You are on page 1of 41

LOGO

CHƯƠNG 9

PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA


Nội dung

1. Tổng quan về phương pháp

2. Quy trình thực hiện phương pháp


3. Nội dung phương pháp
4. Phương pháp Delphi
1. Tổng quan về phương pháp

1.1. Khái niệm


Phương pháp chuyên gia dự báo là phương pháp thu
thập, xử lý và đưa ra các đánh giá dự báo tương lai của
đối tượng dự báo trên cơ sở tập hợp và hỏi ý kiến các
chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực liên quan đến tương
lai phát triển của đối tượng dự báo.
1. Tổng quan về phương pháp

 Đặc trưng của một chuyên gia giỏi:


- Có trình độ hiểu biết chung cao và trình độ chuyên môn sâu
về lĩnh vực dự báo.
- Có định hướng tâm lý về tương lai.
- Có thâm niên công tác lâu năm và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề dự báo.
- Nắm vững tình hình về lĩnh vực dự báo không những trong
nước mà cả trên thế giới.
- Các đánh giá của chuyên gia tương đối ổn định theo thời
gian, những thông tin bổ sung chỉ làm hoàn chỉnh thêm sự
đánh giá trước đó.
1. Tổng quan về phương pháp

1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp


-Kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá
trình hoạt động ở một lĩnh vực chuyên môn hẹp của các
chuyên gia giỏi
-Khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các
chuyên gia giỏi về các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự
-Sự liên kết giữa các ngành khoa học liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu
-Xử lý thống kê các câu trả lời của các chuyên gia
1. Tổng quan về phương pháp
1.3. Phạm vi áp dụng phương pháp
- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều
yếu tố mà hiện tại chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận
chắc chắn để xác định.
- Trong điều kiện thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ,
đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.
- Trong điều kiện có độ bất định lớn về chức năng của đối
tượng dự báo.
- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, mà phần lớn là các nhân tố khó
lượng hóa.
1. Tổng quan về phương pháp

- Khi dự báo các chỉ tiêu thuộc các ngành và lĩnh vực mới mà
bản thân nó chịu sự tác động mạnh của tiến bộ khoa học –
công nghệ, nhất là chịu ảnh hưởng của các phát minh trong
khoa học cơ bản.
- Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách, cần
đưa ra các dự báo kịp thời.
- Trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục
tiêu cơ bản của một chương trình nghiên cứu nào đó.
2. Quy trình thực hiện phương pháp

Xác định vấn đề dự báo

Thành lập nhóm chuyên


gia phân tích

Lập nhóm Xác định Thông tin Soạn thảo


chuyên gia các hướng về đối phiếu trưng
sơ bộ dự báo tượng cầu

Xác định Trưng cầu


nhóm chuyên ý kiến
gia chính thức
Xử lý ý kiến
Kết quả dự báo
đánh giá dự báo
2. Quy trình thực hiện phương pháp

 Xác định vấn đề dự báo


 Thành lập nhóm chuyên gia phân tích và cơ quan chỉ đạo
 Thành lập nhóm chuyên gia sơ bộ
 Thu thập, xây dựng các dữ liệu về lĩnh vực dự báo
 Xác định xu hướng của đối tượng dự báo
 Xây dựng hệ thống câu hỏi để trưng cầu ý kiến
 Cung cấp thống tin cần thiết cho chuyên gia
 Trưng cầu ý kiến
 Xử lý ý kiến đánh giá của chuyên gia
 Đưa ra kết quả dự báo
3. Nội dung phương pháp

3.1. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia


 Thành lập nhóm chuyên gia phân tích
 Thành phần: bao gồm
-Nhóm thường trực: 3-4 người
-Nhóm chuyên gia phương pháp luận: 1-2 người
-Nhóm chuyên gia chuyên ngành: 1-2 người/vấn đề
-Các nhân viên hành chính, sự vụ: 1 người
3. Nội dung phương pháp

 Nhiệm vụ:
- Cụ thể hóa vấn đề dự báo thành các nhiệm vụ dự báo
- Tuyển chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự báo
- Cung cấp thông tin khách quan có liên quan tới vấn đề
cần dự báo
- Nghiên cứu đưa ra mô hình trưng cầu ý kiến, soạn thảo
nội dung phiếu trưng cầu và tổ chức quá trình trưng cầu.
- Tổ chức tổng hợp, xử lý ý kiến đánh giá dự báo và xác
định ý kiến đánh giá chung của tập thể chuyên gia.
- Lập hồ sơ và báo cáo kết quả dự báo.
3. Nội dung phương pháp

 Thành lập nhóm chuyên gia dự báo


 Nhiệm vụ của các chuyên gia dự báo là đưa ra các ý kiến
đánh giá dự báo, tham gia vào quá trình thảo luận nhằm
đạt được sự thống nhất về đánh giá dự báo tương lai để
các nhà phân tích tổng hợp chung thành kết quả dự báo
của tập thể chuyên gia.
 Căn cứ lựa chọn:
-Số lượng các vấn đề dự báo chính cần thực hiện;
-Yêu cầu về độ tin cậy của ý kiến các chuyên gia;
-Kinh phí thực hiện dự báo.
3. Nội dung phương pháp

 Quy trình lựa chọn:


(1) Lập nhóm chuyên gia sơ bộ bằng phương pháp giới thiệu
(2) Đánh giá năng lực, trình độ của chuyên gia
 Tiêu chí đánh giá:
-Theo học hàm, học vị và chức vụ đang đảm nhiệm.
-Số lượng ấn phẩm, số lần các công trình khoa học được
trích dẫn, cương vị đảm nhiệm trong thực hiện các đề tài
nghiên cứu, tần suất xuất hiện và trình bày báo cáo tham
luận khoa học trong nước và quốc tế...
3. Nội dung phương pháp

 Phương pháp đánh giá:


- Phương pháp chuyên gia tự đánh giá (chủ quan)
n

A
j=1
ij

Ti  n
i  (1; m)
A
j=1
j

Với: Aij là điểm của chuyên gia thứ i ở câu hỏi thứ j
Aj là điểm lớn nhất trong thang điểm của câu hỏi j
Ti là hệ số điểm của chuyên gia i với n câu hỏi
3. Nội dung phương pháp

- Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn khách quan


Điểm trung bình của chuyên gia i:
_ T1i  2 T2i
Ti 
3
Trong đó: T1i vàT2i là điểm của chuyên gia thứ i tính
theo phương pháp thứ nhất (chủ quan) và thứ hai (khách
quan).
Điểm trung bình theo từng nhóm K chuyên gia:
K
1
DK 
K
T
j 1
j
3. Nội dung phương pháp

(3) Đánh giá phẩm chất các chuyên gia


-Tính sáng tạo
-Thái độ của chuyên gia về cuộc trưng cầu ý kiến
-Bệnh dựa dẫm
-Khả năng phân tích và bề rộng của tư duy
-Khả năng thiết kế của tư duy
-Tính tập thể
-Tính tự phê bình
3. Nội dung phương pháp

- Độ tin cậy của những ý kiến đánh giá của chuyên gia được
xác định là: N pi
D 
i Ni
Với: Ni là tổng số trường hợp chuyên gia i tham gia giải quyết
các vấn đề.
Npi là số trường hợp chuyên gia i đưa ra ý kiến đánh giá
dự báo đã được chấp nhận.
-Đóng góp của mỗi chuyên gia vào độ tin cậy của cả nhóm
td 𝐷𝑖
𝐷𝑖 = 𝑚
1
𝑚
∑ 𝐷𝑖
𝑖= 1
3. Nội dung phương pháp

3.2. Trưng cầu ý kiến


 Hình thức trưng cầu
-Trưng cầu tập thể
-Trưng cầu cá nhân
-Trưng cầu có mặt
-Trưng cầu vắng mặt
3. Nội dung phương pháp

 Phiếu trưng cầu là một tài liệu trong đó chứa đựng nhiều
câu hỏi mà các chuyên gia dự báo phải trả lời.
 Phân loại câu hỏi trưng cầu:
-Theo hình thức: câu hỏi đóng – mở, trực tiếp – gián tiếp
-Theo nội dung:
+ Câu hỏi nhằm thu nhận thông tin về bản thân chuyên gia
+ Câu hỏi nhằm làm rõ bản chất của vấn đề cần đánh giá
+ Các câu hỏi phụ cho phép làm sáng tỏ các nguồn thông
tin, căn cứ lập luận của chuyên gia hoặc để chuyên gia tự
đánh giá về bản thân mình.
3. Nội dung phương pháp

 Yêu cầu:
-Các câu hỏi phải dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu,
hạn chế dùng các từ đa nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
-Nội dung các câu hỏi phải liên hệ logic với vấn đề dự báo.
-Các câu hỏi cần được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, từ tư duy trực giác đến tư duy trừu tượng
theo sơ đồ cây mục tiêu.
-Cần xây dựng các câu hỏi có thể tự kiểm soát lẫn nhau
hoặc các câu hỏi có tính chất lặp lại nhưng ở mức độ cao
hơn.
3. Nội dung phương pháp

 Phương pháp trưng cầu


 Phỏng vấn: là hình thức trưng cầu ý kiến mà các nhà phân
tích đặt ra các câu hỏi cho các chuyên gia đánh giá theo
một chương trình đã định trước.
-Ưu điểm: cho phép thu được lượng thông tin lớn một cách
nhanh chóng và toàn diện, làm sáng tỏ được đối tượng
được đưa ra trưng cầu.
-Hạn chế: người phỏng vấn có thể tác động mạnh lên câu trả
lời của chuyên gia, thiếu thời gian suy nghĩ sâu sắc về vấn
đề được hỏi, đòi hỏi cao đối với trình độ người phỏng vấn.
3. Nội dung phương pháp
 Hội thảo
-Ưu điểm: được tiến hành để giải quyết những vấn đề
không đòi hỏi đánh giá chính xác về mặt lượng của những
đối tượng, những tham số hay những phương án…
-Hạn chế: nguy cơ lạc đề, sử dụng thời gian không hiệu
quả, các ý kiến phát biểu dông dài, không tập trung vào
trọng tâm vấn đề thảo luận
 Hội nghị
-Ưu điểm: phát huy được trí tuệ tập thể chuyên gia
-Hạn chế: tác động tâm lý giữa các chuyên gia rất mạnh,
đôi khi làm giảm tính chính xác của kết quả dự báo.
3. Nội dung phương pháp

 Tấn công não


-Ưu điểm:
+ Khắc phục được tâm lý rụt rè, e ngại, tính bảo thủ của
chuyên gia trong quá trình hội thảo nhằm mục đích đề cao
những tư tưởng cấp tiến và độc đáo, sáng tạo.
+ Dễ thực hiện khi giải quyết các tình huống có tính gay cấn,
thiếu những quyết định sáng tạo, những tư tưởng mới.
+ Khuyến khích tư duy sáng tạo trên cơ sở phát huy tối đa tính
dân chủ, thời gian tiến hành trưng cầu không quá dài.
3. Nội dung phương pháp

 Tấn công não


-Hạn chế:
+ Khó khăn đối với những người có tính cách hướng nội
+ Chú ý đến số lượng nhiều hơn là chất lượng đồng thời khi
số lượng chuyên gia trong nhóm quá lớn sẽ làm cho các vấn
đề bị phân tán.
3. Nội dung phương pháp

3.3. Xử lý ý kiến chuyên gia


 Đánh giá thời gian xuất hiện sự kiện trong tương lai
Trung vị: n
 F0
me  Io  d 2
f0
Với: Io – giới hạn dưới của khoảng chứa trung vị
n – số ý kiến của nhóm chuyên gia
Fo – tần số tích lũy của khoảng đứng trước
khoảng chứa trung vị
d – khoảng cách thời gian
fo – tần số của khoảng chứa trung vị
3. Nội dung phương pháp

Khoảng tứ phân vị:


Số tứ phân vị dưới:
n
 F0'
me  I0  d 4 '
' '

f0

Số tứ phân vị trên:
n
 F0"
m"e  I"0  d 4 "
f0
3. Nội dung phương pháp

Thời gian hoàn thành sự


Số chuyên gia trả lời đồng ý Tần số tích lũy
kiện (bắt đầu 2010)
Sớm hơn 10 năm 2 2
Từ 10 – 15 năm 5 7
Từ 15 – 20 năm 27 34
Từ 20 – 25 năm 24 58
Từ 25 – 30 năm 17 75
Từ 30 – 35 năm 10 85
Từ 35 – 40 năm 8 93
Từ 40 – 45 năm 5 98
Từ 45 – 50 năm 2 100
Trên 50 năm 0 100
3. Nội dung phương pháp

Giá trị trung vị:


100 / 2  34
me  20  5  23,33  24
24
Số tứ phân vị dưới:

100 / 4  7
m  15  5
'
e  18,33  19
27
Số tứ phân vị trên:
100 / 4  8
m  25  5
"
e  30
17
3. Nội dung phương pháp

 Đánh giá tầm quan trọng của các sự kiện


Chuyên gia
1 2 …. m
Phương án
1 C11 C12 ……… C1m

2 C21 C22 ………. C2m

3 C31 C32 ……… C3m

…………….. …. … ………. ……

n Cn1 Cn2 ………. Cnm


3. Nội dung phương pháp

- Điểm trung bình của từng phương án:


mi

C
j 1
ij

Ci  ( i 1, 2,..., n)
mi
Với: Cij là điểm của chuyên gia j cho phương án i
- Trong trường hợp trình độ của các chuyên gia có sự khác
biệt nhau cần gắn cho mỗi chuyên gia một trọng số năng lực
của chuyên gia Pj m

 Pj Cij
Ci'  j 1m (i 1,2,..., n)
 Pj
j 1
3. Nội dung phương pháp

Chuyên gia
E1 E2 E3 E4 E5 ∑Cij Ci ∑Pj*Cij C’i
Phương án

O1 100 90 100 80 90 460 92 920 92

O2 90 80 80 70 60 380 76 790 79

O3 80 80 90 70 70 390 78 780 78

O4 60 50 60 90 - 260 65 570 63,3

Trọng số (Pj) 3 3 1 2 1
3. Nội dung phương pháp
 Đánh giá độ thống nhất ý kiến của chuyên gia

Chuyên gia
Tổng
Sự kiện
E1 … Ej … Em hạng ri

01 r11 … r1j … r1m r1


… … … … … … …
0i ri1 … rij … rim ri
… … … … … … …
0n rn1 … rnj … rnm rn
3. Nội dung phương pháp

Tổng hạng của sự kiện i là:


m
ri   rij
j1

Trong đó:
rij – hạng của chuyên gia j gán cho đối tượng i
n – số đối tượng
m – số chuyên gia tham gia đánh giá
3. Nội dung phương pháp

- Trường hợp không có đối tượng tương đương:


12 n m 2)
W   ij
( (r  r)
2 3
m (n n) i1 j1
- Trường hợp có đối tượng tương đương:
n m
12  (  (rij  r )2 )
i1 j1
W  m
2 3
m (n  n) m  T j
j1
Hj
Tj   (h 3k  h k )
k 1
3. Nội dung phương pháp
E1 E2 E3 E4 E5 ri
O1 90 100 100 100 90
Hạng 2.5 1 1 1 2 7.5 100
O2 80 90 90 90 80
Hạng 4.5 2.5 3 2 4 16 2.25
O3 100 80 90 70 100
Hạng 1 4.5 3 4.5 1 14 12.25
O4 70 80 90 70 80
Hạng 6 4.5 3 4.5 4 22 20.25
O5 80 90 80 80 80
Hạng 4.5 2.5 5 3 4 19 2.25
O6 90 70 70 60 70
Hạng 2.5 6 6 6 6 26.5 81
105 218
4. Phương pháp Delphi

4.1. Đặc điểm của phương pháp


 Đánh giá tập thể vắng mặt
 Có tính khuyết danh cho phép loại trừ được yếu tố
tâm lý
 Sử dụng tích cực các mối quan hệ ngược để điều
chỉnh các câu trả lời
 Trả lời theo nhóm
4. Phương pháp Delphi

4.2. Quy trình thực hiện phương pháp


 Giai đoạn 1:
-Các chuyên gia phải đánh giá dự báo các sự kiện
theo danh mục đã được các nhà phân tích chuẩn bị
sẵn.
-Các chuyên gia dự báo cũng có thể bổ sung hoặc
gạch bớt các sự kiện trong danh mục đó.
-Sau khi nhận lại phiếu trưng cầu, các nhà phân tích
xử lý đánh giá dự báo bằng cách tính trung vị và
4. Phương pháp Delphi

 Giai đoạn 2:
-Các nhà phân tích phải xây dựng lại phiếu câu hỏi nếu
cách nêu câu hỏi chưa được rõ ràng làm ảnh hưởng tới sự
thống nhất ý kiến đánh giá.
-Các nhà phân tích thông báo giá trị của trung vị và khoảng
tứ phân vị đồng thời đề nghị các chuyên gia có ý kiến khác
với ý kiến đa số phải lập luận cho ý kiến của mình.
-Các phiếu trưng cầu giai đoạn 2 được thu thập và các nhà
phân tích lại xử lý bằng cách tính toán số trung vị và
khoảng tứ phân vị.
4. Phương pháp Delphi

 Giai đoạn 3:
-Quá trình trưng cầu ý kiến được tiến hành theo như
quy trình của giai đoạn hai và các nhà phân tích tiếp
tục xử lý, tính toán số trung vị và khoảng tứ phân vị.
-Nếu kết quả trưng cầu đã đạt được độ thống nhất, quá
trình trưng cầu sẽ dừng lại. Ngược lại, nếu chưa đạt
được sự thống nhất, việc trưng cầu sẽ tiếp tục ở giai
đoạn 4.
4. Phương pháp Delphi

 Giai đoạn 4:
-Các chuyên gia tiếp tục được thông báo các thông tin về
số trung vị và khoảng tứ phân vị sau khi kết thúc vòng
trước.
-Những người có ý kiến khác với ý kiến đa số thuyết
minh quan điểm, luận chứng về ý kiến của mình và
thông báo tới tất cả các chuyên gia trong nhóm để họ
xem xét lại và tiến hành điều chỉnh, bổ sung lần cuối
cùng những câu trả lời của bản thân.
-Trung vị tính toán được ở giai đoạn cuối này được coi là
ý kiến của tập thể chuyên gia.
4. Phương pháp Delphi

4.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp


 Ưu điểm:
-Không quá phức tạp, đảm bảo tính khách quan, kết quả dự
báo đáng tin cậy.
-Tận dụng được thông tin phản hồi, cho phép hội tụ được
các ý kiến trả lời của các chuyên gia.
 Nhược điểm:
-Chi phí cho cuộc trưng cầu khá lớn; thời gian kéo dài; chất
lượng nhóm chuyên gia thường không đồng đều.
-Có thể gây ra phản ứng không tích cực ở một số chuyên
gia, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng trưng cầu và làm
hạn chế độ tin cậy của phương pháp.

You might also like