You are on page 1of 31

PHÂN TÍCH DỰ BÁO SYNOP

CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC DỰ BÁO HÌNH THẾ THỜI TIẾT


CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC DỰ BÁO HÌNH THẾ THỜI TIẾT
Để dự báo thời tiết, trước hết phải dự báo các quá trình khí quyển như sự di
chuyển và tiến triển của các trung tâm khí áp, front, sự biến tính của các khối
không khí,... Quá trình đó được gọi là dự báo hình thế thời tiết. Trong quá
trình dự báo hình thế thời tiết, những đặc điểm địa hình, của mùa và của cả
biến trình ngày luôn được chú trọng. Nhưng để dự báo hình thế thời tiết, trước
hết phải phân tích synop, nghĩa là dùng các bản đồ synop, giản đồ Ema, các đồ
thị được xây dựng trên cơ sở số liệu quan trắc để xác định cấu trúc không gian
của các quá trình khí quyển.
Như vậy việc dự báo thời tiết bao gồm ba giai đoạn: phân tích synop, dự báo
hình thế thời tiết và dự báo thời tiết. Ba giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Tuy nhiên, chương này chỉ tập trung trình bày về hai giai đoạn đầu,
còn giai đoạn thứ ba sẽ trình bày trong hai chương sau.

2
2.1 Một số nguyên tắc cơ bản trong phân tích synop
Phân tích synop là sự khảo cứu khoa học kết hợp các phương pháp định lượng
và định tính, trong đó một số nguyên tắc cơ bản sau cần được tuân thủ:

a) Khi phân tích, không những phải chú ý từng yếu tố khí tượng riêng biệt ở
từng trạm, mà còn phải chú ý đến cả sự kết hợp của tất cả các yếu tố tại mỗi
trạm cũng như giữa các trạm trong một vùng. Vì vậy, cần phải thực hiện ba
phép đối chiếu sau:
– Từng yếu tố khí tượng tại cùng một thời điểm của nhiều trạm trong một vùng;

– Các yếu tố khí tượng với nhau tại một trạm;

– Các yếu tố khí tượng của từng trạm tại những hạn quan trắc khác nhau.

Tất cả ba phép đối chiếu đó giúp ta nhận ra được một cách chính xác hơn sự
liên hệ chặt chẽ của các hiện tượng thời tiết diễn ra theo không gian và thời
gian, hoặc nhận ra được sai sót của quan trắc.

3
b) Tất cả những kết luận rút ra khi phân tích đều phải có cơ sở vật lí. Ví dụ,
theo phân tích synop ta thấy, từ hạn quan trắc trước tới hạn sau, front di
chuyển được một quãng đường dài. Trong khi đó, gió giữa hai hạn quan trắc
đó trên bản đồ bề mặt và trên cao đều không mạnh.
Vì vậy, ta có thể kết luận, hoặc là front phân tích trên các bản đồ trước là sai,
hoặc là front trên bản đồ sau không phải là front phân tích được trên bản đồ
trước, mà lại là một front khác. Đó là một lập luận trên cơ sở có sự thống nhất
giữa chuyển động của front với tốc độ gió. Ngoài ra, khi phân tích còn phải
xác định được lịch sử của các quá trình khí quyển.
c) Việc phân tích synop phải xác định được cấu trúc không gian của các quá
trình khí quyển, phải khảo sát kết hợp tất cả các nguồn số liệu (bản đồ synop
giản đồ, ảnh kĩ thuật,...) để dựng lên được bức tranh về quá trình khí quyển
trong không gian.
d) Khi khảo sát các tài liệu khác nhau, cần phải liên hệ chặt chẽ chúng với
nhau. Ví dụ, khi phân tích bản đồ bề mặt phải chú ý đến các đặc điểm của
trường nhiệt-áp trên cao. Khi không có ngay các bản đồ ở cùng hạn quan trắc
thì có thể dùng các bản đồ trước đó để xem xét.

4
2.2 Phân tích front
Phân tích front là xác định được vị trí của front, loại front và những đặc điểm
của chúng. Ngoài ra, cũng phải xác định được front nào tồn tại trước đây bây
giờ đã tan không cần theo dõi nữa. Xác định loại front tức là xác định xem
front là nóng, lạnh hay cố tù, front phụ hay front trên cao. Để phân biệt front
nóng với front lạnh ta phải xét đến vị trí tương đối giữa khối không khí nóng
và khối không khí lạnh, hướng di chuyển của front, cấu trúc front, đặc điểm
thời tiết trong vùng front.
Trước khi phân tích front cần phải nghiên cứu tất cả các tài liệu về vị trí, loại
và những đặc trưng của front từ kì quan trắc trước. Ngoài ra, vì front phát triển
theo phương thẳng đứng nên khi phân tích front cần phải tham khảo số liệu
cao không trực tiếp và gián tiếp.
Những dấu hiệu front trên bản đồ synop bề mặt là:
- Một chỗ uốn hoặc một chỗ gãy hình rãnh của đường đẳng áp, front thường
nằm theo hướng trục rãnh;
- Có sự bất liên tục của trường nhiệt độ và trường gió;
- Những đặc trưng về sự phân bố mây và mưa, như ở gần đường front, chân
mây thấp nhất;
5
- Trường biến áp đặc trưng cho loại front đó;
- Lịch sử của quá trình chứng tỏ front có khả năng đi qua khu vực đang xét.
Tuy nhiên, khi phân tích front cần lưu ý rằng, tất cả những dấu hiệu này không
nhất thiết phải thể hiện rõ rệt như nhau. Không phải là tất cả mọi trường hợp
mưa, gió mạnh, dông và những hiện tượng thời tiết khác đều là dấu hiệu trực
tiếp phản ánh vị trí của front. Nhưng một khi front đã được xác định thì nên
tiếp tục phân tích vẽ nó trên các bản đồ tiếp theo cho tới khi dù chỉ còn thấy
một số dấu hiệu trên một số trạm. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý rằng, có
nhiều trường hợp front trên cao yếu rồi lại mạnh lên nên đã dẫn đến dự báo
sai.
Những dấu hiệu của front theo số liệu cao không là:
a) Trên các bản đồ synop: những vùng có các đường đẳng cao và đường
đẳng nhiệt dày sít thường gắn liền với những front chính; lưỡi nóng trên các
bản đồ hình thế tương đối thường có liên quan tới front cố tù.
Như đã biết, không phải mọi front đều tương ứng với những vùng có đường
đẳng độ cao dày sít vì nó có thể chỉ là front gần bề mặt. Thế nhưng, mỗi vùng
có gradient nhiệt độ lớn nhất định phải tương ứng với một front hoặc vài front
nằm cạnh nhau. Chú ý rằng, những đường front bề mặt, ngay cả những front
chính, tuy chúng cũng chạy qua vùng có đường đẳng cao dày sít, nhưng
không phải bao giờ cũng nằm song song với đường đẳng cao trên bản đồ OT.6
Bởi vì nhiệt độ trong vùng front, do nhiều nguyên nhân đã biến thiên không
đều. Những nguyên nhân đó là: sự giảm nhiệt trong các xoáy thuận gây ra
bởi bình lưu, đặc biệt là chuyển động thăng; sự tăng nhiệt trong các xoáy
nghịch gây ra do bình lưu nóng và do chuyển động giáng giúp ta giải thích
được hiện tượng hay gặp là ở gần trung tâm các xoáy thuận, front nằm bên
dưới các đường đẳng cao có trị số độ cao tương đối thấp hơn so với ở ngoài
rìa của xoáy nghịch. Vì vậy, các đường front bề mặt thường hay nghiêng một
góc với các đường đẳng độ dày trên bản đồ OT. Một điều cần chú ý nữa là
vùng các đường đẳng cao trên bản đồ OT dày sít có lệch một ít so với vị trí
front bề mặt front tầng đối lưu về phía không khí lạnh.
Trong vùng front nóng, trên cao phải có bình lưu nóng và vùng front lạnh,
trên cao phải có bình lưu lạnh. Điều này có thể xét đoán được theo các bản
đồ synop. Bản đồ 850mb có tương phản nhiệt độ front rõ hơn ở trên mặt đất.
b) Trên giản đồ Ema: có một lớp nghịch nhiệt hoặc một lớp có giá trị
gradientT thẳng đứng nhỏ, qua đó gió đổi hướng, độ ẩm giảm.

c) Theo các quan trắc bóng bay: có sự quay mạnh của hướng gió theo độ
cao, thậm chí quỹ đạo bóng tạo thành hình xoắn.

7
Khi phân tích front cần phải xác định xem front đang mạnh lên hay yếu đi.
Front sẽ mạnh lên nếu chúng có những điều kiện sau đây:
- Tương phản nhiệt độ tăng lên;

- Sự hội tụ gió tầng thấp gần front tăng lên;

- Độ ẩm của khối không khí nóng tăng lên;

- Tầng kết nhiệt của không khí nóng trở nên bất ổn định hơn.

- Không khí nóng đi lên mạnh hơn.


Khi front mạnh, mây tầng và mưa tăng lên, tầm nhìn xa giảm đi.

Tuy nhiên, những điều kiện mạnh lên của front không phải bao giờ cũng
xảy ra đồng thời mà thường chỉ một số dấu hiệu được thể hiện rõ.
Khi front yếu đi, các đặc trưng thời tiết của front cũng mờ đi. Tuy nhiên,
không phải mỗi khi front mờ đi thì thời tiết đều tốt. Trong nhiều trường hợp,
khi front mờ đi, sương mù hình thành rất mạnh làm cho tầm nhìn xa rất
kém. 8
Sự phát triển theo độ cao của vùng mây front đó không lớn, thường chỉ từ
1,5-2km. Một trong những dấu hiệu biểu hiện front mạnh lên, cho dù trước
đó chúng bắt đầu mờ đi (front tái sinh), là sự thay đổi hướng di chuyển của
nó. Chẳng hạn front lạnh dừng lại và bắt đầu di chuyển theo chiều ngược lại
trở thành front nóng, hoặc front nóng trở thành front lạnh, thì thời tiết sẽ xấu
đi rõ rệt.
Nói chung, khi front đến gần một vùng núi thì thường mạnh lên.

Việc phân tích front liên quan trực tiếp đến việc phân tích các khối không
khí được ngăn cách bởi front đó. Việc xác định front và tính chất của chúng
quan trọng đến mức nào thì việc xác định những khu vực không có front và
tính chất của khối không khí cũng quan trọng như vậy. Sử dụng tất cả các tài
liệu hiện có, ta đồng thời xác định tính chất của khối không khí, xác định có
front hay không và xác định tính chất của front nếu chúng có mặt. Khi đó
diễn biến của quá trình cho biết khối không khí đang xét đi từ khu vực nào
tới. Từ đó có thể có những nhận xét tổng quát về đặc điểm thời tiết có thể
xảy ra trong khối không khí này.

9
2.3 Dự báo dòng xiết
2.3.1 Dự báo sự di chuyển của dòng xiết
Để dự báo được hoạt động dòng xiết, ta phải có những thông tin về sự thay
đổi cường độ và vị trí của nó, trong đó dự báo vị trí của trục dòng xiết thường
được tách ra thành hai phần: dịch chuyển theo phương nằm ngang và theo
phương thẳng đứng. Còn dự báo cường độ của dòng xiết là dự báo sự biến
đổi của tốc độ gió tại trục dòng xiết, hay tổng quát hơn là dự báo sự phân bố
tốc độ gió trong trục dòng xiết. Trong nghiệp vụ, người ta thường sử dụng
phương pháp chữ nhật của Rây-te. Phương pháp này dựa trên giả thiết là
dòng xiết và trục của nó dịch chuyển cùng với dòng trung bình tính trong một
diện tích đủ lớn trên mực đẳng áp 300mb. Cơ sở ban đầu đề thiết lập phương
pháp dự báo là các bản đồ gió cực đại mực 300mb vào thời điểm đầu.
Để xây dựng bản đồ dự báo vị trí trục dòng xiết thời hạn 24 giờ, trên bản đồ
xuất phát 300mb, người ta vẽ trục dòng xiết lấy từ bản đồ tốc độ gió cực đại,
tiếp đó chọn các điểm trên trục dòng xiết mà vị trí của nó cần được dự báo.
Việc chọn số điểm phụ thuộc vào tình hình cụ thể và tính phức tạp của độ
uốn của dòng xiết.

10
Sau đó, ở các vùng kế cận của điểm này trên bản đồ 300mb, người ta tính giá
trị trung bình của dòng khí trong khu vực được giới hạn bởi các kinh tuyến
(λo-10o), (λo+10o) và các vĩ tuyến (φo-7,5o), (φo+7,5o), ở đây λo và φo là tọa độ
của điểm trên trục cần được dự báo sự dịch chuyển. Việc lấy trung bình theo
thành phần kinh hướng có thể được tính theo công thức:
ΣΔλH = (H3 – H1) + (H5 – H4) + (H8 – H6) (2.7)
Ở đây Hi là giá trị độ cao địa thế vị mực 300mb tại điểm thứ i của lưới biểu
diễn trên hình 2.1.
Thực vậy, do ΣΔλH tỉ lệ thuận với giá trị trung bình theo diện tích của gradient
vĩ hướng của độ cao địa thế vị nên nó đặc trưng cho giá trị trung bình của
thành phần kinh hướng của sự vận chuyển trên toàn bộ hình chữ nhật. Tương
tự ta thấy, thành phần vĩ hướng của dòng trung bình được tính theo công thức:
ΣΔφH = (H6 – H1) + (H7 – H2) + (H8 – H3) (2.8)
Sự dịch chuyển được dự báo với thời hạn 24 giờ cho các điểm trên trục dòng
xiết được tính theo phương trình hồi quy:
Dλ = 0,1 ΣΔφHo vĩ
Dφ = 0,1 ΣΔλHo

11
Như vậy, điểm trên trục dòng xiết sẽ được dự báo như sau:
- Nếu Dλ < 0: dịch chuyển về phía nam;
- Nếu Dλ > 0: dịch chuyển về phía bắc;
- Nếu Dφ > 0: dịch chuyển về phía đông;
- Nếu Dφ < 0: dịch chuyển về phía tây.
Kết quả đánh giá cho thấy, dự báo sự dịch chuyển của trục dòng xiết trên
phương nằm ngang trước 24 giờ với sai số ± 300km có chất lượng khoảng
80%.

Hình 2.1 Sơ đồ phân bố các điểm lấy giá trị H500


để tính các đặc trưng dòng trung bình cho điểm 0
12
2.3.2 Dự báo sự tiến triển của dòng xiết
Để dự báo cường độ và độ cao của trục dòng xiết thời hạn 24 giờ, ta có thể sử
dụng phương pháp dự báo mực có tốc độ gió cực đại của Petrenco. Tài liệu
ban đầu là bản đồ tốc độ gió cực đại vào thời điểm đầu, các bản đồ dự báo là
500mb và 700mb và kết quả dự báo sự di chuyển ngang của trục dòng xiết,
sau đó tính độ cao và tốc độ gió trên trục dòng xiết dự báo. Phương pháp dự
báo dựa trên cơ sở mối quan hệ tốc độ gió tại trục dòng xiết với tốc độ gió trên
các bản đồ của các mặt đẳng áp nằm phía trên và phía dưới trục dòng xiết với
khí áp P và Po. Mối quan hệ này có thể biểu diễn dưới dạng:
Vm = VPo + Gb(Hm – HPo)
Vm = VP + Ga (HP – Hm) (2.11)
trong đó, Vm là tốc độ gió (m/s) trên trục dòng xiết; Hm là độ cao (dam) của
trục dòng xiết; mặt đẳng áp Po tại độ cao HPo; mặt đẳng áp P nằm trên, nó tại độ
cao HP; Gb là giá trị tuyệt đối của gradient thẳng đứng của vector tốc độ gió
trong lớp khí quyển dày 100dam giữa mặt đẳng áp Po và mực tốc độ gió cực
đại; Ga là giá trị tuyệt đối của gradient thẳng đứng của vector tốc độ gió trong
lớp khí quyển day 100dam giữa mặt đẳng áp P và mực Hm. Giải phương trình
(2.11) ta nhận được:
13
Hm = (VP -­ VPo + GaHp + GbHPo)/ Ga + Gb
Vm = [VP + ­
VPo (Ga/Gb) + Ga(HP - HPo )]/(1 + Ga / Gb) (2.12)
Trong công thức (2.12) cần phải đưa giá trị trung bình của gradient thẳng
đứng tuyết đối của tốc độ gió Ga và Gb tính cho các khu vực địa lí tùy thuộc
vào đại lượng VPo và VP trên các bản đồ dự báo của mặt đẳng áp Po và P.
Những giá trị trung bình của Ga và Gb được tính theo đồ thị mô tả mối tương
quan thực nghiệm giữa tốc độ gió trên các mực đẳng áp 500 và 300mb. Nếu
như vào thời điểm đầu trục dòng xiết trên bản đồ gió cực đại nằm giữa mực
đẳng áp Po = 500mb và P = 300mb thì công thức sẽ có dạng:
Hm = [V300 –­ V500 + GaH300 + GbH500] / Ga + Gb
Vm = [V300 + ­
V500 (Ga/Gb) + 3,6Ga ] / 1 + Ga / Gb (2.13)
Hệ số 3,6 là hiệu độ cao mặt đẳng áp 500 và 300mb theo số liệu khí quyển
chuẩn. Nếu trên bản đồ ban đầu của tốc độ gió cực đại, trục dòng xiết nằm cao
hơn mặt đẳng áp 300mb thì Po = 300mb và P = 200mb. Trong những trường
hợp này cần có các bản đồ dự đoán 300 và 200mb.
Để không phải dùng tốc độ gió dự đoán trên mặt 200mb khi trục dòng xiết
trên bản đồ tốc độ gió cực đại ban đầu nằm ở cao hơn 300mb, người ta đề
dùng các công thức tính độ cao trục dòng xiết và cường độ của nó theo kết quả
bản đồ dự báo 500 và 300mb. 14
Các bản đồ này nhận được trên cơ sở mối tương quan giữa tốc độ gió tại trục
dòng xiết và tốc độ gió trên các mặt đẳng áp nằm dưới mực 500 và 300mb.
Mối tương quan này có thể được biểu diễn dưới dạng:
Vm = V500 + Go (Hm – H500)
Vm = V300 + G (HP – H300) (2.14)
trong đó, Go là gradient thẳng đứng trung bình tuyệt đối của tốc độ gió trong
lớp giữa mực 500mb và mực tốc độ gió cực đại Hm; G là gradient thẳng đứng
trung bình tuyệt đối của tốc độ gió trong lớp 300mb và Hm. Kết quả việc giải
các quan hệ trên cho ta các công thức sau:
Hm = [GH300 –­ GoH500 + V300 + V500 ] / G - Go
Vm = [GV300 –­ GoV500 + GoGH300 - H500] / G - Go (2.15)
Công thức (2.15) cần sử dụng khi thời điểm đầu Hm lớn hơn H300 còn theo các
bản đồ dự báo V300 > V500 + 3Go, những giá trị trung bình được xác định theo
mối tương quan thực nghiệm của chúng từ V500 và V300 với đồ thị được dẫn ra
trên hình 2.2.

15
Hình 2.2. Sự phụ thuộc của giá trị trung bình của Gb vào tốc độ gió
trên mực 500 và của Ga vào tốc độ gió mực 300mb

16
2.4 Dự báo sự biến thiên của tầng kết nhiệt độ và độ ẩm
Sự biến thiên của tầng kết nhiệt độ và độ ẩm thì gây ra bởi những biến thiên
bình lưu và không bình lưu của hai yếu tố đó ở những độ cao khác nhau.
2.4.1 Biến thiên bình lưu của nhiệt độ và độ ẩm
Trong giai đoạn này, cần phải xác định được những biến thiên bình lưu của
nhiệt độ và độ ẩm. Vì vậy, trước hết phải vẽ được đường dòng tới khu vực
đang xét tại những độ cao khác nhau.
Để vẽ được đường dòng, ta sử dụng bản đồ trên cao đã dự báo được. Những
quỹ đạo được vẽ bắt đầu từ điểm đang xét, lấy làm điểm cuối, theo ngược
dòng. Khi đó đầu kia của quỹ đạo sẽ cho biết vị trí của điểm ban đầu. Trị số
của nhiệt độ và độ ẩm (điểm sương) tại điểm này sẽ là những trị số thổi tới
khu vực đang xét do kết quả của hoàn lưu.
Sau khi đã xác định được những trị số đó của nhiệt độ và điểm sương ở các độ
cao khác nhau, người ta có thể lập được tầng kết bình lưu.
Chuyển động thẳng đứng cũng gây ra bình lưu của các trị số nhiệt độ và độ
ẩm, nhưng khi đó nhiệt độ của phân tử có bị biến thiên, những biến thiên này
có thể coi một cách quy ước là không đoạn nhiệt bởi vì trên kia chúng ta đã
thừa nhận coi bình lưu là những chuyển vận theo phương nằm ngang. 17
Trong những biến thiên không đoạn nhiệt, dứt khoát còn phải kể đến những
biến thiên có liên quan với dòng nhiệt và ẩm đến hoặc đi.
2.4.2 Xác định đường tầng kết tương lai
Để xác định đường tầng kết tương lai, trước hết ta xét đường tầng kết bình lưu,
sau đó tính tốc độ thẳng đứng, biểu thị bằng cm/s hay mb/12 giờ. Lấy một mực
nào đó trong những mực 850, 700, 500mb,… và điểm trên đường tầng kết bình
lưu nằm trên mực này. Căn cứ vào trị số tốc độ thẳng đứng, người ta dịch điểm
trên đường tầng kết nằm trên mực này. Nếu w > 0 thì δP < 0, ta dịch điểm đó
lên một khoảng δP, nếu w < 0 thì δP > 0, ta dịch điểm xuống phía dưới. Trước
khi điểm đó lên đến mực ngưng kết thì nhiệt độ của nó biến thiên theo đường
đoạn nhiệt khô và người ta di chuyển điểm đó theo đường đoạn nhiệt khô, còn
sau khi qua mực ngưng kết thì theo đường đoạn nhiệt ẩm. Trong khi chuyển
động xuống, nếu điểm nằm trong lớp mây thì trước khi mây bốc hơi, tức là
trước khi xuống đến mực ngưng kết, người ta chuyển dịch điểm theo đường
đoạn nhiệt ẩm, rồi sau đó theo đường đoạn nhiệt khô. Nếu điểm nằm ở ngoài
đám mây thì sự đi xuống xảy ra chỉ theo đường đoạn nhiệt khô.
Thực hiện như vậy đối với các điểm của tất cả những mực chính. Đường mới
vẽ qua những điểm vừa thu được chính là đường tầng kết, trong đó có tính đến
sự biến thiên của nhiệt độ do bình lưu cũng như do chuyển động thẳng đứng có
trật tự.
Ví dụ, giả sử có một đường tầng kết
bình lưu (hình 2.3) dạng đường đứt
quãng. Tốc độ thẳng đứng tính được
có giá trị sau:
Tại mực
900mb: δP900 = 81mb/12 giờ
800mb: δP800 = 98mb/12 giờ
700mb: δP700 = 116mb/12 giờ
600mb: δP600 = 128mb/12 giờ
Tương ứng với giá trị đó, người ta
chuyển dịch các điểm nằm trên các
mực đó trên đường tầng kết bình lưu,
theo những mũi tên dọc theo đường Hình 2.3. Thiết lập đường tầng kết
đoạn nhiệt. Đầu của những mũi tên nhiệt tương lai. 1-đường đoạn nhiệt
chính là những điểm theo đó người ta khô; 2-đường bình lưu của tầng kết;
vẽ đường tầng kết mới, bằng đường 3-đường tầng kết có tính đến chuyển
động thẳng đứng
liền.
Để xác định sự biến thiên của đường tầng kết trong 24 giờ, ta tính quỹ đạo để
xác định những biến thiên bình lưu cũng như tốc độ thẳng đứng trước 24 giờ.
19
Tính cho 24 giờ thường có kết quả không chính xác như tính cho 24 giờ,
nhưng tính cho 24 giờ có ưu điểm là có thể bỏ qua được ảnh hưởng không
bình lưu của mặt đệm bởi vì sự lạnh đi ban đêm và sự nóng lên ban ngày sẽ bù
trừ lẫn nhau rất nhiều.
Trong trường hợp tổng quát, còn cần tính đến sự biến thiên có thể xảy ra của
nhiệt độ trong lớp gần mặt đất và tương ứng với điều đó, phải chuyển dịch
điểm phía dưới tới đường tầng kết mới.
Có thể phải tính đến sự biến thiên của tầng kết độ ẩm do chuyển động thẳng
đứng bằng cách khi chuyển dịch các điểm của đường nhiệt độ theo các đường
đoạn nhiệt tương ứng với tốc độ thẳng đứng thì các điểm của đường độ ẩm
(đường điểm sương) cũng chuyển dịch từ mực đó tới cùng một độ cao dọc
theo đường cùng độ ẩm riêng. Đó là sự chuyển vận theo phương thẳng đứng
của hơi nước được mang từ các nơi khác tới do bình lưu.
Chú ý rằng, đường độ ẩm mới không thể cắt đường nhiệt độ hoặc nằm bên
phải đường này. Ảnh hưởng của lượng ẩm dồn tới ở gần mặt đất chỉ có thể
tính đến một cách gần đúng mà thôi.

20
2.5 Ngoại suy những chuyển dịch của các đối tượng synop và
những biến thiên của áp suất
Khái niệm ngoại suy là việc căn cứ vào một dãy các trị số đã biết mà tìm
những trị số khác nằm ở ngoài, trên đường kéo dài của dãy đó. Việc ngoại suy
cũng có thể tiến hành theo không gian và theo thời gian. Ngoại suy không gian
được tiến hành khi số liệu quan trắc chỉ có ở một phía của một đường nào đó.
Trong nhiều trường hợp, người ta áp dụng phép ngoại suy đó trên các đại
dương.
Ngoại suy theo thời gian là dự báo trị số tương lai của yếu tố nào đó hay dự
báo vị trí tương lai của các đối tượng synop (front, khối không khí,...).
Nếu đối tượng chuyển động đều thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của quãng
đường đi được theo thời gian sẽ là một đường thẳng. Khi đó, quãng đường mà
đối tượng sẽ đi trong một đơn vị thời gian tới (chẳng hạn trong 6, 12, 24 giờ)
sẽ bằng quãng đường mà đối tượng đã đi trong một đơn vị thời gian đã qua.
Đó là phương pháp ngoại suy theo đường thẳng.
Nếu đối tượng chuyển động có gia tốc thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
quãng đường đi được theo thời gian có dạng một đường cong (hình 2.4). Đó là
đồ thị của một đối tượng chuyển động có gia tốc.
21
Trong thực hành, người ta căn cứ vào ba vị trí kế
tiếp nhau của sơ đồ để xác định các khoảng cách S1
và S2 do đối tượng đi được trong hai đơn vị thời
gian bằng nhau đã qua τ1 và τ2 (hình 2.5). Hiệu số
khoảng cách S2 - S1 chính là gia tốc của chuyển
động. Gia tốc này có thể âm hoặc dương. Người ta
thừa nhận rằng trong cùng một đơn vị thời gian, đối
tượng sẽ di chuyển được quãng đường S3, khác với
S2 một giá trị bằng gia tốc S2 - S1, khi đó:
S3 = S2 + (S2 - S1) = 2S2 - S1

Hình 2.4. Quỹ đạo của


đối tượng chuyển động
có gia tốc

Hình 2.5. Chuyển động của xoáy thuận


được ngoại suy theo đường thẳng 22
Hướng di chuyển của đối tượng trong trường hợp ngoại suy đường thẳng cũng
như đường cong tính được bằng cách kéo dài quỹ đạo một cách trơn tru theo
độ cong trước của quỹ đạo. Đối với front và trục của trung tâm khí áp, ở từng
điểm của chúng nói riêng, người ta thừa nhận chúng di chuyển theo hướng
trực giao với chúng. Song, tại những điểm khác nhau, chúng có tốc độ di
chuyển khác nhau, vì vậy xét toàn bộ thì toàn thể đối tượng chịu một sự quay
thông thường nào đó. Như vậy trên mỗi đoạn, tốc độ của front phải được xác
định cho hai, ba điểm (hình 2.6).
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng nguyên
tắc ngoại suy nói trên là một biện pháp
có tính chất hình thức của việc dự báo
và có thể chấp nhận được do tính quán
tính của các quá trình. Tuy nhiên, phép
ngoại suy này không phải luôn luôn
đúng bởi vì gia tốc không phải không
thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, khi
các xoáy thuận tái sinh thì gia tốc của
chúng có thể tăng lên rất nhanh nên sự
ngoại suy không đem lại kết quả tốt.
23
Hình 2.6. Chuyển động của xoáy thuận được ngoại suy theo đường cong
Phương pháp ngoại suy này cũng có thể áp dụng để xác định một cách gần
đúng trị số khí áp như các trung tâm khí áp. Trong trường hợp này, ngoại suy
theo đường thẳng có nghĩa là trong ngày sắp tới, khí áp sẽ biến thiên cùng một
độ lớn với cùng một dấu như ngày hôm trước. Thế nhưng, giả thiết này rất thô,
vì vậy đối với trị số khí áp, ta nên áp dụng ngoại suy theo đường cong có tính
đến sự khác nhau trong sự biến thiên khí áp trong những đơn vị thời gian kế
tiếp.
Cần chú ý rằng nói chung không nên chỉ dùng phương pháp ngoại suy hình
thức. Bao giờ cũng cần phải để ý đến những đặc điểm của quá trình có thể làm
cho gia tốc của sự chuyển dịch hoặc của sự biến thiên áp suất bị thay đổi.

24
2.6 Dự báo hình thế thời tiết
Dự báo hình thế thời tiết là dự báo sự di chuyển và tiến triển của các cơ cấu
khí áp như các vùng áp cao, áp thấp, sống/rãnh khí áp, front khí quyển,… Quá
trình này quyết định sự biến thiên trong tương lai của thời tiết. Việc dự báo
này gồm những yếu tố chính dưới đây:
- Dự báo sự di chuyển và tiến triển của các xoáy thuận, xoáy nghịch và của
từng phần của chúng. Trong thực tế, đó là dự báo sự biến thiên của trường khí
áp, sự thay đổi vị trí và tiến triển của front và sự biến thiên của trường nhiệt;
- Dự báo sự biến thiên của trường ẩm. Cùng với dự báo trường chuyển động,
trường độ ẩm ban đầu sẽ có sự phân bố lại. Dự báo đại lượng này được căn
cứ vào lượng ẩm tới do bay hơi từ bề mặt, khi bề mặt là đại dương hay đất
ẩm, vùng có mưa;
- Dự báo chuyển động thẳng đứng có trật tự. Dự báo chuyển động thẳng đứng
một cách định tính là căn cứ vào sự biến thiên của khí áp và độ ẩm tương lai.
- Dự báo sự biến thiên của tầng kết. Xác định những biến thiên bình lưu và
không bình lưu sắp tới của nhiệt độ và độ ẩm ở các độ cao khác nhau, ta có
khả năng dự báo sự biến thiên của phân bố nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao. Sự
biến thiên này quyết định điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho sự phát
triển của đối lưu, gây ra mây đối lưu và mưa rào bên trong các khối không khí
cũng như trên front. 25
2.7 Lập các bản đồ hình thế thời tiết tương lai
Biểu hiện đầy đủ nhất của việc dự báo hình thế thời tiết là việc lập những bản
đồ hình thế tương lai. Việc lập bản đồ như vậy rất quan trong cho việc dự báo
thời tiết, vì nó đòi hỏi ta phải suy nghĩ thận trọng, phải quan niệm rõ ràng về
toàn bộ cấu trúc của quá trình khí quyển rộng lớn và nó là cơ sở cho việc dự
báo thời tiết.
Bản đồ hình thế thời tiết tương lai phải là một bức tranh phác hoạ vị trí của các
trung tâm khí áp, front, sống, rãnh khí áp,… vào một thời điểm nào đó trùng
với một trong những hạn quan trắc chính.
Việc chuẩn bị những bản đồ hình thế thời tiết tương lai gồm những việc sau
đây:
1) Áp dụng việc ngoại suy hình thức (theo đường thẳng hay đường cong),
người ta tìm gần đúng vị trí có thể của những trung tâm khí áp chính và đánh
dấu chúng lên bản đồ. Đối với các trung tâm xoáy thuận thì ghi chữ T, các
trung tâm xoáy nghịch ghi chữ C. Ở bên cạnh các chữ ta ghi trị số ngoại suy
của khí áp.

26
2) Căn cứ vào việc phân tích các đặc điểm của trường nhiệt-áp theo không
gian, người ta xác định vị trí của vùng khí áp biến thiên nhiều nhất và sự di
chuyển của các trung tâm biến áp. Để xác định sự phân bố các vùng biến thiên
khí áp, cần phải áp dụng tất cả những phương pháp đã biết để phân tích và dự
báo đã trình bày.

3) Căn cứ vào tốc độ và hướng của dòng dẫn đường và cả vị trí của trung tâm
biến áp phía trước, người ta xác định lại cho chính xác hơn vị trí tương lai của
các cơ cấu khí áp. Dòng dẫn đường được căn cứ vào mực 500mb. Tốc độ di
chuyển của cơ cấu khí áp, nếu dòng dẫn đường thể hiện rõ rệt, thì lấy bằng
0,7-0,8 tốc độ của dòng dẫn đường bên trên trung tâm khí áp bề mặt. Nếu bên
trên phần trung tâm của cơ cấu khí áp tại mặt đất, dòng dẫn đường thể hiện
không rõ (chẳng hạn, nếu trung tâm khí áp trên cao lệch ít so với trung tâm
mặt đất) thì cơ cấu khí áp sẽ di động ít. Khi xác định vị trí tương lai của các
trung tâm khí áp cần phải lấy hướng di chuyển của chúng là hướng trung bình
giữa hướng của dòng dẫn đường và hướng của độ biến thiên lớn nhất của khí
áp ở khu vực dự đoán.

27
4) Khi xác định vị trí tương lai của các cơ cấu khí áp cần để ý đến vai trò của
tác dụng tương hỗ của các vùng khí áp khác nhau. Khi đó cần chú ý đến
những hình thế chính sau đây:
- Các xoáy thuận đi vòng quanh nhau ngược chiều kim đồng hồ với xu thế
tiến lại gần nhau; xoáy thuận nào nhỏ hơn có tốc độ di chuyển lớn hơn;
- Các xoáy nghịch đi vòng quanh nhau ngược chiều kim đồng hồ; không
nhất thiết chúng phải tiến lại gần nhau; xoáy nghịch nào nhỏ hơn sẽ có tốc
độ lớn, nó thường biểu hiện dưới dạng lưỡi ở rìa xoáy nghịch lớn ít di động;
- Các xoáy thuận có thể đi vòng quanh xoáy nghịch cả theo chiều kim đồng
hồ và ngược chiều kim đồng hồ; nếu trong các lớp dưới, xoáy nghịch là
trung tâm lạnh thì xoáy thuận thường đi vòng quanh xoáy nghịch ngược
chiều kim đồng hồ men theo rìa phía nam và phía đông của xoáy nghịch;
còn nếu xoáy nghịch là trung tâm nóng thì xoáy thuận sẽ đi vòng quanh
xoáy nghịch theo chiều kim đồng hồ, men theo rìa phía tây, tây bắc rồi bắc
của xoáy nghịch. Trong những trường hợp xoáy thuận đi vòng quanh xoáy
nghịch ngược chiều kim đồng hồ (men theo rìa phía nam củ xoáy nghịch)
thì tốc độ của nó sẽ lớn hơn. Chẳng hạn trường hợp xoáy thuận từ phía đông
hay tây bắc vòng quanh phần phía trước của các xoáy nghịch có nguồn gốc
địa cực. 28
5) Khi dự báo hình thế thời tiết cần tính đến đặc điểm của các quá trình điển
hình tương tự. Khi đã nhận định được đặc điểm chung của quá trình trên một
khoảng không gian rộng lớn, người ta biết được quá trình đang xét thuộc về
loại quá trình điển hình đã biết nào. Căn cứ vào sơ đồ phát triển của các quá
trình điển hình, người ta có thể xác định chính xác hơn một số chi tiết có thể
xảy ra của quá trình.
Thực tế cho thấy, nếu rãnh trên cao hướng theo kinh tuyến phát triển về phía
nam thường dẫn tới sự xâm lấn của một xoáy thuận mới từ phía nam lại tới.
Những kiến thức về các quá trình synop điển hình có thể thu được qua việc
nghiên cứu các tài liệu về vấn đề synop địa phương cũng như qua kinh nghiệm
công tác.

6) Ngoài việc xác định được vị trí tương lai có của các cơ cấu khí áp, ta còn
phải xác định giá trị khí áp cho những điểm cần quan tâm để hoàn chỉnh lần
cuối bản đồ hình thế khí áp tương lai.

29
7) Xác định vị trí của front trên bản đồ hình thế thời tiết tương lai. Muốn
vậy có thể dựa vào những cách sau đây:
- Ngoại suy bằng đồ thị chuyển động của front (chủ yếu là ngoại suy theo
đường cong). Thông thường, người ta dự báo đoạn đường mà front đi được
trong những khoảng thời gian là 6 hay 12 giờ;
- Xét thành phần vận tốc gió gradient bề mặt trực giao với front;
- Xét trường biến áp trong vùng front: front nằm trong rãnh khí áp sẽ di
chuyển càng nhanh nếu trị số của biến áp càng lớn - biến áp âm ở trước front
và biến áp dương ở sau front; khi các trị số tuyệt đối của biến áp nhỏ hoặc
nếu chúng có cùng dấu ở cả hai phía của front thì tốc độ di chuyển của front
nhỏ;
- Xét các giai đoạn phát triển của các cơ cấu khí áp. Các front ở xoáy thuận,
trong các giai đoạn khác nhau, tạo ra một hệ thống có cấu trúc khác nhau
(sóng, khu nóng, cố tù); cần căn cứ vào hệ thống đó và chú ý đến sự tiến hóa
của xoáy thuận để xác định các giai đoạn nói trên.

30
8) Sau khi xác định được vị trí tương lai của các trung tâm khí áp, trị số khí áp
tại những điểm khác nhau và vị trí front, ta vẽ các đường đẳng áp và chỉnh sửa
vị trí của các front. Do cần phải vẽ rãnh trong các vùng front nên nhiều khi đã
phải vẽ các đường đẳng áp quá dày sít ở một phía front và quá thưa ở phía kia.
Khi đó, dịch front về phía có gradient khí áp nhỏ sẽ làm cho rãnh có một hình
dạng dễ chấp nhận hơn và đồng thời xác định vị trí front được chính xác hơn.
Trong sơ đồ dự báo hình thế thời tiết ở đây, có thể kết hợp cả những phương
pháp định lượng và định tính. Các phương pháp của khí tượng động lực càng
được hoàn chỉnh thì các phương pháp định lượng để tính những yếu tố của
hình thế synop càng có giá trị lớn.

Hết Chương II

You might also like