You are on page 1of 30

HƯỚNG DẪN

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT


TRONG CÁC CƠ SỞ KBCB

ĐD: Hoàng Thị Thắm


Bộ phận: Kiểm soát nhiễm khuẩn
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang
MỤC TIÊU

1. Phân loại môi trường bề mặt


2. Quy định chung về làm sạch/khử khuẩn môi trường bề mặt
3. Quy định làm sạch/khử khuẩn môi trường bề mặt tại một số
khu vực đặc biệt
4. Kỹ thuật vệ sinh môi trường bề mặt
MỤC ĐÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT

• Làm sạch bụi, chất thải sinh hoạt và dịch


sinh học (phân, nước tiểu, máu, thuốc...)
trong quá trình chăm sóc và điều trị NB.
• Bảo đảm các bề mặt sàn nhà, tường, cửa,
nhà vệ sinh,... luôn sạch sẽ, gọn gàng và
MTBV sạch đẹp, an toàn cho NB, NVYT
và cộng đồng.
Tác nhân
Các vi sinh vật gây bệnh
Phương thức lây truyền qua
đất, nước, không khí, bề mặt
môi trường dụng cụ Nguồn chứa
Vật chủ cảm nhiễm
Người có thể bị nhiễm bởi Nơi tác nhân sống (đất
những tác nhân gây nhiễm cát, không khí, động vật,
con người)

Đường vào Đường ra


Nơi tác nhân xâm nhập Nơi tác nhân rời ổ chứa
vào vật chủ tiếp theo (vật chủ)

Lây truyền
Từ vị trí này sang vị trí khác

Sơ đồ: Chu trình lây truyền bệnh


Phân loại theo mức độ ô nhiễm

Khu vực yêu cầu vô Khu vực có nguy Khu vực có


khuẩn cao (ký hiệu cơ ô nhiễm cao (ký hiệu Khu vực có nguy cơ
nguy cơ ô
màu trắng): Khu màu đỏ): Khu vực có bề ô nhiễm thấp (ký
nhiễm trung
vực chăm sóc, điều mặt bị phơi nhiễm với hiệu màu xanh): Bề
bình (ký hiệu
trị trực tiếp NB lượng lớn máu hoặc các mặt hoặc thiết bị
màu vàng):
dịch cơ thể khác (khu không phơi nhiễm
trong tình trạng cấp cứu, phòng xét
Phòng bệnh
với máu/dịch cơ thể
nặng (khu phẫu nghiệm, phòng hồi sức bình thường,
(văn phòng, phòng
thuật, phòng thanh tích cực, phòng cách ly, phòng khám,
hành chính, phòng
trùng, phòng sinh, nhà giặt, kho rác, nhà vệ hành lang, nhà
họp, phòng nhân
phòng hồi sức sinh tiếp giáp với khu vệ sinh công
viên, kho…).
vực có nguy cơ cao…). cộng….
nhi…).
Phân loại theo mức độ tiếp xúc

Bề mặt tiếp xúc thường


xuyên: Bề mặt có tần suất
động chạm cao (ví dụ: tay
Bề mặt ít tiếp xúc: Bề mặt có
nắm cửa, nút bấm cầu tần suất động chạm với bàn
thang máy, điện thoại, nút tay thấp (ví dụ: tường, trần,
nhấn chuông, thành gương, khung rèm cửa, …).
giường, công tắc đèn,
giường bệnh,…).
QUY ĐỊNH VỀ LÀM SẠCH, KHỬ KHUẨN MTBM
Chuẩn bị phương tiện làm sạch

• Sử dụng tải/giẻ lau sạch và xô, thùng


sạch.
• Bảo đảm hoạt động tốt và sử dụng riêng
cho từng khu vực.
Hóa chất làm sạch, khử khuẩn
Hóa chất tẩy rửa Khu vực có nguy cơ ô
(Xà phòng hoặc các hóa chất tẩy rửa khác) nhiễm trung bình hoặc thấp

Hóa chất khử khuẩn: Khu vực yêu cầu vô khuẩn


(Presept 5g/Germisep 5g, cloramin B 25%, Javen hoặc khu vực có nguy cơ ô
5%...) nhiễm cao

Phương tiện lưu giữ hóa chất:


Sử dụng loại hộp/can chứa hóa chất khử khuẩn/làm sạch dùng một lần. Không
bổ sung tiếp hóa chất vào can/hộp đã sử dụng hết hoặc đang sử dụng
Trình tự làm sạch
Khu vực ô nhiễm
Khu vực ít ô nhiễm
nhiều nhất

Bề mặt tiếp xúc


Bề mặt ít tiếp xúc
thường xuyên

Bề mặt cao Bề mặt thấp

Trong Ngoài
Tần suất làm sạch
Khu vực Tần suất

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp Ít nhất 1 lần/ngày

Khu vực yêu cầu vô khuẩn hoặc khu vực có


2 lần/ngày
nguy cơ ô nhiễm cao

Các bề mặt khi thấy dây bẩn hoặc dịch/chất


Làm sạch ngay
tiết tràn ra bề mặt
Người thực hiện
Nhân viên thuộc công ty vệ sinh công
nghiệp hoặc hộ lý chịu trách nhiệm làm
sạch/khử khuẩn bề mặt thông thường.

Điều dưỡng chịu trách nhiệm làm sạch/khử


khuẩn các bề mặt dụng cụ/thiết bị y tế.
Yêu cầu chất lượng làm sạch

• Mọi bề mặt luôn sạch khi


quan sát bằng mắt thường
(không có bụi, vết bẩn hoặc
các chất ô nhiễm khác)
• Không có mùi khó chịu.
Kỹ thuật làm sạch
• Loại bỏ chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử
khuẩn.
• Giảm thiểu khuyếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình
lau (không dùng chổi trong khu bệnh phòng, văn phòng; không bật
quạt trong khi gom chất thải; không giũ, lắc tải/giẻ khi lau).
• Tốt nhất là sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần
thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng.
• Thay dung dịch làm sạch/khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản
xuất, khi nhìn thấy đục, bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ
thể tràn trên bề mặt.
KỸ THUẬT VỆ SINH BỀ MẶT

• Kỹ thuật lau: Lau theo chiều từ “sạch” đến “bẩn” và nên chia đôi mặt
sàn nhà, đặt biển báo để dành ½ lối đi. Lau theo hình zíc zắc, đường
lau sau không trùng đường lau trước; không dùng mặt khăn bẩn hay
tải bẩn để lau lại đường lau trước đó.
• Mỗi tải, khăn lau nhà chỉ lau trong diện tích khoảng 20m 2; tải/khăn
lau bề mặt bàn chỉ dùng một lần.
VỆ SINH BỀ MẶT KHOA PHÒNG
Bước 1: Mang phương tiện PHCN, chuẩn bị đủ
phương tiện VSMT bề mặt, đặt biển báo theo đúng
quy định
Bước 2: Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi
trường theo đúng hướng dẫn
Bước 3: Thu dọn đồ đạc, loại bỏ những đồ vật
không cần thiết, đã hỏng trong phòng bệnh ra khỏi
buồng bệnh.
Bước 4: Lau/quét ẩm cho sạch bụi và hốt sạch chất
thải, chú ý các góc ở dưới gầm giường, bàn, ghế,....
VỆ SINH BỀ MẶT KHOA PHÒNG
(TT)
Bước 5:
 Đối với khu vực không lây nhiễm
- Bề mặt giường, ghế, tủ, nút bấm chuông, công tắc đèn, tay nắm
cửa….
Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau cọ bằng nước xà phòng, sau
cùng lau lại bằng nước sạch và dùng khăn sạch để lau khô.
- Bề mặt sàn nhà:
+ Lau lần 1 với chất tẩy rửa làm sạch.
+ Lau lần 2 với nước sạch và để khô.
- Vệ sinh trong toilet:
Bề mặt bồn rửa tay, giá đựng xà bông, vòi hoa sen, tường, bồn cầu, sàn.
VỆ SINH BỀ MẶT KHOA PHÒNG
(TT)

 Đối với khu vực lây nhiễm và khi có dịch cúm H5N1, SARS,…
- Bề mặt giường, ghế, tủ, nút bấm chuông, công tắc đèn, tay nắm cửa….
Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, lau cọ bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại
bằng nước sạch, lau khô. Lau lại với dung dịch khử khuẩn và để khô.
- Bề mặt sàn nhà:
+ Lau lần 1 với chất tẩy rửa làm sạch (xà phòng).
+ Lau lần 2 với nước sạch.
+ Lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn (đã được pha theo đúng quy định
trước mỗi ca làm việc).
- Vệ sinh trong toilet: lau giống phòng ngoài.
VỆ SINH BỀ MẶT KHOA PHÒNG
(TT)

Bước 6: Kê lại đồ đạc đã dịch chuyển trong quá trình vệ sinh vào đúng
chỗ.
Bước 7: Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng.
Bước 8: Tháo găng tay và rửa tay.
Bước 9: Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành .
Lưu ý: Khu vực chăm sóc NB sơ sinh, khu vực thông khí không tốt,
khi lau hóa chất khử khuẩn để hóa chất khô sau đó phải vệ sinh lại
bằng nước sạch lấy đi hóa chất tồn đọng.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỆ SINH CHƯA ĐẠT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỆ SINH CHƯA ĐẠT
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỆ SINH CHƯA ĐẠT
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT
TẠI KHU PHẪU THUẬT

• Chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân:


quần áo dành riêng cho khu PT, mũ chùm kín
tóc, khẩu trang y tế, dép/bốt dành riêng cho
khu PT.
• Chuẩn bị phương tiện làm sạch: Sử dụng
riêng cho buồng PT, buồng hậu phẫu, khu hành
chính, nhà vệ sinh.
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT TẠI
KHU PHẪU THUẬT
Quy trình vệ sinh trước khi bắt đầu một ngày làm việc
Bước 1 VST, mang phương tiện PHCN theo quy định.
Bước 2 Chuẩn bị phương tiện vệ sinh.
Bước 3 Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

Vệ sinh bề mặt: Sử dụng khăn lau khô, sạch, thấm dung dịch khử khuẩn khi nhìn
Bước 4
thấy vết bẩn hoặc bụi trên tường, đồ nội thất trong phòng.

Vệ sinh sàn khu phẫu thuật: Sử dụng tải lau khô, sạch, thấm dung dịch khử khuẩn
Bước 5 để lau nền. Kỹ thuật lau sàn: chia đôi sàn, lau theo đường zích zắc, đường lau sau
không trùng với đường lau trước. Thay tải lau cho mỗi diện tích sàn khoảng 10m2.

Bước 6 Dọn dẹp dụng cụ vệ sinh, để gọn đồ dùng. Vệ sinh tay.


LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT TẠI
KHU PHẪU THUẬT

Quy trình vệ sinh giữa hai ca PT và khi kết thúc các cuộc PT trong ngày
Bước 1: VST, mang PTPHCN theo quy định.
Bước 2: Chuẩn bị phương tiện vệ sinh.
Bước 3: Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.
Bước 4: Xử lý vết máu, dịch vấy đổ bằng giấy thấm khô sau đó đổ dung
dịch khử khuẩn vào nơi vừa thấm khô, phủ khăn thấm dung dịch khử khuẩn và
giữ ít nhất 10 phút rồi mới tiếp tục quy trình làm sạch.
Bước 5: Thu gom chất thải vương vãi trên sàn bằng cây lau ẩm vào
túi/thùng chất thải y tế.
Bước 6: Xịt hoặc thấm hóa chất khử khuẩn vào khăn lau. Lau bề mặt theo
nguyên tắc từ cao xuống thấp và từ trong ra ngoài.
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT TẠI
KHU PHẪU THUẬT
Quy trình vệ sinh giữa hai ca PT và khi kết thúc các cuộc PT trong ngày
Bước 7: Đẩy máy móc, trang thiết bị đã được vệ sinh bề mặt sang một
bên (trừ bàn mổ) để khoảng trống ở giữa cho vệ sinh sàn.
Bước 8: Vệ sinh bề mặt tường cao 2 m, sàn: Sử dụng tải lau, móp lau có
màu trắng. Vệ sinh bề mặt sàn ít nhất 2 lần.( Lần 1: Lau bằng dung dịch làm
sạch trung tính. Lần 2: Lau lại bằng dung dịch khử khuẩn).
Thay tải/ móp lau cho mỗi diện tích sàn khoảng 10 m2.
Bước 9: Sắp xếp lại trang thiết bị trong phòng ngăn nắp, gọn gàng.
Bước 10: Dùng túi nilon mới lót thùng đựng chất thải.
Bước 11: Tháo bỏ găng tay bỏ vào túi/thùng chất thải, vệ sinh tay.
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT
TẠI KHU CÁCH LY
Chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân: quần
áo, mũ, khẩu trang, dép/bốt…theo hướng dẫn sử
dụng phương tiện PHCN tại khu vực cách ly.

Chuẩn bị phương tiện làm sạch: Sử dụng riêng


cho buồng đệm, buồng cách ly, khu hành chính,
nhà vệ sinh. Không sử dụng những phương tiện
này để làm sạch các bề mặt khác ngoài khu cách ly.

Hóa chất làm sạch: sử dụng hóa chất khử khuẩn


hướng dẫn của BV.
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT
TẠI KHU CÁCH LY (TT)

Kỹ thuật làm sạch


• Kiểm tra và bổ sung những vật dụng như: Xà phòng rửa tay, xà phòng
tắm, giấy vệ sinh, khăn giấy, hộp găng, bàn chải cọ rửa khu vệ sinh.
• Trong quá trình làm vệ sinh, cửa buồng cách ly phải được đóng kín.
• Khử nhiễm trước khi gửi đi xử lý lại hoặc loại bỏ các đồ dùng, vật
dụng, thiết bị sau sử dụng trong buồng cách ly.
• Tất cả các thiết bị phải được lau khử khuẩn bề mặt trước khi chuyển
ra khỏi buồng cách ly.
LÀM SẠCH/KHỬ KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT
TẠI KHU CÁCH LY (TT)

Khu vực Tần suất


Bề mặt sàn nhà, đồ dùng/thiết bị phương tiện, 2 lần/ngày và
dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với NB, sàn nhà ngay khi dây bẩn
Cuối mỗi ngày
Bốt/Dép dành riêng cho khu cách ly
làm việc
Toàn bộ bề mặt khu cách ly Khi NB ra viện
(Tổng vệ sinh và phun khử khuẩn) hoặc tử vong
HƯỚNG DẪN CÁCH PHA HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN
Tên HC Nồng độ Mục đích sử dụng Cách pha hóa chất
Presept 0,1% Clo Lau khử khuẩn bề mặt hàng ngày 1 viên pha 2,5 lít nước
5g/
Germise 0,5% Clo Xử lý khi tràn máu hoặc dịch cơ thể 2 viên pha 1 lít nước
p 5g
1% Clo Khử khuẩn đờm, dãi, dịch dẫn lưu… 4 viên + 1 lít nước sạch

0,1% Clo Lau khử khuẩn bề mặt hàng ngày 4g pha 1 lít nước sạch, TO thường
Cloramin
0,5% Clo Xử lý khi tràn máu hoặc dịch cơ thể 20g pha 1 lít nước sạch, TO thường
B 25%
1% Khử khuẩn đờm, dãi, dịch dẫn lưu… 40g pha 1 lít nước sạch, TO thường

0,1% Lau khử khuẩn bề mặt hàng ngày 1 phần Javel + 40 phần nước

Javel 5% 0,5% Xử lý khi tràn máu hoặc dịch cơ thể 1 phần Javel + 9 phần nước

1% Khử khuẩn đờm, dãi, dịch dẫn lưu… 1 phần Javel + 4 phần nước

You might also like