You are on page 1of 11

trường đại học kiến trúc hà nội

Gs Lê Kiều

Gió và Hoa Gió

Hà Nội 12-1998
Gió liên quan mật thiết đến công tác qui hoạch kiến trúc, thiết kế kiến trúc
và bố trí mặt bằng xây dựng khi thi công.
Tài liệu này không phải thơ như tên của nó mà là tài liệu kỹ thuật.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng là những điều cần thiết tối thiểu cho kiến trúc
sư, kiến trúc sư qui hoạch và kỹ sư xây dựng.

Mưa và Gió nhiều khác thường


ở Miền Trung nước ta.
Cuối năm 1998,
Gió và nguyên nhân gây ra gió

Không khí luôn vận động trong khí quyển. Không khí dịch chuyển thẳng
đứng, dịch chuyển ngang. Sự dịch chuyển ngang của không khí là sự dịch chuyển
tương đối của không khí với mặt đất. Chuyển động tương đối của không khí với
mặt đất gọi là gió. Gió có hai đặc trưng cơ bản là hướng chuyển động và tốc độ
chuyển động.

Hướng gió biểu diễn bằng tên của phương trời. Đó chính là hướng từ đó gió
thổi tới nơi quan trắc. Chẳng hạn, gió từ phương Bắc thổi tới được gọi là gió Bắc,
từ hướng Tây tới , được gọi là gió Tây...
Để biểu diễn hướng gió ta thường dùng, như trong khí tượng học, 16 hướng
gọi tắt bằng chữ cái Việt hay La tinh. Bốn hướng cơ bản là: B-Bắc, Đ-Đông, N-
Nam, T- Tây hoặc theo tiếng Anh như : N- North ( Bắc), E- East (Đông), S- South
(South) và W- West ( Tây). Còn có thể biểu diễn cách khác, đó là biểu diễn bằng
độ của vòng tròn chân trời mà lấy hướng Bắc là xuất phát rồi quay theo chiêù kim
đồng hồ để tính tiếp. Như thế, Bắc được đồng nghĩa với 0 o ( hoặc là 360 o) Đông là
90 o Nam là 180 o còn Tây là 270 o.
Tốc độ gió đo bằng mét trong một giây ( m/gy) nhưng trong một số trường
hợp tốc độ gió được đo bằng kilômét trong một giờ ( km/giờ ). Đôi khi người ta
biểu diễn tốc độ gió theo những đơn vị qui ước: cấp gió, bấy giờ người ta gọi tốc
độ gió là sức gió.

Tốc độ gió và hướng gió thường luôn thay đổi. Hầu như gió bao giờ cũng
thổi thành từng đợt, từng cơn. Tính chất thành cơn là do sự chuyển động loạn lưu
của không khí gây ra. Đó là các xoáy nhỏ xuất hiện trong dòng không khí và cắt
nó theo những hướng khác nhau. Khi có một cái xoáy cắt ngang dòng không khí
thì ở phía xoáy trước gió, không khí tụ lại. Phía đối diện của gió so với cái xoáy
không khí thưa loãng ra vì đã có một khối không khí bị kéo theo dòng không khí.
Khi tiếp tục chuyển động, xoáy nhường chỗ cho dòng không khí, luồng không khí
bị tụ lại trước gió lại bật về phía trước và theo cách đó sẽ thấy xuất hiện cơn gió
mạnh đột ngột sau một lúc gió lặng tạm thời. Vì xoáy hình thành rất nhiều và luôn
luôn chuyển động nên gió có tính chất thổi không đều, có tính chất giật. Hướng
gió cũng liên tục thay đổi. Nguyên nhân là do dòng không khí không đồng nhất,
nó gồm nhiều dòng nhỏ và tia riêng biệt có dạng những xoáy nhỏ.
Mức giật của gió phụ thuộc tính chất bề mặt nơi gió đi qua. Mặt đất càng
mấp mô, gió càng giật nhiều. Càng lên cao tính chất giật của gió càng yếu đi.

Mặt đất mấp mô, đồi, núi, thung lũng công trình kiến trúc đều có ảnh hưởng
đến tốc độ và hướng gió. Khi gặp chướng ngại , dòng không khí uốn lượn quanh
chướng ngại lên phía trên và phía hai bên làm cho tốc độ và hướng gió thay đổi.
Về phía khuất gió, tức là phía mặt sau của chướng ngại gặp gió hay xuất hiện
những xoáy không khí. Gió mạnh lên khi đi lượn quanh chướng ngại vật.
Diễn biến hàng ngày và hàng năm của tốc độ gió :
Hàng ngày tố độ gió có diễn biến thể hiện rõ rệt. Ban đêm tốc độ gió ở gần
mặt đất nhỏ nhất. Sau khi mặt trời mọc, tốc độ gió bắt đầu tăng lên và đạt cực đại
vào giữa trưa. Sau đó giảm dần thành chu kỳ. Sự diễn biến hàng ngày của tốc độ
gió biểu hiện đặc biệt rõ rệt vào mùa hạ trong những ngày trời quang. Mùa đông,
trời u ám nên biểu hiện thay đổi tốc độ gió không rõ rệt. Tại vùng thảo nguyên hay
sa mạc, biên độ hàng ngày của tốc độ gió lớn. Ban đêm lặng gió mà ban ngày thì
gió rất lớn. Ngoài biển hầu như không thấy diễn biến thay đổi tốc độ gió theo giờ
giấc của ngày.
Sự thay đổi tốc độ gió hàng năm rất phụ thuộc vùng địa lý.

Nguyên nhân gây ra gió:

Nguyên nhân trực tiếp gây ra gió là sự phân bố không đều của áp suất khí
quyển.
Tách một thể tích không khí và hình dung áp suất tác động lên thành phải
và thành trái của thể tichs này không bằng nhau. Nếu không có lực cản thì thể tích
được tách này sẽ chuyển động từ nơi áp suất cao sang nơi áp suất thấp.

Nếu độ chênh lệch áp suất vẫn duy trì


hoặc tăng lên thì tốc độ chuyển động
phải tăng lên. Nếu độ chênh lệch áp suất
giảm đi thì chuyển động sẽ yếu đi và
khi áp suất ngang nhau thì chuyển động
hoàn toàn ngừng lại.

Độ chênh áp suất không khí trên một đơn vị khoảng cách gọi là gradient
khí áp nằm ngang. Đơn vị khoảng cách thường được lấy bằng chiều dài 1 o dọc
theo kinh tuyến. Trên thực tế khoảng cách này khoảng 111 km. Gradient khí áp
nằm ngang là lực đẩy khối không khí chuyển động, chính là lực gây ra gió.
Tốc độ chuyển động của không khí tính ra mét trong một giây xấp xỉ bằng
ba lần độ lớn của gradient khí áp biểu diễn bằng milibar. Gradient khí áp càng lớn
thì tốc độ gió phải càng lớn.

Những qui luật chuyển động của không khí:

*) Gió thổi từ vùng áp suất cao xuống vùng áp suất thấp.


*) Tốc độ gió tỷ lệ với hiệu số áp suất, tức là với độ lớn của gradient khí áp nằm
ngang: gradient càng lớn, tốc độ gió càng lớn.
*) Tại Bắc bán cầu gió lệch về bên phải hướng gradient khí áp, còn ở Nam bán
cầu lệch về bên trái và độ lệch này tăng lên khi vĩ độ địa lý và tốc độ gió tăng và
cả khi lực ma sát của không khí chuyển động với mặt đất giảm.
Quan trắc gió

Quá trình quan trắc gió là quá trình xác định tốc độ và hướng gió cũng như
ước lượng đặc điểm của gió, nghĩa là các yếu tố bất ổn định của gió.

Dụng cụ để quan trắc gió có phong kế, phong kế kiểu Trê-tria-kov, phong
tốc kế cầm tay và các dụng cụ điện để đo tốc độ và hướng gió.

Phong kế có ba phần chủ yếu là trụ để đưa các bộ phận hoạt động lên cao,
phong tiêu và bộ phận mở để biết tốc độ gió.
Phong tiêu có hai cánh và đối trọng của hai cánh. Hai cánh mở thành góc
20o với nhau và phần đối trọng nằm ở đường phân giác kéo dài đối xứng với phía
cánh. Hai cánh và phần đối trọng gắn với một ống quay dễ dàng quanh trụ và bao
giờ phần đối trọng cũng hướng về phía gió tới. Ngay sát dưới phong tiêu là các
kim chỉ các hướng, trong đó hướng Bắc được gắn chữ.

Cánh phong tiêu 1 gắn vào ống quay 2 để quay


quanh trụ 3. Đối trọng có dạng bẹt 4 nằm trong
mặt phẳng chứa phân giác của cánh phong tiêu.
Mặt phẳng chứa đối trọng này vuông góc với
mặt phẳng ngang.

Thông thường phần đo tốc độ gió nằm trên


phong tiêu. Phần đo tốc độ gió gắn với ống
quay 2 để luôn luôn hướng về phía gió tới.

Nguyên tắc cơ bản là một lá mà phía trên lá này


có trục quay để quay quanh trục nằm ngang.
Gió to thì độ mở giữa phương thẳng đứng với
phương của mặt lá càng lớn. Độ mở góc này
phản ánh qua các răng khía. Lá song song với
răng nào thì gió được tính theo qui ước tốc độ
tương ứng. Lẻ giữa hai răng thì nội suy. Thường
làm 7 răng. Hạn chế của dụng cụ đơn giản kiểu
cơ này là khi gió mạnh, các bộ phận hay hư
hỏng. Thường chỉ quan trắc được đến tốc độ gió
20 m/sec. Quá trị số này thường bị gãy. Còn
dùng các dụng cụ kiểu gáo quay để đó tốc độ
gió.
Hiện nay có nhiều dụng cụ điện tử để đo tốc độ gió. Có thể đo cấp gió
không hạn chế. Kết quả đo gió được thống kê và phản ảnh ra hoa gió tần suất và
hoa gió tốc độ cho mối trạm quan trắc.

Hoa Gió

Hoa gió hay dùng là một dạng biểu đồ thể hiện tần suất gió. Còn có dạng
hoa gió thể hiện tốc độ gió. Hướng theo phương vị là hướng gió tới. Độ dài tính
từ tâm của hoa gió ra theo hướng thể hiện độ lớn của tần suất hay độ lớn của tốc
độ gió tuỳ theo hoa gió này thể hiện đại lượng nào.

Để cho Kiến Trúc Sư và Kỹ Sư tiện sử dụng hoa gió, chúng tôi lấy những
số liệu trong :

số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng


tcvn 4088-85

là tiêu chuẩn hiện hành về số liệu khí hậu nước ta vẽ thành hoa gió .

Tỷ lệ hình vẽ, cứ 1cm ứng với tần suất 5%.

Rất tiếc và chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm thêm số liệu của các trạm khí
tượng tại Miền Nam nước ta. Lần này chưa làm được vì trong Tiêu chuẩn 4088-85
chưa sưu tầm được lý do là chưa đủ thời gian cho việc thống kê. Số liệu của
TCVN 4088-85 là số liệu đã thu thập thống kê trên 90 năm. Tần suất nêu trong
hoa gió là tần suất trung bình 90 năm.

Khi thiết kế tại những địa điểm gần trạm quan sát có thể sử dụng ngay được
những hoa gió trong cuốn sách này. Nếu địa điểm lân cận thì tham khảo sách này.
Chú ý địa hình cụ thể vì địa hình cụ thể có thể nắn hướng gió khác đi so với điều
quan trắc được ở trạm khí tượng.

Hoa gió giới thiệu ở đây được vẽ cho hai mùa là mùa hè và mùa đông, sau
đó lấy trung bình cho toàn năm. Tuỳ yêu cầu của Kiến Trúc Sư và Kỹ Sư mà chọn
hoa gió cho thích hợp để sử dụng.

Tác giả

LÊ KIềU
số bản vẽ

Số thứ Hoa tần suất gió của Trạm khí tượng Số hiệu
tự hình vẽ
(A) (B) (C)
1 Phong Thổ 1
2 Mường Tè 2
3 Sình Hồ 3
4 Lai Châu 4
5 Điện Biên 5
6 Than Uyên 6
7 Nghĩa Lộ 7
8 Phù Yên 8
9 Sơn La 9
10 Nà Sản 10
11 Sông Mã 11
12 Yên Châu 12
13 Mộc Châu 13
14 Bắc Hà 14
15 Lào Cai 15
16 Sa Pa 16
17 Bảo Hà 17
18 Lục Yên 18
19 Yên Bái 19
20 Hà Giang 20
21 Chiêm Hoá 21
22 Tuyên Quang 22
23 Chợ Đồn 23
24 Bắc Cạn 24
25 Võ Nhai 25
26 Đại Từ 26
27 Thái Nguyên 27
28 Bảo Lạc 28
29 Trùng Khánh 29
30 Cao Bằng 30
31 Thất Khê 31
32 Lạng Sơn 32
33 Hữu Lũng 33
34 Móng Cái 34
35 Tiên Yên 35
36 Đông Triều 36
37 Cẩm Phả 37
(A) (B) (C)
38 Cô Tô 38
39 Hòn Gai 39
40 Hoà Bình 40
41 Phú Thọ 41
42 Vĩnh Yên 42
43 Việt Trì 43
44 Bắc Giang 44
45 Lục Ngạn 45
46 Sơn Động 46
47 Sơn Tây 47
48 Láng (Hà Nội) 48
49 Hải Dương 49
50 Hưng Yên 50
51 Cát Bi 51
52 Phủ Liễn 52
53 Hòn Dấu 53
54 Bạch Long Vĩ 54
55 Thái Bình 55
56 Phủ Lý 56
57 Nam Định 57
58 Văn Lý 58
59 Nho Quan 59
60 Ninh Bình 60
61 Kim Sơn 61
62 Hồi Xuân 62
63 Bái Thượng 63
64 Sầm Sơn 64
65 Tây Hiếu 65
66 Thanh Hoá 66
67 Quỳnh Lưu 67
68 Đô Lương 68
69 Hòn Ngư 69
70 Vinh 70
71 Hà Tĩnh 71
72 Hương Khê 72
73 Kỳ Anh 73
74 Tuyên Hoá 74
75 Ba Đồn 75
76 Đồng Hới 76
77 Cửa Tùng 77

Phong Thổ
Mường Tè
Sình Hồ
Lai Châu
Điện Biên
Than Uyên
Nghĩa Lộ
Phù Yên
Sơn La
Nà Sản
Sông Mã
Yên Châu
Mộc Châu
Bắc Hà
Lào Cai
Sa Pa
Bảo Hà
Lục Yên
Yên Bái
Hà Giang
Chiêm Hoá
Tuyên Quang
Chợ Đồn
Bắc Cạn
Võ Nhai
Đại Từ
Thái Nguyên
Bảo Lạc
Trùng Khánh
Cao Bằng
Thất Khê
Lạng Sơn
Hữu Lũng
Móng Cái
Tiên Yên
Đông Triều
Cẩm Phả
(B)
Cô Tô
Hòn Gai
Hoà Bình
Phú Thọ
Vĩnh Yên
Việt Trì
Bắc Giang
Lục Ngạn
Sơn Động
Sơn Tây
Láng (Hà Nội)
Hải Dương
Hưng Yên
Cát Bi
Phủ Liễn
Hòn Dấu
Bạch Long Vĩ
Thái Bình
Phủ Lý
Nam Định
Văn Lý
Nho Quan
Ninh Bình
Kim Sơn
Hồi Xuân
Bái Thượng
Sầm Sơn
Tây Hiếu
Thanh Hoá
Quỳnh Lưu
Đô Lương
Hòn Ngư
Vinh
Hà Tĩnh
Hương Khê
Kỳ Anh
Tuyên Hoá
Ba Đồn
Đồng Hới
Cửa Tùng
Kính gửi : Thày giáo trong Bộ môn Thi Công, Kinh tế, Máy xây dựng.

Khi làm Tổng Mặt Bằng Thi Công nhất thiết có Hoa gió để biết hướng gió
thổi tại khu vực , nhờ đó sắp xếp vị trí kho bãi và nhà sản xuất trên công trường
hợp lý.
Hoa gió là biều đồ tần suất gió thổi theo từng hướng trong thời gian thống
kê dài , của ta là 100 năm.
Từ số liệu thống kê cho trong Tiêu chuẩn Việt nam, tôi đã vẽ theo tỷ lệ, cứ
5% số lần có gió được lấy cho độ dài 1 cm mà vẽ thành biểu đồ, hôm nay cung cấp
cho anh em.
Lưu ý rằng, tại mỗi khu vực có gió theo nhiều hướng. Nhất thiết không
được vẽ một mũi tên và bảo đó là Hướng gió chủ đạo. Một địa phương có thể có
gió chủ đạo theo nhiều hướng tuỳ thuộc mùa. Ngay cả năm, cũng có gió chủ đạo
tốt, gió chủ đạo xấu. Như Hà nội, gió chủ đạo tốt là Đông Nam , hoặc Nam ( đâu
chỉ có Đông Nam; gió xấu là Đông Bắc và Bắc ). Nếu công trường thi công ngắn
hạn , ta chọn theo mùa thích hợp. Nếu thời gian thi công quá 1 năm, chọn theo
biểu đồ bình quân năm. Biểu đồ lấy tâm làm gốc, toả ra 8 hướng. Độ dài toạ độ
được chọn theo từng hướng sẽ là tần suất gió thổi theo hướng đó.
Xin tặng bạn cuốn Hoa gió này để các bạn hướng dẫn sinh viên lập Tổng
Mặt Bằng cho ngon. Có thể dùng khi thiết kế qui hoạch mà không sợ sai vì số liệu
thống kê lấy đúng theo TCVN 4088-85 .

Tác giả

PGs Lê Kiều

You might also like