You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA QUẢN TRỊ VÀ MARKETING

QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Giảng viên: …………


Khoa: Quản trị và Marketing

1
CHƯƠNG 3
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN
TỪ SỰ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 2
VỊ TRÍ BÀI HỌC

Tuần Nội dung học tập Hình thức

1 Chương 1: Tổng quan về đổi mới sáng tạo Trực tiếp

2 Chương 2: Các mô hình đổi mới sáng tạo Trực tuyến

3 Tổng hợp kiến thức và Hướng dẫn giải quyết tình huống chương
Trực tiếp
1, 2

4 Chương 3: Các yếu tố hình thành lợi nhuận từ sự đổi mới


Trực tuyến
sáng tạo

5
Bài thảo luận số 1 + Kiểm tra định kỳ lần 1 Trực tiếp

6 Chương 4: Nguồn gốc của những đổi mới sáng tạo Trực tuyến

7 Tổng hợp kiến thức và Hướng dẫn giải quyết tình huống chương
Trực tiếp
3, 4
Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương 3 3
VỊ TRÍ BÀI HỌC

Tuần Nội dung học tập Hình thức

8 Chương 5: Chiến lược đổi mới sáng tạo Trực tuyến

9 5.3 Quản trị chiến lược đổi mới sáng tạo Trực tiếp

10 Chương 6: Thiết kế và phát triển sản phẩm mới Trực tuyến

11 Bài thảo luận số 2 + Kiểm tra định kỳ lần 2 Trực tiếp

12 6.2 Các công cụ và kỹ thuật thiết kế và phát triển sản phẩm mới vững chắc Trực tuyến

13 Tổng hợp kiến thức và Hướng dẫn giải quyết tình huống chương 5, 6 Trực tiếp

14 Chương 7: Thương mại hóa cho đổi mới sáng tạo Trực tuyến

15 Bài thảo luận số 3 + Đánh giá dự án môn học Trực tiếp

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương 3 4
NỘI DUNG BÀI HỌC

3.1
Lợi nhuận dựa trên sự khác biệt về sản phẩm và giá

3.2 Mô hình tạo lập và tăng cường giá trị của tổ chức

3.3
Tài sản, khả năng và kiến thức

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 5
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề sau:
• Hiểu được đặc điểm của lợi thế khác biệt hóa sản phẩm, lợi thế về giá sản phẩm -
hai công cụ cạnh tranh để tạo lợi nhuận cho tổ chức;
• Hiểu được nội dung các mô hình tạo lợi nhuận cho tổ chức, đặc điểm và sự vận
dụng các mô hình;
• Phân biệt được các loại tài sản và những tài sản giúp tổ chức tạo lợi nhuận trong
mối quan hệ phân tích với mức độ bắt chước của đối thủ cạnh tranh;
• Hiểu được khái niệm khả năng của tổ chức, đặc điểm của khả năng của tổ chức
và vai trò của khả năng cốt lõi giúp tổ chức tạo lợi nhuận trong mối quan hệ với
mức độ bắt chước của đối thủ cạnh tranh;
• Nắm được các kiến thức - cở sở của khả năng và những yêu cầu về kiến thức
trong việc đảm bảo khả năng cốt lõi và lợi nhuận.
Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 6
3.1. LỢI NHUẬN DỰA TRÊN LỢI THẾ KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM VÀ GIÁ

Lợi nhuận và các công cụ cạnh


3.1.1
tranh

3.1.2 Lợi thế khác biệt hóa sản phẩm

3.1.3 Lợi thế giá

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 7
3.1.1 LỢI NHUẬN VÀ CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 8
3.1.2 LỢI THẾ VỀ KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM

• Khác biệt về tính năng và tác dụng;


• Khác biệt về chất lượng;
• Khác biệt mẫu mã, kích cỡ;
• Khác biệt về kênh phân phối;
• Khác biệt về thời gian sử dụng;
• Khác biệt về dịch vụ đi kèm và dịch vụ sau sản phẩm;
• Khác biệt về các sản phẩm đi kèm
• Khác biệt về giá trị hiện thực, giá trị tiềm năng hoặc giá trị cốt lõi …

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 9
3.1.3 LỢI THẾ VỀ GIÁ

• Theo đuổi giá thấp 1 phân khúc


Ví Dụ: các SP từ TQ, có được từ cắt giảm các chi phí, tận dụng lợi thế quy
mô, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
• Theo giá thấp toàn bộ phân khúc: Các sản phẩm giá rẻ khi khai thác lợi thế lao
động và lợi thế nhờ quy mô.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 10
3.2. MÔ HÌNH TẠO LẬP VÀ TĂNG CƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TỔ CHỨC

3.2.1 Chuỗi giá trị (value chain)

3.2.2 Mạng giá trị (value network)

3.2.3 Trung tâm giá trị (value shop)

3.2.4 Vận dụng các mô hình nhằm tạo ra giá trị

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 11
3.2.1 CHUỖI GIÁ TRỊ (VALUE CHAIN)

• Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là một mô hình được sử dụng rộng rãi
trong nhiều tổ chức hiện nay. Mô hình chuỗi giá trị thể hiện cách thức tạo lập giá
trị của tổ chức bằng quá trình bao gồm các hoạt động sử dụng các đầu vào
(nguyên liệu thô) để sản xuất các đầu ra (các sản phẩm cuối cùng).
• Trong kinh doanh sản xuất, chuỗi giá trị là quá trình hoạt động cơ bản nhằm biến
đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra mà có giá trị lớn hơn so với chi phí
ban đầu. Để tìm kiếm cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, cần cố gắng
để tạo sự khác biệt với đối thủ hoặc đơn giản là loại bỏ bớt các hoạt động không
thiết thực để giảm thiểu chi phí trong chuỗi giá trị.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 12
3.2.1 CHUỖI GIÁ TRỊ (VALUE CHAIN)

• Mô hình chuỗi giá trị phân biệt 5 nhóm hoạt động chính diễn ra một cách liên tục trong
một lĩnh vực (ngành) cụ thể của tổ chức. Các nhóm hoạt động này là một bộ phận cấu
thành của quá trình tạo lập giá trị sản phẩm và dịch vụ tổ chức. Các hoạt động chính
này bao gồm:
 Hậu cần hướng vào: bao gồm mua và dự trữ nguyên vật liệu, chuẩn bị nhà xưởng,
máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất.
 Hoạt động sản xuất: bao gồm các hoạt động biến đổi từ đầu vào thành đầu ra.
 Hoạt động hậu cần hướng ra: bao gồm hoạt động đóng gói, dán nhãn hiệu cho sản
phẩm, lưu kho thành phẩm.
 Hoạt động xúc tiến hỗn hợp và phân phối: bao gồm các hoạt động làm cho khách
hàng mua hàng như lựa chọn kênh phân phối, quảng cáo, định giá…
 Hoạt động dịch vụ sau sản phẩm: bao gồm các hoạt động duy trì và tăng cường giá trị
của sản phẩm như hỗ trợ khách hàng, dịch vụ bảo hành…
Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 13
3.2.2 MẠNG GIÁ TRỊ (VALUE NETWORK)

 Mạng giá trị là một mô hình dựa trên cơ sở công nghệ phối hợp, sắp xếp nhằm
kết nối khách hàng muốn có sự liên kết hoặc phụ thuộc lẫn nhau.
 Ví dụ: một ngân hàng thương mại tạo ra giá trị bằng việc sắp xếp giữa những
người gửi tiền và những người đi vay.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 14
3.2.2 MẠNG GIÁ TRỊ (VALUE NETWORK)

• Nhiệm vụ của các tổ chức/bộ phận trong quá trình tạo ra mạng giá trị

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 15
3.2.3 TRUNG TÂM GIÁ TRỊ (VALUE SHOP)

 Trung tâm giá trị là một tổ chức được thiết kế để giải quyết những vấn đề cụ
thể của khách hàng hay người tiêu dùng hơn là tạo ra giá trị bằng việc sử dụng
những nguyên liệu thô và các đầu vào khác để sản xuất sản phẩm.
 Ví dụ: bệnh viện, các trung tâm nckh, tư vấn, văn phòng luật sư..

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 16
3.2.3 TRUNG TÂM GIÁ TRỊ (VALUE SHOP)

• Các bệnh viện, các trung tâm tư vấn tâm lý, các trường đại học, các trung tâm
nghiên cứu hay các tổ chức tư vấn luật có thể được khai thác bằng công cụ
trung tâm giá trị. Các hoạt động chính của mô hình này không được sắp xếp
theo chuỗi liên tục mà lặp đi lặp lại hoặc có tính chất chu kỳ.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 17
3.2.4 VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH NHẰM TẠO RA GIÁ TRỊ

 Các tổ chức cần tương tác với các nhà cung ứng, khách hàng, những tổ chức
cung cấp các sản phẩm bổ sung, và các tổ chức hoạt động trong những ngành
nghề khác.
 Tổ chức có thể tiến hành một nhóm nhỏ các hoạt động hoặc một nhóm lớn các
hoạt động trong mỗi mô hình giá trị.
 Ngay cả khi cùng ở trong một ngành nghề và cùng thực hiện các hoạt động
tương tự nhưng các tổ chức lại không tạo ra giá trị lợi nhuận như nhau

Tổ chức đó có thể liên kết theo các mô hình giá trị tạo thành một hệ
thống giá trị nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho mỗi tổ chức tham
gia.
Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 18
3.3.TÀI SẢN, KHẢ NĂNG VÀ KIẾN THỨC

3.3.1 Tài sản của tổ chức và lợi nhuận

3.3.2 Khả năng của tổ chức và lợi nhuận

Mối quan hệ giữa khả năng và tài sản


3.3.3
với lợi nhuận của tổ chức

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 19
3.3.1 TÀI SẢN CỦA TỔ CHỨC VÀ LỢI NHUẬN

• Tài sản hữu hình, vô hình và tài sản con người


‾ Tài sản hữu hình: nhà xưởng, trang thiết bị, hàng hóa tồn kho, dự trữ tài
chính,...
‾ Tài sản vô hình: bằng phát minh sáng chế, bản quyền, danh tiếng, thương
hiệu, bí mật thương mại, các mối quan hệ với khách hàng, các mối quan hệ
giữa những nhân viên, thông tin về khách hàng, hay các phát hiện mới về
nhu cầu thị trường.
‾ Tài sản con người: kỹ năng và kiến thức nhân lực mà tổ chức sở hữu.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 20
3.3.1 TÀI SẢN CỦA TỔ CHỨC VÀ LỢI NHUẬN

• Tài sản cốt lõi và tài sản không cốt lõi


⁻ Tài sản cốt lõi: là những tài sản thiết yếu, quan trọng và có giá trị to lớn đối
với tổ chức mà thiếu chúng tổ chức không thể thực hiện được các hoạt động
tạo ra lợi nhuận. Tài sản cốt lõi giúp tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản
phẩm hoặc lợi thế về giá cả trên thị trường.
⁻ Tài sản không cốt lõi: là những tài sản có thể quan trọng nhưng không phải
then chốt đối với các hoạt động tạo lợi nhuận của tổ chức.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 21
3.3.1 TÀI SẢN CỦA TỔ CHỨC VÀ LỢI NHUẬN

Mối quan hệ giữa loại tài sản, sự bắt chước và lợi nhuận

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 22
3.3.2 KHẢ NĂNG CỦA TỔ CHỨC VÀ LỢI NHUẬN

• Khả năng của tổ chức (competence): là việc tổ chức/doanh nghiệp có thể sử


dụng hay khai thác tài sản để thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra và phân phối
các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
• Khả năng cốt lõi: là những điểm mạnh mang tính đặc trưng của các hoạt động
tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, nhờ vào khả năng này
tổ chức đó có thể làm gia tăng giá trị cho bản thân.
 Khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, tổ chức thường dựa vào khả năng cốt lõi.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 23
3.3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG VÀ TÀI SẢN VỚI LỢI NHUẬN CỦA TỔ CHỨC

 Nguồn gốc tài sản của tổ chức là từ khả năng của tổ chức đó. Khả năng của tổ
chức là yếu tố tạo nên tài sản.
 Tài sản lại là yếu tố góp phần xây dựng nên khả năng của tổ chức
 Tác động đòn bẩy của tài sản lên khả năng của tổ chức

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 24
3.3.4 NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, SỰ BẮT CHƯỚC VÀ LỢI NHUẬN

 Năng lực (capability) của tổ chức là sự kết hợp giữa hai yếu tố: khả năng và tài
sản của tổ chức.
 Một tổ chức có thể tạo lợi nhuận khi tổ chức đó có năng lực cốt lõi (khả năng cốt
lõi và tài sản cốt lõi) không dễ bị bắt chước.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 25
3.3.5 KIẾN THỨC CỦA TỔ CHỨC

• Kiến thức về công nghệ bao gồm kiến thức về các yếu tố cấu thành, mối liên
hệ giữa các yếu tố cấu thành, các phương pháp, quá trình và kỹ thuật sản
xuất sản phẩm và dịch vụ.
• Kiến thức về thị trường bao gồm kiến thức về kênh phân phối, việc sử dụng
sản phẩm, kỳ vọng, sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
 Tính mới lạ
 Số lượng kiến thức mới
 Tính “ngầm” của kiến thức – tacit knowledge

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 26
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Tổ chức có được lợi nhuận từ đổi mới hai công cụ cạnh tranh cơ bản nào dưới
đây ?
A. Nguồn nhân lực và tri thức của nhân viên
B. Cơ cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
C. Thị trường mục tiêu và chiến lược thâm nhập
D. Cạnh tranh về giá và khác biệt hóa sản phẩm

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 27
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Đáp án đúng là: Cạnh tranh về giá và khác biệt hóa sản phẩm
Vì: Tổ chức có thể sử dụng những kiến thức mới về công nghệ và thị trường để
tạo ra những sản phẩm chi phí thấp hơn so với đối thủ và làm gia tăng lợi nhuận
từ việc gia tăng số lượng bán. Tổ chức cũng có thể sử dụng những kiến thức mới
này để tạo ra hoặc cung cấp những sản phẩm hoàn toàn khác biệt so với đối thủ
và xác định mức giá cao để bù đắp chi phí sản xuất các thuộc tính khác biệt hóa,
từ đó tạo làm gia tăng giá trị cho tổ chức.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

2. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về lợi thế khác biệt hóa sản phẩm?
A. Tổ chức chỉ có thể tạo lợi nhuận từ lợi thế về sản phẩm trên một phân đoạn thị
trường.
B. Những lợi thế về sản phẩm là sự khác biệt hóa mà khách hàng khó có thể
nhận ra và không thể chấp nhận.
C. Tổ chức có thể tạo ra lợi nhuận từ lợi thế về sản phẩm trên một phân đoạn thị
trường hoặc trên toàn bộ thị trường.
D. Tổ chức không thể tạo ra lợi nhuận từ lợi thế về sản phẩm trên toàn bộ thị
trường.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 29
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

Đáp án đúng là: Tổ chức có thể tạo ra lợi nhuận từ lợi thế về sản phẩm trên một
phân đoạn thị trường hoặc trên toàn bộ thị trường.
Vì: A, D không chính xác. B: Những lợi thế về sản phẩm là những sự khác biệt
hóa mà được khách hàng nhận ra và chấp nhận

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

3. Theo đuổi mức giá thâp trên một phân đoạn thị trường hoặc trên toàn bộ thị
trường là chiến lược tạo lợi nhuận dựa trên lợi thế gì?
A. Khác biệt về mẫu mã, kích cỡ sản phẩm
B. Khác biệt về kênh phân phối
C. Hướng đến thị trường mục tiêu
D. Khác biệt về giá

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 31
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

Đáp án đúng là: Khác biệt về giá


Vì: Tổ chức cũng có thể tạo dựng lợi nhuận từ lợi thế về giá. Lợi thế về giá có
được từ những giải pháp về cắt giảm chi phí vận hành hay giải pháp đổi mới công
nghệ làm tăng năng suất lao động; hay tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô…

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

4. Để có thể có được lợi thế về khác biệt hóa sản phẩm hay về giá để tạo dựng
lợi nhuận từ đổi mới, doanh nghiệp cần có điều kiện cơ bản tối thiểu nào dưới
đây?
A. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
B. Kiến thức, tài sản và khả năng
C. Thương hiệu mạnh
D. Thị trường rộng lớn

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

Đáp án đúng là: Kiến thức, tài sản và khả năng


Vì: Tuy nhiên để có được lợi thế, tổ chức phải sở hữu những điều kiện nhất định,
đó là kiến thức, tài sản và khả năng, nếu không tổ chức sẽ thất bại khi theo đuổi
một trong hai lợi thế nói trên.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 34
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

5. Nhận định nào sau đây đúng với mô hình tạo lập và tăng cường giá trị của tổ
chức?
A. Mô hình tạo lập và tăng cường giá trị của tổ chức là tập hợp các chức năng
hoạt động có mối quan hệ độc lập nhằm mang lại lợi nhuận và thiết lập lợi thế
cạnh tranh.
B. Mỗi mô hình tạo dựng giá trị sẽ bao gồm một tập hợp các chức năng/hoạt động
tương tự nhau.
C. Mỗi mô hình tạo dựng giá trị cần trả lời câu hỏi tổ chức sẽ sản xuất và phân
phối theo cách thức nào để tạo ra giá trị cho bản thân nó.
D. Mô hình tạo dựng giá trị cần một thị trường lớn.
Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 35
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TIẾP)

Đáp án đúng là: Mỗi mô hình tạo dựng giá trị cần trả lời câu hỏi tổ chức sẽ sản
xuất và phân phối theo cách thức nào để tạo ra giá trị cho bản thân nó.
Vì:
A. Mối quan hệ phụ thuộc
B. Chức năng/hoạt động khác nhau
D. Nội dung không liên quan

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 36
TỔNG KẾT

• Lợi nhuận của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào khả năng có thể khác biệt hóa
sản phẩm, tạo ra giá trị và sử dụng các công cụ cạnh tranh hiệu quả. Chuỗi giá
trị và trung tâm giá trị là những mô hình quan trọng trong việc tạo dựng và tăng
cường giá trị của một tổ chức. Chúng giúp cho tổ chức có thể tập trung vào
những hoạt động và sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng và tăng
cường sự cạnh tranh.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 37
TỔNG KẾT (TIẾP)

• Ngoài ra, việc quản lý và tận dụng tài sản, khả năng và kiến thức cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận. Tài sản của tổ chức bao gồm các tài
sản vật chất và vô hình, và sự khác biệt giữa các tài sản này sẽ ảnh hưởng đến
lợi nhuận của tổ chức. Khả năng của tổ chức để sử dụng tài sản và kiến thức
của mình cũng là một yếu tố quan trọng, và nếu được quản lý và sử dụng hiệu
quả, chúng có thể tăng cường lợi nhuận của tổ chức.
• Cuối cùng, năng lực của tổ chức và khả năng bắt chước cũng ảnh hưởng đến
lợi nhuận của nó. Năng lực của tổ chức bao gồm các kỹ năng, công nghệ và quy
trình mà tổ chức sở hữu và sử dụng, và nếu được phát triển và tận dụng hiệu
quả, chúng có thể giúp tăng cường lợi nhuận.

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 38
BÀI HỌC TIẾP THEO

• Tên bài: BÀI THẢO LUẬN SỐ 1, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1


• Các nội dung cần chuẩn bị:
 Nội dung 1: Bài thảo luận chương 1, 2, 3
 Nội dung 2: Kiểm tra định kỳ lần 1

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 39
CHUẨN BỊ THẢO LUẬN
• Chia nhóm: 5 nhóm
• Các nhóm làm các bài thảo luận được đăng tải trên LMS

Nhóm
thảo luận

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Nội dung Nội dung Nội dung Nội dung Nội dung
TL 1 TL 2 TL 3 TL 4 TL 5

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 40
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Quản trị đổi mới sáng tạo Chương: 3 41

You might also like