You are on page 1of 43

CHƯƠNG 8

TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG


VÀ XĐ KẾT QUẢ KINH DOANH
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
1. KN, đặc điểm của tổ chức KT bán hàng và XĐ KQKD:
a. Khái niệm:
 Bán hàng là hoạt động cơ bản và nền tảng trong kinh doanh nhằm đạt
được mục đích và đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Xét về
góc độ kinh tế, bán hàng là quá trình chuyển hóa hình thái vật chất của hàng
hóa sang hình thái tiền tệ trong doanh nghiệp. Bán hàng còn là quá trình
người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo nhu cầu cho người mua để hai bên
nhận được lợi ích thỏa đáng
 Xác định kết quả kinh doanh là tính toán phần chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng, doanh thu tài chính, thu nhập khác với các khoản chi phí thực tế
theo nguyên tắc phù hợp của KT
 Tổ chức công tác kế toán bán hàng và XĐ KQKD là tổ chức thực hiện các
chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan đến ghi nhận doanh thu, chi phí đồng
thời đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà QT. Do vậy, tổ chức kế
toán cần thực hiện từ khâu chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế
toán liên quan đến hoạt động bán hàng và XĐ KQKD
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
1. KN, đặc điểm của tổ chức KT bán hàng và XĐ KQKD:
a. Đặc điểm:
 Tổ chức việc ghi nhận doanh thu, thu nhập khác và chi phí khác
phải tuan thủ chuẩn mực và chế độ kế toán về thời điểm ghi nhận
doanh thu, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, giá vốn và các quy định
chung khác
 Tổ chức chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán bán hàng đa
dạng và phù hợp với các phương thức tổ chức kinh doanh của DN
như bán buôn, bán lẽ, bán qua đại lý và môi giới
 Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán theo dõi bán hàng và XĐ
KQKD vừa chi tết theo nhóm bán hàng, vừa tổng hợp cho toàn DN
đồng thời tài khoản về doanh thu, giá vốn và XĐ KQKD phải có sự
phù hợp với nhau.
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
1. KN, đặc điểm của tổ chức KT bán hàng và XĐ KQKD:
a. Đặc điểm (tt):
 Tổ chức báo cáo kế toán nhằm cung cấp thông tin liên quan đến
doanh thu, chi phí, KQ cho đối tượng sử dụng đa dạng, đối tượng
bên ngoài là BC tài chính, nhà QT là doanh thu, chi phí, KQ theo bộ
phận như lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, khu vực địa lý
 Tổ chức kế toán bán hàng và XĐ KQKD liên quan đến nhiều thành
phần kế toán khác ngoài quá trình bán hàng như: Dự trữ hàng hóa,
thu tiền, các khoản giảm trừ, chiết khấu… Do vậy, công tác tổ chức
cần có sự đồng bộ giữa các phần hành nhằm cung cấp thông tin kịp
thời, tin cậy
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
2. YC của tổ chức công tác kế toán bán hàng và XĐ KQKD:
Tổ chức kế toán bán hàng và XĐ KQKD phải phù hợp với quy
mô, đặc điểm và tổ chức KD của DN
Phù hợp với trình độ của đội ngũ kế toán và cơ sở vật chất hỗ
trợ công tác kế toán của DN
Phản ánh đầy đủ các giao dịch bán hàng, chi phí và khoản thu nhập
phát sinh
Tuân thủ quy định của luật kế toán, chế độ kế toán về việc
thiết lập hệ thống chứng từ, tài khoản và hạch toán kế toán doanh
thu, thu nhập, giá vốn và chi phí
Thiết lập hệ thống bán cáo kế toán tuân thủ quy định, phản
ánh đầy đủ KQ KD của đơn vị
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
2. YC của tổ chức công tác kế toán bán hàng và XĐ KQKD:
 Về doanh thu, thu nhập và giá vốn cần:
Tuân thủ quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán về thời điểm,
cách thức ghi nhận doanh thu, thu nhập phát sinh
Đảm bảo thu thập thông tin về bán hàng chi tiết cho từng mặt hàng,
từng phương thức bán hàng đồng thời phù hợp giữa doanh thu và giá vốn;
thuận tiện cho hoạt động bán hàng của DN, cung cấp thông tin trung thực,
tin cậy và đáp ứng yêu cầu quản lý của DN
Đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán chi tiết và tổng hợp về doanh
thu, giá vốn nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp
 Về chi phí cần:
Tuân thủ quy định chuẩn mực kế toán về ghi nhận chi phí và đảm
bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Đảm bảo theo dõi và thu thập thông tin chi tiết đầy đủ theo từng
khoản mục, nội dung chi phí; thống nhất giữa tài khoản chi tiết và tổng hợp
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
3. Nhiệm vụ của tổ chức công tác KT bán hàng và XĐ KQKD:
Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán để thực hiện công tác kế toán
bán hàng cùng với sự phối hợp với các bộ phận chức năng khác
trong doanh nghiệp dựa trên sự phân công rõ ràng trách nhiệm
nghiệp vụ và quản lý cho từng bộ phận, từng phần hành và từng kế
toán viên trong bộ máy; đảm bảo sự kiểm tra, đối chiếu chéo giữa các
bộ phận và phần hành.
Tổ chức thực hiện các nguyên tắc và phương pháp kế toán
phù hợp để ghi nhận doanh thu và chi phí. Lựa chọn hình thức kế
toán và trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật hợp lý phục vụ công tác
kế toán tài chính liên quan nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng và
hiệu quả thông tin kinh tế
I. KN, ĐẶC ĐIỂM, YC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KT BÁN
HÀNG VÀ XĐ KQ KINH DOANH
3. Nhiệm vụ của tổ chức công tác KT bán hàng và XĐ KQKD(tt):
Tổ chức XD quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán
phần hành kế toán bán hàng, và xác định KQKD khoa học, hợp lý
Tổ chức hướng dẫn kế toán tuân thủ các chuẩn mực, chế độ
kế toán về doanh thu, chi phí và XĐ KQKD
Tổ chức cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời về bán hàng để
phục vụ công tác quản lý kế toán tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện chế độ lưu trữ và bảo quản hóa đơn chứng
từ từ bán hàng và tài liệu kế toán
II. NỘI DUNG TỔ CHỨC KT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQ
KINH DOANH
 Tổ chức chứng từ kế toán
 Tổ chức tài khoản kế toán
 Tổ chức sổ sách kế toán
 Tổ chức báo cáo kế toán
 Tổ chức kiểm tra KT bán hàng và XĐ KQKD
 Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
a. Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán
 Chứng từ mệnh lệnh:
Đơn đặt hàng
Đối với
bán hàng Cam kết bán hàng
Hợp đồng bán hàng

Hợp đồng cho vay


Đối với
chi phí để Hợp đồng đi vay
XĐKQKD
hợp đồng mua bán
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ
a. Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán (tt)
 Chứng từ thực hiện:
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn khác: tem, vé…
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Phiếu thu, phiếu chi
Bảng thanh toán lương
Bảng khấu hao tài sản cố định
Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Chứng từ thanh toán khác
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
b. Tổ chức quá trình lập, ký chứng từ
 Lập chứng từ:
Tổ chức quá trình lựa chọn hóa đơn sử dụng theo các cách thức sau:

Tạo hóa đơn tự in: Hóa đơn tự in được khởi tạo từ sử dụng chương trình tự in HĐ từ
các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác

Tạo hóa đơn đặt in: DN được đặt in hóa đơn để sử dụng cho bán hàng. Hóa đơn đặt in
được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập HĐ có đầy đủ nội dung
bắt buộc theo quy định HĐ chứng từ

Tạo hóa đơn điện tử: HĐ điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của
DN và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của Pháp luật về giao dịch điện tử.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn điện tử. Từ ngày
01/07/2022 các DN đều phải chuyển đổi sang sử dụng HĐ điện tử
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
b. Tổ chức quá trình lập, ký chứng từ
 Lập chứng từ (tt):
Lập chứng từ khác: Các chứng từ khác liên quan đến bán
hàng và XĐ KQKD phải được lập khi phát sinh nghiệp vụ. Các chứng
từ này phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về chứng từ theo quy
định của Luật kế toán, tương tự như hóa đơn đã đề cập
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
b. Tổ chức quá trình lập, ký chứng từ
 Ký chứng từ:
Người lập, người ký duyệt và người liên quan đến chứng từ
phải ký, ghi rõ họ tên trên chứng từ và chịu trách nhiệm về nội dung
của chứng từ. Ký chứng từ của giao dịch bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán.
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
c. Tổ chức quá trình kiểm tra chứng từ
Nội dung của tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán bán hàng và XĐ KQKD như
sau:
Tổ chức phân công kế toán chịu trách nhiệm lập, tiếp nhận chứng từ
bán hàng, chứng từ doanh thu tài chính, thu thập các loại chi phí phải kiểm tra
chặt chẽ chứng từ kế toán ngay khi lập, tiếp nhận
Tổ chức phân công kiểm tra chéo giữa các kế toán nhằm đảm thông
tin trên chứng từ được ghi chép khách quan, chính xác
Tổ chức kiểm tra chi tiết chứng từ kế toán
Kiểm tra về hình thức chứng từ
Kiểm tra về mặt nội dung chứng từ
Kiểm tra về mặt pháp lý của chứng từ
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
d. Tổ chức sử dụng chứng từ ghi sổ kế toán
Đối với hóa đơn: Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và phản ánh phù hợp thời điểm phát sinh và hoàn thành giao dịch bán
hàng, cung ứng dịch vụ
Đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho gửi
đại lý và hóa đơn khác: Việc sử dụng cũng phải tuân thủ theo đúng quy định
như hóa đơn
Các chứng từ khác như phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi và
chứng từ thanh toán khác được sử dụng hạch toán nghiệp vụ bán hàng liên
quan: tuân thủ quy định chung về chứng từ, đảm bảo yêu cầu trung thực và
khách quan của nghiệp vụ kinh tế
Căn cứ vào hình thức kế toán của doanh nghiệp lựa chọn, kế toán sử
dụng chứng từ để hạch toán chi tiết và tổng hợp
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
1. Tổ chức về chứng từ:
e. Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ
Hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo
chế độ bảo mật thông tin
Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế
độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá
Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định
lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
2. Tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ:
1/ Khách hàng gửi đề nghị mua hàng
2 Nhân viên KD tiếp nhận đề nghị mua hàng và viết đề nghị xuất kho
3/ Kế toán căn cứ vào đề nghị xuất kho để viết phiếu xuất kho, gửi cho thủ
kho xuất hàng
4/ Thủ kho xuất hàng theo phiếu xuất kho, ghi sổ kho, chuyển lại phiếu xuất
kho cho kế toán
5/ Căn cứ vào đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho, kế toán viết hóa đơn (bán
hàng, GTGT), ký và chuyển thủ trưởng đơn vị duyệt
6/ Thủ trưởng đơn vị ký hóa đơn, chuyển lại cho kế toán
7/ Nhân viên KD nhận hóa đơn từ kế toán, thực hiện giao hàng và hóa đơn
cho khách hàng
8/ Khách hàng nhận hàng, nhận hóa đơn, thanh toán tiền mặt hoặc chấp
nhận thanh toán
III. TC CHỨNG TỪ VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CT
2. Tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ:
9/ Nhân viên KD nhận tiền hoặc bản xác nhận nợ chuyển về cho kế
toán
10/ Kế toán viết phiếu thu, ký (nếu thu tiền ngay), chuyển thủ quỹ ghi
sổ
11/ Thủ quỹ nhận tiền, ký và ghi sổ quỹ
12/ Kế toán nhận phiếu thu và bản nhận nợ, hạch toán nghiệp vụ bán
hàng (sổ tiền mặt, sổ doanh thu và giá vốn)
13/ Kế toán bảo quản, lưu trữ hóa đơn và chứng từ bán hàng
 Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng
IV. TC TÀI KHOẢN KT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
1. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Khi lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán cho DN cần tuân thủ các nguyên
tắc:
Nội dung tài khoản phải kiểm soát tình hình hiện có, biến động tăng giảm của
đối tượng kế toán liên quan đến quá trình bán hàng và xác định KQKD: Chuyển đổi từ
hàng hóa, thành phẩm sang tiền tệ gắn với ghi nhận doanh thu, chi phí và XĐ KQKD
Trong phần hành kế toán bán hàng và XĐ KQKD, ngoài các tài khoản thuộc
nhóm tài sản như tiền, công nợ phải thu, hàng tồn kho… và các tài khoản thuộc
nguồn vốn như phải trả người bán, vay… các tài khoản tập trung chủ yếu cho việc
xác định các chỉ tiêu cần thiết của kết quả hoạt động KD như doanh thu, chi phí, thu
nhập. Đây là những tài khoản thuộc nhóm so sánh theo bên Nợ và Có của từng tài
khoản để xác định lãi lỗ
XD phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán và nhu cầu quản lý về bán hàng
và XD KQKD của DN trong từng giai đoạn
IV. TC TÀI KHOẢN KT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
1. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán (tt):
Tài khoản kế toán phù hợp với quy mô lĩnh vực kinh doanh của DN
Lựa chọn mã hóa cho tài khoản phải phù hợp yêu cầu quản lý của
nhà quản trị và trình độ nhân viên kế toán, hướng tới tính mở để cung cấp
thông tin kế toán quản trị như tài khoản doanh thu, chi phí và kết quả theo
từng lĩnh vực, nhóm hàng, khu vực địa lý… xây dựng nội dung phản ánh trên
tài khoản: mục đích sử dụng số liệu vào việc lập báo cáo tài chính và quản trị
IV. TC TÀI KHOẢN KT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Vận dụng TK bán hàng và XĐ KQKD:
Loại TK doanh thu gồm:
DT bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
DT tài chính và các khoản giảm trừ doanh thu
Loại TK chi phí SXKD gồm:
GV hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng và QLDN
Loại TK thu nhập khác
Loại TK chi phí khác
Loại TK xác định kết quả kinh doanh
V. TC KẾ TOÁN CHI TIẾT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
1. Nội dung tổ chức kế toán chi tiết:
Gồm các nội dung cơ bản sau:
XD tài khoản cấp 2, 3, 4 thích hợp theo từng mặt hàng, nhóm hàng, để
thu thập thông tin tương ứng theo các đối tượng này
Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết với mẫu biểu, số lượng sổ phù
hợp nhằm ghi nhận sự biến động của từng chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí
và XĐ KQKD của từng mặt hàng, nhóm hàng hoặc theo yêu cầu quản lý của DN
Tổ chức phân công trách nhiệm cá nhân ghi sổ và giữ sổ
Thực hiện tổng hợp thông tin chi tiết theo đối tượng, đối chiếu với
thông tin tổng hợp về bán hàng, xác định KQ nhằm cung cấp thông tin cho các
bộ phận liên quan và ban lãnh đạo DN, phục vụ công tác lập báo cáo tài chính.
V. TC KẾ TOÁN CHI TIẾT BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán
Sổ chi tiết bán hàng
Bảng tổng hợp chi tiết bán háng
Sổ chi tiết chi phí SX kinh doanh
Sổ chi tiết các tài khoản
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
1. Quy định về lập báo cáo bán hàng và XĐ KQKD:
Báo cáo bán hàng là báo cáo từng phần phục vụ cho yêu cầu
quản trị nội bộ của DN, được lập linh hoạt tùy theo lãnh đạo DN, phù
hợp với đặc thù DN
Báo cáo KQKD là bộ phận của báo cáo tài chính, được lập theo
chuẩn mực kế toán và quy định của chế độ kế toán hiện hành
Báo cáo từng phần phục vụ cho tổng hợp, thuyết minh về tình
hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong BCTC của
doanh nghiệp
Các báo cáo phải đảm bảo tính so sánh được của các chỉ tiêu,
do vậy nội dung đơn vị đo lường và phương pháp tính toán phải thống
nhất giữa các kỳ lập báo cáo
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD:
Quy trình thực hiện như sau:
Xác định đối tượng cần cung cấp thông tin
XD số lượng và chủng loại báo cáo phù hợp với đối tượng sử dụng
thông tin
XD mẫu biểu và nội dung, chỉ tiêu của báo cáo đảm bảo cung cấp
thông tin hữu ích cho đối tượng sử dụng
Tổ chức lập báo cáo kế toán bán hàng và XĐ KQKD
Tổ chức bảo quản, lưu trữ báo cáo kế toán bán hàng và XĐ KQKD
BC bán hàng và XĐ KQKD được tổ chức theo 2 hệ thống:
Báo cáo KT quản trị phục vụ cho đối tượng bên trong
Báo cáo KT tài chính phục vụ cho đối tượng bên ngoài
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
a. Xây dựng số lượng và chủng loại báo cáo:
 Phân loại báo cáo bán hàng và XĐ KQKD
Xét theo hoạt động, BC bán hàng và XĐ KQKD gồm:
Báo cáo hoạt động bán hàng
Báo cáo chi phí, doanh thu và KQ hoạt động TC
BC chi phí, thu nhập và kết quả khác…
Xét theo cách thức thu thập thông tin, gồm:
Báo cáo thông tin chưa xử lý (BC doanh thu, chi phí, LN của toàn DN,
của từng sản phẩm…)
Báo cáo thông tin đã xử lý (BC phân tích mối quan hệ chi phí, khối
lượng, lợi nhuận; BC phân tích tình hình tài chính…)
Xét theo phạm vi, gồm:
Báo cáo toàn doanh nghiệp
Báo cáo theo từng bộ phận (sản phẩm, khu vực…)
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
a. Xây dựng số lượng và chủng loại báo cáo (tt):
 Tổ chức số lượng và chủng loại báo cáo nội bộ
Báo cáo phản ánh tình hình bán hàng
Báo cáo chi phí
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo phân tích
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
a. Xây dựng số lượng và chủng loại báo cáo (tt):
 Tổ chức số lượng và chủng loại báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh
báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
b. Xây dựng mẫu biểu và nội dung báo cáo:
 Xây dựng mẫu biểu, nội dung báo cáo nội bộ
Căn cứ vào số lượng và chủng loại báo cáo đã xác định, kế toán cần thực hiện
công việc tiếp theo là thiết kế mẫu biểu và nội dung cần thiết kế cho báo cáo. Kết
cấu, nội dung và hình thức của báo cáo nội bộ linh hoạt trong các doanh nghiệp,
phụ thuộc vào thông tin của nhà quản trị, trình độ của nhân viên kế toán. Mỗi báo
cáo cần quy định rõ chỉ tiêu, cách thức lập và thời gian lập. Thiết kế báo cáo vừa
nhằm thu thập thông tin đa dạng, vừa đảm bảo dễ lập, đọc và sử dụng.
BC tình hình bán hàng
BC kết quả kinh doanh
Xem mẫu sau
 Báo cáo bán hàng theo mặt hàng
 Báo cáo bán hàng theo khách hàng
 Báo cáo bán hàng theo khu vực thị trường
 Báo cáo chi phí theo yếu tố
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
b. Xây dựng mẫu biểu và nội dung báo cáo:
 Xây dựng mẫu biểu, nội dung báo cáo tài chính
Do báo cáo tài chính phải tuân thủ quy định về mẫu biểu
chung nên kế toán cần chú ý đến phương pháp trình bày chỉ tiêu
thông tin trên khuôn mẫu báo cáo. Trong giai đoạn này, kế toán cần
xác định thông tin cần truyền tải trong các báo cáo. Các báo cáo kế
toán tài chính cần lập liên quan đến bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh là Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tình hình thực
hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
c. Tổ chức lập báo cáo KT bán hàng và XĐ KQKD :
 Tổ chức kiểm tra thông tin trên sổ kế toán
 Kiểm tra kế toán doanh thu gồm:
Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bán hàng: thời điểm ghi nhận
nguyên tắc ghi nhận số tiền, đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán liên quan (sổ
tiền mặt, sổ công nợ phải thu của khách hàng)
Kiểm tra việc tính toán thuế suất phải nộp, kiểm tra về chiết khấu
thương mại đúng với chính sách bán hàng của DN và quy định của Nhà nước
Kiểm tra việc xác định tỷ giá (đối với ngoại tệ) khi bán hàng thu
bằng ngoại tệ theo đúng quy định
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
c. Tổ chức lập báo cáo KT bán hàng và XĐ KQKD :
 Tổ chức kiểm tra thông tin trên sổ kế toán (tt)
 Kiểm tra kế toán giá vốn gồm:
Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc kế toán về phương
pháp tính trị giá vốn
kiểm tra, đối chiếu số liệu hàng hóa xuất bán về số
lượng, số tiền với sổ chi tiết liên quan (sổ hàng hóa, thành phẩm
hàng gửi bán, bảng tổng hợp nhập xuất kho hàng bán…)
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
c. Tổ chức lập báo cáo KT bán hàng và XĐ KQKD :
 Tổ chức kiểm tra thông tin trên sổ kế toán (tt)
 Kiểm tra kế toán chi phí gồm:
Kiểm tra tính tuân thủ quy định pháp luật, quy định của
doanh nghiệp về ghi nhận chi phí
Kiểm tra tính trung thực, hợp lý về số liệu kế toán
Đối chiếu với sổ sách liên quan (tiền mặt, tiền gửi,
phải trả…)
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
c. Tổ chức lập báo cáo KT bán hàng và XĐ KQKD :
 Tổ chức lập báo cáo kế toán
Thực hiên khóa sổ trược khi lập báo cáo kế toán
Sử dụng mẫu biểu báo cáo đã được xây dựng và áp dụng tại
doanh nghiệp: Tuân thủ cách lập căn cứ lập và yêu cầu của từng loại
Kiểm tra số liệu sau khi lập báo cáo nhằm đả bảo thông tin
được phản ánh trung thực. Người lập, kế toán trưởng ký báo cáo,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. Người ký báo cáo
tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
VI. LẬP BÁO CÁO BÁN HÀNG VÀ XĐ KQKD
2. Tổ chức nội dung báo cáo bán hàng và XĐ KQKD (tt):
d. Tổ chức quá trình bảo quản lưu giữ các báo cáo kế toán:
Phân công kế toán có trách nhiệm bảo quản lưu trữ báo cáo
kế toán chia 2 nội dung: Báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính
Thực hiện chế độ bảo quản lưu trữ báo cáo theo quy định của
Luật kế toán và chế độ kế toán
KẾT THÚC
CHƯƠNG 8

You might also like