You are on page 1of 16

Áp xe Nướu ( Gingival Abscess)

• Là tình trạng nhiễm khuẩn tạo mủ ở viền nướu hoặc gai nướu.
• Không có túi nha chu
Dấu hiệu Nhận biết
• Sưng, mủ , đau khi sờ nắn
• Bóng, trơn, có đầu nhọn
Nguyên nhân

Có vật lạ dưới nướu


VD móng tay ở bn có thói quen
cắn móng, hoặc có lông bàn chải,
chỉ nk).
Xử trí
• Gây tê
• Loại bỏ yếu tố nguyên nhân.
• Rạch, dẫn lưu và rửa với nước muối sinh lý : rạch dưới đáy khối sưng đê mủ
chảy theo chiều trọng lực
• Xúc miệng với chlorhexidine 0.2% hoặc với nước muối ấm

Theo dõi : Nhét gạc trong vòng 24h nếu nghi ngờ không hết mủ
Case lâm sàng Áp xe nướu
• Bé gái 5 tuổi tới khám với lý do
sưng nướu ở răng cửa hàm trên.
Bệnh nhân không sốt, không có
bệnh lí toàn thân, không bị dị ứng
thuốc hay thức ăn.
• Bệnh nhân có thói quen cắn móng
tay
• Khám lâm sàng ngoài mặt không
có gì bất thường
• Khám lâm sàng trong miệng
thấy có lỗ dò ở phía bên
phải răng 51 và bên phải
răng 61 . Mặt trong ở giữa 2
răng cửa giữa có vật thể lạ
nhỏ

• Cận lâm sàng : Thấy tiêu


chân răng 51,61
Chẩn đoán

Áp xe nướu
Do thói quen cắn móng tay
Xử trí
• Chích tê
• Lấy mảnh móng tay sót ở nướu
• Rạch lỗ dò  Nạo túi  Cho dịch và mủ chạy ra  Bơm rửa bằng chlorhexidine 0,12%
• Bệnh nhân không sốt nên không cần kê thuốc , cho bệnh nhân xúc miệng bằng nước muối ấm
• Hẹn tái khám
• Tư vấn cho người nhà và bệnh nhân loại bỏ thói quen cắn móng tay
Áp xe Nha chu ( Periodontal Abscess)
• Là sự tích mủ tại chỗ tại thành nướu của túi nha chu. Dẫn đến phá hủy
xương và mất bám dính
Dấu hiệu nhận biết
• Là tổn thương dạng oval phía trên nướu và dọc theo phần bên chân răng.
• Là khối sưng đỏ hoặc có những điểm đỏ
• Có sưng mủ
• Túi nha chu sâu, chảy máu và lùng nhung khi thăm khám
• Răng có cảm giác bị “trồi” với khớp cắn
Nguyên nhân
• Viên nha chu
• Sau khi xử lý mặt chân răng không đúng
• Sau khi phẫu thuật (như để sót chỉ, vôi,
đầu kim…)
• Thuốc kháng sinh không phù hợp với
bệnh nhân
Xử trí
- Kiểm soát tình trạng cấp tính
1. Giữ răng:
• Gây tê
• Rạch, dẫn lưu ,bơm rửa
• Làm sạch túi
• Điều chỉnh khớp cắn (mài mặt nhai tránh đụng răng cối)
• Dùng kháng sinh nếu có tình trạng sốt, sưng khít hàm, nổi hạch
2. Nhổ răng
• Nếu không thể bảo tồn được
 Theo dõi sau khi làm thủ thuật
Ca lâm sàng Áp xe Nha Chu
• Bệnh nhân nam 38 tuổi tới khám do bị sưng,
đau dữ dội và chảy máu vùng nướu . Bệnh
nhân đau khi ăn uống, đánh răng. Bệnh nhân
không có bệnh lí toàn thân, không bị dị ứng
thuốc hay thức ăn.
• Bệnh nhân không hút thuốc, không uống
rượu bia
• Bệnh nhân miêu tả là đau dữ dội ở vùng răng
của hàm trên vào ban đêm
• Khám ngoài mặt : không có gì bất thường
• Nhiệt độ : 38,7 đọ C, Huyết áp: 114/78 mmHg, Nhịp tim 74 lần/phút
• Khám trong miệng: Có sự tích tụ nhiều mảng bám và vôi răng. Nướu đau dữ
dội, sưng tấy, chảy máu. Độ sâu túi đo được là 9mm. Răng không sâu
• Cận lâm sàng: Chụp phim mặt nhai thấy có tiêu xương vùng giữa răng 11,21.
Chụp X quang toàn cảnh cho thấy tiêu xương nhiều ổ răng
Chẩn đoán

Áp xe nha chu cấp tính


Xử trí
 Giữ răng
• Chích tê
• Rạch  dẫn lưu  Nạo và bơm rửa bằng
chlorhexidine
• Kê kháng sinh :
o Amoxicilline 1000 mg ,8 giờ một lần, uống 3
ngày
o Naproxen 550mg, 12 giờ một lần, uống 3 ngày
• Xúc miệng chlorhexidine 0,12% , 2 lần /
ngày , xúc trong 2 tuần, xúc sau đánh răng
• Sau 3 ngày : Tổn thường giảm đau nhức 
Lấy vôi răng , dẫn lưu mủ
• Sau 12 ngày : Tạo vạt mặt ngoài ,nâng vạt và
xử lí mặt chân rang
• Bốn tuần sau tái khám

You might also like