You are on page 1of 38

Chương 4

DÂN CHỦ
XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
VÀ NHÀ
NƯỚC XÃ
HỘI CHỦ
NGHĨA

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 1


MỞ ĐẦU

I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

II. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

III. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP


QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

KẾT LUẬN

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 2


I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển dân chủ

a) Quan niệm về dân chủ

- Thuật ngữ “DÂN CHỦ”(Demokratos):

+ Ra đời khoảng thế kỷ 7 đến 6 TrCN ở Hi Lạp cổ đại


+ Được hiểu theo nghĩa: Dân chủ là nhân dân cai trị, sau này được các
nhà chính trị gọi là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về
nhân dân

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 3


- Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ có nội dung:

+ Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân

+ Dân chủ là một hình thức hay hình thái Nhà nước, nhân dân là chủ
nhân của Nhà nước

+ Dân chủ là một nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ

+ Dân chủ là một phạm trù lịch sử, một giá trị xã hội

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 4


- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng:

+ Dân chủ là một giá trị nhân loại chung: “Dân chủ là dân là chủ và dân
làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ”

+ Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội: “Chế độ ta là chế
độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là đầy tớ trung
thành của nhân dân”; “Dân làm chủ, thì Chủ tịch, Bộ trưởng, thứ
trưởng, ủy viên này khác…làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho dân, chứ không
phải làm quan cách mạng”

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 5


- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng:

+ Dân chủ có nghĩa là nhân dân phải thực sự là chủ thể xã hội,
xa hơn nữa là làm chủ toàn diện: Nhà nước, xã hội, bản thân

+ Dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực; kinh tế - xã hội, văn
hóa, tinh thần, tư tưởng; trong đó, hai lĩnh vực quan trọng hàng
đầu là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị; dân chủ
là thể hiện quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân
(dân quyền) của nhân dân.
04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 6
- Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân chủ
XHCN, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân:

+ Phát huy dân chủ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước

+ Luôn quán triệt quan điểm: “Dân là gốc”

+ Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm xây dựng và từng
bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân… Dân chủ gắn với công bằng xã hội… Dân chủ đi
đôi với kỷ luật, kỷ cương…

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 7


DÂN CHỦ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản
của con người, là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức
tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch
sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân
loại

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 8


b) Sự ra đời, phát triển của dân chủ

- Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, xuất hiện những hình thức dân
chủ trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc, Ph.Ăngghen gọi là “Dân chủ
nguyên thủy” thông qua “Đại hội nhân dân”

- Sự ra đời của chế độ tư hữu, giai cấp, Nhà nước chiếm hữu nô lệ, đẫn
đến nền dân chủ chủ nô ra đời

- Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, ra đời chế độ phong
kiến, là chế độ dân chủ chủ nô bị xóa bỏ thay thế bằng chế độ độc tài
chuyên chế phong kiến

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 9


- Chế độ TBCN ra đời với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng,
dân chủ, ra đời nền dân chủ tư sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Là
bước tiến lớn của nhân loại, song trên thực tế vẫn là nền dân chủ của
thiểu số so với đa số nhân dân lao động

- Khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi thiết lập nền dân chủ vô
sản (Dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ của đa số nhân dân)

=> Trong lịch sử nhân loại có 3 nền (chế độ) dân chủ: Nền dân chủ chủ
nô, nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 10


2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

a) Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu lịch sử phát triển các
nền dân chủ, trực tiếp là nền dân chủ tư sản, khẳng định tất yếu xuất hiện
một nền dân chủ cao hơn nền dân chủ tư sản là nền dân chủ vô sản (nền dân
chủ XHCN)
- Nền dân chủ XHCN phôi thai từ Công xã Pari (1871), chỉ đến cách mạng
Tháng Mười Nga thành công thì nền dân chủ XHCN chính thức được xác
lập
- Nền dân chủ XHCN cũng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện, có kế thừa chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó,
trực tiếp là nền dân chủ tư sản
04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 11
- Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: càng hoàn thiện bao nhiêu, nền
dân chủ XHCN càng tự tiêu vong bấy nhiêu, nhưng là một quá trình lâu
dài khi xã hội phát triển đến trình độ cao (CNCS)

- Cần lưu ý thực tiễn của nền dân chủ XHCN hiện nay:

+ Ra đời thời gian ngắn, ở những nước có điểm xuất phát thấp, thường
xuyên bị CNTB tấn công…nên còn nhiều hạn chế

+ Xây dựng nền dân chủ, ngoài yếu tố Đảng Cộng sản lãnh đạo, còn
cần đến trình độ dân trí, xã hội công dân, cơ chế pháp luật, quyền làm
chủ, điều kiện vật chất đảm bảo để thực thi dân chủ

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 12


b) Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Bản chất chính trị:

+ Sự lãnh đạo của GCCN thông qua Đảng Cộng sản là yếu tố quan
trọng nhất để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân
+ Nhân dân lao động là những người làm chủ trong quan hệ chính trị,
trong xã hội: Quyền giới thiệu đại biểu tham gia xây dựng Nhà nước;
tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội
+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất GCCN, vừa có tính nhân
dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 13


- Bản chất kinh tế:

+ Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư
liệu sản xuất chủ yếu

+ Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân về tư liệu sản xuất chủ
yếu; trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh và phân phối sản
phẩm (phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu)
+ Nền kinh tế XHCN hình thành có sự kế thừa và phát triển mọi
thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, loại bỏ tiêu cực, lạc
hậu

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 14


- Bản chất tư tưởng, văn hóa, xã hội :

+ Hệ tư tưởng của GCCN làm chủ đạo trong mọi hình thái ý hức xã hội
XHCN; kế thừa, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, giá trị
tư tưởng văn hóa, văn minh nhân loại

+ Nhân dân được làm chủ trong những giá trị văn hóa, tinh thần, được
nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện phát triển cá nhân

+ Có sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân – tập thể - xã hội, động viên,
thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong
xây dựng xã hội mới

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 15


BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:

Là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà
ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ
và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 16


II. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

a) Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước XHCN ra đời xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động
muốn thoát khỏi áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng xã hội dân
chủ, công bằng, giá trị con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để
phát triển tự do cho tất cả năng lực của mình
- Nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng vô sản, do GCCN và
nhân dân lao động tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được trang
bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 17
- Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố dân tộc và thời đại, cách
mạng vô sản có thể xảy ra ở nước có chế độ TBCN phát triển cao hoặc
các nước các dân tộc thuộc địa

- Do vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm, hình thức,
phương pháp phù hợp, song có điểm chung giữa các Nhà nước XHCN:
Thực hiện quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí của nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 18


NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công
nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị
làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong một xã hội phát
triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 19


b) Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Về chính trị:
+ Mang bản chất GCCN, GCCN là lực lượng giữ địa vị thống trị về
chính trị
+ Sự thống trị của GCCN khác biệt về chất so với sự thống trị của các
giai cấp bóc lột trước đây:
* Thống trị của đa số nhân dân với thiểu số giai cấp bóc lột;

* Nhằm giải phóng GCCN và nhân dân lao động;

* Nhà nước là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 20


- Về kinh tế:

+ Nhà nước XHCN chịu sự quy định của cơ sở kinh tế XHCN


là chế độ công hữu, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột

+ Nhà nước “nửa nhà nước”, nghĩa là:

* Vừa là bộ máy chính trị - hành chính, cơ quan cưỡng chế, vừa
là tổ chức quản lý kinh tế, xã hội;
* Đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động; mục tiêu
hàng đầu là chăm lo lợi ích của đại đa số nhân dân lao động

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 21


- Về văn hóa, xã hội:

+ Nhà nước XHCN xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị văn hóa tiến bộ, bản sắc dân tộc

+ Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu
hẹp; các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các
nguồn lực và cơ hội phát triển

=> Tóm lại, Nhà nước XHCN có bản chất khác với bản chất của
các nhà nước bóc lột trong lịch sử

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 22


c) Chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Tùy theo góc độ tiếp cận được phân chia thành các chức năng:

+ Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực Nhà nước có: chức năng
đối nội, chức năng đối ngoại

+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực Nhà nước có: chức năng
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Căn cứ vào tính chất của quyền lực Nhà nước có: chức năng giai cấp
(trấn áp); chức năng xã hội (tổ chức xây dựng)

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 23


- Xuất phát từ bản chất Nhà nước XHCN nên việc thực hiện chức năng
cũng có sự khác biệt so với Nhà nước trước đó:

+ Vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng là để trấn áp giai cấp bóc lột,
những phần tử chống đối, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an
ninh chính trị, tạo điều kiện cho sự phát triển

+ Vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then chốt quyết định

+ Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ
yếu, mục đích cuối cùng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 24


2. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN

- Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của Nhà
nước XHCN:

+ Chỉ trong nền dân chủ XHCN, người dân mới có đầy đủ điều kiện thực hiện ý
chí của mình, lựa chọn công bằng, bình đẳng người đại diện cho mình, tham gia
vào hoạt động quản lý Nhà nước

+ Nền dân chủ XHCN kiểm soát chặt chẽ quyền lực Nhà nước, ngăn chặn sự tha
hóa quyền lực Nhà nước

+ Nếu các nguyên tắc dân chủ XHCN bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị biến
thành quyền lực của một nhóm người, Nhà nước XHCN bị biến dạng

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 25


- Trên cơ sở nền dân chủ XHCN, Nhà nước XHCN trở thành công cụ
quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân:

+ Nhà nước là phương tiện để người dân thể hiện và thực hiện quyền
làm chủ của mình; đồng thời là công cụ ngăn chặn các hành vi xâm
phạm quyền và lợi ích chính đáng của người dân

+ Nhà nước XHCN ngày càng hoàn thiện thì các hình thức dân chủ
được mở rộng, lôi cuốn nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng
đến lợi ích của nhân dân

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 26


- Trên cơ sở nền dân chủ XHCN, Nhà nước XHCN trở thành công cụ
quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân:

+ Nếu Nhà nước XHCN đánh mất bản chất, sẽ dẫn đến xâm phạm
quyền làm chủ của người dân; dẫn đến chuyên chế, độc tài, thủ tiêu dân
chủ, hoặc dân chủ hình thức

+ Nhà nước là “trụ cột” của hệ thống chính trị XHCN: Là thiết chế có
chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện yêu
cầu dân chủ chân chính của nhân dân; công cụ đấu tranh với mưu đồ đi
ngược lại lợi ích của nhân dân; thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây
dựng xã hội mới, công cụ để vai trò lãnh đạo của Đảng được thực hiện

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 27


III. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

a) Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam

- Chế độ dân chủ XHCN ở nước ta được xác lập sau cách mạng Tháng Tám năm
1945, nhưng chưa sử dụng cụm từ “Dân chủ xã hội chủ nghĩa”, chưa được xác
định rõ ràng về: Bản chất, mối quan hệ, nội dung, thực hiện dân chủ
- Đại hội VI (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, có nhấn mạnh
phát huy dân chủ, tạo động lực phát triển đất nước

- Hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về dân chủ XHCN ngày càng phát triển và
hoàn thiện đúng đắn, phù hợp với nước ta

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 28


b) Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam

- Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, dân là chủ, dân
làm chủ
- Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, là bản chất
của chế độ XHCN, dân chủ gắn liền với kỷ cương, phải thể chế hóa
thành pháp luật, được pháp luật bảo đảm
- Dân chủ XHCN được thực hiện thông qua các hình thức: dân chủ gián
tiếp và dân chủ trực tiếp
- Không ngừng củng cố, hoàn thiện những điều kiện bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 29


2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

a) Quan niệm Nhà nước PQXHCN ở Việt Nam

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước, mà ở đó, tất cả mọi công dân đều
được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật,
pháp luật phải bảo đảm tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ
nhân dân

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 30


b) Đặc điểm Nhà nước PQXHCN ở Việt Nam

- Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước
của dân, do dân, vì dân

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp và
pháp luật, trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị
trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ rang, có cơ chế
phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 31


- Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo…

- Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người,
coi con người là chủ thể, là trung tâm phát triển…

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau,
nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất

=> Thể hiện tinh thần cơ bản của NNPQ và sự khác biệt ở Việt Nam

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 32


3. Phát huy DCXHCN xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam hiện nay

a) Phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay

- Một là, xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã
hội chủ nghĩa
- Hai là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh với
tư cách điều khiển tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 33


- Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sức mạnh với
tư cách điều kiện để thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Bốn là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Năm là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát,
phản biện xã hội, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 34


b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQXHCN

- Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng

- Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước

- Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch có năng lực

- Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết
kiệm

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 35


KẾT LUẬN

1. Xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp
quyền XHCN là một yêu cầu khách quan, cũng là vấn đề cơ bản, khó
khăn, phức tạp nhất của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2. Nắm vững lý luận và thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN và
Nhà nước pháp quyền XHCN là cơ sở để quán triệt và thực hiện tốt
đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước hiện nay, là yêu cầu nhiệm
vụ chính trị to lớn của toàn đảng, toàn dân nói chung, và mỗi công dân
Việt Nam nói riêng.

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 36


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?


2. Bản chất và chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?
3. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội
chủ nghĩa?
4. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam?
5. Phát huy dân chủ XHCN xây dựng Nhà nước PQXHCN ở Việt
Nam hiện nay. Liên hệ hệ trách nhiệm bản thân?

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 37


TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1. Tài liệu bắt buộc: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Dành cho
bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị, Nhà xuất bản Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Hà Nội 2019.
2. Tài liệu tham khảo: Cuối chương 4, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Dành cho bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị, Nhà
xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2019

04/09/2024 CNXHKH - Chương 4 - DC XHCN và Nhà nước XHCN 38

You might also like