You are on page 1of 13

Rối loạn tiết nước bọt

Ths Bs CKII Nguyễn Văn Tuấn


tuannguyen2176@gmail.com
0918276338
Tăng tiết nước bọt (Sialorrhea)
• Là tình trạng nhiều nước bọt quá mức, có nhiều nguyên nhân
• Tăng tiết nước bọt ít: có thể do kích thích tại chỗ như loét áp tơ,
hoặc hàm giả không khít sát, hàm giả mới
• Những giai đoạn tăng tiết nước bọt quá mức: hệ thống đệm
bảo vệ trung hòa axít dạ dày trên bệnh nhân bị bệnh lý trào
ngược dạ dày thực quản
• Đặc trưng lâm sàng của bệnh dại hoặc nhiễm độc kim loại nặng
• Nguyên nhân do thuốc: tác nhân kháng tâm thần như
clozepine, hoặc nhóm ức chế cholinergic điều trị Alzheimer và
bệnh nhược cơ nghiêm trọng
Tăng tiết nước bọt
• Chảy nước dãi: có thể là vấn đề đối với
• Người chậm phát triển trí não
• Phẫu thuật cắt đoạn XHD
• Rối loạn thần kinh như là bại não
• Parkinson
• Bệnh xơ cứng teo cơ một bên
• Đột quỵ
• Những trường hợp này: chảy nước dãi không phải là tạo nhiều nước bọt mà
do kiểm soát cơ thần kinh kém
• Hơn nữa: có những bệnh nhân phàn nàn về chảy nước dãi, nhưng trên lâm
sàng không có sự tăng tiết nước bọt, và cũng không tìm thấy được bất kỳ
nguyên nhân nào
Lâm sàng
• Chảy nước dãi
• Cảm giác nghẹt thở
• Gây bối rối trong quan hệ xã hội
• Trẻ chậm phát triển tâm thần, bại não: không kiểm soát được dòng chảy
nước bọt có thể dẫn đến tình trạng viêm ướt quanh miệng, cằm và cổ
→gây nhiễm trùng thứ phát
• Tăng tiết nước bọt không biết nguyên nhân: tăng tiết nước bọt kịch
phát vô căn: tăng tiết nước bọt từng giai đoạn ngắn từ 2-5 phút
• Những giai đoạn này liên quan đến tiền triệu của buồn nôn hoặc
cơn đau thượng vị
Điều trị và tiên lượng
• Những nguyên nhân tạm thời hoặc nhẹ→không cần điều trị
• Trào ngược dạ dày thực quản: điều trị nguyên nhân có thể hiệu quả
• Chảy nước dãi liên tục nghiêm trọng: có thể chỉ định can thiệp điều trị
• Ngữ âm trị liệu: có thể áp dụng để kiểm soát thần kinh cơ, nhưng cần sự
hợp tác của bệnh nhân
• Thuốc kháng cholinergic có thể làm giảm tiết nước bọt, nhưng có thể gây
ra tác dụng phụ
• Miếng gián scopolamine: có thể được điều trị thành công, nhưng không nên dùng ở
trẻ em dưới 10 tuổi
• Tiêm botulinum toxin vào trong tuyến đã được chứng minh thành công
làm giảm tiết nước bọt, thời gian điều trị thay đổi từ 6 tuần- 6 tháng
Điều trị phẫu thuật
• Phẫu thuật dời ống tuyến dưới hàm
• Dời ống tuyến mang tai
• Dời ra phía sau hố hạnh nhân
• Phẫu thuật cắt tuyến dưới hàm và thắt ống tuyến mang tai
• Thắt ống tuyến dưới hàm và tuyến mang tai
• Cắt thần kinh thừng nhĩ hai bên: phá hủy thần kinh đối giao cảm vào
tuyến→giảm tiết nước bọt
• Tác dụng phụ: mất vị giác 2/3 trước lưỡi: ngày nay ít dùng phương
pháp này
Giảm tiết nước bọt (khô miệng)
• Thường liên quan đến thiểu năng tuyến nước bọt
• Vấn đề thường xảy ra trên người lớn tuổi (25%)
• Trước đây khô miệng ở người lớn tuổi được coi như hậu quả của sự
lão hóa
• Ngày nay: có rất ít sự thiểu năng tuyến nước bọt liên quan đến tuổi
• Khô miệng ở người lớn tuổi liên quan đến nhiều nguyên nhân, đặc
biệt là thuốc
• Có hơn 500 loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng
• 63% (200) được kê toa thường xuyên ở Mỹ
Lâm sàng
• Tính chất nước bọt: có bọt, đặc và ''quánh''
• Niêm mạc có vẻ khô, cảm giác găng tay dính vào niêm mạc
• Lưng lưỡi: có rãnh và teo các nhú gai
• Bệnh nhân than phiền khó ăn nhai và nuốt, thức ăn dính vào niêm mạc
miệng khi ăn
• Dấu hiệu lâm sàng không phải luôn luôn tương ứng với triệu chứng của
bệnh nhân
• Than phiền khô miệng nhưng lưu lượng nước bọt vẫn đủ
• Có biểu hiện lâm sàng khô miệng nhưng lại không than phiền
• Có thể đo lường lưu lượng nước bọt ở trạng thái nghĩ và kích thích
Lâm sàng
• Tăng tỉ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân khô miệng
• Sâu cổ răng, chân răng
• Thường liên quan đến bệnh nhân xạ trị
• Được gọi là sâu răng do xạ trị
• Chính xác hơn: sâu răng liên quan đến khô miệng
Điều trị và tiên lượng
• Điều trị khó và thường không hài lòng
• Nước bọt nhân tạo
• Kẹo không đường: kích thích lưu lượng nước bọt
• Các sản phẩm vệ sinh miệng có chứa lactoperoxidase, lysozyme, và
lactoferrin
• Nguyên nhân do thuốc: ngưng dùng thuốc hoặc đổi qua thuốc khác
Điều trị và tiên lượng
• Thuốc lợi nước bọt:
• Pilocarpine : 5-10mg, 3-4 lần/ngày
• Cevimeline
• Chống chỉ định glaucoma góc đóng
• Khám nha khoa để phòng ngừa sâu răng

You might also like