You are on page 1of 32

VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

1. Sơ đồ khối chức năng của thiết bị ND500:

A9 To ATU
Vdc Vdc ATU
Freq
Synthesizer

Vdc A2
RF Driver
A7
A6 Harmonic Filter

Power
A4 Amplifier/

Modulator Modulator
A3 Driver
Keyer

Vdc
A5
Monitor
A1
Power Supply
Vac

TEST

THUYẾT MINH KỸ THUẬT NDB ND500


I. CÁC SỐ LIỆU KỸ THUẬT
1. Dải tần làm việc: (190 ÷ 535) KHz
2. Phương pháp ổn định tần số:
- Dùng dao động thạch anh.

1
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Dùng tổng hợp tần số.


3. Sai số tần số cho phép: ±0.005%
4. Dạng truyền:
- NON: Phát sóng mang liên tục (CW).
- A2A: Phát khóa Manip (MCW).
5. Công suất: Từ 25W đến 125W (điều chỉnh được với tải 50Ω)
6. Tần số âm điều chế: 1020 Hz hay 400Hz, với sai số cho phép ± 5%.
7. Độ sâu điều chế: (0 ÷ 95) % (điều chỉnh được).
8. Cấp nguồn bằng AC:
- Điện áp: (180÷250) V hay (95÷125) V một pha, xoay chiều.
- Tần số 50 Hz hay 60Hz.
- Công suất tiêu thụ: Tối đa 350 VA.
9. Cấp nguồn bằng DC: nguồn Acqui 48V
10. Các điều kiện tắt / chuyển máy:
- Mức Carrier giảm hơn -3dB (công suất giảm 50%)
- Mức điều chế (độ sâu điều chế) giảm hơn -4dB (giảm ≈ 40%).
- Mất Keying.
11. Các số liệu về Keyer:
- Tốc độ: 7 từ trong 1 phút.
- Độ dài của Dot: 0.125s
- Độ dài của Dash: 0.375s (gấp 3 lần Dot).
- Khoảng trống giữa các phần tử: 0.125s.
- Khoảng trống giữa các từ: 0.375s.
- Độ dài của các khung Code: 8s.
- Nội dung: Tối đa 3 từ
12. Điều kiện của môi trường:
- Nhiệt độ cho phép: từ -100C đến 550C.
- Độ ẩm cho phép: Từ 0 đến 95%.
- Cao độ: Tối đa đến 3000m.
II. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG:
1. Cấu hình chung:
Mỗi một máy phát ND500 được tổ chức gồm 8 vĩ mạch:
a. Vĩ mạch A1 (Power supply):
Vĩ mạch cung cấp nguồn có nhiệm vụ:
- Tạo ra điện áp B+ ≈ +50 V.
- Tạo ra điện áp +24V.
- Tạo ra điện áp +15V.
Khi mất nguồn AC tự động chuyển sang cấp nguồn Acqui.
b. Vĩ mạch A2 (A9):
Vĩ mạch tạo dao động RF, theo 2 phương pháp:

2
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Dùng thạch anh (A2) (RF Diver).


- Dùng tổng hợp tần số: (A9) (Synthesizer).
Có nhiệm vụ tạo ra một dao động hình Sin có tần số đúng bằng tần
số làm việc của đài (fCR) với sai số tần số cho phép.
c. Vĩ mạch A3 (Keyer):
vĩ mạch tạo dao động keyer, có nhiệm vụ:
- Tạo ra tần số âm thanh theo yêu cầu 1020 Hz hay 400 Hz với sai số
cho phép.
- Tạo ra một Ident theo yêu cầu.
d. Vĩ mạch A4 (modulator Driver):
Vĩ mạch tạo tín hiệu được điều chế. Tín hiệu này là tín hiệu xung
được điều chế theo độ rộng của xung mang hai thông tin:
- Mức công suất sóng mang.
- Tín hiệu âm tần được mã hóa.
Vì vậy việc điều chỉnh độ sâu điều chế (M%) và mức công suất sóng
mang (O/P power) đều được thực hiện trên vĩ mạch này.
e. Vĩ mạch A6 (Power Ampifier / Modulator):
Vĩ mạch điều chế và khuyếch đại công suất làm nhiệm vụ điều chế tín
hiệu xung ở vĩ mạch A4 tạo ra với tín hiệu RF từ vĩ mạch A2 (A9) sau
đó đưa đến khuyếch đại để tạo ra tín hiệu cuối cùng có công suất đạt
được 125W với độ sâu điều chế 95% ở dãi tần số cho phép.
f. Vĩ mạch A5 (Monitor):
Vĩ mạch Monitor có thể cho phép kiểm tra và tự động điều khiển các
chức năng sau:
- Kiểm tra công suất sóng tới (Fwd Power): kết hợp với đồng hồ M1.
- Kiểm tra công suất sóng phản xạ (Refl PWR): kết hợp với đồng hồ
M1.
- Kiểm tra tín hiệu âm thanh: Kết hợp với loa LS1.
- Kiểm tra mức suy giảm công suất: mức suy giảm không vượt quá -
3dB (50%).
- Kiểm tra mức suy giảm của độ sâu điều chế: mức suy giảm không
được vượt quá -4dB (40%).
- Điều khiển tắt và chuyển máy: Khi mất Ident công suất giảm -3dB, độ
sâu điều chế giảm -4dB, thời gian chuyển máy khoảng từ 20s đến
80s.
- Kiểm tra sự quá điều chế: Khi độ sâu điều chế quá mức cho phép (M
> 95%).
- Kiểm tra sóng phản xạ: Khi công suất phản xạ lớn quá mức cho phép
sẽ khống chế công suất phát (không tăng được công suất) và không
chuyển được máy.

3
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Kiểm tra và điều khiển chuyển nguồn: Khi nguồn AC có sự cố lập tức
chuyển sang nguồn Acqui dự phòng.
- Nối tắt Monitor (Bypass control): Khi sử dụng chế độ này Monitor sẽ
mất khả năng điều khiển tắt và chuyển máy.
g. Vĩ mạch A7 (Harmonic filter):
Vĩ mạch lọc sóng hài, là một bộ lọc thông thấp làm suy giảm các hài
bậc cao của tín hiệu phát ra. Số lượng tụ diện và cuộn cảm của mạch
lọc được sữ dụng tùy thuộc vào tần số làm việc. Do đó khi thay đổi
tần số làm việc của máy phát cần lưu ý đến sự thay đổi này.
h. Vĩ mạch A8 (Calibration):
Vĩ mạch là một phần thuộc cơ cấu đo lường trên mặt máy.
III. GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ MẶT MÁY ND500:
1. Trong khung chữ Power:
a. Công tắt nguồn:
Dùng để khống chế nguồn của AC-DC
- ON: Mở nguồn.
- OFF: Tắt nguồn.
b. Cầu chì (FUSE – SLOW):
Cầu chì tác động chậm dùng để bảo vệ máy khi quá tải, có giá trị 4A
với nguồn 230V và 7A với nguồn 115V.
c. Đèn LED màu xanh (AC):
Khi có nguồn Acqui cung cấp đèn LED sáng lên.
2. Trong khung chữ Control
a. Công tắc điều khiển:
cho phép điều khiển máy tại chỗ hay từ xa.
- LOCAL: Điều khiển tại chỗ.
- REMOTE: Điều khiển từ xa.
b. Đèn LED màu vàng:
c. Khi đặt công tắc điều khiển về vị trí REMOTE đèn Led sáng lên.
3. Trong khung chữ MONITOR:
a. Công tắc kiểm tra:
Cho phép Monitor giám sát hoặc không giám sát máy (chỉ có chức
năng Shutdown chuyển máy), có hai vị trí như sau:
- NORMAL: Monitor cho phép Shutdown hay chuyển máy khi các tiêu
chuẩn bị vi phạm.
- BYPASS: Khả năng trên không có tác dụng.
b. Đèn Led màu vàng:
Khi đặt công tắc kiểm tra về vị trí BYPASS đèn Led sáng lên.
4. Loa và chiết áp điều chỉnh âm lƣợng (VOLUME).
Dùng để điều chỉnh âm thanh theo Key.

4
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

5. Đồng hồ TEST và chuyển mạch đo.


Dung để đo các tham số:
- Nguồn +15V: Quan sát ở thang 0 ÷ 100 [V]
- Nguồn +24V: Quan sát ở thang 0 ÷ 100 [V]
- Nguồn B+: Quan sát ở thang 0 ÷ 100 [V]
- Dòng của nguồn DC (DC CURRENT): Quan sát ở thang 0 ÷ 100 [A]
[x 0.1A]
- Công suất sóng tới (FWD PWR): Quan sát ở thang 0 ÷ 200 [W]
- Công suất sóng phản xạ (REFT PWR): Quan sát ở thang 0 ÷ 200 [W]
- Độ sâu điều chế (MOD%): Quan sát ở thang 0 ÷ 100 [%]
Riêng khi đo độ sâu điều chế (MOD%) cần phải chuyển mạch đồng
hồ đo về vị trí REF, sau đó xoay chiết áp SET 100% REF để kim đồng
hồ TEST chỉ đúng 100 (thang 0 † 100), sau đó đưa chuyển mạch
đồng hồ đo về vị trí MOD % READ để tiến hành phép đo.
6. Công tắc KEYING:
Tắt hoặc mở KEY.
- ON: Keyer hoạt động, máy làm việc ở chế độ Keyed MCW.
- OFF: Keyer không hoạt động, máy làm việc ở chế độ MCW.
7. Công tắc MOD:
Tắt hoặc mở Modulator driver hoạt động.
- ON: Cấp +15V vào cho Modulator driver hoạt động.
- OFF: Ngắt +15V ra khỏi Modulator driver.
8. Các cầu chì một chiều:
- Cầu chì BATTERY 10A SLOW: Cầu chì tác động chậm dùng để bảo
vệ máy khi quá tải trong trường hợp sử dụng nguồn Acqui.
- Cầu chì REG DCPWR 1A SLOW: Cầu chì tác động chậm dùng để
bảo vệ mạch Regulator +15V và +24V.
- Cầu chì +15V DC ext 3/4A: Cầu chì dùng để bảo vệ khi sử dụng
nguồn +15V DC bên ngoài.
9. Đầu Jack RF monitor.
Dùng để kiểm tra hiệu chỉnh máy khi cần:
- Kiểm tra tần số sóng mang.
- Kiểm tra độ sâu điều chế.
- Kiểm tra dạng sóng.
10. Trong khung chữ ATU.
a. Núm ấn INCREASE: Điều chỉnh theo chiều tăng.
b. Núm nhấn DECREASE: Điều chỉnh theo chiều giảm.
c. Đèn Led STALL: sáng lên chỉ thị MOTOR đang hoạt động.
11. Trong khung chữ ALARM.

5
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

a. Đèn Led RF DRIVE: Nếu Led sáng lên chỉ thị mức RF Drive suy giảm
dưới mức ngưỡng đã được hiệu chỉnh.
b. Đèn Led Mod Drive: Nếu Led sáng lên chỉ thị xung PWM có độ rộng
quá lớn và đó là nguyên nhân làm tăng công suất RF đầu ra quá mức
cho phép.
c. Đèn Led OVEMOD: Nếu Led sáng lên chỉ thị dòng Antenna vượt quá
dòng antenna tiêu chuẩn của tải 50Ω.
d. Đèn Led SWR: Nếu Led sáng lên chỉ thị sóng phản xạ vượt quá 5%
đối với công suất sóng tới.
e. Đèn Led BATTERY: Nếu Led sáng lên chỉ thị nguồn AC sử dụng bị
sự cố (mất AC) và Batt được sử dụng.
f. Đèn Led SHUTDOWN: Nếu Led sáng lên máy không hoạt động.
12. Công tắc chuyển máy MAIN – STANBY.
Đặt về vị trí nào (A hay B) thì máy đó được chọn là máy MAIN.
IV. HỆ THỐNG ANTENNA
Antenna sử dụng cho đài ND500 là dạng antenna có hệ số phẩm chất
cao Polestar A Series do hãng Millard sản xuất trên thiết kế của hãng
Nautel.
1. Số liệu kỹ thuật của antenna:
- Giãi tần làm việc: (190 ÷ 535) KHz.
- Công suất RF đầu vào antenna: > 125 W.
- Trở kháng đầu vào: 50 Ω.
- Khoảng điều chỉnh tự động của Motor: ±2.5% của tổng số cảm kháng
tải.
- Giản đồ hướng: Vô hướng.
- Nguồn một chiều cấp cho Motor: 12 VDC.
2. Các yêu cầu về mặt phản xạ:
- Mặt phản xạ của ND500 gồm một hệ thống dây dẫn gồm 6 tia, mỗi tia
dài 165 feet, cách nhau một góc 600. Bố trí mặt phản xạ được trình
bày trên hình vẽ H3-5.
- Các tia của mặt phản xạ được chon sâu dưới mặt đất khoảng từ (0.4
† 1)m, sau đó được nối đến một vòng dây đồng bao quanh chân đế
của antenna, và được tiếp đất thật tốt.
- Hệ thống cấp điện, các công trình không được xây cất gần hệ thống
mặt phản xạ. khoảng cách tối thiểu là 1m.
- Tất cả các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt phản xạ phải được thực hiện,
điều có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của antenna, tức công suất
sóng tới và công suất phản xạ (Làm giảm công suất sóng tới và công
suất sóng phản xạ).
3. Hệ thống ATU. (Hình vẽ 3-6)

6
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

a. Chức năng của hệ thống ATU:


- Phối hợp trở kháng giữa máy phát và antenna.
- Điều chỉnh cộng hưởng về tần số cho antenna ở tần số làm việc.
b. Nguyên lý làm việc của hệ thốn ATU:
- Biến áp T1 (Matching Transformer): Làm nhiệm vụ phối hợp trở
kháng giữa máy phát và antenna. Nó cho phép máy phát làm việc
được với antenna có trở kháng nằm trong khoảng (6.6 † 34.7) Ω.
Bước chỉnh thô biến áp T1 được thể hiện ở bảng 3-2.
- Với một tần số làm việc được yêu cầu trước, thì cuộn dây chính (Main
coil) sẽ được quấn cố định và chiếm 90% giá trị cảm kháng. 10% còn
lại ở cuộn L1 (Tuning coil) (xem hình vẽ H3-7) và được điều chỉnh
cộng hưởng tự động nhờ hệ thống Servo – Tuning Motor, để đạt
được cộng hưởng lý tưởng.
4. Lắp đặt giữa antenna và phòng đặt thiết bị.
Về nguyên tắc, giữa phòng đặt thiết bị và vị trí đặt antenna càng
gần càng tốt nhằm mục đích làm giảm mức suy hao công suất đưa
ra từ máy phát đến ATU. Nhưng phải bảo đảm không làm ảnh
hưởng đến mặt phản xạ.
V. HỆ THỐNG CẤP NGUỒN:
Hệ thống cấp nguồn của đài ND500 gồm:
- Hệ thống cung cấp nguồn bởi mạng điện công nghiệp.
- Hệ thống cung cấp nguồn bởi máy nổ (hai máy).
- Hệ thống cung cấp nguồn bởi nguồn 1 chiều (Acquy).
Cách bố trí lắp đặt trong phòng máy được mô tả như hình vẽ H3-8.
- Panel phân bố nguồn tùy thuộc vào số lượng CB sử dụng để khống
chế các hệ thống. thông thường gồm có: CB tổng, CB cho máy phát,
CB cho máy điều hòa, CB cho máy nạp Acquy, CB cho ATU, CB cho
đèn báo sáng, CB cho sửa chữa…cần tính toán dòng CB co phù hợp
với tải tiêu thụ.
- Tủ Surge protector dùng để bảo vệ thiết bị khi có sự thăng giáng của
điện áp cấp nguồn một cách đột ngột. tùy thuộc vào số lượng pha
nguồn được sử dụng (1pha, 3 pha…), cách mắc Surge protector.
VI. HỆ THỐNG SÉT
Tùy thuộc vào mức công suất được sử dụng mà điều chỉnh “Spark
gap” cho phù hợp. “Spark gap” được đặt ở đỉnh antenna do đó cần
phải lưu ý khi điều chỉnh. Bảng 3-3 chỉ ra khoảng cách để điều chỉnh
“Spark gap” phù hợp với công suất.
- Hệ thống tiếp Masse phải được bảo đảm và nối vào trụ antenna một
cách chắc chắn, bảo đảm tiếp xúc tốt thường xuyên.
VII. HỆ THỐNG MÁY THU MONITOR:

7
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

1. Giới thiệu chung:


Mối thu MONITOR và antenna hệ thống đồng bộ cùng được sản
xuất và thiết kế tại hãng Nautel.
- Máy thu: NRB3.
- Antenna: NLA/1.
2. Các số liệu kỹ thuật:
a. Của máy thu:
- Trở kháng đầu vào: (50 † 70)Ω.
- Giải tần: (190 ÷ 535) KHz.
- Độ ổn định tần số: ±0.005%.
- Tần số trung tần: 4.4MHz.
- Độ nhạy: 5 Micro Volt (với S/N = 10 dB, M% = 30%).
- Nguồn cung cấp: (102 ÷ 132) VAC.
: (204 ÷ 264) VAC.
b. Của antenna:
- Giải tần: (190÷535) KHz.
- Nguồn cung cấp: 12 VDC.
3. Sơ đồ khối của máy thu MONITOR NRB3.
Bao gồm những khối sau
a. Vĩ mạch tạo dao động / khuyếch đại RF (A1): Có nhiệm vụ tạo
ra tín hiệu từ bộ dao động tại chỗ bằng thạch anh trộn với tín
hiệu RF thu được để tách ra tín hiệu trung tần có tần số 4.4
MHz.
b. Vĩ mạch khuyếch đại trung tần và tách sóng (A2): Khuyếch đại
tín hiệu trung tần từ đầu ra A1 sau đó tách ra tín hiệu Radio.
c. Vĩ mạch khuyếch đại âm tần (A3): Khuyếch đại tín hiệu lấy từ
Audio lấy từ A2 đủ lớn để đưa ra loa.
d. Vĩ mạch monitor (A2): Để đưa monitor mức MOD% và mức
công suất sóng mang của tín hiệu thu được.
e. Vĩ mạch nguồn (A4): Biến nguồn AC thành các nguồn DC: 12V,
28V cung cấp cho mạch.
4. Giải thích sơ đồ mặt máy:
- Công tắc POWER (ON/OFF): Cấp và không cấp nguồn cho máy thu.
- Cầu chì POWER-SLOW-1/4A: Bảo vệ nguồn khi quá tải.
- Đèn Led xanh POWER: Chỉ thị khi có nguồn AC cung cấp.
- Chiết áp AUDIO LEVEL: Điều chỉnh âm lượng ra loa.
- Đồng hồ CARRIER LEVEL: Cho phép kiểm tra mức tín hiệu sóng
mang thu được.

8
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Các Led đỏ trong khung ALARM: CARRIER, MOD báo động tín hiệu
thu nhận được bị quá điều chế hoặc giảm công suất khi Led sáng lên.
(giảm dưới 3dB).
- Núm ấn TEST: Kiểm tra mức ngưỡng của mạch Monitor (kết hợp với
đồng hồ Carrier level).
VIII. BỘ NẠP ACQUI:
1. Giới thiệu chung:
Bộ nạp Acquy 48V cũng được thiết kế dồng hồ và sản xuất bởi
Nautel, nhằm mục đích thường xuyên nạp bổ trợ nguồn một chiều
gồm 4 bình Acquy 12V.
2. Các số liệu kỹ thuật:
- Tên gọi của Nautel: NAB5.
- Điện áp nạp (chưa có tải): (51 ÷ 67) V.
- Dòng điện nạp: tối đa 3A.
- Nguồn điện cung cấp: 115VAC – 60 Hz.
230 VAC – 50 Hz.
- Công suất tiêu thụ tối đa: 500VA.
- Nhiệt độ môi trường hoạt động: - 100C ÷ + 550C.
- Độ ẩm tương đối: 0 ÷ 90%.
3. Sơ đồ khối bộ nạp Acquy.
a. Khối cấp nguồn xoay chiều: (AC power supply)
- Cấp điện áp: 17.5 VAC cho bộ cấp nguồn 23 VDC không được ổn áp.
- Cấp 75 VAC đối xứng cho bộ nắn cầu hai bán kỳ.
b. Khối cấp nguồn 23 VDC không được ổn áp :
Cấp 23 VDC không được ổn áp cho:
- Khối cấp nguồn 15VDC được ổn áp.
- Đèn hiển thị DS1 – chỉ thị có nguồn cung cấp.
- Bộ số hóa.
- Bộ tạo xung răng cưa.
- Khối điều khiển đóng mở Thyristor.
c. Khối cấp nguồn 15VDC được ổn áp:
Cấp 15 VDC được ổn áp cho:
- Khối so sánh điện áp nguồn Acquy.
- Bộ định thời 8S.
- Khối điều khiển dòng nạp.
d. Bộ số hóa:
Biến đổi tín hiệu 23 VDC “nhấp nhô” thành tín hiệu xung nhọn
có biên độ là 2.2 V đưa đến bộ tạo xung răng cưa.
e. Bộ tạo xung răng cưa:
Tạo ra xung răng cưa từ xung nhọn.

9
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

f. Khối so sánh điện áp nguồn Acquy:


- So sánh điện áp chuẩn với điện áp nguồn Acquy cho phép bộ nạp
hoạt động.
- Trích mẫu nhiệt độ từ Sensor nhiệt độ cho phép bộ nạp tự động hoạt
động.
g. Bộ định thời 8S:
- Tạo tín hiệu điều khiển sự hoạt động của bộ xung răng cưa.
- Tạo tín hiệu Reset bộ định thời.
h. Khối điều khiển dòng nạp:
Cho phép điều chỉnh cường độ dòng nạp trong phạm vi cho
phép.
i. Khối điều khiển đóng mở Thyristor:
Tạo tín hiệu đóng mở tuần tự 2 Thyristor của mạch nắn cầu 2
bán kỳ.
j. Bộ nắn cầu hai bán kỳ:
Biến đổi tín hiệu xoay chiều 75V thành tín hiệu mức một chiều
đưa đến đầu ra của bộ nạp.
4. Giải thích sơ đồ mặt máy:
- Công tắc ON/OFF: Khống chế nguồn cung cấp cho bộ nạp.
- Đèn Led xanh: Sáng lên khi báo có nguồn 23V.
- Cầu chì F1: Cầu chì 5A – 250V bảo vệ nguồn đầu vào.
- Cầu chì F2: Cầu chì 5A – 60V bảo vệ nguồn đầu ra.
- Vĩ mạch A1: Vĩ nạp điều khiển bộ nạp.
- Biến áp T1: Biến áp nguồn của bộ nạp.
- Cuộn chặn L1: Lọc lấy điện áp trung bình một chiều.
- TB1: Nối điện đầu vào.
- TB2: Nối đến Acquy và Sensor nhiệt.
5. Các hiện tƣợng hỏng – nguyên nhân – cách khắc phục:

10
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1. Khi bật công tắc nguồn a. Hỏng cầu chì F1 a. Thay thế
về vị trí ON đèn Led b. Không có điện áp vào b. Kiểm tra ở TB1 (4-5)
không sáng. c. Không có 23 VDC c. Kiểm tra +23V ở
diode CR1

a. Thay thế
b. Kiểm tra xung kích
mở tại cực cổng của
2. Không có dòng nạp a. Hỏng cầu chì F2 Q1 & Q2
đến Acquy b. Không có xung kích c. Kiểm tra điện áp
mở Thyristor Q1 & Q2 Acquy

c. Acquy đã nạp đầy

Điều chỉnh lại

Điều chỉnh sai biến trở


R24

3. Acquy không được


Điều chỉnh sai biến trở
nạp đến điện áp yêu Điều chỉnh lại
R18
cầu

4. Dòng nạp không đúng


yêu cầu

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA ĐÀI ND-500


I. VĨ MẠCH NGUỒN A1 (POWER SUPPLY Pcb)
Mạch cấp nguồn cung cấp cho thiết bị các loại nguồn và các chức
năng sau:
- +50VDC (B+)
- +24 VDC không ổn áp.
- + 15 VDC ổn áp.
- Hệ thống Monitor tự động chuyển nguồn AC sang DC khi nguồn AC
thấp hơn danh định.
- Hệ thống Monitor tự động chuyển tắt máy khi nguồn DC thấp hơn
danh định.

11
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

1. Hệ tthống nguồn AC:


- Khi công tắc POWER (S3) đặt ở vị trí ON, nguồn xoay chiều sẽ được
cung cấp thông qua cầu chì F2 (230 V/4A hay 115 V/7 A – tùy thuộc
vào điện áp được cung cấp) đến biến áp T1- sơ cấp, biến ap` T1
được chọn sao cho phù hợp với nguồn cung cấp. Thứ cấp của biến
áp T1 có nhiều đầu ra, lựa chọn các đầu ra tương ứng phụ thuộc vào
điện áp đầu vào. Việc lựa chọn được chỉ ra ở bảng 2-1. Sau đó được
đưa đến bộ nắn hai bán kỳ U1. Dưới điều kiện hoạt động bình thường
điện áp ở đầu thứ cấp đo được là 57 VAC. Điện áp 1 chiều đầu ra ở
đầu bộ nắn U1 thông qua cuộn chặn L1đến điện trở SHUNT R2.
- Trên đầu 3(+) và 4(-) của điện trở SHUNT R2 được nối đến đồng hồ
M1 thông qua chuyển mạch đo TEST (S6) để đo dòng điện 1 chiều –
DC CURRENT.
- Điện áp B+ được cấp đến đầu J1-6 thông qua mạch hạn chế điện áp
gồm Q1, CR3, R4, R3 khi điện áp B+ vượt quá 60 VDC (trong trường
hợp không tải).
- Đồng thời đầu ra của thứ cấp T1 – đưa đến chân 2, 3 của P1 đến vĩ
mạch A1 dùng để kiểm tra điện áp AC.
115 VOLT VERSION

AC VOLTAGE NỐI A1U1-1 ĐẾN NỐI A1U1-2 ĐẾN

95 ÷ 105 A1T1-5 A1T1-11

105 ÷ 115 A1T1-6 A1T1-10

115 ÷ 130 A1T1-7 A1T1-9

230 VOLT VERSION

AC VOLTAGE NỐI A1U1-1 ĐẾN NỐI A1U1-2 ĐẾN

190 ÷ 211 A1T1-5 A1T1-11

211 ÷ 234 A1T1-6 A1T1-10

234 ÷ 260 A1T1-7 A1T1-9

2. Nguồn 24 VDC không ổn áp: bao gồm:


- Transistor MOSFET Q2 (1RF 130)
- Diode zene CR4 (1N5929B)

12
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Cùng với các thành phần kết hợp.


Dưới điều kiện hoạt động bình thường, B+ lấy chân 6 J1-6 qua cầu
chì F3 (1A) đến J1-13-R5- cực máng Q2. Đồng thời từ J1-13-P1-9-
R3-R11-P1-8- cực cổng Q2. Thông thường 1 điện áp cỡ 27 VDC lấy
từ đầu cực nguồn của Q2 làm Q2 được mở và sẽ có +24VDC lấy từ
đầu cực nguồn của Q2. Zene CR4 nhằm mục đích luôn duy trì +15V
đặt vào cực cổng Q2.+ 24VDC được đưa trực tiếp đến J1-7, đồng
thời qua mạch tạo điện áp +15VDC được ổn áp.
3. Nguồn +15VDC ổn áp: bao gồm:
- Bộ ổn áp U1 (MC78T15CK)
- Thyristor Q3 (2N3228)
- Diode zene CR5 (1N5930C)
- Cùng với các phần tử kết hợp: C1, C3, C2, R7…
Dưới điều kiện hoạt động bình thường, +24 VDC được cung cấp đến
bộ ổn áp U2. Điện áp +15VDC được ổn áp từ đầu ra U1 qua Diode
zene CR5, qua tụ C2 lọc và đưa đến J1-8 (9) và J2-1.
Diode zene CR5 nhằm bảo đảm cho đầu ra của U2 có điện áp không
vượt quá 16 VDC. Diode zene CR5 sẽ mở, do đó có 1 điện áp dương
cung cấp đến cổng của Q3, Q3 mở ra một nối đất điện áp +24VDC.
Cầu chì F3 sẽ nổ. máy sẽ SHUTDOWN.
4. Nguồn một chiều: Mạch nguồn 1 chiều bao gồm:
- Các Role K1, K2.
- Diode zene CR6 (1N2984B)
- Các phần tử kết hợp.
Dưới điều kiệnhoạt động bình thường, role K1 sẽ được cấp nguồn,
role K2 không được cung cấp nguồn. Nguồn 48 VDC từ đầu vào J1-3
của K1, qua R1 đến điện trở SHUNT R2, tụ điện C1 sẽ được nạp
thông qua R1, nạp đến mức của 48 VDC. Khi tụ điện C1 nạp đến quá
20 VDC, diode zene CR6 sẽ thông và role K2 sẽ được cấp nguồn
thông qua R7 nối song song R8. Khi role K2 hoạt động 4 chập 6, điện
trở R1 bị ngắt mạch, tụ C1 sẽ tiếp tục nạp trực tiếp từ 48 VDC. Điện
áp B+ sẽ được cung cấp trực tiếp từ nguồn Acquy.
Khi role K1 bị ngắt điện, tiếp điểm 4 ngắt 6, điểm đất được ngắt khỏi
mạch. Điện áp 1 chiều từ P1-10 nối đến J1-15 qua diode quang DS9
làm đèn BATTERY ALARM sáng lên.
5. Mạch MONITOR điện áp xoay chiều: Mạch Monitor điện áp xoay
chiều bao gồm:
- Transistor Q2, Q4.
- Transistor MOSFET Q5.
- Rơle K1.

13
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Các thành phần kết hợp.


Dưới điều kiện hoạt động bình thường, transistor Q2 và Q5 sẽ được
thiên áp thuận và mở. rơle K1 được cấp điện. Một điện áp một chiều
từ P1-5 cấp đến J1-16 qua diode quang DS 10 làm đèn AC POWER
sáng lên.
Nếu điện áp AC thấp dưới mức cho phép, điện áp B+ qua bộ nắn 2
bán kỳ CR1 và CR2, điện áp trên bộ chia R1, R2 không đủ để vượt
qua điện áp zene của diode zene CR4. Transistor Q2 sẽ bị thiên áp
ngược và tắt. transistor Q4 sẽ được thiên áp thuận và mở. Điện áp
R12 sẽ bị nối đất. qua Q4. Q5 bị thiên áp ngược và tắt. rơle K1 bị
ngắt điện, điện áp 1 chiều từ J1-3 sẽ được nối đếm đầu B+-J1-14/6.
Khi điện áp AC trở về danh định, mạch tự động chuyển về AC, ngắt
DC.
6. Mạch monitor điện áp B+: gồm:
- Các transistor Q1, Q3.
- Transistor MOSFET Q2
- Các phần tử kết hợp.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường B+ được cung cấp đến J1-13
vượt qua điện áp zene của CR3, transistor Q1 sẽ được thiên áp
thuận, transistor Q1 mở, transistor thiên áp ngược và đóng. Một điện
áp dương cỡ 27 V sẽ được cung cấp đến J1-8 đặt vào cực cổng của
Q2-Q2 được thiên áp thuận và mở. Đầu cực nguồn của Q2 sẽ có
+24V. Diode zene CR4 hạn chế điện áp đưa vào cửa Q2 là 15 VDC.
Nếu điện áp B+ bị giảm dưới mức danh định, zene CR3 sẽ thiên áp
ngược và tắt, Q3 thiên áp thuận và mở. Điện áp R11 sẽ nối đất thông
qua Q3, cực cổng Q2 nối đất-Q2 tắt. Mất 24 VDC đầu cực nguồn. Mất
15 VDC đầu ra U2. Máy SHUTDOWN.
II. VĨ MẠCH TẠO DAO ĐỘNG RF A2 (OSCILLATOR/RF DRIVER-A2 Pcb):
Vĩ mạch tạo dao động nhằm mục đích tạo ra tín hiệu cao tần RF có tần
số đúng bằng tần số làm việc của máy phát.
1. Mạch tạo dao động sóng mang (CARRIER OSCILLATOR): Bao
gồm các transistor Q1, Q2, thạch anh Y1 và các thành phần kết
hợp.
- Transistor Q1 cùng các thành phần kết hợp và thạch anh Y1 tạo ra
dao động tần số đúng bằng tần số của thạch anh. Thạch anh Y1 có
tần số nằm trong khoảng từ 2MHz đến 4MHz.
- Transistor Q2 cùng các thành phần kết hợp tạo thành một bộ khuyếch
đại đệm nhằm ngăn cách tác động lẫn nhau giữa bộ tạo dao động và
bộ chia tần.

14
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Tụ C5 dùng để tinh chỉnh sai lệch tần số do bản than thạch anh gây
ra (thông thường khoảng vài Hz đến vài chục Hz).
- Điểm kiểm tra TP1 dùng để kiểm tra mạch tạo hoạt động của mạch
tạo dao động sóng mang.
2. Mạch chia tần số (FREQUENCY DIVIDER): Bao gồm bộ chia tần
số U1, các đường nối để chọn hệ số chia (chỉ có 3 hệ số là: 4, 8 và
16) và các thành phần kết hợp.
Bộ chia tần số U1 là 1 IC chia tần số dạng CMOS (MC 14040B), có
12 tầng chia. Ở đây chỉ sử dụng 3 hệ số chia là ÷4, ÷8 và ÷16 (với
đầu ra Q2, Q3, Q4).
Tùy thuộc vào tần số sóng mang làm việc mà người ta chọn thạch
anh và hệ số chia phù hợp. Việc xác định mối quan hệ này cho
theo bảng sau:
FREQUENCY MULTIPLY BY CRYSTAL
FREQUENCY (KHz)
(KHz)

(190 ÷ 250) 16 3040 ÷ 4000

(251 ÷ 500) 8 2008 ÷ 4000

(501 ÷ 535) 4 2004 ÷ 2140

3. Bộ kích thích bằng tín hiệu RF (BALANCE/ RF DRIVE):


Bao gồm transistor Q3, Q4; Bộ khuyếch đại đẩy kéo cấp D dùng
transistor công suất mosfet Q5, Q6; Biến áp T1 và các thành phần
kết hợp.
- Tín hiệu đầu ra của bộ chia tần số U1 là xung vuông có biên độ là
+15V và tần số đúng bằng tần số sóng mang được đưa đến bazơ của
transistor Q3 và Q4. Khi xung vuông có mức +15VDC, Q3 phân cực
thuận (Q3 mở), Q4 phân cực ngược (Q4 tắt), tụ C9 được nạp đến
+15V qua đường nạp +15 VDC từ J1-1-L3-Q3-C9- sơ cấp T1- đất.
Khi xung vuông tiến về mức 0VDC, Q3 phân cực nghịch (Q3 tắt), Q4
phân cực thuận (Q4 mở), tụ C9 phóng điện và đường phóng +C9-Q4-
đất-sơ cấpT1-C9. Kết quả là sẽ có dòng chảy qua sơ cấp biến ap T1,
dòng này có biên độ +15VDC và tần số đúng bằng tần số sóng mang.
- Thứ cấp của biến áp T1 gồm 2 cuộn, mỗi một cuộn được nối đến cực
cổng và cực nguồn của mosfet Q5 &Q6. Điện áp cấp đến cực cổng
của Q5 sẽ lệch 1800 (ngược pha). So với điện áp cấp đến cực cổng
của Q6. Nghĩa là khi Q5 dẫn thì Q6 sẽ tắt và ngược lại. Có nghĩa là
tại điểm đầu ra của bộ kích thích cân bằng tín hiệu RF (đầu nối chung

15
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

của hai cực nguồn và máng) (Q5/Q6) sẽ có thời điểm nhận được tín
hiệu có biên độ là B+ và có thời điểm nhận được tín hiệu có biên độ
là 0VDC.
- Đầu ra là J1-4 (RF DRIVE) được cấp đến vĩ mạch điều chế và
khuyếch đại công suất A6. Đầu ra J1-6 sau khi qua bộ tách sóng đỉnh
CR3 &C13 được cấp đến vĩ mạch điều chế A4. Điểm kiểm tra TP4-
để kiểm tra hoạt động của bộ kích thích cân bằng tín hiệu RF.
III. VĨ MẠCH TẠO TÍN HIỆU NHẬN DẠNG A3 (KEYER A3 Pcb):
1. Keyer là một khối bao gồm các mạch logic, tạo ra các tín hiệu âm
(400Hz / 1020Hz) theo Key một cách tự động dùng để điều chế
máy phát. Chu kỳ phát mã gồm 64 bit với thời gian 8s. Độ dài của
một Dot (1 bit) là 125 ms, độ dài của 1Dash (3bit) là 375 ms.
2. Bộ tạo dao động là thời gian gồm khuyếch đại thuật toán U2A và
các thành phần kết hợp-là 1 bộ tự dao động tạo ra tín hiệu xung
với tần số 64 Hz. Đầu ra của bộ tự dao động thời gian có thể được
kiểm tra tại điểm kiểm ta TP1.
3. Bộ điếm nhị phân 12 cấp gồm bộ điếm U3 và các thành phần kết
hợp. 12 đầu ra được đánh dấu từ Q1 đến Q12, chia tín hiệu của bộ
tạo dao động thời gian theo các hệ số chia từ 2 ÷4096 tùy thuộc
vào đầu ra được chọn. Tín hiệu mỗi đầu ra từ Q1 đến Q12 là 1
xung vuông có biên độ +15V với tần số tương ứng.
4. Các đầu ra từ Q5 ÷ Q8 của bộ đếm U3 được nối đến các đầu vào
điều khiển mã hóa nhị phân của bộ mã hóa U4 và U5. Đầu ra Q9
cùng với U2B và các thành phần kết hợp khác tạo thành mạch
chọn U4 hay U5 được sử dụng đầu tiên. Các đầu Q10†Q12 được
nối đến các đầu vào điều khiển của bộ chọn khung U6. Bằng việc
nối dài các đầu ra từ X0 ÷ X7 của U6 đến các đầu SPACE (số 2) và
MARK (số 1), nội dung của khung sẽ được chọn. Các đầu ra của
bộ chọn khung U6 bắt đầu từ chu kỳ từ đầu ra X0 và tiếp tục tuần
tự đến X7. Mỗi đầu ra tương ứng với một khung riêng biệt là 8s.
Nội dung của một khung có thể là 1 tone MASK, SPACE hay mã
hiệu của đài.
5. Các bộ khuyếch đại thuật toán U7A/U7B và các thành phần kết
hợp tạo thành một mạch dao động ổn định cho phép tạo ra một
dao động hình sin với tần số dao động ổn định là 1020 Hz (hoặc
400Hz), tùy tthuộc vào việc sử dụng mạch hồi tiếp (nối B-C tạo
1020 Hz và ngắt B-C tạo 400 Hz).
6. Các đầu vào EXTRÊNAL TONE: Cho phép sử dụng tín hiệu
AUDIO điều chế từ bên ngoài (lúc đó ngắt JUMP A); KEYING
OVERRIDE cho phép sử dụng KEY từ bên ngoài, đầu STBY 2 cho

16
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

phép tạo ra 1 Dot khi bắt đầu phát tín hiệu nhận dạng (nếu nối đất
đầu STBY2); đầu STBY1 cho phép tạo ra (1 quãng trống = 1 Dot)
chèn vào giữa khoảng trống giữa từ thứ 2 và thứ 3. (Mô phỏng
theo hình vẽ - hình 2-31 & hình H2-32).
7. Các đầu ra X0, X1, X2 của bộ dồn kệnh U4 luôn luôn được nối đến
BUS khoảng trống. Để bảo đảm có 1 khoảng trống = 6bits xuất
hiện trước khi bắt đầu có tín hiệu nhận dạng của đài. Đầu ra X3 thì
không được nối bởi vì phần tử đầu tiên của bất kỳ từ hoặc số của
tín hiệu nhận dạng là một dấu Dot.
8. Địa chỉ mã bao gồm các đầu nối TB1 và TB2, tại các đầu nối này
thực hiện việc hình thành tín hiệu nhận dạng của đài NDB. Nếu
không có việc nối giữa TB1 và TB2 (tức cài đặt tín hiệu nhận dạng)
thì đầu ra của Keyer sẽ là một chuỗi liên tục các tín hiệu Dot. Đầu
ra Q4 của U3 có tín hiệu xung vuông, tần số 4 Hz thông qua R15-
CR7-điều khiển tắt mở U1D.
a. Khi đầu ra được nối đến DASH- cổng lập trình DASHHH U1A
sẽ mở. +15 V thông qua R12 – U1A – CR7. Điều khiển tắt mở
U1D. khoảng thời gian mở U1D khi có sự nối đến DASH tương
ứng là 2 bit (2 dot).
b. Khi đầu ra được nối đến SPACE 1 cổng lập trình SPACE U1B
mở và nối đất U1D. khoảng thời gian nối đất U1D khi có sự nối
đến SPACE 1 tương ứng là 2 bit.
c. Khi đầu STB 1 (J1-2) được nối đất và đầu ra được nối đến
SPACE 2 cổng U1C sẽ mở và nối đất Anot diode CR1. Điều
này sẽ làm cho bộ dao động thời gian chậm lại (tần số giảm)
bằng 1/3 tần số chuẩn.
d. Khi đầu STBY 2 (J1-4) được nối đất, anốt CR4 được nối đất,
tín hiệu đầu ra của X15 được nối đất. Do đó không làm mở
cổng U1/B để ngắn mạch tín hiệu từ Q4 đưa đến. Tín hiệu này
được trực tiếp đưa đến U1D-12 thông qua CR7, làm xuất hiện
một dot đầu tiên của tín hiệu nhận dạng.
Cài đặt tín hiệu nhận dạng cho đài NDB.
- Chọn Tone cho tín hiệu nhận dạng: 1020 Hz hay 400Hz.
- Thiết lập IDENT theo mã Morse.
- Khung mã tín hiệu nhận dạng gồm 64 bit, 7 bit đầu tiên là khoảng
trống, bit thứ 8 là dot, từ bit thứ 9 đến bit thứ 58 sẽ mang tín hiệu
nhận dạng, 6 bit cuối cùng là khoảng trống.
- Tạo IDENT “XYZ”
IV. VĨ MẠCH KÍCH THÍCH ĐIỀU CHẾ A4 (MODULATOR DRIVER A4 Pcb):

17
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Vĩ mạch kích thích điều chế xử lí tín hiệu âm thanh và biến đổi tín hiệu
âm thanh đã được xử lí thành tín hiệu điều chế độ rộng xung mà tín
hiệu này chứa thông tin về tín hiệu âm thanh và mức công suất sóng
mang.các mạch logic kiể tra mức MOD DRIVER và RF DRIVER trước
mặt máy. Khi các ngưỡng này bị vượt quá mức cho phép.
1. Chuyển mạch cho phép điều chế: bao gồm
- Chuyển mạch tương tự U1B/ U1C.
- Bộ khuyếch đại thuật toán U6A
- Chiết áp điều chỉnh M% R2.
- Các phần tử kết hợp khác.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường, tín hiệu âm thanh được mã
hóa trên J1-6 (KEYER TONE) được cung cấp qua tụ C26, R2, R3 đến
chuyển mạch U1B-4. Chuyển mạch MOD S2 đặt ở vị trí ON, +15VDC
được cấp đến J1-5 (MOD ENABLE) qua R43 đến U1B-5, U1C-6 làm
2 chuyển mạch này mở. Tín hiệu âm thanh được mã hóa được cung
cấp qua 2 chuyển mạch này qua C4 đến đầu đảo của U6A-2. Một
mức thiên áp được đặt đến đầu không đảo của U6A-3 qua bộ chia
điện áp R5-R6-R7, mức này xác định công suất sóng mang đầu ra
cực đại của máy phát. Đầu ra U6A-1 cấp thông qua R8 đến bộ chia
tín hiệu tương tự U3. Tại đầu ra UA6-1 có một điểm kiểm tra (TP1).
2. Bộ biến đổi +15VDC thành -15VDC: mạch này bao gồm
- Các cổng đảo từ U2A ÷ U2F.
- Các transistor Q8, Q9.
- Các thành phần kết hợp khác.
Các cổng đảo từ U2A, U2B cùng R41, R42, C3 tạo thành mạch tự
dao động tạo ra một dạng xung vuông với biên độ là +15V và tần số
là 36KHz. Đầu ra U2B-4 được cấp đến 4 cổng đảo U2E-11, U2D-9,
U2F-14, U2C-7 và cung cấp dòng kích cho transistor Q8/Q9 sẽ được
tắt hoặc mở theo tín hiệu xung vuông được duy trì. Bộ lọc CR5-C25
sẽ làm bằng tín hiệu xung vuông tạo tín hiệu một chiều -15V.
3. Bộ tạo dao động xung vuông PWM: mạch này bao gồm:
- Bộ tạo thời U4.
- Các thành phần kết hợp.

Tần số dao động được điều chỉnh ở 70KHz nhờ tụ C11. Đầu ra của
bộ tạo dao động xung vuông PWM là tín hiệu xung vuông 15V với
tần số 70KHz cung cấp đến bộ tích phân tạo xung răng cưa PWM

4. Bộ tạo xung răng cƣaPWM : bao gồm

- Khuyếch đại thuật toán U7A


- Các thành phần kết hợp

18
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Xung vuông biên độ 15V cung cấp đến đầu đảo của U7A- 2. Tụ C16,
R32 tạo thành mạch hồi tiếp của U7A. Kết quả đầu ra U7A-1 sẽ có
một dạng xung răng cưa. TP3 là điểm kiểm tra, chiết áp R26 (RAMP
ADJ) dùng để đặt điện áp đỉnh của xung răng cưa trùng với điểm
zero của điện áp một chiều.
5. Bộ tạo xung có độ rộng xung thay đổi : là một bộ khuyếch đại vi
sai mà nó so sánh giữa dạng xung răng cưa tuyến tính với tín hiệu
âm thanh để tạo ra một dạng xung tín hiệu hình chữ nhật với tần số
là 70KHz đó chính là tín hiệu điều chế theo độ rộng xung .Mạch
bao gồm :
- Khuếch đại thuật toán UB7
- Trasistor Q4, Q5
- Các thành phần kết hợp
Một phần của tín hiệu âm thanh được cung cấp đến đầu vào không
đảo của U7B-5 từ chiết áp R31. Bộ khuếch đại đệm đơn vị U7B
cung cấp điện áp này đến Bazo của Q5. Điện áp răng cưa từ U7A
được cấp đến Bazo của Q4
Giả sử tín hiệu âm thanh ban đàu là một điện áp chuẩn một chiều mà không
chứa thành phần âm thanh. Khi điện áp răng cưa tuyến tính âm hơn điện
áp chuẩn một chiều, Q4 sẽ được thiên áp thuận và Q5 sẽ được thiên áp
nghịch. Khi điện áp răng cưa tuyến tính ít âm hơn điện áp chuẩn một chiều,
Q5 sẽ được thiên áp thuận và Q4 sẽ được thiên áp ngược. Đầu ra ở
collector của Q5 se xấp xỉ +15V khi Q4 được thiên áp thuận.
Khi tín hiệu âm thanh được cộng dồn lên trên mức điện áp DC chuẩn, tín
hiệu âm thanh đầu vào cung cấp đến Bazo của Q5, sẽ làm âm hơn hoặc ít
âm hơn theo điều chế của tín hiệu âm thanh và chu kỳ thay đổi ấy sẽ phụ
thuộc vào biên độ của thành phần tín hiệu âm thanh. Khi nó âm hơn, Q5 sẽ
thiên áp ngược trong một khoảng lâu hơn của tín hiệu xung răng cưa tuyến
tính. Ngược lại khi nó ít âm hơn, Q5 sẽ thiên áp ngược trong một khoảng
ngắn hơn của tín hiệu xung răng cưa tuyến tính. Khi một tín hiệu âm thanh
hiện diện, kết quả kết quả ở đầu ra của Collector Q5 sẽ là một xung chữ
nhật có độ rộng xung thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm thanh với chu kỳ
của xung là 70KHz có điểm kiểm tra TP4.
6. Bộ suy giảm tuyến tính : Bộ suy giảm tuyến tính bao gồm
- Bộ khuếch đại thuật toán U5A, U5B.
- Các transistor Q1, Q2.
- Các thành phần kết hợp.
Bộ khuếch đại thuật toán U5B và transistor Q2 hình thành một diode để nối
đất cho Emiter của Q2, kết quả là ở Emiter Q2 được cấp một điện áp xấp xỉ
0.6VDC.

19
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Thông thường thì điện áp điều khiển được cấp đến đầu không đảo của U5A
từ SWR CUTBACK J1-4 là OV. Tín hiệu điều khiển OV này được cấp đến
Bazo Q1 thông qua bộ khuếch đại đơn vị U5A, Q1 sẽ thiên áp ngược và tắt,
hình thành một trở kháng cao giữa tín hiệu AUDIO và đất
Khi có tín hiệu VSWR CUTBACK dương cung cấp đến U5A-3, đầu ra U5A-1
có mức dương, Q1 thiên áp thuận và mở, trở kháng của bộ suy giảm tuyến
tính sẽ giảm tỷ lệ với dòng chảy qua Q1. Hệ số suy giảm sẽ thay đổi tỉ lệ với
tín hiệu VSWR CUTBACK được cung cấp đến từ J1-4
7. Mạch bù điện áp khi có sự thay đổi điện áp B+:
- Bộ chia tín hiệu tương tự U3
- Bộ khuếch đại thuật toán U6B
- Các thành phần kết hợp
Mạch bù nhằm bảo đảm cho độ sâu điều chế và công suất ngõ ra là không
đổi nếu có sự thay đổi điện áp B+ xảy ra, đồng thời cũng cung cấp một
phương thức điều chỉnh công suất đầu ra từ xa theo phương thức điều chỉnh
tăng giảm điện áp +15VDC theo đường J2-4
Các đầu vào : tín hiệu âm thanh được mã hóa, điện áp B+ và đầu điều chỉnh
công suất từ xa được đưa đén U3. Đầu ra của U3 được đưa đến đầu đảo
của U6B-6. Đầu ra của U6B-7 có điểm kiểm tra TP2.
Bất kỳ một sự thay đổi nào của B+ khi đưa đến U3-5sẽ dẫn đến có sự thay
đổi tương ứng trên đầu ra của U6B-7. Tương tự đối với sự thay đổi tăng hay
giảm của điện áp +15VDC trên đầu vào U3-1.
8. Mạch cắt bỏ tín hiệu RF mức thấp: bao gồm
- Bộ khuếch đại thuật toán U9A.
- Các cổng đảo U8A, U8B.
- Transistor Q3.
- Các thành phần kết hợp.
Một điện áp một chiều tương ứng với mức RF được cấp đến J1-1 đến đầu
vào không đảo của U9A-3. Mức thiên áp chuẩn đưa đến đầu đảo U9A-2 qua
bộ chia R33/R47/R34
Khi bắt đầu mở máy, mức RF được cấp đến U9A-3 không đủ để vượt quá
mức thiên áp chuẩn, Q3 được thiên áp thuận và mở, đầu vào U9A-3 sẽ
được nối đất. Do đó đấu ra U9A-1 sẽ ở mức thấp
Mức thấp này cấp đến U8A, U8A-2 có mức cao. Một đầu mức cao qua CR3
đưa đến U8C-7 cấm tín hiệu MODE DRIVE, đầu còn lại đưa đến U8B-5, đầu
ra của U8B-4 là mức thấp đưa đến J2-5 làm đèn RF DRIVE ALAMR sáng
lên.
Sau thời gian khoảng 5s, mức RF cấp đến U9A-3 sẽ vượt quá mức thiên áp
chuẩn, đầu ra U9A-1 sẽ ở mức cao. Trasistor Q3 sẽ thiên áp ngược và
đóng. Đầu ra của U8A-2 sẽ ở mức thấp. Đầu ra MODE DRIVE sẽ không bị

20
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

cấm lâu hơn, đồng thời đầu ra U8B-4 sẽ ở mức cao đèn RF DRIVE ALARM
sẽ tắt.
9. Mạch kích thích cân bằng : mạch bao gồm
- Bộ khuếch đại đệm U8C.
- Các Transistor Q6, Q7.
- Các thành phần kết hợp.
Được hình thành từ mạch khóa chuyển mạch, khóa chuyển mạch này được
kích bởi tín hiệu điều chế độ rộng xung.
Tín hiệu được điều chế độ rộng xung được đảo cực bởi khuếch đại đệm
U8C, các Transistor Q6, Q7 sẽ đóng ngắt theo tần số chuyển mạch của tín
hiệu PWM. Hoạt động chuyển mạch của các Transistor Q6, Q7 bảo đảm các
biên đầu và cuối của xung hình chữ nhật là thẳng.
Đầu ra MODE DRIVE được nối tiếp đến J2-8là tín hiệu được điều chế theo
độ rộng xungcó biên độ chuyển mạch là +15VDC và đất.
10. Bộ tách lỗi độ rộng xung : bao gồm
- Bộ khuếch đại thuật toán U9B.
- Bộ đảo U8D.
- Role K1.
- Các thành phần kết hợp .
Dùng để kiểm tra tín hiệu điều chế độ rộng xung theo các xung +15VDC xuất
hiện. Một bộ lọc thông thấp 2 khâu gồm R37/C21 và R38/C22 kiểm tra một
cách liên tục đầu ra của tín hiệu MODE DRIVE theo sự xuất hiện của các
xung dương. Khi có xung dương xuất hiện, tụ C21sẽ được nạp đến một giá
trị trung bình phụ thuộc vào tỉ số tắt /mở. Điện áp trên tụ C22 sẽ được cấp
đến đầu vào U9B-5, điện áp này sẽ không vượt quá điện áp chuẩn được cấp
đến đầu vào đảo của U9B-6 từ +15V qua bộ chia điện áp R39/R40. Kết quả
là đầu ra của U9B sẽ nối đất, đầu ra U8D sẽ là +15VDC. Một tín hiệu báo
động về MODE DRIVE sẽ không được cấp đến J2-6.
Nếu điện áp trên C22 vượt quá điện áp chuẩn được cấp đén đầu vào đảo
của U9B-6, đầu ra của U9B-7 sẽ có một điện áp +15VDC. Rơ le K1 sẽ được
cấp nguồn và ngắt tín hiệu MODE DRIVE đến J2-8. Đầu ra của U8D-15
Có mức 0, đèn MODE DRIVE ALARM sẽ được sáng lên.

V. VĨ MẠCH KIỂM TRA ĐIỀU KHIỂN A5 ( MONITER A5 PC)


1. Giới thiệu chung: Vĩ mạch MONITER dùng để kiểm tra các tham
số điển hình của máy phát và các tín hiệu điều khiển tại chỗ theo sự tắt/ mở
của các đèn ở PANEL phía trước mặt máy.
Các chiết áp dùng để điều chỉnh các tham số: Ngưỡng báo động của công
suất, ngưỡng báo động của độ sâu điều chế, thời gian giữ chậm tắt/chuyển
máy, các cơ cấu hiệu chỉnh công suất sóng tới, công suất sóng phản xạ.

21
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Các đầu ra điều khiển từ xa kiểm tra được: Trạng thái nguồn hoạt động (AC
hay DC), tín hiệu AUDIO, trạng thái SHUTDOWN, trạng thái SWR.
2. Mạch hiệu chuẩn công suất sóng tới (FORWARD POWER
CALIBRATION).
Mạch hiệu chuẩn và kiểm tra công suất sóng tới ( FWD PWR CAL) bao gồm:
- Các bộ khuếch đại đệm U1A/U1D.
- Chiết áp hiệu chuẩn R21.
- Các thành phần kết hợp.
Đầu vào FWD PWR trren J1-3 có hai phần : một thành phần điện áp một
chiều tương ứng với mức công suất, một thành phần điện áp xoay chiều
tương ứng với mức độ sâu điều chế. Cung cấp trên tụ C19 qua phân áp
R2/R9 đến đầu không đảo U1A-3. Tụ C3 lọc lấy thành phần xoay chiều,
đồng thời nạp đến một mức một chiều tương ứng với mức công suất.
Đầu ra U1A-1được cung cấp đến R17 và R21, qua J1-4 đến đồng hồ đo M1.
Đồng thời U1A-1 được cấp đến J1-5 để kiểm tra từ xa.
3. Mạch kiểm tra tín hiệu AUDIO : bao gồm
- Các bộ khuếch đại đệm U1B, U2B, U2A.
- Các thành phần kết hợp.
Tín hiệ từ đầu ra U1B-7 được tách láy thành phần tín hiệu AUDIO sau đó
đưa đếnU2B-5. Các điện trở R28, R29, R30 và tụ C8 quyết định hệ số
khuếch đại của U2B. Đầu ra U2B-7 qua C9 đưa đến J1-6 đưa đến lao LS1
Đầu ra U2B-7 cũng được đưa vào đầu không đảo U2A-3 sau đó đưa đến
J1-8 để kiểm tra từ xa.
4. Mạch cấp nguồn +15V DC cho MONITER: Điện áp B+ được cấp đến
J3-1 sau đó thông qua R1, R4, CR3, C20 cấp +15V DC cho mạc MONITOR.
5. mạch tách sóng ngƣỡng báo động công suất :
- Bộ so sánh U3C.
- Chiết áp ngưỡng công suất R10.
- Các thành phần kết hợp.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường, công suất sóng tới từ đầu ra U1B-7
được cấp đến R10. Chiết áp R10 được đặt ở tại ngưỡng báo động ( thông
thường là -3dB so với công suất hoạt động ). Một điện áp DC trên R10 được
cấp đến R18, C5 đến đầu vào không đảo U3C-11.
Tụ C5 lọc ra thành phần điều chế của tín hiệu RF và nạp đến mức DC tương
ứng với mức ngưỡng công suất sóng mang, ngưỡng này được so sánh với
mức điện áp được thiết lập bởi các điện trở R22, R23 trên đầu vào đảo
U3C-10.
Ở đầu ra U3C-13 sẽ là trở kháng cao so với đất, có một điện áp mức cao
cung cấp cho cực Bazo của Q6-Q6 thiên áp thuận và mở.

22
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Khi mức công suất trên R10 giảm -3dB, đầu ra U3C-13 sẽ chuyển sang
trạng thái có trở kháng thấp so với đất, có một điện áp mức thấp cung cấp
cho cực Bazo của Q6-Q6 thiên áp ngược và đóng.
6. Mạch tách sóng ngƣỡng báo động độ sâu điều chế : Mạch tách sóng
ngưỡng báo động độ sâu điều chế gồm:
- khuếch đại thuật toán U1C.
-chiết áp ngưỡng độ sâu điều chế R8.
- mạch tách sóng đồng bộ Q1, Q2, U3B.
- các thành phần kết hợp.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường, công suất sóng tới từ đầu ra U1B-7
được cung cấp đến R8 đến đầu vào không đảo U1C-10. Chiết áp R8 được
đặt tại ngưỡng báo động ( thông thường là -4dB so với độ sâu điều chế
được đặt).
MOSFET Q2 và TRANSISTOR Q1 chỉ tách các tín hiệu cùng pha với các tín
hiệu AUDIO được mã hóa đưa đến đầu vào Q1. Dưới điều kiện hoạt động
bình thường đầu ra AC của U1C-8 được cấp đến đầu đảo U3B-4, tại đây nó
so sánh với điện áp thiên áp mà được thiết lập bởi R24, R25 trên đầu vào
không đảo của U3B-5. Đầu ra U3B-2 là mạch vi phân R33-C7. Mạch vi phân
này sẽ cung cấp một xung dương đến Bazo của Q6 trong suốt mỗi lần
truyền.
Đèn DS1 sẽ chớp tắt theo tốc độ phát tín hiệu AUDIO được mã hóa. Khi các
xung dương cấp đến Bazo Q4 ngắt đi, Q4 sẽ thiên áp ngược và đóng.
Transistor Q5 sẽ thiên áp thuận và mở, đèn DS1 sáng lên. Nếu đèn DS1 duy
trì việc sáng trong một thời gian lâu hơn thời gian giữ chậm để chuyển tắt
máy thì máy phát sẽ tắt máy ( thời gian này phụ thuộc vào việc điều chỉnh
R41 khoảng điều chỉnh từ 20s .
11. Mạch điều khiển tắt máy : mạch điều khiển tắt máy gồm :
- Khuếch đại thuật toán U4B.
- Chiết áp giữ chậm R41.
- Transistor Q6
Dưới hoạt động bình thường, Trasistor Q6 sẽ chuyển mạch tắt/mở theo tốc
độ của tín hiệu AUDIO được mã hóa ( các xung dương được lấy từ mạch vi
phân). Khi Q6 mở, tụ C10 sẽ phóng điện qua Q6 nối vào đất và điện áp trên
đầu không đảo của U4B-5 sẽ ít dương hơn điện áp trên đầu đảo của U4B-6.
Một điện áp thấp sẽ xuất hiện trên đầu ra U4B-7 và J4-8 (SHUTDOWN
ALARM) . Đèn SHUTDOWN ALARM trên PANEL tắt. Điện áp thấp cũng cấp
đến Bazo Q7, Transistor Q7 sẽ thiên áp ngược và tắt. Tín hiệu điều khiển
INHBIT trên J4-7 sẽ là một COLECTOR hở
Nếu xung dương từ mạch tách sóng ngưỡng báo động độ sâu điều chế
không xuất hiện ( tương ứng với việc mất tín hiệu IDENT, mức công suất

23
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

giảm 3dB, mức điều chế giảm 4dB) trên Bazo của Q6 trong khoảng thời gian
từ 20s , Transistor Q6 tắt. Lúc đó tụ C10 sẽ được nạp qua
R45/R44/R41. Khi điện áp trên đầu không đảo của U4B-5 vượt quá điện áp
thiên áp trên U4B-6, đầu ra của U4B-7 sẽ ở mức cao.
Mức cao ở đầu ra U4B-7 sẽ được cấp qua J4-8 đến đèn ALARM
SHUTDOWN trên mặt amý làm đèn sáng lên. Mức cao ở đầu ra U4B-7 cũng
sẽ cung cấp qua R50 đến Bazo của Q7. Q7 thiên áp thuận và mở và cấp
mức thấp ( đất ) đến J4-7 đưa đến mạch MONITOR điện áp B+. Cấm việc
cấp 24VDC, 15VDC dẫn đến SHUTDOWN máy.
12. Mạch tách sóng kiểm tra sự quá điều chế : Mạch bao gồm
- Khuếch đại thuật toán U5A.
- Bộ so sánh U5B.
- Chiết áp hiệu chuẩn OVERMOD CAL R56.
- Transistor Q9.
- Các thành phần kết hợp.

Dưới điều kiện hoạt động bình thường, một điện áp một chiều tỷ lệ với mức
công suất cùng với một điện áp xoay chiều tỷ lệ với mức độ sâu điều chế được
cấp đến J2-1. Qua mạch tách sóng gồm CR8, C12. Tín hiệu được tách sóng
qua tải R53 đưa đến mạch hạn chế gồm CR9, R54. Mạch hạn chế này duy trì
đầu vào của U5A-2 một mức điện áp không vượt quá +15VDC. Điện trở R56 và
R55 thiết lập một ngưỡng chuẩn trên đầu U5A-3. Đầu ra U5A-1 sẽ có mức thấp,
Q9 sẽ bị thiên áp ngược và tắt.
Nếu điện áp được cấp đến U5A-2 trở lên thấp hơn điện áp chuẩn U5A-3. Đầu
ra U5A-1 sẽ ở mức cao. Transistor Q9 sẽ thiên áp thuận và mở. Tụ C13 sẽ
phóng điện đó là nguyên nhân gây ra mức cao ở đầu U5B-7. Mức cao này cấp
đến J2-3 đến đèn OVERMOD ALARM ở PANEL phía trước làm đèn này sáng
lên.
13. Mạch bảo vệ khi có hệ số sóng dội lớn : mạch bao gồm
- Khuếch đại thuật toán U9B, U9A.
- Bộ đảo U7A.
- Trasistor U11.
- Các thành phần kết hợp.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường ( không có công suất phản xạ lớn )
đầu ra U9B-7 sẽ ở mức thấp và mạch không có tác dụng. Nếu mức điện áp
tương đương với mức công suất phản xạ trên U9B-5 trở lên dương hơn
mức điện áp chuẩn ( được thiết lập bởi R68/R70 và chiết áp SWR THRESH
R69 ) trên U9B-6, điện áp đầu ra trên U9B-7 sẽ được nâng cao lên. Mức
điện áp đầu ra U9B-7 sẽ phụ thuộc vào mức điện áp DC của tín hiệu mẫu
công suất phản xạ. Tụ C17, R74, R75 dùng để chống lại sự thăng giáng
không mong muốn.

24
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Đầu ra U9B-7 được đưa đến J3-2 và cung cấp đến mạch suy giảm tuyến
tính nằm ở vĩ mạch MOD DRIVE (A4). Khi đầu ra U9B-7 được nâng lên mức
cao, đầu vào U9A-3 cũng được duơng hơn so với mức điện áp chuẩn (
được thiết lập bởi R79, CR11 khoảng 0.6VDC) .Đầu ra U9A-1 sẽ ở mức
cao. Đầu này cũng được đưa đến 4 mạch riêng rẽ.
- Một phần của đầu ra U9A sẽ được cấp qua R82 và thiên áp thuận cho Q11
làm Q11 mở. Đất sẽ được cấp đến J3-3 SWR ALARM.
- Một phần đưa đến đầu vào của bộ đảo U7A, diode CR14, khi đầu ra của
U7A ở mức thấp (có sóng dội lớn), CR14 sẽ thiên áp thuận; đất sẽ được cấp
đến J3-5 STANDBY „2‟ SWR. Tín hiệu IDENT sẽ được chỉ thị ở điều kiện
SWR lớn ( có tín hiệu DOT ban đầu trước khi có IDENT).
- Một phần đưa qua R83 đến J3-4 SWR ALARM đưa đến làm sáng đèn DS6
khi tồn tại SWR cao.
- Phần cuối cùng sẽ được đưa đến đầu U3D-9, đầu ra của U3D-14 sẽ dâng ở
mức cao, Trasistor Q6 được thiên áp thuận và mở. Mạch điều khiển tắt máy
sẽ bị cấm và máy phát sẽ không bị SHUTDOWN khi có SWR cao.
14. Mạch kiểm tra nguồn một chiều
- Bộ khuếch đại đệm U6A.
- Transistor Q10, Q3.
- Các thành phần kết hợp.
Khi máy phát làm việc bằng nguồn AC, đầu vào J3-7 có mức thấp. Mức thấp
này cấp đến U6A-3 đến Bazo Q10 làm Q10 thiên áp ngược tắt. Đầu ra J3-8
là 1 COLECTOR hở. Đèn ALARM BATTERY DS9 tắt.
Nếu nguồn AC có sự cố , đầu vào J3-7 có mức cao dẫn đến U6A-3 có mức
cao dẫn đến Q10 thiên áp thuận và mở dẫn đến J3-8 được nối đất qua Q10,
đồng thời tín hiệu mức cao từ J3-7 đến Bazo Q3, làm Q3 thiên áp thuận và
mở, Q3 và các thành phần kết hợp hình thành một mạch tạo xung mà làm
mở tức thì Q6 thông qua diode CR18 để RESET mạch điều khiển tắt máy
khi nguồn AC trở thành nguồn dự bị và máy phát đang hoạt động từ nguồn
acqui.
15. Mạch điều chỉnh đo độ sâu điều chế : bao gồm
- Khuếch đại thuật toán U6B/C/D.
- Các thành phần kết hợp.
Trên J2-6 có một điện áp tỉ lệ với công suất danh định. Đầu ra U6D-14 được
cấp đến U6C-10 đồng thời cấp đến R78 đến J2-4 dẫn đến chiết áp R2 ( SET
100% REF ) ( trên mặt máy). Một mạch tách sóng đỉnh gồmU6C, diode
CR13, R81, tụ C18 tách tín hiệu từ U6D-14 và cấp 1 tín hiệu DC qua bộ đệm
U6B đến J3-6.

25
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Khi chuyển mạch TEST S6 đặt ở vị trí MOD-READ, đồng hồ sẽ được nối
đến J2-4 và J3-6. Để điều chỉnh 100%chuyển mạch S6 sẽ đặt về vị trí MOD-
REF.
16. Mạch hiệu chuẩn công suất sóng phản xạ : bao gồm
- Các khuếch đại đệm U8A, U8B.
- Chiết áp hiệu chỉnh R80-REF PWR CAL.
- Các phần tử kết hợp.
Dưới điều kiện hoạt động bình thường một điện áp một chiều tương ứng với
công suất sóng phản xạ đến J1-1 dẫn đến C25 dẫn đến R63/R66 dẫn đến
U8B-5. C25 được cấp đến một giá trị trung bình tương ứng với REFL PWR.
Đầu ra U8B-7 được đưa đến R76 và R80 REFL PWR CAL và đưa đến J2-7
để đến chuyển mạch S6 thực hiện phép đo.
Chiết áp R80 dùng đển hiệu chỉnh thang đo cho đồng hồ M1. Đầu ra J2-8 lấy
từ đầu ra U8A-1 dùng để thực hiện phép đo từ xa.
17. Mạch điều khiển BYPASS
Dưới điều kiện hoạt động bình thường đầu vào BYPASS J4-4 được nối
đất. Mạch BYPASS không có tác dụng.
Nếu mạch BYPASS hoạt động ( công tắc về vị trí BYPASS) J4-4 bị hở
đất, Q7 tắt bất chấp mọi tín hiệu từ đầu ra U4A. Mạch SHUTDOWN sẽ bị
cấm và máy phát vẫn duy trì sự hoạt động.

VI. VĨ MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT A6 (AMPLIFIER/MODULATOR A6


Pcb)
1. Giới thiệu về bộ khuếch đại công suất chế độ D
a. Bộ khuếch đại công suất chế độ D đơn giản
- Gồm nguồn B+ được nố đến chuyển mạch ( thực tế là 1 MOSFET) đến bộ
lọc và cấp đến tải.
- Nếu chuyển mạch đóng/mở với DUTY CYCLE là 50% theo tần số đúng
bằng tần số sóng mang thì sẽ có một xung xuất hiện vào bộ lọc.
- Bộ lọc được thiết kế để lọc lấy tần số đúng bằng tần số sóng mang và làm
suy giảm đáng kể các hài thì đầu ra của bộ lọc sẽ xuất hiện một thành phần
xoay chiều hình sin.
b. Bộ khuếch đại công suất chế độ D đẩy kéo (PUSH- PULL VERVION)
- Nếu thay thế chuyển mạch S bằng một chuyển mạch kép S1/S2, hai đầu
của chuyển mạch S1/S2 được nối đến sơ cấp của một biến áp T, thứ cấp
của biến áp được nối qua bộ lọc đến tải ta sẽ được một bộ khuếch đại công
suất đẩy kéo chế độ D.
- Dòng chảy cung cấp từ B+ đến sơ cấp biến áp T lần lượt chảy qua theo
chiều ngược nhau tùy thuộc vào chuyển mạch S1 hay S2 được nối đến
nguồn.

26
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Bộ lọc cũng sẽ lọc lấy tín hiệu từ thứ cấp biến áp T và cung cấp đến tải một
tín hiệu hình sin tương ứng.
c. Bộ khuếch đại chế độ D kiểu cầu CASCODE ( CASCODE BRIDGE
VERSION)
- Nếu thay thế chuyển mạch 2 cực S1/S2 bằng 4 chuyển mạch một cực được
trình bày như hình vẽ, ta sẽ có cấu hình của bộ khuếch đại chế độ D kiểu
cầu CASCODE.
- Hoạt động của bộ khuếch đại chế độ D kiểu cầu CASCODE cũng giống như
bộ khuếch đại chế độ D kiểu đẩy kéo.
- Bộ khuếch đại chế độ D kiểu cầu CASCODE dùng TRANSISTOR OSFET
Trong bán chu kỳ đầu , tín hiệu + được đưa đến cực của Q1 và Q4, làm Q1
và Q4 thông, Q2 và Q3 tắt. Điện áp B+ chảy qua Q1 dẫn đến cuộn sơ cấp
T2 dẫn đến Q2 dẫn đến nối đất kín mạch dòng chảy.
Thứ cấp T2 cung cấp một điện áp xoay chiều đến bộ lọc (FILTER) dẫn đến
tải. Cơ chế hoạt động như đã giới thiệu phần tern.
Nếu điện áp B+ duy trì là một hằng số thì đầu ra ở biến áp T2 sẽ có một dao
động RF không đổi. Nhưng nếu điện áp B+ được thay đổi theo một mức
xung quanh giá trị B+ trung bình theo một qui luật AUDIO nào đó thì tín hiệu
đầu ra của T2 sẽ có tín hiệu RF được biến thiên theo qui luật tín hiệu
AUDIO. Đó chính là kết quả của việc thực hiện phương thức điều biên.
2. Vĩ mạch điều chế và khuếch đại công suất A6
Cấu tạo gồm 2 phần
- Phần thực hiện điều chế nguồn B+ theo qui luật tần số AUDIO.
- Phần khuếch đại tín hiệu RF.
a. Mạch điều chế nguồn B+ gồm:
- MOSFET Q1 (IRF 140) và các thành phần kết hợp.
- Lấy tín hiệu từ MOD DRIVE đưa đến đầu J1 ( đầu nối bằng CONECTOR),
thực hiện điều khiển nguồn B+ thay đổi theo qui luật AUDIO 1020Hz
(400HZ) đã được mã hóa theo KEY.
b. Mạch khuếch đại công suất chế độ D kiểu cầu CASCODE
- Gồm : Q2, Q3, Q4, Q5, biến áp T1, T2 và các thành phần kết hợp.
- Khuếch đại tín hiệu RF lấy từ A2 (A9) đưa đến J2 (đầu nối bằng
CONECTOR) đồng thời thực hiện điều chế biên độ.

VII. HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH CỘNG HƢỞNG (ATU-AUTO


TURNING UNIT)
1. Bộ dò đồng bộ
Bộ dò đồng bộ được kí hiệu là vĩ mạch A1 của ATU.
Bộ dò đồng bộ điều khiển hoạt động của motor cộng hưởng. Nó duy trì một
cách tự động một điều kiện cộng hưởng và cũng có thể bị điều khiển từ bên
ngoài để làm quay motor theo một hướng nào đó.

27
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

Bộ dò đồng bộ kiểm tra mối quan hệ về pha giữa dòng và áp của tín hiệu
RF. Khi hệ thống được cộng hưởng thì dòng và áp cùng pha và không có
bất kỳ tín hiệu lỗi nào được tạo ra. Nếu có một góc pha tồn tại, một tín hiệu
lỗi sẽ được tạo ra và là nguyên nhân để motor cộng hưởng điều chỉnh lõi
của cuộn dây cộng hưởng L1 di chuyển về hướng phù hợp ( chống lại
nguyên nhân gây ra lỗi).
Tín hiệu mẫu của dòng RF được trích từ biến áp T1A cảm ứng qua T1B, để
thiên áp thuận cho một cặp diode của hai cầu diode theo các bán kì tuần tự
của tín hiệu mẫu của bô tách sóng pha. Các cầu diode này hoạt động như là
các chuyển mạch nối tiếp mà các chuyển mạch này được kích bởi tín hiệu
mẫu của điện áp RF được quay pha 90o bởi tụ C1 đưa đến đầu vào chuyển
mạch transistor Q2, Q3.
Nếu ANTEN được cộng hưởng, điện áp mẫu này có một giá trị trung bình là
zero. Nếu có một lỗi về pha tồn tại, giá trị trung bình sẽ có một cực tính phù
hợp (-OR+) để thiên áp thuận cho Q2 hay Q3.
Các transistor Q2 và Q5 trong điều kiện bình thường được thiên áp thuận
bởi các điện trở R3 và R4 vì vậy +15VDC được cấp đến cho cả hai đầu của
motor B1.
Các transistor Q2 hoặc Q3 bị điều khiển bởi tín hiệu lỗi, sẽ được thiên áp
thuận và cung cấp đất cho +15VDC qua các diode CR12 hoặc CR13, tại mỗi
đầu motor, còn đầu kia được cung cấp +15VDC.
Một thao tác bằng tay bên ngoài cũng điều khiển được motor cộng hưởng
quay theo một hướng nào đó phụ thuộc vào việc ấn núm điều khiển
INCREASE/DECREASE. Bằng việc ấn núm INCREASE/DECREASE trên
PANEL mặt máy 1thiên áp dương sẽ cung cấp đến đầu vào SERVO INHIBIT
làm Q1 được thiên áp thuận và ngắt mạch tín hiệu lỗi. Đồng thời cung cấp
đến Bazo của Q4 hay Q5 để làm quay motor B1.
2. Biến áp phối hợp trở kháng
Biến áp phối hợp trở kháng là một biến áp giải rộng dùng để phối hợp trở
kháng giữa anten và máy phát. Tải lý tưởng của máy phát là 50 , trong khi
tải thuần trở của anten khá nhỏ. Giải phối hợp đầu ra của biến áp với anten
là (2 .
3. Bộ dò điện
Dùng để kiểm tra dòng thực tế của dòng anten.
Khi nối A3TB1-3 với đất bằng đồng hồ DC AMMETER thì mỗi
MILLIAMPERE tương ứng với 2A.
Khi nối A3TB1-2 với đất bằng đồng hồ DC AMMETER thì mỗi
MILLIAMPERE tương ứng với 10A.

VIII. BỘ NẠP ACQUI 48V (NAB5)


1. Mạch cung cấp nguồn xoay chiều (AC POWER SUPPLY)

28
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Nguồn xoay chiều ( 115 VOLT RMS/50 Hz hay 230 VOLT RMS/60 Hz) được
nối đến TB1-5 (LINE), TB1-4 (NEUTRAL) và TB1-3(GROUND).Dây LINE
(pha) và NEUTRAL (trung tính) được nối đến bộ lọc EMI U2 qua chuyển
mạch S1, cầu chì F1.Đến TB1-1 và TB1-2 (hai đầu sơ cấp của biến áp T1).
- Sơ cấp biến áp T1 có hai cuộn dây,mỗi cuộn sử dụng cho điện áp 115V. Khi
dùng điện áp xoay chiều 115V/50Hz thì hai cuộn dây này được đấu song
song nhau. Khi điện áp xoay chiều 230V/60Hz thì hai cuộn dây này được
đấu nối tiếp nhau.
- Thứ cấp biến áp T1 có 2 cuộn dây để cấp nguồn theo yêu cầu của bộ nạp
ACQUI. Một cuộn cung cấp điện áp 17.5V.Một cuộn cung cấp điện áp 75V
đối xứng.
2. Mạch cấp điện một chiều không đƣợc ổn áp 23V (UNREGULATOR 23
VOLT DC POWER SUPPLY)
- Điện áp xoay chiều 17.5 V được cấp đến bộ nắn đầu A1U1 đầu ra bộ nắn
cầu là điện áp danh định 23V một chiều. Điện áp này không được ổn áp và
chưấ một thầnh phần “nhấp nhô” với tần số gấp đôi tần số của điện áp xoay
chiều.
- Điện áp một chiều “nhấp nhô” được cấp đến đầu vào đảo của khuếch đại
thuật toán A1U3A, đồng thời qua diode A1 CR1 đến tụ lọc C1, tụ C1 làm
điện áp 23V trở nên bằng phẳng còn tụ A1C1 dùng để lọc các thành phần
tần số cao khác.
- Đầu âm của nguồn 23V một chiều không được nối đến vỏ máy (đất) mà nối
đến đầu dương của acqui. Điểm này là mức DC chuẩn đối với tất cả các
mạch logic.
- Diode DS1 sẽ sáng lên khi mạch cấp nguồn một chiều không được ổn áp
23V hoạt động.
3. Mạch cấp nguồn một chiều có ổn áp 15V (REGULATED 15VOLT DC
POWER SUPPLY)
- Điện áp 23V một chiều sau khi đã được lọc sẽ đưa đến bộ ổn áp 15V A1U1.
Đầu ra của A1U1 sẽ duy trì một mức điện áp +15VDC so với mức DC
chuẩn.A1U1 sẽ loại bỏ các thăng giáng về điện áp của nguồn 23VDC.
4. Mạch số hóa (DIGITIZER)
- Mạch số hóa gồm khuếch đại thuật toán A1UA3 ( dùng như một bộ so sánh)
và các thành phần kết hợp. Các điện trở A1R3, A1R4hình thành một bộ
phân áp và cấp một điện áp danh định +0.18VDC đến đầu vào không đảo
của A1UA3.
- Điện áp 23VDC “nhấp nhô” chưa được ổn áp đưa đến đầu vào đảo của
A1UA3. Khi điện áp 23VDC “nhấp nhô” ít dương hơn +0.18VDC thì đầu ra
của A1UA3 sẽ có mức cao (+23VDC), còn khi điện áp 23VDC “nhấp nhô”
dương hơn +18VDC thì đầu ra của A1UA3 sẽ có mức thấp (mức DC chuẩn).

29
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Tại mỗi thời điểm “nhấp nhô” của điện áp 23VDC “nhấp nhô” tương ứng với
nửa chu kỳcủa nguồn xoay chiều thì đầu ra của A1U3A là một xung hình
chữ nhậtcó độ rộng nhỏ có tần số đúng bằng tần số “nhấp nhô” của điện áp
23VDC “nhấp nhô” hay gấp đôi tần số điện áp nguồn cung cấp.
5. Bộ tạo điện áp răng cƣa (RAMP GENERATOR)
- Bộ tạo điện áp răng cưa gồm transistor A1Q1, các điện trở A1R5/R6/R7 và
tụ điện A1C4.Đầu ra của A1U3A sẽ được cấp đến bazo của transistor A1Q1
(dùng như một transistor chuyển mạch). Các điện trở A1R5/R6 hình thành
bộ phân áp để bảo đảm cho trên bazo của A1Q1 không vượt quá mức 2V
khi đầu ra A1U3A ở mức cao.
- Khi đầu ra A1U3A ở mức cao, A1Q1 sẽ thiên áp thuận và mở, và ngược lại.
Điịen trở A1R7 và tụ điện A1C4 tạo thành một mạch tích phân có hằng số
thời gian tương đối dài tại các thời điểm lặp lại của xung đầu ra ở A1U3A.
- Khi A1Q1 mở, tụ A1C4 được phóng điện qua A1Q1. Khi A1Q1 đóng tụ A1C4
được nạp đến 23V qua R7, kết quả ở đầu ra A1Q1sẽ có một tín hiệu răng
cưa tương đối tuyến tính (RAMP).
- Hoạt động chuyển mạch của A1Q1 được điều khiển bởi trạng thái của A1Q2
mà A1Q2 thì bị điều khiển bởi bộ định thời gian 8s. Khi A1Q2 mở,
COLLECTOR của A1Q1 được nối đất, hoạt động chuyển mạch của A1Q1 bị
cấm. Khi A1Q2 tắt, hoạt động chuyển mạch của A1Q1bình thường.
- Tín hiệu đầu ra của bộ tạo điện áp răng cưa là một chuỗi xung răng cưa 8s,
được đồng bộ với thời điểm khởi đầu của mỗi bán kỳ điện áp nguồn xoay
chiều mỗi khi bộ định thời gian 8s được phép hoạt động.
6. Bộ so sánh điện áp acqui (BATTERY VOLTAGE COMPARATOR)
- Bộ so sánh điện áp acqui gồm bộ khuếch đại thuật toán A1U3D (dùng như
một bộ so sánh) cổng OR A1U5D, cảm biến nhiệt độ U1 và các thành phần
kết hợp. Điện áp từ đầu âm acqui cấp đến bộ phân áp R2/A1R11,kết quả
điện áp ở đầu nối R2/A11 là một điện áp âm có giá trị xấp xỉ 9% điện áp
acqui. Điện trở A1R22 và diode ổn áp A1CR2 tạo thành một mạch ghim điện
áp, nó được nối giữa hai nguồn ( nguồn +15VDC và nguồn -9% V BATT).
- Điện áp tại điểm nối giữa A1R22/CR2 được cấp đến đầu vào đảo của
A1U3D, điện áp này được ghim đến mức 9V dương hơn điện áp âm tại điểm
nối giữa R2/A1R11. Điện áp đặt vào đầu đảo của A1U3D so với mức DC
chuẩn luôn luôn là điện áp dương. Điện áp này càng ít dương khi điện áp
ngưỡng acqui càng lớn, càng dương khi điện áp nguồn acqui càng thấp.
- Các điện trở A1R23/R24/R25 và cảm biến nhiệt độ U1 hình thành bộ phân
áp thứ hai. Bộ phân áp này cung cấp một điện áp một chiều, cực tính
dương, bù nhiệt và điều chỉnh được đến đầu vào không đảo của A1U3D như
là một điện áp chuẩn .Các chiết áp A1R24 được điều chỉnh sao cho cung
cấp điện áp chuẩn đến đầu vào không đảo của A1U3D phải hơi dương hơn

30
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

một chút so với điện áp cấp đến đầu vào đảo của A1U3D trong trường hợp
acqui đã được nạp đầy.
- Khi acqui được nạp đầy, điện áp đầu vào không đảo lớn hơn điện áp đầu
vào đảo nên đầu ra A1U3D có mức cao (23VDC). Ngược lại nếu điện áp
acqui giảm, điện áp đầu vào đảo lớn hơn điện áp đầu vào không đảo nên
đầu ra A1U3D có mức thấp ( mức DC chuẩn).
- Các điện trở A1R26/R27 tạo thành bộ chia áp để bảo đảm cho điện áp cấp
đến đầu vào của A1U5B không vượt quá +15VDC khi đầu ra A1U3D có mức
cao.
- Mức ra của A1U5B phụ thuộc vào đầu ra của U3D và Q của A1U4. Tụ C8 và
điện trở R21tạo thành mạch vi phân để cung cấp xung dương giống như đầu
ra của bộ so sánh điện áp acqui.
- Khi điện áp acqui giảm dưới mức chuẩn thì đầu ra U3D-14 ở mức thấp, đầu
vào U5B-5 sẽ được giữ ở mức cao và đầu ra U5B-4 sẽ ở mức thấp thì bộ
tạo dao động thời gian hoạt động ( chu kỳ 8s).
7. Mạch định thời 8s (EIGHT SECOND TIMER)
- Mạch định thời 8s bao gồm : bộ định thời A1U4, cổng NOR A1U5D,
transistor A1Q2 và các thành phần kết hợp. Mạch định thời cung cấp một
xung dương có độ dài 8s ở đầu ra Q, sau đó Q sẽ trở về mức O cho đến khi
nào có xung dương kích thích vào đầu MASTER RESET (MR-U4-6).
- Khi đầu ra Q ở mức thấp, đầu ra U5D-11 ở mức cao Q2 sẽ thông và ngắn
mạch tất cả các tín hiệu được tạo ra từ Q1 (RAMP GENERATOR).
- Khi đầu ra Q ở mức cao, đầu ra U5D-11 sẽ ở mức thấp Q2 tắt không làm
ngắn mạch các tín hiệu được tạo ra từ Q1.
8. Mạch điều khiển dòng nạp (CHARGING CURRENT CONTROL)
- Mạch điều khiển dòng nạp bao gồm : bộ khuếch đại thuật toán A1U3C và
các thành phần kết hợp, bộ khuếch đại thuật toán được nối để có độ khuếch
đại xấp xỉ 100 lần.
- Điện áp rơi trên R1, tương ứng với dòng nạp cho acqui được cấp đến đầu
vào không đảo U3C-10.Bộ chia điện áp R17/R18 cung cấp một điện áp
chuẩn (có thể điều chỉnh được) đếu đầu vào đảo U3C-9. Điện áp đầu ra của
U3C-8 dùng để điều khiển thời gian mở của các thyristor Q1, Q2 và duy trì
dòng nạp acqui ở mức điều chỉnh.
- Nếu điện áp rơi trên R1 giảm, đầu vào không đảo của A1U3C sẽ ít dương
hơn so với đầu vào đảo. Đầu ra của A1U3C sẽ ít dương hơn và làm thyristor
mở trễ hơn trong mỗi bán kỳ dương.
9. Mạch điều khiển đóng mở THYRISTOR (THYRISTOR TURN-ON
CONTROL)

31
VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG NDB ND500-125WATT

- Mạch điều khiển đóng mở thyristor bao gồm: bộ khuếch đại thuật toán
A1U3D (làm việc như một bộ so sánh), transistor A1Q3 (làm việc theo chế
độ chuyển mạch) và các thành phần kết hợp.
- Điện áp răng cưa tuyến tính được cấp đến đầu vào đảo, điện áp một chiều
được cấp đến đầu vào không đảo của bộ khuếch đại A1U3B. Đầu ra của
A1U3B có ở mức cao (23V) khi điện áp một chiều lớn hơn điện áp răng cưa
và ngược lại.
- Khi đầu ra A1U3B có mức cao (23V) thì Q3 thiên áp ngược và tắt, ngược lại
Q3 thiên áp thuận và mở. Khi Q3 mở tại các đầu nối R13/R15 và R14/R16
có điện áp kích vào cực cổng của các thyristor Q1 và Q2.
10. Bộ nắn hai bán kỳ chuyển mạch (SWITCHED FULL WAVE
RECTIFIER)
- Bộ nắn hai bán kỳ có chuyển mạch bao gồm: các thyristor Q1, Q2(được nối
như một bộ nắn hai bán kỳ) diode CR1cuộn chặn LI và thứ cấp biến áp T1
(gồm hai cuộn mắc đối xứng 75V-075V).
- Các điện áp xoay chiều 75V được cấp đến Anod của các thyristor Q1 và Q2
ngược pha nhau, các thyristor Q1 và Q2 lần lượt tắt, dẫn theo điện áp xung
kích vào cực cổng. Thời gian mở các thyristor phụ thuộc vào việc điều khiển
cường độ dòng nạp.
- Cuộn cảm L1 và tụ điện trong của bình acqui đóng vai trò như bộ lọc và làm
bằng phẳng dòng nạp.

32

You might also like