You are on page 1of 6

Bài tập chương II: VAS 11

Ví dụ 1: 3/8/N doanh nghiệp mua 10.000$ từ ngân hàng Vietcombank với tỷ


giá 1$ = 18.500 đồng => tỷ giá giao dịch thực tế là 18.500 đồng.
Ví dụ 2: Xuất khẩu một lô hàng, trị giá 10.000 USD.
Ví dụ 3: nhập khẩu lô hàng trị giá 10.000 USD, tỷ giá trên tờ khai hải quan là
18.100 đồng/USD.
Ví dụ 4: 1/3/N doanh nghiệp X có số dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng ngoại
tệ là 10.000$ với tỷ giá 18.000 đồng. 5/3/N doanh nghiệp mua thêm 20.000 $ bằng
chuyển khoản với tỷ giá 18.400 đồng. 25/3/N doanh nghiệp bán 20.000$ thu VNĐ,
tỷ giá bán là 19.000 VNĐ/USD. Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ này, giá vốn
của 20.000$ doanh nghiệp bán ra tại ngày 25/3 quy đổi ra VNĐ là bao nhiêu? Giả
sử doanh nghiệp sử dụng phương pháp FIFO để hạch toán.
Ví dụ 5: Doanh nghiệp X đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa
có hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 5/3/N nhận được hóa đơn lô hàng nhập về
làm TSCĐ, trị giá 10.000$ tỷ giá thực tế 1$=18.000 đồng. Đến ngày 10/3/N doanh
nghiệp chuyển khoản thanh toán số nợ trên, tỷ giá ghi sổ ngoại tệ là 1$=17.600
đồng.
Hạch toán chênh lệch tỷ giá tại ngày 20/3 khi doanh nghiệp đã lắp đặt xong
thiết bị, đi vào sản xuất.
Ví dụ 6: Hạch toán ví dụ 5 trong trường hợp doanh nghiệp X đang sản xuất
kinh doanh bình thường, mua TSCĐ để mở rộng sản xuất
Ví dụ 7: 1/12/N doanh nghiệp mua 10.000 USD với tỷ giá 1 USD = 18.000
đồng. Tại ngày 31/12/N, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 1 USD=17.800 đồng.
Bài tập 1: Trong tháng 12/N doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kế
toán sau:
- SDĐK của TK 1122: 15.000 USD, TGGS: 18.000 đồng/USD
- Dùng tiền mặt mua 20.000 USD nhập quỹ tiền gửi ngân hàng, TGTT:
18.250 đồng/USD
- Khách hàng trả nợ 30.000 USD vay từ kỳ trước, TGGS: 17.800 đồng/USD,
TGTT lúc trả nợ 18.200 đồng/USD
- Vay ngắn hạn ngân hàng 15.000 USD, TGTT: 18.220 đồng/USD
- Chi 50.000 USD trả nợ người bán, TGGS của khoản nợ: 18.100 đồng/USD

1
Yêu cầu: Định khoản, biết doanh nghiệp tính giá trị xuất, tồn ngoại tệ theo
phương pháp FIFO, LIFO, bình quân liên hoàn. Phản ánh lên tài khoản 1122.
Đánh giá lại tài khoản 1122, biết tỷ giá cuối kỳ là 1 USD=18.200 đồng/USD
Bài tập 2:

Tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại Hải Thành trong kỳ có các tài liệu liên
quan đến hoạt động kinh doanh được kế toán tập hợp lại như sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

Tài khoản 1112: 1.000 USD * 16.150 đồng/USD =16.150.000 đồng

Tài khoản 1122: 10.000 USD * 16.150 đồng/USD= 161.500.000 đồng

Tài khoản 1113: (50 lượng vàng SJC) 550.000.000 đồng

Tài khoản 131: 2.000 USD * 16.150 đồng/USD=32.300.000 đồng

Tài khoản 331: 5.000 USD * 16.150 đồng/USD= 80.750.000 đồng

Tài khoản 141: 8.600.000 đồng

Tài khoản 142: 25.000.000 đồng

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

1. Bán hàng thu ngoại tệ bằng chuyển khoản 5.000 USD, tỷ giá giao dịch 16.160
đồng/USD. Trị giá hàng hóa xuất kho tiêu thụ là 50.000.000 đồng.

2. Nộp ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi ngân hàng ngoại thương 6.000 USD, tỷ giá
thực tế 16.150 đồng.

3. Khách hàng thanh toán nợ: 2.000 USD. ngân hàng đã gửi giấy báo Có tài khoản
tiền gửi, tỷ giá thực tế 16.200 đồng/USD.

4. Chuyển khoản trả nợ người bán: 5.000 USD. Ngân hàng đã báo Nợ, tỷ giá thực
tế là 16.250 đồng/USD.

5. Tạm ứng cho nhân viên phòng kinh doanh 3.000 USD tiền mặt đi công tác nước
ngoài, tỷ giá 16.200 đồng/USD

2
6. Mua một nhà làm văn phòng, đã thanh toán bằng vàng SJC 50 lượng tại thời
này 11.200.000 đồng/lượng

7. Dùng tiền gửi ngân hàng ký quỹ mở L/C: 2.000 USD. Ngân hàng đã báo Nợ tài
khoản tiền gửi và báo Có tài khoản ký quỹ. Tỷ giá thực tế 16.240 đồng/USD

8. Nhập khẩu hàng hóa, ngân hàng đã dung iền ký quỹ thanh toán với bên bán:
2.000 USD. Tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 16.100 đồng/USD

9. Ngân hàng báo Có khoản thu tiền bán hàng: 4.000 USD, tỷ giá thực tế lúc phát
sinh nghiệp vụ là 16.200 đồng/USD.

10. Nhận báo cáo thanh toán tạm ứng:

- Khoản chi vận chuyển hàng hóa: 7.200.000 đồng

- khoản chi bốc dỡ hàng hóa 1.000.000 đồng

- Nộp lại quỹ tiền tạm ứng chi không hết: 400.000.000 đồng

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết doanh nghiệp áp dụng
tỷ giá xuất ngoại tệ theo phương pháp LIFO. Lập các bút toán đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính, biết tỷ giá hối đoái cuối
kỳ là 16.400 đồng/USD

Bài tập 3: Tại công ty TNHH Bình Nguyên, trong kỳ có các tài liệu liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản

- 1112: (10.000 USD) 160.000.000 đồng

- 1122: (100.000 USD) 1.600.000.000 đồng

- 315: (2.000 USD) 32.000.000 đồng

- 311: (5.000 USD) 80.000.000 đồng

- 331: (2.500 USD) 40.000.000 đồng

- 131: (3.000 USD) 48.000.000 đồng

3
- 341: (10.000 USD) 160.000.000 đồng

Tài liệu 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

1. Bán hàng thu ngoại tệ tiền mặt: 5.000 USD, tỷ giá thực tế 16.500 đồng/USD

2. Xuất khẩu hàng thu ngoại tệ qua tài khoản tiền gửi ngân hàng ngoại thương
10.000 USD, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 16.400 đồng/USD. Lô hàng
xuất khẩu có giá vốn 100.000.000 đồng.

3. Nhập khẩu hàng hóa trả chậm. Doanh nghiệp đã chấp nhận trả trị giá lô hàng
5.500 USD tỷ giá giao dịch là 16.300 đồng/USD

4. Nhập khẩu một dây chuyền thiết bị trị giá 50.000 USD, chưa thanh toán cho
khách hàng, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 16.300 đồng/USD

5. Khách hàng trả nợ 2.000 USD tiền mặt. Tỷ giá thực tế là 16.200 đồng/USD

6. Trả nợ vay ngắn hạng ngân hàng 5.000 USD và trả nợ người bán 2.500 USD.
Ngân hàng đã báo Nợ tài khoản vay và báo Có tài khoản tiền gửi ngân hàng, tỷ giá
thực tế 16.100 đồng.

7. Nộp ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi ngân hàng là 5.000 USD, tỷ giá giao dịch là
16.250 đồng/USD

8. Doanh nghiệp chuyển khoản ký quỹ mở L/C để mua TSCĐ trị giá 100.000
USD. Doanh nghiệp nhận được giấy báo nợ tài khoản tiền gửi và nhận giấy báo có
tài khoản ký quỹ là 10.000 USD. Trị giá thực tế 16.250 đồng/USD

9. chuyển khoản bán 10.000 USD thu về bằng chuyển khoản 163.000.000 đồng.
Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt đối với số ngoại tệ đã
bán.

Ngày 31/12 kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng là 16.500 đồng/USD

Yêu cầu: Định khoản và xử lý chênh lệch tỷ giá theo chế độ kế toán hiện hành,
biết doanh nghiệp áp dụng tỷ giá xuất ngoại tệ tính theo phương pháp FIFO

4
Bài tập 4: Tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại Hải Thành trong kỳ có tài
liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh được tập hợp lại như sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

- Tài khoản 111: 100.000.000 đồng

- Tài khoản 112: 720.000.000 đồng

- Tài khoản 1121: 481.050.000 đồng

- Tài khoản 1122 (15.000 USD * 15.930): 238.950.000 đồng

- Tài khoản 131 (20.000 USD * 15.930): 318.600.000 đồng

- Tài khoản 315 (40.000 USD * 15.930): 637.200.000 đồng

- Tài khoản 331 (160.000 USD * 15.930): 2.548.800.000 đồng

- Tài khoản 341 (30.000 USD * 15.930): 477.900.000 đồng

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

1. Xuất bán một lô hàng trị giá xuất kho 279.000.000 đồng, giá bán chưa gồm 10%
VAT là 20.000 USD, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Tỷ giá giao
dịch là 15.950 đồng/USD.

2. Doanh nghiệp ký hợp đồng với một nhà thầu để đầu tư xây dựng cơ bản. Trị giá
gói thầu 100.000 USD, doanh nghiệp đã ứng trước 10.000 USD bằng chuyển
khoản. Tỷ giá giao dịch là 15.930 đồng/USD

3. Khách hàng thanh toán nợ cho doanh nghiệp 16.000 USD bằng chuyển khoản.
Tỷ giá giao dịch là 15.940 đồng/USD

4. Ký hợp đồng vay nợ dài hạn với ngân hàng 200.000 USD trong 8 năm, ngân
hàng đã chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp. Tỷ giá giao dịch 15.970
đồng/USD

5. Xuất bán hàng hóa có trị giá xuất kho 353.920.000 đồng, giá bán chưa gồm
10% thuế GTGT là 26.000 USD, khách hàng chưa thanh toán tiền. Tỷ giá giao
dịch là 15.920 đồng/USD

6. Doanh nghiệp thanh toán nợ cho nhà cung cấp tài sản cố định 150.000 USD. Tỷ
giá giao dịch là 15.970 đồng/USD

5
7. Nhập kho hàng hóa chưa trả tiền người bán. Giá nhập 20.000 USD, thuế suất
thuế nhập khẩu 5%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá giao dịch
là 15.930 đồng/USD

8. Thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả bằng chuyển khoản 44.000 USD, trong đó lãi
phát sinh 4.000 USD đã được doanh nghiệp trích trước vào chi phí. Tỷ giá giao
dịch là 15.935 đồng/USD

9. Thanh toán chi phí phát sính trong kỳ tại bộ phận bán hàng 2.200 USD (bao
gồm 10% thuế GTGT). Tỷ giá giao dịch là 15.940 đồng/USD

10. Khách hàng mua hàng thanh toán 10.000 USD. Tỷ giá giao dịch là 15.945
đồng/USD

11. Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu 20.000 USD và các loại thuế liên quan
đến việc nhập lô hàng này. Tỷ giá giao dịch là 15.650 đồng/USD

12. Kết chuyển nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ sau (40.000 USD nợ của hợp
đồng cũ và 25.000 USD nợ mới vay trong năm nay). Tỷ giá giao dịch là 15.950
đồng/USD).

13. Đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ và kết chuyển khoản
chênh lệch tỷ giá thuần phát sinh. Tỷ giá giao dịch là 15.950 đồng/USD. Biết rằng:

Doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trên qua ngân hàng và áp dụng
phương pháp tính giá xuất ngoại tệ là nhập trước xuất trước (FIFO).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài tập 5: Tìm hiểu về tỷ giá hạch toán và làm ví dụ sau:

Công ty P nhập khẩu trực tiếp một lô hang theo giá thanh toán (đã trả bằng chuyển
khoản) 150.000 USD. Thuế suất nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10%. Toàn bộ tiền
thuế, công ty đã nộp bằng chuyển khoản VNĐ. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho
trong kỳ. Tỷ giá thực tế 1 USD = 16.200 VNĐ, tỷ giá hạch toán: 1 USD =16.000
VNĐ

Hãy nêu các bút toán cần thiết trong các trường hợp:

1. Doanh nghiệp ghi sổ ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán và thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp

2. Doanh nghiệp ghi sổ ngoại tệ theo tỷ giá thực tế và thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp

You might also like