You are on page 1of 4

PHÒNG GD& ĐT CẨM KHÊ

Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2007-2008


ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1(2,0đ): Hoàn thành dãy biến hóa sau :
+M +N
A B C
0
t cao
X X X X

+P +Q
D G H

Xác định các chất ứng với các chữ cái X ,A ,B, C,...Viết các phương trình phản ứng minh họa.(Cho biết
các chữ cái khác nhau ứng với các chất khác nhau).
Câu 2(1,5đ): Có một lọ hóa chất đang sử dụng dở mất nắp và để lâu ngày trong phòng thí
nghiệm nên trên tờ nhãn hiệu ghi ở lọ bị mờ chỉ còn lại chữ cái căn bản là: (Na….) Biết rằng hợp chất
trong lọ là có thể một trong các hợp chất sau: Hidro cácbonat; Hiđroxit; Hiđrosunfat; hoặc muối phốt
phát (Na3PO4).
Một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Lấy một mẫu hóa chất trong lọ cho tác dụng với
axit HCl và quan sát thấy lọ có khí CO2 thoát ra dựa vào cơ sở đó bạn học sinh đã kết luận. Hóa chất có
trong lọ là chất NaHCO3.
a/ Em hãy cho biết xem bạn học sinh đó kết luận có đơn trị không. Hãy giải thích và viết phương
trình phản ứng.
b/ Em hãy chỉ ra chất nào trong số các chất mà đầu bài đưa ra chắc chắn không phải là chất có
trong lọ.Giải thích.
Câu 3(1,0đ): Hòa tan muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4
10% (loãng) ta thu được dung dịch muối sunphat 14,45%. Hỏi M là kim loại gì?
Câu 4(2,0đ): Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe
;Fe2O3;FeO; Fe3O4 .Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M. tạo thành
0,224 lít khí H2 ở đktc.Viết các phương trình hóa học xảy ra. Tính m.
Câu 5(1,0đ): Thêm 200 gam nước vào dd chứa 40 gam CuSO4 thì thấy nồng độ của nó giảm đi
10% .xác định nồng độ % của dung dịch ban đầu .
Câu 6(1,5đ): Trộn 1/3 lít dung dịch HCl thứ nhất (dung dịch A)với 2/3 lít dung dịch HCl thứ 2
(dung dịch B)được 1 lít dung dịch HCl mới (dung dịch C) lấy 1/10 dung dịch C cho tác dụng với dung
dịch AgNO3 (vừa đủ) thì thu được 8,61 gam kết tủa .
a/ Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.
b/ Tính nồng độ mol/lít của các dung dịch A & B biết nồng độ của dung dịch A gấp 4 lần nồng
độ của dung dịch B? (N =14, Ag = 108 ,Cl = 35,5).
Câu 7(1,0đ): Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam Fe2O3 ,MgO,ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4
0,1M(vừa đủ).Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Cho: H=1, O=16, Mg =24, Ca=40, C=12, Ba=137, Fe=56, S=32, Na=23, Cu=64, Zn=65,N =14, Ag =
108 , Cl = 35,5
Hết
Phòng GD&ĐT Cẩm Khê
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2007-2008
Hướng dẫn chấm môn Hóa học
Nội dung Số
điểm
Câu 1
X: CaCO3; A: CO2 ; C: NaHCO3 ; C: Na2CO3 ; D: CaO; G: Ca(OH)2; 0,75đ
H: CaCl2; M :NaOH; M: KOH; P: H2O; Q: HCl
Các phương trình phản ứng:
CaCO3 → CaO + CO2
CO2 + NaOH → NaHCO3
2 NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + H2O
CaO + H2O → Ca(OH)2 1,25đ
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCL2+ 2 H2O
CaO + CO2 → CaCO3
Ca(OH)2 + 2 NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2 H2O
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2NaCl
Câu 2
Kết luận của đầu bài là không chính xác vì hóa chất để lâu có thể biến đổi do tác dụng của không
khí .
Ví dụ:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O 1,5đ
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Trong các chất giả định không thể có NaHSO4 vì nó là muối của axit mạnh. Có tính axit không
có phản ứng với HCl còn 3 chất còn lại đều có tính bazơ đều có khả năng tạo muối với cácbonat
do tác dụng của CO2 không khí.

Câu 3
Gọi muối các bonat kim loại M. M2(CO3)n hóa trị n
Ta có phương trình phản ứng: 0,25đ
M2(CO3)n + n H2SO4 → M2(SO4)n + nH2O + nCO2
Giả sử có 1mol muối phản ứng suy ra :
Khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% là 980n(g)
Khối lượng khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch là 44n
Khối lượng muối tan trong dung dịch sau phản ứng là: 2M + 96n
Khối lượng dung dịch sau phản ứng: (980n + 2M + 60n - 44n)
C% dung dịch sau phản ứng là: 0,75
2M + 96n
*100% = 14, 45% ⇒ M = 28n
996n + 2 M
Xét với n = 2 ⇒ M =56 là phù hợp.
Vậy M là Fe, công thức muối là FeSO4

Câu 4

Ta có nH2SO4 = 0,12mol
nH2 = 0,01mol 0,25đ
Phương trình phản ứng:
2Fe + O2 → 2FeO (1)
4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 (2)
3Fe + 2O2 → 2Fe3O4 (3)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (4) 0,75đ
0,01mol 0,01mol 0,01mol
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O (5)
2Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (6)
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + 2Fe2(SO4)3 + H2O (7)
mFe(bột) + mO(pư) = 7,36g = mX
nFe không phản ứng với oxi là 0,01mol
Ta nhận thấy số mol nguyên tử oxi trong các ôxít của sắt phản ứng bằng số mol H 2SO4 phản
ứng.
Tổng số mol axit H2SO4 phản ứng với oxit của sắt là: 1,0đ
0,12 - 0,01 = 0,11mol
⇒ nO(ng/tử) = 0,11mol
⇒ mO = 0,11.16 = 1,76g
mFe = 7,36 - 1,76 = 5,6g
vậy m = 5,6g
Câu 5
Gọi nồng độ % dung dịch CuSO4ban đầu là C% khối lượng m(g)
nồng độ % dung dịch CuSO4sau khi pha làC1% khối lượng(m + 200)(g)
(m>0)
40
C% = .100%
m 1đ
40
C1% = .100%
m + 200
40 40
C% - C1% = .100% - .100% = 10%
m m + 200
⇒ m2 + 200m - 80000 = 0 ⇒ m1 = 200, m2 = -400 (loại)
Với m = 200 ⇒ C% = 20%
Vậy nồng độ % dung dịch trước khi pha là 20%
Câu 6
8, 61
nAgCl = = 0,06mol
143,5
Phương trình phản ứng: 0,5đ
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
⇒ nHCl = nAgCl = 0,06mol
nHCl trong dung dịch C = 0,06.10 = 0,6mol 0,25
0, 6
CM(c) = = 0,6mol/l
1
Gọi nồng độ mol dung dịch A là x, nồng độ mol dung dịch B là y 0,75

1 2
⇒ x + y = 0, 6
3 3
1 2
 x + y = 0, 6  x = 1, 2
Ta lại có x = 4y ⇒  3 3 ⇒
 x = 4 y  y = 0,3
⇒ CM(A) = 1,2M
CM(B) = 0,3M
CM(C) = 0,6M

Câu 7
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O (1)
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O (2) 0,5đ
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (3)
nO = nH2SO4 = nSO42-
Khi thay thế 1mol nguyên tử ôxi bằng 1 mol gốc SO42- m(tăng) = 80g
nSO42- = n H2SO4 = 0,05mol 0,5
Từ ôxit → muối m(tăng) = 0,05.80g = 4(g)
m muối khan thu được là: 2,81 + 4 = 6,81 (g)

*Ghi chú: Học sinh làm cách khác mà kết quả vẫn đúng thì cho điểm tối đa. Chú ý những phản ứng có
1
điều kiện phải ghi điều kiện mới cho điểm tối đa, nếu thiếu điều kiện thì trừ điểm của mỗi phương
2
trình

You might also like