021, ~10.6 triệu mắc 6.4 triệu năm 2021
6.5
lao (tăng 4.5% so với
Triệu
Giảm 18%,
năm 2020). 2019-2020
Bắt đầu phục
hồi, 2020-2021
 Ca mắc lao mới được 6.0
phát hiện - báo cáo
giảm từ 7,1 triệu năm 5.8 triệu năm 2020

2019 xuống 6,4 triệu 5.5


năm 2021 (Tăng so với 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
2020: 5,8 triệu)
Nguồn: Báo cáo bệnh Lao Toàn cầu năm 2022 (GLOBAL TB REPORT 2022)
DỊCH TỄ BỆNH LAO TOÀN CẦU

T

n
 Năm 2021, 1,6 g 1,6 triệu ca
2.0 trong năm
triệu tử vong Người không nhiễm HIV
2021,
Tăng lên từ
Lao/HIV- và 1.0
1,5 triệu ca
trong năm
187.000 tử vong Mốc của chiến lược chấm
dứt bệnh lao năm 2020
2020 và 1,4
năm 2019
do Lao/HIV. Giảm 35% so với năm 2015

 Tăng 3% BN lao 0.5


Triệu ca mỗi năm

kháng thuốc (từ 0.3


437.000 năm
2020 lên 450.000 Người sống
Giảm xuống
năm 2021). chung với HIV
187.000 từ
201.000
năm 2020

2000 2005 2010 2015 2020

Nguồn: Báo cáo bệnh Lao Toàn cầu năm 2022 (GLOBAL TB REPORT 2022)
TÌNH HÌNH BỆNH LAO Ở VIỆT NAM

Việt Nam xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao
nhất trên thế giới với ước tính khoảng 130,000 ca mới và 14,000 người chết
mỗi năm vì bệnh lao. Việt Nam cũng đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh
nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
BỆNH LAO Ở VIỆT NAM VẪN CAO

• Mắc mới : 169.000


• Tử vong: 12.000 (ko bao gồm Lao/HIV)
• Phát hiện của CTCLQG: ~100.000
• Phát hiện tại y tế tư và đa khoa: ~20.000
• Lao chưa phát hiện kịp thời: ~50.000
* Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ
bùng phát bệnh lao
* Nguy cơ bùng phát bệnh lao sau đại dịch COVID-
19
* Nguy cơ bùng phát bệnh lao sau đại dịch COVID-19
1,8 triệu thanh niên mắc lao trên toàn cầu
Lượng thanh niên 10-24 tuổi bị lao gia tăng,
chiếm đến 17% tổng số bệnh nhân lao trên toàn
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa cầu, theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa.
nhấn mạnh lấy thanh thiếu PGS.TS Nguyễn Bình Hòa - Phó giám đốc Bệnh
niên là nòng cốt để nhanh viện Phổi Trung ương cho biết Việt Nam đứng
chóng đạt mục tiêu chấm 11/30 nước có gánh nặng về lao và bệnh lao
dứt bệnh lao vào 2030. kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Theo báo
cáo của WHO, ước tính mỗi năm, tại Việt Nam
Ông lý giải thực trạng mắc lao có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900
ở thanh niên còn rất nặng nề, trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200
ước tính khoảng 1,8 triệu ca tử vong.
người từ 10-24 tuổi bị lao, PGS Bình Hòa phân tích Covid-19 tác động
chiếm 17% tổng số ca bệnh nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán, điều trị
trên toàn cầu. Thực tế, người lao. Cụ thể trước dịch, tỷ lệ bệnh nhân lao mới
trẻ ít chăm sóc sức khỏe do toàn cầu giảm 1,5-2% mỗi năm, nhưng đến 2021
thiếu nhận thức về triệu chứng tăng trở lại 3,6%. Nguyên nhân là khó tiếp cận
lao, nỗi sợ bị kỳ thị, khó tiếp các dịch vụ chẩn đoán, trị bệnh ở thời điểm
cận hệ thống y tế lẫn thiếu sự giãn cách. Thậm chí, số ca tử vong do lao năm
hỗ trợ của gia đình và xã hội. 2021 tăng khoảng 30% so với 2020.
VI KHUẨN LAO VÀ ĐẶC ĐIỂM MIỄN DỊCH
TRONG BỆNH LAO

BỆNH LAO LÀ BỆNH DO VI KHUẨN

Vi khuẩn lao do Robert Koch phát hiện (1982), vì vậy


còn được gọi là Bacilie de Koch (viết tắt là BK). Vi
khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriaceae, dài từ 3 - 5µm,
không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, chúng đứng
riêng rẽ hoặc thành từng đám trên tiêu bản nhuộn
Ziehl – Neelsen, không bị cồn và acid làm mất màu đỏ
của fucsin.
Một số đặc điểm cơ bản của vi khuẩn lao

 Kháng cồn và acid


 Ái khí hoàn toàn
 Phát triển chậm, 20-24 giờ sinh
sản một lần
 Có nhiều quần thể chuyển hoá
khác nhau ở TT
 Thay đổi khả năng gây bệnh
dưới ảnh hưởng của MT
 Có khả năng kháng lại với các
thuốc lao
Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường
bên ngoài:

Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3 – 4


tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo
quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của bệnh
nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn lao
vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Dưới ánh nắng mặt
trời vi khuẩn bị giết sau 1.5h, ở 420C vi khuẩn ngừng
phát triển và chết sau 10 phút ở 1000C; với cồn 90 0
vi khuẩn tồn tại được ba phút, trong acid phenic 5%
vi khuẩn chỉ sống được khoảng một phút
Có nhiều quần thể chuyển hoá khác nhau
ở tổn thương
Có nhiều quần thể chuyển hoá khác nhau
ở tổn thương
- Nhóm A: gồm những vi khuẩn khu trú ở vách hang lao có đủ oxy, đ ộ
pH kiềm, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, là nhóm vi khuẩn
phát triển mạnh, số lượng lớn, nằm ngoài tế bào. Nhóm này dễ bị các
thuốc chống lao tiêu diệt.
- Nhóm B: gồm những vi khuẩn khu trú ở vách hang lao nhưng sâu h ơn,
độ pH kiềm, phân áp oxy thấp nên phát triển chậm, chỉ chuyển hoá
từng đợt ngắn khoảng 1giờ. Nhóm này chỉ có rifampicin và Isoniazid
là có tác dụng.
- Nhóm C: gồm những vi khuẩn đã bị thực bào, nằm trong đ ại th ực
bào, vi khuẩn phát triển rất chậm vì độ pH toan. Chỉ có Pyrazinamid
là phát huy tác dụng tốt, thứ đến là Rifampicin, còn Isoniazid ít tác
dụng vì Streptomycin thì không có tác dụng.
- Nhóm D: gồm những vi khuẩn nằm trong đại thực bào, hoàn toàn
không chuyển hoá, không phát triển gọi là những vi khuẩn lao “ng ủ”,
các thuốc chống lao không có tác dụng. Số lượng vi khu ẩn c ủa nhóm
này ít, có thể bị diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
VK lao có khả năng kháng lại với các thuốc lao
Cơ chế kháng thuốc ở M.tuberculosis

1)Thuộc về kiểu gen: đột biến


nhiễm sắc thể hoặc có được gen
kháng thuốc.
2)Thuộc về kiểu hình: thích ứng -
dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên
Phân loại bệnh nhân kháng thuốc

- Kháng thuốc mắc phải: Là kháng thuốc xuất hiện ở bệnh


nhân đã điều trị trên 1 tháng.
- Kháng thuốc tiên phát (ban đầu): Là những chủng vi khuẩn
lao kháng thuốc ở những bệnh nhân lao không có tiền sử điều
trị lao trước đó hoặc điều trị chưa được một tháng.

- Lao kháng đơn thuốc: vi khuẩn lao chỉ kháng với duy nhất một thuốc
chống lao hàng một.
- Lao kháng nhiều thuốc: vi khuẩn lao kháng với từ hai thuốc chống lao
hàng một trở lên nhưng không kháng với đồng thời Rifampicin và Isoniazid.
- Lao kháng H, nhạy R (Hr-TB): vi khuẩn lao kháng với Isoniazid nhưng
nhạy với Rifampicin
- Lao đa kháng thuốc (MDR-TB): vi khuẩn lao kháng đồng thời với ít nhất
hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin.
- Lao kháng Rifampicin (RR-TB): vi khuẩn lao kháng với Rifampicin, có
hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có th ể là kháng đ ơn
thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc). Tuy nhiên ở
Việt Nam hiện nay, các chủng đã kháng với Rifampicin thì có t ới trên 90% có
kèm theo kháng Isoniazid, vì vậy khi phát hiện kháng Rifampicin ng ười b ệnh
được coi như đa kháng thuốc và thu nhận điều trị phác đồ đa kháng.
Phân loại bệnh nhân kháng thuốc

- Tiền siêu kháng: Lao đa kháng có kháng thêm với hoặc bất cứ
thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một
trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin,
Amikacin, chứ không đồng thời cả 2 loại thêm).
- Siêu kháng thuốc (XDR-TB): Lao đa kháng có kháng thêm với
bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất
một trong ba thuốc tiêm hàng hai (Capreomycin, Kanamycin,
Amikacin).

- Lao tiền siêu kháng (preXDR-TB): lao đa kháng thuốc (MDR-TB)


hoặc kháng Rifampicin (RR-TB) và có kháng thêm với bất cứ thuốc nào
thuộc nhóm Fluoroquinolone (bao gồm Levofloxacin hoặc Moxifloxacin sử
dụng trong phác đồ ngắn hạn hoặc dài hạn theo khuyến cáo hiện hành).
- Lao siêu kháng thuốc (XDR-TB): Lao đa kháng thuốc MDR/RR-TB
có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và ít
nhất 1 thuốc khác thuộc nhóm A (Bedaquiline, Linezolid).
4. Định nghĩa mới về XDR-TB

Định nghĩa mới về XDR- TB 2020:


• Pre-XDR-TB: resistance to at least
RIF and any fluoroquinolone
• XDR-TB: resistance to at least
RIF,
any fluoroquinolone and at least Tăng
one additional Group A drug cường
(e.g. bedaquiline or linezolid) năng lực
làm KS
Các loại miễn dịch trong bệnh lao

(1). Miễn dịch di truyền

(2). Miễn dịch bẩm sinh

(3).* Miễn dịch thích nghi.


(1). Miễn dịch di truyền

 Khác biệt kháng nguyên HLA (Human Leucocyte


Antigens) do gen quy định giữa nhóm BN lao và
người không bị lao;
 Các gen khác như gen quy định receptor 1,25
dihydroxy vitamin D3 (1,25-(OH)2D3), TNF- α và
β, IL-1, IL-2, Nramp biểu lộ ra kiểu hình khác
nhau ở BN lao và người không bị lao
(2). Miễn dịch bẩm sinh

 Miễn dịch bẩm sinh tốt, số lượng VK lao ít, VK


lao có thể bị tiêu diệt ngay.
 Các thành phần MD bẩm sinh: BCĐN trung
tính, ĐTB phế nang, các tế bào VKL, tế bào T
γ/δ, T α/β, các protein ĐTB kháng tự nhiên
Nramp và một số TB khác
(3).* Miễn dịch thích nghi.

 VK lao xâm nhập qua đường hô hấp, đa số VK bị


giữ lại và bị đào thải nhờ cơ chế thanh lọc của niêm
mạc đường HH.
 5% có hệ MD không kiểm soát được, nên VK có thể
phát triển lan tràn
 90% sau NK không bị bệnh, trong đó có những cơ
thể bị nhiễm lao tiềm tàng (latent infection). Trong
số này chỉ 5-10% trường hợp chuyển thành bệnh lao
Đáp ứng MD đặc hiệu của cơ thể đối với bệnh lao
MD dịch thể

 Vai trò thứ yếu, không trực tiếp loại trừ VK


lao (có tính độc với VK lao, thúc đẩy quá trình
thực bào).
 Globulin miễn dịch: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE.
 Lao phổi hoạt động: IgG tăng.

MD tế bào
 Vai trò quyết định.
 Landsteiner, Chase chứng minh vai trò đáp ứng MDTB
với VK lao.
 Ngày nay đã được làm sáng tỏ hơn: Thực hiện bởi
quần thể tế bào T, ĐTB và SP hoà tan (cytokines: IL-1,
IL-2, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IFN.., TNF, TGF.v.v.).
Đáp ứng MD đặc hiệu của cơ thể đối với bệnh lao
Miễn dich trong bệnh lao là miễn dịch tế bào
Qua những thực nghiệm của mình Landsteiner – Chase và Lurie
(1942) đã chứng minh các quần thể lympho T và đại thực bào có vai
trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của bệnh lao. Sau khi thôn
thực vi khuẩn, đại thực bào phân hủy vi khuẩn và trình di ện kháng
nguyên cho các tế bào lympho (chủ yếu là TCD4). Đây là các ph ản
ứng xảy ra ở mức độ phân tử rất phức tạp có sự tham gia c ủa phân
tử MHC (Major Histocompability Complex) lớp I và II n ằm trong
gen. Các tế bào TCD4 sau khi nhân được tín hiệu các kháng nguyên,
chúng trở thành các tế bào hoạt hóa và tiết ra Interleukin II kh ởi
động một loạt các phản ứng miễn dịch tiếp theo, giúp cơ thể tiêu
diệt vi khuẩn lao. Vì vai trò quan trọng c ủa t ế bào TCD4 trong đáp
ứng miễn dịch của bệnh lao, HIV cũng tấn công phá hủy t ế bào này,
mà bệnh lao và HIV/AIDS thường đồng hành.
Ứng dụng của miễn dịch trong lâm sàng bệnh lao
Huyết thanh chẩn đoán: Sự có mặt của vi khuẩn lao trong cơ thể, giống
như các bệnh nhiễm khuẩn khác, cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các
kháng nguyên của vi khuẩn. Các kháng thể không có vai trò tiêu di ệt vi
khuẩn như các tế bào, nhưng lại được sử dụng để chẩn đoán bệnh lao, đặc
biệt đối với lao thể lao ít tìm thấy vi khuẩn trong bệnh phẩm như các thể
lao ngoài phổi, lao trẻ em… Những kỹ thuật miễn dịch như phản ứng gắn
bổ thể, ngưng kết hồng cầu của Middlebrook – Kubos, kỹ thuật khuếch tán
trên thạch đã sớm được áp dụng chẩn đoán bệnh lao. Kỹ thuật miễn d ịch
phóng xạ (Radio Immuno Assay – RIA), đặc biệt là miễn dịch gắn men
(Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay – ELISA), đ ược s ử d ụng r ộng rãi ở
nhiều nước để chẩn đoán bệnh lao. Ở nước ta cuối thế kỷ XX, phản ứng
ELISA đã được sử dụng chẩn đoán bệnh lao màng não trẻ em với độ nhạy
79 – 80%, độ đặc hiệu 95 – 97%. Gần đây, các kỹ thuật sinh h ọc phân t ử
(PCR – TB, Xpertgen…) được áp dụng chẩn đoán bệnh lao với hiệu qu ả cao
hơn đồng thời chẩn đoán được cả vi khuẩn kháng thuốc, các kỹ thuật
chẩn đoán huyết thanh ít được sử dụng
Ứng dụng của miễn dịch trong lâm sàng bệnh lao

Miễn dịch trị liệu (miễn dịch điều ứng): Việc điều trị bệnh lao đã tr ở
nên dễ dàng nhờ phát minh ra hàng loạt thuốc chữa lao và áp d ụng
vào điều trị từ những năm 50 – 70 của thế kỷ XX. Nhưng đến thập kỷ
80 của thế kỷ XX hóa trị liệu vẫn không điều trị khỏi tất c ả ng ười
bệnh bị lao, có nhiều bệnh nhân điều trị thất bại và tái phát, đ ặc
biệt là số bệnh nhân lao kháng thuốc ngày càng tăng, do đó miễn
dịch trị liệu được coi là biện pháp điều trị hỗ trợ quan trọng.
Ứng dụng của miễn dịch trong lâm sàng bệnh lao
Miễn dich trị liệu được coi là biện pháp điều trị hỗ tr ợ quan tr ọng.
Những bệnh nhân lao điều trị thất bại, tái phát hay có vi khu ẩn
kháng thuốc, thường kèm theo các rối loạn miễn dịch. Điều chỉnh
lại những rối loạn miễn dịch này sẽ góp phần nâng cao hi ệu qu ả kh ỏi
bệnh. Trong các biện pháp điều trị miễn dịch, người ta dùng các v ật
phẩm khác nhau, thậm chỉ cả con vi khuẩn lao (không có khả năng
gây bệnh) như BCG, M.vaccae hoặc các thành phần kháng nguyên
của nó (Sáp D, Water Soluble Antigen – WSA…). Ngoài ra còn dùng
các chế phẩm khác như các lympho T đã được ho ạt hóa, Thymalin,
Levamisol, Interferon gamma…

Tại Bệnh viện Phổi Trung Ương, M.vaccae đã được nghiên c ứu trong
điều trị hỗ trợ bệnh lao, những kết quả bước đầu đáng chú ý, nhưng
cần phải nghiên cứu tiếp tục
Ứng dụng của miễn dịch trong lâm sàng bệnh lao

Ứng dụng của miễn dịch trong phòng bệnh

Sử dụng BCG vaccin để phòng bệnh


Dị ứng trong bệnh lao

Dị ứng” là thuật ngữ do Clement Von Pirquet đưa ra


(1907) để chỉ tình trạng phản ứng khác nhau giữa
chuột đã nhiễm lao và chưa nhiễm lao. Sau này thuật
ngữ “tăng mẫn cảm muộn” được dùng nhiều hơn. Gọi
là phản ứng “tăng mẫn cảm muộn” còn bao hàm được
cả thời gian xảy ra phản ứng: phản ứng bắt đầu sau 6
giờ, tăng dần đạt mức tối đa 48 đến 72 giờ. Gần đây
người ta còn gọi hiện tượng dị ứng là “miễn dịch bệnh
lý” để chỉ hiện tượng này không có lợi cho cơ thể khi
nhiễm trùng lao.
Ứng dụng của dị ứng trong lâm sàng bệnh lao

CHẨN ĐOÁN LAO TIỀM ẨN

Xét nghiệm Mantoux (hay còn gọi là TST ):


Dùng kháng nguyên của vi khuẩn lao đã được tinh chế
(Tuberculin purified protein derivation), tiêm 0,1 ml trong
da. Kết quả được đọc trong vòng 48 – 72 giờ sau tiêm, thể
hiện qua đường kính sẩn phản ứng đo được tại nơi tiêm.Kỹ
thuật cần được thực hiện chính xác và đọc kết quả bởi người
được đào tạo để có kết quả chính xác.
Đọc kết quả phản ứng:
- Phản ứng dương tính khi đường kính nốt sẩn đo được ≥
10mm
-Phản ứng âm tính khi đường kính nốt sẩn < 10mm
40
Xét nghiệm định lượng Interferon gamma:
Định lượng nồng độ Interferon gamma được phóng thích trong
máu (QFT-GIT) hoặc đếm số tế bào giải phóng Interferon
Gamma (T-SPOT) sau khi được kích thích bởi kháng nguyên của
vi khuẩn lao (Interferon-Gamma Release Assay). Còn gọi là xét
nghiệm IGRA. Hiện nay có hai loại xét nghiệm IGRA được sử
dụng bao gồm:
•QuantiFERON®-TB Gold-in-Tube test (QFT-GIT): định
lượng Inteferon Gamma giải phóng
•T-SPOT® TB test
Kết quả xét nghiệm sẽ được phòng xét nghiệm thông báo là:
dương tính, âm tính hoặc không xác định.

41
Bệnh lao là gì ?

Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mạn tính, gây ra bởi


vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium
tuberculosis. Vi khuẩn lao chủ yếu gây bệnh ở phổi
(lao phổi chiếm trên 80%) nhưng cũng có thể gây
bệnh ở bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể như
màng phổi, màng não, thận-tiết niệu, xương khớp,
hạch...
Tác hại của bệnh lao

Bệnh lao tàn phá cơ thể, làm giảm khả năng lao động
của người bệnh, làm suy kiệt sức khoẻ của người bệnh
dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
5 đặc điểm chính của Bệnh Lao

1. Bệnh nhiễm trùng


2. Bệnh lây
3. Diễn biến qua 2 giai đoạn: nhiễm lao và lao bệnh
4. Bệnh có thể phòng và điều trị khỏi
5. Bệnh xã hội
1. Bệnh lây

Một bệnh nhân bị lao phổi có thể lây nhiễm sang


cho khoảng 10 - 15 người mỗi năm thông qua
những hoạt động giao tiếp hàng ngày. Và hơn nữa,
nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị
kịp thời thì tỉ lệ lây lan còn tăng theo cấp số
nhân.

Người mắc bệnh lao sẽ phát tán trực khuẩn


lao khi ho, v.v..., những người xung quanh
bị lây nhiễm do hít vào trực tiếp trực
khuẩn lao.
1. Bệnh lây: Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể

Vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến nhất. Bệnh
nhân lao phổi khi ho (hoặc hắt hơi) bắn ra các hạt rất nhỏ lơ
lửng trong không khí, phân tán xung quanh người bệnh, người
lành hít các hạt này khi thở có thể bị bệnh

Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu
hóa (gây lao ruột), đường da, niêm mạc (gây lao mắt…), nhưng
các con đường này ít gặp.
Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi bằng đường máu
qua tĩnh mạch rốn, nếu mẹ bị lao cấp tính (như lao kê), hoặc
qua nước ối (khi chuyển dạ), nếu mẹ bị lao niêm mạc tử cung,
âm đạo.
Trong thực tế con đường truyền bệnh này hiếm gặp. Như vậy con
đường truyền bệnh quan trọng nhất với bệnh lao là đường hô
hấp. 2
1. Bệnh lây: Thời gian nguy hiểm của nguồn lây

Trong nghiên cứu sinh bệnh học bệnh lao những năm gần đây người
ta đưa ra khái niệm về “thời gian nguy hiểm” của nguồn lây.

Đó là thời gian từ lúc ngời bệnh có triệu chứng lâm sàng (hay gặp
là ho khạc đờm) đến khi được phát hiện và điều trị. Thời gian này
càng dài có nghĩa là việc phát hiện bệnh lao càng muộn, bệnh nhân
càng được chung sống lâu với những người xung quanh và càng lây
nhiễm cho nhiều người.

Khi bệnh nhân được phát hiện và chữa thuốc lao thì các tri ệu
chứng lâm sàng hết rất nhanh (trung bình 1 – 2 tuần), trong đó có
triệu chứng ho khạc đờm, tức là người bệnh giảm nhiễm khuẩn ra
môi trường xung quanh. Trách nhiệm của người thầy thuốc, cũng
như người bệnh (qua giáo dục truyền thông) là cần phải rút ng ắn
“thời gian nguy hiểm” của nguồn lây, nghĩa là cần phát hiện sớm
bệnh lao.
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao

Nhiễm lao

Vi khuẩn lao xâm nhập vào đến phế nang, các tế bào b ảo v ệ đ ược
huy động tới (chủ yếu là đại thực bào) để tiêu diệt chúng. Sự tương
tác giữa vi khuẩn và đại thực bào làm cho một s ố vi khu ẩn b ị ch ết.
Nhưng một số vi khuẩn không bị tiêu diệt, tiếp tục phát triển nhân
lên trong đại thực bào. Sự thay đổi về hình thể và chức năng c ủa
một số tế bào tại tổn thương dần dần hình thành nang lao. Trong đa
số trường hợp tổn thương có thể tự khỏi (có hiện tượng lắng đọng
calci, hình thành nốt vôi) và không có biểu hiện lâm sàng. Phản
ứng da với Tuberculin bắt đầu dương tính từ tuần thứ 3, sau khi vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhưng miễn dịch đầy đủ của cơ thể
chống lại bệnh lao phải sau 2 – 3 tháng. Như vậy, nhiễm lao là giai
đoạn đầu tiên khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đ ặc
hiệu (thường ở phổi). Đa số trường hợp không có biểu hiện lâm
sàng; cơ thể hình thành dị ứng và miễn dịch chống lao.
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao

Nhiễm lao

Khoảng 5 – 10% người bị nhiễm chuyển thành bệnh lao. 90% các cas
bệnh lao xảy ra trong 2 năm đầu tiên sau khi nhi ễm Nếu nhiễm lao
đồng thời với có HIV thì ít nhất 30% nhiễm lao chuyển thành bệnh
lao.
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao
Bệnh lao .

Bệnh lao có thể xảy ra rất sớm: Ngay trong giai đo ạn nhi ễm lao, tr ẻ
càng nhỏ thì bệnh lao càng dễ xẩy ra.

Khi VK lao lan tràn bằng đường bạch huyết, VK có thể tới các
thanh mạc gây nên phế mạc viêm tràn d ịch do lao, tràn d ịch
màng phổi lao xuất hiện sớm trong vòng 6-12 tháng, nh ưng
ít gặp ở trẻ nhỏ, hay gặp ở thanh niên, do n ốt loét s ơ nhi ễm
ở gần màng phổi, hoại tử bã đậu vỡ vào màng ph ổi. VK lan
tàn tới các hạch bạch huyết ngoại vi gây nên lao h ạch ngo ại
vi như lao hạch cổ. BK có thể lan tới các đ ốt s ống l ưng b ằng
đường bạch huyết gây nên lao cột sống , theo đường máu gây
Lao kê và lao màng não (+ lao kê) th ường xu ất hi ện trong 6
tháng-12 tháng, sau khi b ị lao tiên phát, r ất hay g ặp ở tr ẻ
dưới 5 tuổi .
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao

Bệnh lao .

Nguồn gốc vi khuẩn gây bệnh lao: Hiện nay vẫn tồn tại ba giả thuyết về ngu ồn
gốc vi khuẩn gây bệnh.
Thuyết ngoại sinh: Các tác giả theo trường phái này cho rằng bệnh lao là do
vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào (lây từ bệnh nhân). Để bảo vệ cho quan
điểm mình, người ta đã chứng minh là các n ốt vôi (di tích c ủa th ời kỳ nhi ễm
lao) không còn vi khuẩn lao. Thường sau 5 năm các t ổn th ương tiên phát
không còn khả năng tái triển nữa.
Thuyết nội sinh: Bệnh lao ở người lớn là do vi khuẩn từ tổn thương thời kỳ
nhiễm lao tái phát.
Thuyết nguồn gốc vi khuẩn cả nội sinh và ngoại sinh: Vi khuẩn có thể tái
phát từ tổn thương cũ và cũng có thể xâm nhập từ bên ngoài vào gây b ệnh
lao. Ở các nước phát triển, bệnh lao ít (ít nguồn lây) thì vi khuẩn n ội sinh là
chính. Còn ở các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) bệnh lao còn
nặng nề (nguồn lây nhiều), thì vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây b ệnh
là chủ yếu.
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao

Một số yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao

+ Nguồn lây: Những người tiếp xúc với nguồn lây nhất là ngu ồn lây
chính dễ có nguy cơ bị bệnh.
+ Tuổi Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng d ễ b ị b ệnh h ơn..
Trẻ em chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG (tiêm vaccin BCG giúp
cho trẻ em tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não…)
BỆNH LAO DIỄN BIẾN QUA HAI GIAI ĐOẠN: Nhiễm lao và bệnh lao

Một số yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao (tiếp)

+ Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc các bệnh lao:
Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương,..
Người lớn: Một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát
sinh và phát triển là bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét
dạ dày – tá tràng, bệnh mạn tính sử dụng Corticoid …Đại dịch
HIV/AIDS, phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát
triển trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau đẻ.
+ Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới bệnh lao (xem mục 6 – Bệnh lao là
bệnh xã hội).
+ Yếu tố cơ địa: Sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân
tộc đã được y học nhận xét từ lâu. HLA (Human Leucocyte Antigen),
về di truyền haptoglubulin, về các gen cảm th ụ gi ữa ng ười b ệnh và
người không mắc bệnh đã được nêu lên.
Bệnh lao có thể phòng ngừa được

(1) Giảm nguy cơ nhiễm VK lao

Thay đổi hành vi cá nhân người bệnh


- Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che
miệng khi tiếp xúc nói chuyện, khi hắt hơi, ho
- Không khạc đờm bừa bãi (vào giấy hoặc ca
cốc), rửa tay xà phòng thường xuyên

Kiểm soát vệ sinh môi trường


- Giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn
- Ánh nắng mặt trời có khả năng tiêu
diệt vi khuẩn
- Hệ thống thông gió tự nhiên một chiều
Bệnh lao có thể phòng ngừa được

(1) Giảm nguy cơ nhiễm VK lao

Chú ý sinh hoạt hàng ngày

- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân khi tiếp


xúc nguồn lây
- Giảm tiếp xúc nguồn lây Cách ly người lao
phổi AFB(+), đặc biệt lao kháng thuốc.
- Một cơ thể khỏe là có một sức đề kháng tốt
Bệnh lao có thể phòng ngừa được

2) Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao.

- Điều trị dự phòng lao tiềm ẩn

Điều trị bệnh Lao tiềm ẩn nhằm để diệt vi trùng Lao bất hoạt (đang
ngủ) trong cơ thể, với mục tiêu để giảm nguy cơ bị bệnh sau này.
Việc điều trị bệnh lao tiềm ẩn sẽ làm giảm 90% nguy cơ bệnh lao
tiềm ẩn tái phát thành lao hoạt động (có nghĩa là trong 100 người
bị lao tiềm ẩn, nếu không can thiệp có chừng 5-10 người sẽ bị lao
bộc phát trở lại; nếu 100 người đó uống thuốc, chỉ có không tới 1
người sẽ bị lao, hiệu quả của điều trị bệnh lao tiềm ẩn nếu uống đủ
liệu trình sẽ kéo dài trên 10 năm
Bệnh lao là bệnh xã hội

Trên thế giới, khô ng có Quốc gia nào, một dân tộc
nào không có bệnh lao và tử vong do lao

Bệnh lao bị ảnh hưởng nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức
sống thấp bệnh lao thường trầm trọng. Chỉ nhờ cuộc sống được
nâng cao mà ở các nước phát triển nguy cơ nhiễm lao giảm m ỗi
năm 4 – 5% vào nửa sau của thế kỷ XX, trong khi các n ước nghèo
sự giảm tự nhiên này không xảy ra. Bệnh lao cũng đã tăng lên rõ
rệt qua hai cuộc thế chiến ở thế kỷ XX, cả những nước thắng tr ận
và bại trận. Ngoài ra trình độ văn hóa thấp, các phong t ục t ập
quán lạc hậu, cũng ảnh hưởng đến việc khống chế, giải quyết
bệnh lao ở một quốc gia.
Bệnh lao và sự đói nghèo: Bệnh lao làm nhiều gia đình
kinh tế giảm sút lâm vào cảnh đói nghèo. Nghèo đói có
thể làm tăng khả năng mắc lao: suy dinh dưỡng, điều
kiện ở chật chội, thiếu không khí, mất vệ sinh - những
yếu tố đi cùng đói nghèo làm tăng khả năng nhiễm lao
và phát triển thành bệnh.
Bệnh lao tác động đến cuộc sống của những người đói
nghèo theo nhiều nghĩa, khi người nghèo bị lao, hậu quả
về tài chính rất to lớn. 3/4 số bệnh nhân mắc lao mới ở
độ tuổi 15-55 là độ tuổi lao dộng tạo ra nhiều của cải,
khi bị bệnh, người bệnh có thể mất 3-4 tháng không làm
việc, bị giảm 20-30% thu nhập hàng năm, nếu bị ốm kéo
dài chi phí sẽ còn cao hơn. Người mắc lao có thể mất đi
15 năm thu nhập do chết sớm, nợ nần cùng với giảm thu
nhập có thể càng đẩy gia đình lún sâu trong nghèo đói.
Bệnh lao và phụ nữ:

Hàng năm có khoảng 1 triệu phụ nữ chết do lao,


tức là có khoảng 2.700 phụ nữ chết do bệnh lao mỗi
ngày. Phụ nữ khi mắc lao không những chỉ ảnh hưởng
đến sức khoẻ của bản thân mà còn ảnh hưởng đến sự
sống còn của các thành viên trong gia đình đặc biệt là
trẻ em. Người mẹ mắc lao bị chết sẽ để lại cho xã hội
những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Khống chế bệnh lao là cách có hiệu quả để xoá
đói giảm nghèo cho cá nhân người bệnh cũng như toàn
quốc gia, đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho tiềm
lực con người, thanh toán bệnh lao là phương sách để
đem lại hàng tỷ đôla trả cho nền kinh tế các quốc gia
nghèo.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao:

- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh
lao phổi.
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác:
Ho ra máu
Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồi hôi ban đêm.
Đau tức ngực
Gầy sút cân.
Bệnh lao và HIV/AIDS

Người ta nói: “ Bệnh lao là người bạn đồng hành


của người nhiễm HIV”, bởi vì nhiễm HIV làm suy giảm sức
đề kháng của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
lao trong cơ thể sinh sôi tăng nhiều về số lượng và gây
bệnh lao.
Trên 30% số người nhiễm HIV sẽ bị mắc bệnh lao.
Gần 50% số người nhiễm HIV/AIDS bị chết do lao.
BỆNH LAO KHÁNG THUỐC

Bệnh lao Kháng đa thuốc đặt ra một mối đe dọa


lớn trong kiểm soát bệnh lao trên toàn thế giới. Theo
đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam hiện là nước
đứng thứ 16/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên
thế giới và đứng thứ 15/30 nước có gánh nặng bệnh lao
kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm có
khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có hơn 5.000
bệnh nhân lao đa kháng thuốc, đáng lo ngại là có khoảng
16-17% bệnh nhân tiền siêu kháng và gần 6% là bệnh lao
siêu kháng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh lao kháng thuốc

- Do bệnh nhân không thực hiện điều trị đầy đủ theo


hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa lao.
- Do thầy thuốc chỉ định điều trị không đúng (phối hợp
thuốc không đúng, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc
không đúng cách...), hay gặp khi bệnh nhân chữa bệnh ở
phòng mạch tư, thầy thuốc không hiểu biết về chuyên
khoa lao.
Sự nguy hiểm của lao kháng thuốc

Nếu không điều trị sớm và triệt để, bệnh nhân


lao kháng thuốc có thể tử vong và bệnh nhân có thể lây
truyền vi khuẩn lao kháng thuốc cho những người xung
quanh gây ra những hậu quả khôn lường.
Việc điều trị lao kháng thuốc khó khăn hơn rất
nhiều. Chi phí điều trị người bệnh lao kháng đa thuốc tăng
lên hàng trăm lần so với người bệnh lao không kháng
thuốc và thậm chí không thể điều trị được ở một số trường
hợp. Đặc biệt, bệnh lao kháng thuốc khó khỏi hơn nhiều
so với bình thường và bệnh nhân có thể gặp những phản
ứng bất lợi cần xử lý kịp thời trong quá trình điều trị.
BỆNH LAO TIỀM ẨN
( LATENT TB INFECTION)
Lao tiềm ẩn (Latent TB Infection viết tắt là LTBI) là người
nhiễm vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis nhưng bệnh
Lao không họat động. Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn
không có khả năng lây nhiễm, không phát tán bệnh lao sang
người khác, không có bằng chứng bệnh lao biểu hiện về mặt
lâm sàng, người nhiễm vi trùng lao vẫn khỏe mạnh, lao
động, sinh hoạt bình thường
* Một phần ba dân số thế giới được ước tính là bị lây nhiễm bởi M.
tuberculosis (Latent TB infectionLTBI). Lao tiềm ẩn (LTBI) là một
trạng thái đáp ứng miễn dịch liên tục với sự kích thích bởi các kháng
nguyên Mycobacterium Tuberculosis, những người bị nhiễm này
không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lao và không gây lây
nhiễm bệnh cho người khác, nhưng họ có nguy cơ phát triển thành
bệnh lao hoạt động và sẽ trở thành nguồn lây truyền bệnh trong cộng
đồng. Người bị lao tiềm ẩn có nguy cơ biến thành lao hoạt động trong
5-10% các trường hợp, và giai đoạn cơ nguy nhiều nhất là khoảng thời
gian 1-2 năm sau khi xảy ra nhiễm vi trùng lao.
* Tại Việt nam, khoảng 40% dân số đã nhiễm lao. Điều trị lao tiềm ẩn giúp
phòng ngừa phát triển bệnh lao từ những người nhiễm bệnh là một trong
những thành tố quan trọng nhất của chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu
của Tổ chức Y tế Thế giới.
* Điều trị lao tiềm ẩn góp phần làm giảm tỷ lệ mắc lao mới hàng năm, tiến tới
giảm dịch tễ và chấm dứt dịch bệnh lao.
Điều trị bệnh Lao tiềm ẩn

*Điều trị bệnh Lao tiềm ẩn nhằm để diệt vi trùng Lao bất hoạt (đang
ngủ) trong cơ thể, với mục tiêu để giảm nguy cơ bị bệnh sau này, việc
điều trị bệnh lao tiềm ẩn sẽ làm giảm 90% nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn
tái phát thành lao hoạt động (có nghĩa là trong 100 người bị lao tiềm
ẩn, nếu không can thiệp có chừng 5-10 người sẽ bị lao bộc phát trở lại;
nếu 100 người đó uống thuốc, chỉ có không tới 1 người sẽ bị lao tái
phát, hoạt động), hiệu quả của điều trị bệnh lao tiềm ẩn nếu uống đủ
liệu trình sẽ kéo dài trên 10 năm.
* Những đối tượng cần điều trị lao tiềm ẩn
- Những người nhiễm HIV( người lớn và trẻ 0-14 tuổi có HIV) đã sàng lọc
hiện không mắc lao;
- Trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng nhà với người bệnh lao phổi, những trẻ này
được xác định không mắc lao;
- Tất cả các đối tượng ( người lớn và trẻ em) có tiếp xúc nguồn lây sau khi
chẩn đoán loại trừ bệnh lao mà có kết quả TST( phản ứng Mantoux)
( hoặc IGRA; hoặc test chẩn đoán lao tiềm ẩn khác được CTCLQG
khuyến cáo sử dụng) dương tính đều đủ điều kiện tư vấn và thu dung điều
trị lao tiềm ẩn;
- Người tiếp xúc hộ gia đình, với bệnh nhân lao phổi, bệnh nhân mắc bệnh
bụi phổi, suy thận chạy thận nhân tạo, cấy ghép tạng, điều trị ức chế miễn
dịch kéo dài( bệnh hệ thống); cán bộ y tế khám chữa bệnh lao hoặc làm
việc trong môi trường có bệnh nhân lao.
*THANK
YOU!

You might also like