You are on page 1of 7

PHẦN 1:KỸ THUẬT ĐIỀU XUNG MÃ PCM

*Điều xung mã PCM là quá trình biến đổi tương tự sang số ( A/D ) trong đó
thông tin đầu vào dưới dạng các mẫu tín hiệu tương tự được biến đổi
thành các tổ hợp mã nối tiếp ở đầu ra
* Điều xung mã PCM bao gồm 3 quá trình:
1.lấy mẫu
2.lượng tử hoá
3.mã hoá

1.1:LẤY MẪU :
*Là quá trình rời rạc hoá tín hiệu tương tự đầu vào theo tần số lấy mẫu f.

Để có thể khôi phục lại được tín hiệu thì tần số lấy mẫu phải thoả mãn
tiêu chuẩn Naikit.
Tiêu chuẩn Naikit - tần số lấy mẫu tối thiểu để có thể khôi phục lại
được tín hiệu mà không bị méo - :
f ≥ fs
fs = 2 Bw
trong đó : fs: tần số Naikit
2Bw : bề rộng phổ của tín hiệu
*Các nhiễu chồng phổ : Nếu các tín hiệu tương tự S(t) được gián đoạn hoá với tần số lấy
mẫu f< 2Bw thì tín hiệu gốc không thể được khôi phục lại mà không bị méo .Méo ở tín
hiệu ra được hình thành là do các dải biên của tần số lấy mẫu rơi vào phổ gốc (các băng
bên có phần trùng lên nhau)và không thể tách chúng ra được bằng bộ lọc

1.2:LƯỢNG TỬ HOÁ : Là chuyển một xung sau khi đã lấy mẫu thành một xung có biên
độ bằng mức lượng tử gần nhất .Đây là quá trình cơ bản nhất của kỹ thuật PCM vì nó cho
phép chuyển một tín hiệu tương tự sang một tín hiệu số .
*Ưu điểm : lượng tử hoá tín hiệu đã được lấy mẫu giảm được ảnh hưởng của tạp âm
trong hệ thống .Lượng tử hoá hạn chế số lượng các mức cho phép của tín hiệu đã lấy mẫu
và chuẩn bị để chuyển tín hiệu gốc từ dạng tương tự thành dạng số .Nếu sự phân biệt giữa
các mức lượng tử lớn hơn so với sự rối loạn do tạp âm gây ra thì máy thu dễ dàng xác
định được mức riêng đã phát đi.
*Nhược điểm: do có sự sai lệch giữa giá trị thực và gía trị mức lượng tử nên sẽ sinh ra tạp
âm lượng tử .
-Tạp âm lượng tử thường được biểu thị dưới dạng công suất tạp âm trung bình so với
công suất tín hiệu trung bình .Hay là tỷ số tín hiệu trên méo (S/D) hoặc tỷ số tín hiệu trên
tạp âm (S/N).
-Sự chênh lệch giữa trị số gốc của xung lấy mẫu và trị số khôi phục dựa trên mức lượng
tử gần nhất được gọi là công suất nhiễu lượng tử hay méo lượng tử .
1.2.1:lượng tử hoá tuyến tính(đều)
* là lượng tử hoá có các mức lượng tử bằng nhau.
Khoảng cách giữa các mức lượng tử được xác định theo công thức:

p : số lượng các mức lượng tử


Xmax,Xmin: giá trị cực đại và cực tiểu cho phép

Các mức ngưỡng là cách đều nhau .Đối với lượng tử tuyến tính thì mức
lượng tử sẽ nằm giữa các mức ngưỡng
-Ta có sai số lượng tử e(t) được xác định theo biểu thức sau:
ep(t) = xp(t) – x(t)
-Sai số lượng tử này xuất hiện những tạp âm ngẫu nhiên có công suất e2
-Ta giả thiết bộ lượng tử tuyến tính có khoảng động là 2a
(từ –a dến +a)nếu bộ lượng tử có cấu trúc các mức lượng tử đều p thì khoảng cách giữa
các mức là: A= 2a/p

-Điều này có nghĩa là sai số cực đại cho phép xảy ra tại mức ngưỡng quyết định xi) và
biên độ bằng Ä/2 kể từ các mức lượng tử .Nừu giả thiết rằng tín hiệu vào là ngẫu nhiên
và sác xuất xuất hiện trong phạm vi (-a/p ,+a/p) là như nhau thì hàm mật độ xác suất của
nó được xác định theo phương trình
-Loại tạp âm này chỉ liên quan đến khôi phục tín hiệu ở máy thu và là loại tạp âm thực tế
xuất hiện ở đầu ra bộ lượng tử hoá .Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên rời rạc nhận được :

Khi mức tín hiệu đầu ra cố định ,số mức lượng tử tăng ,dẫn đến giảm méo lượng tử vì sai
số lượng tử giữa trị số mẫu thực đầu vào và trị số lượng tử chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một
nửa bước lượng tử
Nếu các mức lượng tử xếp đặt xát nhau và tạp âm nhiệt cũng như các tạp âm khác ở đầu
vào sẽ gây ra chọn nhầm các mức lượng tử.Còn nếu các mức lượng tử đặt cách nhau quá
xa thì việc phục hồi tín hiệu gốc là không thể phục hồi được vì méo lượng tử quá lớn.
Để khắc phục điều này ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:
-Sử dụng bộ lượng tử tuyến tính đặt sau bộ nén.Bộ nén là bộ khuyếch đại phi tuyến đối
với tín hiệu đầu vào bộ lượng tử.Nó có chức năng chuyển phân bố tín hiệu dưới dạng
gauss thành phân bố đồng đều hơn .Bộ khuyếch đại phi tuyến bù có đặc tính giống nhau
nhưng ngược lại để gạt bỏ méo đã áp vào tín hiệu vào xuất hiện sau khi truyền dẫn , giải
mã và khôi phục tín hiệu
-Sử dụng bộ lượng tử phi tuyến có bước lượng tử nhỏ đối với tín hiệu vào mức thấp .
-Sử dụng bộ lượng tử tuyến tính có khoảng cách giữa các mức quyết định giảm nhỏ một
cách đáng kể bằng cách tăng số mức lượng tử
1.2.2:lượng tử hoá phi tuyến (nén):
-Nén là phương pháp lấy các mức lượng tử khác nhau.
-Luật lượng tử logarit được sử dụng trong nén và giãn ,trong đó biến đầu vào x được
chuyển thành biến y theo quan hệ
y=log x
và quan hệ ngược lại được sử dụng khi khôi phục biến đầu vào tại đầu ra của hệ thống
nhờ bộ giãn .Mối quan hệ này được cho phép tăng các mức trong cùng tín hiệu thấp và
mở rộng bước lượng tử tỷ lệ với mức tăng của tín hiệu vào .Kết quả là nén biên độ tín
hiệu thoại làm giảm phạm vi động và tạo ra tỷ lệ công suất tín hiệu trung bình – tạp âm
lượng tử cao hơn so với bộ lượng tử đều đối với tín hiệu vào Gauss.

-Xmax : là điện áp cực đại của tín hiệu vào


-ỡ thường là tham số (=100 hoặc =255)
-Y là tín hiệu đầu ra bộ nén đi đến bộ lượng tử đèn (nó có trị số cực đại là Ymax).
-Luật nén A:

A thường chọn là 87.6


Xmax là điện áp cực đại của tín hiệu vào
Y là tín hiệu đầu ra của bộ nén
-Cả hai tham số A và ỡ được xác định một cách chính xác đối với dặc
tính nén .Trị số nén của chúng càng lớn thì hiệu quả càng cao .Việc sử
dụng các điôt để tạo ra đặc tính nén giãn ỡ nảy sinh ra vấn đề là phối
hợp giữa đặc tính nén và đặc tính giãn.ở mỹ và châu âu đã sử dụng kỹ
thuật nén –giãn số nhờ việc gần đúng hoá đặc tính logarit thành các
đường gãy khúc .
-Cả hai phương pháp mã hoá và phương pháp nén là đồng thới được tiến
hành qua bước nén số – số hoặc tự mã hóa mà không thêm những mạch
riêng rẽ khác bởi sử dụng tính chất tuyến tính của phương pháp nén đoạn
trong số
1.3:MÃ HOÁ :
-Mã hoá là quá trình so các giá trị rời rạc nhận bởi các quá trình lượng
tử hoá với các xung mã .Thông thường các mã nhị phân được sử
dụng cho việc mã hoá là các mã nhị phân tự nhiên.Các mã GRAY
(các mã nhị phân đơn và các mã nhị phân kép) phần lớn các ký hiệu
mã so sánh các tín hiệu vào với điện áp chuyển để đánh giá xem có
các tín hiệu nào không .Như vậy mỗi một bộ chuyển đổi D/A hoặc
bộ giải mã là cần thiết cho việc tạo điện áp chuẩn .Ví dụ về bộ lượng
tử tuyến tính .Số lượng mức lượng tử p là 2b(trong đó b là số lượng
bit biểu diễn cho p mức lượng tử riêng biệt )
-giả sử nếu có 16 mức lượng tử thì b= 4 gồm các từ mã như :
0000= 0V….1111=15v
-Tuy nhiên nếu mẫu cực đại không phải là 15 v mà bằng một mức nào
đó là 2a thì mỗi mức cách nhau là p/2a và mỗi từ mã xắp xếp ứng
với một mức như trên .Trong hệ thống PCM dùng từ mã 8 bit có
nghĩa là p = 256 mức hay mức tương ứng với 258 từ mã 8 bit .Tuy
nhiên trong trường hợp của luật ỡ các từ mã được lập như sau:
bit phân cực =(0,1)
bit phân đoạn = (000…111)
bit phân bước = (0000…1111)
cực “+” của dạng sóng tín hiệu tương ứng với bit cực 0
cực “-“ của dạng sóng tín hiệu tương ứng với bit cực 1

1.4:TÁI LƯỢNG TỬ VÀ GIẢI MÃ:


-Toàn bộ phần này có liên quan đến mã hoá . Trong thực tế thì quá trình
lượng tử và mã hóa trong bộ biến đổi tương tự –số không tách rời nhau .Đầu
thu của hệ thống ,tại điểm mà các bit số được tái tạo nhờ thiết bị sử lý tín
hiệu thu,các từ mã tin phải được giải mã .Bước đầu tiên trong quá trình thu
của kỹ thuật PCM là tách tín hiệu từ tạp âm .Chức năng này được thực hiện
thông qua tái lượng tử ,trong đó bộ lấy mẫu tiến hành quyết định digit thu
được mức lôgic 1 hoặc 0.dãy bit số sau khi được phục hồi đưa đến bộ giải
mã tại đây bộ biến đổi số – tương tự (D/A) hoạt động ngược lại so với bộ mã
hoá để chuyển các từ mã số thành các mức lượng tử rời rạc đầu ra bộ giải mã
là các xung lấy mẫu nhiều mức lượng tử đặc trưng cho tín hiệu PAM lượng
tử .Sau đó tín hiệu này được lọc để khử các tần số nằm ngoài băng âm
thoại ,K ết quả là thu được tín hiệu sau khi lọc giống tín hiệu tương tự ở phía
phát .Để giúp cho bộ lấy mẫu hoạt động chính xác,tin tức về thời gian được
phát kèm theo từ mã.

You might also like