You are on page 1of 110

Đề thi trắc nghiệm

Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup


http://www.vatlyvietnam.org

A. Lời giới thiệu


1. Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community
2. Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup (VLVNC)

B. Đề thi VLVNC năm 2006


1. Tuần 1 : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
2. Tuần 2: Quốc Học Huế vs. Chuyên Bắc Giang
3. Tuần 3: Chuyên Yên Bái vs. Chuyên Thái Nguyên
4. Tuần 3: Ứng Hòa B Hà Tây vs. Chuyên Quảng Trị
5. Tuần 5: Chuyên Quảng Bình vs. Lê Quý Đôn Đà Nẵng
6. Tuần 6: Tuần thi tổng hợp
7: Tuần 7: Lục Nam Bắc Giang vs. Thủ Khoa Nghĩa An Giang
8: Tuần 8 : Lê Quý Đôn Khánh Hòa vs. Hiệp Hòa 1 Bắc Giang

9. Tứ kết 1 : LQĐ Khánh Hòa v. Hà Nội Amsterdam


10. Tứ kết 2: Chuyên Thái Nguyên vs. Quốc Học Huế
11. Tứ kết 3: Chuyên Lý Tổng Hợp vs. Chuyên Quảng Bình
12. Tứ kết 4: Lục Nam Bắc Giang vs. Chuyên Quảng Trị

13. Bán kết 1 : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Quảng Trị


14. Bán kết 2 : Chuyên Lý Tổng Hợp vs. Quốc Học Huế

15. Chung kết : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp

C. Đề thi VLVNC 2007

0. Tuần Demo trắc nghiệm


1. Tuần 1 : Chuyên Quảng Bình vs. Phổ Thông Năng Khiếu HCM
2. Tuần 2: Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình vs. Lê Quý Đôn Bình Định
3. Tuần 3: Đồng Xoài Bình Phước vs. Lê Quý Đôn Hà Tây
4. Tuần 4: Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
5. Tuần 5: Chuyên Hà Nam vs. Chuyên Thái Bình
6. Tuần 6: Duy Tân Phú Yên vs. Lê Hồng Phong HCM
7. Tuần 7. Đô Lương 1 Nghệ An vs. Lam Sơn Thanh Hóa
8. Tuần Playoff tứ kết

9. Tứ kết 1. Phổ Thông Năng Khiếu HCM vs. Lê Quý Đôn Bình Định
10. Tứ kết 2. Hà Nội Amsterdam vs. Lê Quý Đôn Hà Tây
11. Tứ kết 3. Chuyên Thái Bình vs. Chuyên Hà Nam
12. Tứ kết 4. Đô Lương 1 Nghệ An vs. Lê Hồng Phong HCM

13. Bán kết 1. Lê Quý Đôn Hà Tây vs. Lê Quý Đôn Bình Định
14. Bán kết 2. Chuyên Thái Bình vs. Lê Hồng Phong HCM

15. Chung kết . Lê Quý Đôn Hà Tây vs. Lê Hồng Phong HCM

D. Đáp án

E. Lời cảm ơn
A. Lời giới thiệu

1. “ Vatlyvietnam”(1) – Những bước đi đầu tiên của cộng đồng Vật Lý ảo Việt
Nam
…được nhen nhóm từ diễn đàn PhysicsVn của một nhóm sinh viên học Vật Lý, sau gần
bốn năm, “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần trở thành
nơi liên kết những bạn trẻ yêu vật lý, học vật lý, làm vật lý…

Sự ra đời …
Câu chuyện bắt đầu từ một nhóm học sinh sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, với ý định tạo ra một nơi trao đổi và thảo luận về vật lý khi thành lập diễn đàn
PhysicsVn vào cuối năm 2002. Chỉ trong một thời gian ngắn, diễn đàn vật lý đầu tiên của
Việt Nam này đã thu hút được đông đảo thành viên là các bạn đang học vật lý trong
nước, các du học sinh và một số nhà nghiên cứu trẻ tuổi.

Những chủ đề tranh luận được đưa ra khi ấy có khi chỉ là một vài bài toán vật lý đại
cương, rồi đến nghịch lý EPR trong cơ học lượng tử, cho tới cả những vấn đề mới mẻ
nhất của vật lý học như máy tính lượng tử, lý thuyết dây và công nghệ vật liệu. Có lẽ
chính không khí tranh luận sôi nổi, sự tham gia nhiệt tình, vô tư của các bạn học sinh và
sinh viên trong những ngày đầu khó khăn chập chững đã là động lực to lớn thúc đẩy sự
phát triển của một diễn đàn non trẻ: diễn đàn vật lý đầu tiên và cũng là diễn đàn khoa học
chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam (2)

Nhưng không chỉ dừng lại ở một diễn đàn trao đổi vật lý - một diễn đàn của những người
có một niềm đam mề chung - những người làm PhysicsVn ngày ấy còn ấp ủ hi vọng xây
dựng nên một cộng đồng Vật Lý ảo Việt Nam. Và chẳng biết từ lúc nào, ý tưởng về một
“Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần được hình thành ...

và phát triển ...


Việc chuyển hướng phát triển của PhysicsVn từ diễn đàn sang một tổ chức cộng đồng
khoa học ảo được đánh dấu trước tiên bằng sự kiện đổi tên miền từ PhysicsVn thành
Vatlyvietnam và cho ra đời trang chủ - bộ mặt - đưa tin tức, bài viết cùng với các hoạt
động vật lý. Những bài viết của Vatlyvietnam được lấy và dịch chủ yếu từ các tạp chí
khoa học nổi tiếng trên thế giới như Physics Today, PhysicsWeb, American Scientific và
những tạp chí tiếng Việt uy tín như Vật Lý Ngày Nay, Tia Sáng… Chỉ với một đội ngũ
biên tập viên ít ỏi, “trái tay” và nhận lương “tinh thần” cùng “đam mê”, việc đảm bảo
một số lượng dịch và sưu tầm bài viết cũng như đưa tin đều đặn có thể xem là một thành
công không nhỏ của Vatlyvietnam.

Bên cạnh việc đăng bài cùng tin tức, không thể không nhắc đến những hoạt động và
phong trào vật lý được phát động bởi Vatlyvietnam. Chỉ trong một thời gian ngắn,
Vatlyvietnam đã tổ chức và hợp tác rất nhiều hoạt động vật lý được đông đảo các bạn yêu
và học vật lý tham gia hưởng ứng như thành lập nhóm dịch sách PhysicVn Team cùng
với cuốn sách đầu tiên được đặt hàng bởi Nhà xuất bản Trẻ, thành lập Câu lạc bộ Thiên
Văn học với nhiều buổi sinh hoạt học và quan sát bầu trời , phối hợp tổ chức cuộc thi
Khám phá Thiên Văn, Vật Lý Vui (3), PhysicsVn E-Olympiad…
Đặc biệt, cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup đã tổ chức được 2 năm, là cuộc thi vật lý online
đầu tiên giữa các trường phổ thông trong cả nước và thu hút được sự nhiệt tình của hầu
như tất cả các trường phổ thông có phong trào vật lý mạnh như khối Chuyên Lý Đại học
Khoa học Tự Nhiên, Chuyên Lý Hà Nội – Amsterdam, Quốc học Huế, Lê Quí Đôn
(Quảng Trị), Lê Quý Đôn Bình Định, Lê Hồng Phong HCM…

cùng với triển vọng và những dự định ấp ủ.


Có thể nói, được nhen nhóm từ diễn đàn PhysicsVn của một nhóm sinh viên học Vật Lý,
sau gần bốn năm, “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần
trở thành nơi liên kết những bạn trẻ yêu vật lý, học vật lý và làm vật lý. Là một cộng
đồng ảo, nó đã đáp ứng tốt được nhu cầu phục vụ với đối tượng là các bạn học sinh, sinh
viên có chung niềm đam mê bộ môn khoa học nghiên cứu và tìm hiểu bàn chất của tự
nhiên này.

Dự định sắp tới của Vatlyvietnam là tạo ra một trang web mà như một quản trị mạng của
họ nói: đó sẽ là địa chỉ “vật lý cho tất cả mọi người”. Mục tiêu này sẽ được thực hiện
bằng việc đổi hướng nội dung các bài và tin tức trên trang chủ để tiếp cận với đối tượng
không chỉ là những người học và yêu vật lý mà còn cả những độc giả có rất ít kiến thức
về vật lý nhưng quan tâm tới khoa học và muốn tìm hiểu tin tức, bài viết dưới dạng “phổ
cập kiến thức khoa học”.

Tìm được chỗ đứng trong học sinh, sinh viên và những nhà khoa học trẻ tuổi,
Vatlyvietnam giờ đây chỉ còn thiếu một chút sự quan tâm của những nhà vật lý thực sự -
những người đang chèo lái con thuyền vật lý nước nhà - dành cho cộng đồng vật lý trẻ
tuổi; và do đó một trong những hoạt động sẽ được Vatlyvietnam tổ chức trong tương lai
là Giao lưu và gặp với những nhà khoa học. Đây sẽ là cầu nối giữa các thế hệ làm nghiên
cứu, giữa những người yêu khoa học và những người làm khoa học và cũng chính là góp
phần thực hiện cho mục tiêu “vật lý cho tất cả mọi người” mà Vatlyvietnam hướng tới.

Và ấp ủ lớn nhất của Vatlyvietnam mà nói ra có vẻ hơi xa vời: một địa chỉ gặp gỡ giữa
những nhà nghiên cứu và những nhà sản xuất, giữa những người đề xuất công nghệ và
những người tìm công nghệ… Điều đó có viễn tưởng quá không ? Liệu một cộng đồng
“ảo” có thể làm được một việc “thật” đến như thế không ? Vật Lý liệu có thể có ý nghĩa
trong cuộc sống đến thế ? Chúng ta có quyền mơ mộng, bởi thật đơn giản, chúng ta là
những nhà vật lý…

Xin khép lại bài viết giới thiệu về “cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam
Community” bằng một trích đoạn trong bức thư ngỏ mà Vatlyvietnam gửi tới các bạn yêu
và làm vật lý trong cả nước:
“ …..Trong khi ở các lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ đều có những cộng đồng lớn mạnh và vững chắc thì
đáng buồn thay, mỗi người làm công tác vật lý đều rất cô độc. Khi có khó khăn, không biết kêu gọi sự hỗ
trợ từ đâu; khi có thành công cũng không biết phải chia sẻ cùng ai.

Qua đó mới thấy việc thành lập một cộng đồng những người công tác trong ngành vật lý, và mở rộng ra là
những người yêu thích vật lý là cần thiết biết bao. Xuất phát từ thực trang như vậy, chúng tôi, những người
bạn cùng sở thích vật lý, quen biết với nhau từ diễn đàn điện tử Physicsvn quyết định cùng chung sức với
nhau và kêu gọi sự chung sức của mọi người để cùng xây dựng nên một cộng đồng chung cho chúng ta –
cộng đồng của những người Việt Nam yêu thích vật lý, và làm Vật Lý – nền tảng cho vật lý Việt Nam phát
triển mạnh mẽ và nhanh chóng sánh vai cùng bạn bè quốc tế: Cộng đồng “ Vật Lý Việt Nam”

Hy vọng rằng các bạn sẽ cùng chia sẻ quyết tâm, mơ ước và đam mê cùng với chúng tôi và tham gia vào
xây dựng “Vật Lý Việt Nam” “

(Trích “thư ngỏ” của vatlyvietnam)

Nguyễn Hải Sơn


Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris)
Thành viên ban quản trị “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community”
-----------------------------

2. Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup (VLVNC)

Bạn là học sinh, sinh viên được tiếp xúc với internet hàng ngày, hàng tuần, chắc các bạn
đều đã nghe đến các cuộc thi được tổ chức trên mạng, như cuộc thi vật lý vui của diễn
đàn olympiad.net, cuộc thi giải toán VMEO của diendantoanhoc.net hay cuộc thi khám
phá thiên văn do diễn đàn Vật lý Việt nam và diễn đàn olympiad đồng tổ chức. Các cuộc
thi đó, với tinh thần vừa học vừa chơi, đã mang đến cho các bạn nhiều điều thú vị. Các
bạn đã được gặp gỡ, giao lưu với nhiều bạn trẻ khác trong cũng như ngoài nước.

Song có một điều mà các cuộc thi trên vẫn chưa làm được, đó là các cuộc thi này vẫn chỉ
mang tính cá nhân, chưa thực sự kết hợp được sức mạnh tập thể. Đây chính là kinh
nghiệm để diễn đàn vật lý bàn thảo và xây dựng một mô hình cuộc thi online mới. Vật lý
Việt Nam Cup chính là một mô hình được giới thiệu. Nơi mà bạn có thể vừa thể hiện tính
kỹ thuật cá nhân, thông qua phần thi trắc nghiệm trực tuyến 1-1 trên yahoo messeger, vừa
kết hợp được tinh thần và sức mạnh tập thể, thông qua phần giải bài tập theo tuần trên
diễn đàn. Kết quả của cả hai phần thi trắc nghiệm và giải bài tập sẽ đánh giá đúng mực
trình độ và kiến thức của các đội. Các bạn, sẽ chính là những người thay mặt toàn thể
trường mình, thi đấu với các trường bạn trong cả nước, với tình thần học hỏi và giao lưu,
nhưng cũng không thiếu phần quyết liệt và căng thẳng. Chiến thắng sẽ thuộc về tập thể
tài năng và đoàn kết nhất.

Chú thích:

(1): www.vatlyvietnam.org

(2): Hiện nay đã có Diễn đàn Toán học, Diễn đàn Sinh học và Diễn đàn Hóa học Việt
Nam

(3): Cuộc thi Khám Phá Thiên Văn và Vật Lý Vui được phối hợp tổ chức bởi
Vatlyvietnam và diễn đàn Olympia
Đề thi trắc nghiệm, trận 1 – VLVN CUP 2006
Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
Http://www.vatlyvietnam.org
Alligator, Bunhia,Vatly

Câu 1
Một vật ở trạng thái cân bằng khi tổng hợp lực ( forces) của nó bằng 0 . Đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 2
Một quả bóng tennis được đặt trên đỉnh một quả bóng đá , và cùng được thả xuống đất.
Quả bóng đá chạm đất với vận tốc V, hỏi vận tốc lớn nhất mà quả bóng tennis bật lại từ
quả bóng đá là bao nhiêu ?

A. V
B. 2V
C. 3V
D. 4V
E. 5V

Câu 3
Một chiếc máy khoan có lực xoắn là 3Nm khi quay 100 vòng / phút . Hỏi công suất tối
thiểu của máy đó bằng bao nhiêu ?

A. 3000 W
B. 300 W
C. 30 W
D. 3 W

Câu 4:
Hiện tượng cực quang aurora chỉ có thể quan sát được tại :

A. Bắc cực của trái đất


B. Nam cực của trái đất
C. Đường xích đạo
D. Gần vị trí cực từ của bất kỳ thiên thể nào có khí quyển
E. Tại vị trí gần cực từ của bất kỳ thiên thể nào.

Câu 5
Trong các máy gia tốc lớn dùng để gia tốc các chùm ion, hoặc các chùm electron tới các
năng lượng rất cao, các chùm hạt cuối cùng với năng lượng rất cao này sẽ có nhiệt độ :

A. Rất cao bởi vì năng lượng của chùm là rất cao


B. Chỉ có nhiệt độ cao cỡ nhiệt độ ban đầu
C. Cả 2 đều đúng

Câu 6
Nếu máy bay đang bay trên cao mà bị sét đánh thì :

A. Sẽ có một cường độ dòng điện lớn chạy vào trong máy bay.
B. Không hề gì vì máy bay rất kín nên không thể lọt vào được
C. Không hề gì vì cường độ dòng điện trong lòng một vấn dẫn kín sẽ bằng 0 .

Câu 7
Sóng âm là sóng dọc :

A. Luôn đúng
B. Luôn sai
C. Tuỳ vào môi trường

Câu 8:
Một mạch điện có trở thuần R dài L với hiệu điện thế V ở hai đầu .Khi có ion đập vào nó
ở một điểm trên trở thuận R thì lập tức ở 2 đầu sẽ có 2 tín hiệu V1 và V2 . Bằng cách đo
hai tín hiệu này người ta có thể biết được vị trí tương đối nơi hạt ion đập vào điện trở
thuần R. Nếu V1 = 3V2 thì :

A. Hạt tới vị trí cách đầu 1 : L/3


B. Hạt tới vị trí các đầu 2 : L/4
C. Hạt tới vị trí các đầu 2 : 2L/5

Câu 9
Cho hai buồng chứa hai khí khác nhau có cùng áp suất . Nếu bỏ vách ngăn ra thì

A. Entropy do việc trộn hai khí này sẽ tăng


B. Entropy do việc trộn hai khí này sẽ giảm
C. Entrophy do việc trộn hai khí này sẽ không đổi .

Câu 10 ( câu cuối cùng)


Trong dây dẫn điện và trong các tế baò, các xung điện được truyền với vận tốc

A. Bằng vận tốc ánh sáng


B. Bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng
C. Luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng
Đề thi trắc nghiệm tuần 2- VLVNC 2006
Quốc Học Huế vs. Chuyên Bắc Giang
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophyiscs,Bunhia,Vatly

Câu 1 :
Nếu công của ngoại lực tác dụng vào một hệ, giúp di chuyển một vật từ điểm A tới điểm
B trong không gian, bằng 0 , thì mệnh đề nào sau đây là đúng :
A) Ngoại lực được bảo toàn
B) Không có lực ma sát ngoại tác dụng vào .
C) Thế năng của hệ không đổi
D) Động năng của hệ ở điểm A bằng với điểm B.

Câu 2 :
2 quả bóng giống nhau được tung thẳng lên trời . Quả bóng đầu tiên có vận tốc ban đầu
bằng 2 lần quả bóng thứ 2. Độ cao lớn nhất mà quả bóng có vận tốc lớn đạt được so với
độ cao của quả bóng còn là là :
A) Căn bậc 2 lần quả bóng còn lại
B) 2 lần quả bóng còn lại
C) 4 lần quả bóng còn lại
D) 8 lần quả bóng còn lại.

Câu 3 :
Tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc xe đạp . Để xe đạp di chuyển có gia tốc về
phía trước bạn phải tác dụng một lực xoắn vào ổ đĩa . Hỏi lực xoắn đó có hướng thế nào
so với bạn :
A) Phía trước
B) Phía sau
C) Bên phải
D) Bên trái

Câu 4 :
Hiện tượng các chớp sáng xanh khi quan sát mặt trời vào lúc hoàng hôn là do :
A) Hiện tượng tán xạ ánh sáng
B) Hiện tượng sinh lý của mắt
C) Cả 2 nguyên nhân trên

Câu 5 :
Trạm thu và chuyển sóng radio với bước sóng dài dùng các ăngten không phải là gương
nhẵn bóng mà chỉ là các ăng ten dạng lưới kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng radio.
Mặc dù ăng tên không cần nhẵn bóng nhưng vẫn phản xạ được sóng vì :
A) Khái niệm nhắn rất tương đối, nếu kích thước gồ ghề nhỏ hơn nhiều so với bước
sóng thì vật vẫn được coi là nhẵn đối với sóng đó.
B) Sóng radio dài là một sóng đặc biệt
C) Đối với sóng dài radio, ăng tên dạng lưới là một cấu trúc rất tốt dùng để phản xạ.

Câu 6 :
Nguyên nhận gây giật điện ở các mạch điện dân dụng là do :
A) Dòng điện
B) Hiệu điện thế
C) Cả 2

Câu 7 :
Ánh sáng trắng của mặt trời làm nóng được cốc nước, quá trình vật lý thực sự là do :
A) Cốc nước hấp thụ tất cả các ánh sáng trắng
B) Cốc nước hấp thụ chủ yếu là các ánh sáng tím có năng lượng cao
C) Cốc nước hấp thụ chủ yếu các sóng hồng ngoại

Câu 8 :
Khi một electron quay tròn, trong mọi trường hợp nó đều phát ra bức xạ điện từ :
A) Đúng
B) Sai

Câu 9 :
Trong thí nghiệm Young về các vân giao thoa, với 2 khe nhỏ A và B, 2 khe nhỏ này :
A) Chỉ cho ánh sáng lọt qua
B) Có vai trò như là 2 nguồn sáng kết hợp
C) Có kích thước tuỳ ý

Câu 10 ( câu cuối )


Lớp vỏ của mặt trời có nhiệt độ là
A) 6000*C
B) 1000000*C
C) 15 000 000 *C
Đề thi trắc nghiệm tuần 3 – VLVNC 2006
Chuyên Yên Bái vs. Chuyên Thái Nguyên
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics,Bunhia

Câu 1 :
Khi hơi nước chuyển thành nước :
a) Nó sẽ hấp thụ nhiệt
b) Nó sẽ toả nhiệt
c) Nhiệt độ của nó tăng
d) Nhiệt độ của nó giảm.

Câu 2:
Khi tác dụng một xung có cường độ 10 N.s vào một vật có khối lượng là 2 kg đang đứng
yên, thì vật đó sẽ có
a) vận tốc là 20 m/s
b) động lượng là 20 kg.m/s
c) vận tốc là 10 m/s
d) động lượng là 10 kg.m/s

Câu 3:
Nguyên tử khối của Argon (Ar) lớn gấp 2 lần nguyên tử khối của Neon (Ne). Tại điều
kiện áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn, tỉ số vận tốc truyền âm trong Ar so với trong Ne là:
a) 2
b) Căn (2)
c) 1
d) 1/ căn(2)
e) ½

Câu 4:
Hiệu ứng điện quang có thể được giải thích bằng:
a) Thuyết điện từ của ánh sáng
b) Thuyết tương đối đặc biệt
c) Nguyên lý chồng chập
d) Ngoài 3 đáp án trên

Câu 5:
Tương tác yếu nhất trong 4 tương tác của tự nhiên đó là:
a) Tương tác hấp dẫn
b) Tương tác điện từ
c) Tương tác hạt nhân mạnh
d) Tương tác hạt nhân yếu

Câu 6:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất nhiệt của trái đất là do:
a) Trái đất dẫn nhiệt
b) Hiện tượng đối lưu
c) Hiện tượng bức xạ
d) Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 7:
Một tiếng động được truyền từ trong lòng nước lên trên mặt nước, một phần tiếng động
đó chuyển thành âm thanh trong không khí. Khi âm thanh truyền từ nước lên không khí
thì:
a) tần số và bước sóng của nó không đổi
b) tần số không đổi nhưng bước sóng thì giảm
c) tần số không đổi nhưng bước sóng thì tăng
d) tần số tăng , bước sóng giảm
e) tần số giảm, bước sóng tăng

Câu 8:
Một thí nghiệm 2 kheYoung được đặt trong một phòng kín có thể rút hết được không
khí.Ban đầu, thí nghiệm được đo khi buồng có chứa không khí, các vân giao thoa có thể
quan sát được. Sau đó rút dần không khí ra khỏi buồng thì:
a) Các vân giao thoa vẫn không đổi
b) Các vân giao thoa rời xa nhau
c) Các vân giao thoa lại gần nhau
d) Các vân giao thoa biến mất hoàn toàn
e) Các vân giao thoa chuyển dần thành màu đỏ

Câu 9:
Nguyên lý bất định cho rằng: không thể đo được chính xác vận tốc và vị trí của một vât
trong một hệ vi mô. Theo nguyên lý này, biên độ dao động nguyên tử trong một chất rắn
ở nhiệt độ 0 tuyệt đối sẽ:
a) nhỏ hơn kT rất nhiều
b) tỉ lệ với độ bất định của động lượng
c) không thể bằng 0
d) phụ thuộc vào thời điểm quan sát
e) tỉ lệ với nguyên tử khối

Câu 10:
Khái niệm supernova gắn với
a) Sự hình thành của một ngôi sao
b) Sự sụp đổ của một ngôi sao ở bên trong một ngôi sao lùn đen
c) Cái chết của một ngôi sao
Đề thi trắc nghiệm tuần 4 – VLVNC 2006
Ứng Hòa B vs. Chuyên Quảng Trị
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia,Vatly

Câu 1 :
Một vật được treo bằng một sợi dây đàn hồi , dao động với chu kỳ 10 giây. Nếu gấp đôi
chiều dài của sợi dây đó thì chu kỳ mới của nó sẽ là :
a) 7 giây
b) 10 giây
c) 14 giây
d) 20 giây

Câu 2 :
Một tàu vũ trụ hình bánh xe bán kính R quay với vận tốc góc Omega và vận tốc dài V. Số
vòng mà nó đạt được sau khi di chuyển một khoảng cách D là :
a) Omega.D/2.Pi.V
b) R.Omega/V
c) V/ 2.Pi.Omega.R
d) V/ Omega. D

Câu 3 :
Một người phụ nữa ăn một quả chuối có dinh dưỡng là 100 kcal. Nếu năng lượng này
được sử dụng để nâng người này lên khỏi mặt đất thì chiều cao đó sẽ là :
a) 0,7 m
b) 7 m
c) 70 m
d) 700 m

Câu 4 :
Khi cao su được để ở nhiệt đố - 75*C , nó sẽ :
a) Thành đá
b) Mềm ra
c) Dễ gẫy
d) Không có biến đổi vật lý gì .

Câu 5
Một điện tích di chuyển vuông góc với 1 từ trường . Hiệu ứng của trường sẽ làm thay
đổi :
a) Điện tích của hạt
b) Vận tốc của hạt
c) Khối lượng của hạt
d) Năng lượng của hạt
e) Không thay đổi gì

Câu 6 :
Một chiếc bút chì dài 10 cm được đặt thẳng đứng 100 cm trước thấu kính có tiêu cự là +
50 . Hình ảnh của bút chì sẽ có :

a)5 cm chiều dài và thẳng đứng


b)5 cm chiều dài và lộn ngược
c)10 cm chiều dài và thẳng đứng
d)10 cm chiều dài và lộn ngược

Câu 7 :
Bước sóng Broglie của một hạt :
a) tỉ lệ thuận với động lượng của nó
b) tỉ lệ thuận với năng lượng của nó
c) tỉ lệ nghịch với động lượng của nó
d) tỉ lệ nghịch với năng lượng của nó

Câu 8 :
Đại lượng lượng tử xung lượng của một electron nguyên tử :
a) Không bị lượng tử hoá
b) Chỉ lượng tử hoá độ lớn
c) Chỉ lượng tử hoá hướng
d) Lượng tử hoá cả hướng và độ lớn

Câu 9 :
Dạng vô định hình của chất rắn có cấu trúc giống với cấu trúc của
a) Tinh thể có liên kết cộng hoá trị
b) Tinh thể ion
c) Bán dẫn
d) Chất lỏng

Câu 10 :
Năng lượng của mặt trời là do:
a) Phản ứng hạt nhân tạo ra
b) Phản ứng phóng xạ tạo ra
c) Quá trình tạo thành Heli từ Hidro
d) Quá trình tạo thành Hidro từ Heli
Đề thi trắc nghiệm tuần 5 – VLVNC 2006
LQĐ Đà Nẵng vs. Chuyên Quảng Bình
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1 :
Dung dịch nào sau đây có sức căng mặt ngoài lớn nhất :
a) Nước lạnh
b) Nước nóng
c) Nước xà phòng
d) Rượu

Câu 2
Một sợi dây đồng có chiều dài 1m ở nhiệt độ 20* C. Hỏi ở nhiệt độ bao nhiêu thì chiều
dài của nó giảm đi 1 mm so với chiều dài ban đầu
a) 0*C
b) -39*C
c) -79*C
d) -90*C

Câu 3
Một người ì, ( ít hoạt động) tiêu thụ khoảng 6 triệu Joul một ngày. Năng lượng này tương
đương với :
a) 60 W
b) 70W
c) 335 W
d) 600 W

Câu 4
Động cơ nào sau đây có hiệu suất sinh công thấp nhất :
a) Động cơ ga ( xăng, dầu)
b) Động cơ Diesel
c) Động cơ turbin ( tuôc bin) gió
d) Động cơ Carnot

Câu 5
Nam châm vĩnh cửu được tạo bởi:
a) Vật liệu từ thuận
b) Vật liệu từ nghịch
c) Vật liệu từ
d) Cả 3 trường hợp trên

Câu 6
Một hạt nhân dư neutron có thể phân rã phóng xạ cùng với việc giải phóng
a) 1 neutron
b) 1 proton
c) 1 electron
d) 1 positron

Câu 7
4 mảnh sắt được nung ở nhiệt độ khác nhau. Mảnh ở trong nhiệt độ lớn nhất có màu:
a) Trắng
b) Đỏ
c) Vàng
d) Tím

Câu 8
Khi 2 hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau thành một phân tử bền, thì
a) Nó hấp thụ năng lượng
b) Nó giải phóng năng lượng
c) Năng lượng của nó không đổi
d) Phụ thuộc vào từng điều kiện khác nhau

Câu 9
Các electron trong một nguyên tử có cùng:
a) Vận tốc
b) Độ lớn của |Spin|
c) Quỹ đạo
d) Số lượng tử

Câu 10
“ Mọi vật tồn tại bởi vì chúng ta tồn tại “.Đây là
a) Vũ trụ quan của đạo Phật
b) Hệ quả của thuyết Big Bang
c) Hệ quả của thuyết hợp nhất lớn
d) Thuyết vị nhân.
Đề thi trắc nghiêm tuần 6 – VLVC 2006
Tuần thi tổng hợp
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia
Câu 1
Một vận động viên trượt băng nghệ thuật trượt với động năng (1/2) I Omega^2. Cô dang
rộng cánh tay để giảm mô men quán tính xuống còn (1/4) I . Vận tốc góc mới của cô là :
a) Omega/4
b) Omega/2
c) Omega
d) 2 Omega
e) 4 Omega

Câu 2
Một quả bóng khối lượng m được gắn vào một sợi dây, có 1 đầu cố định. Quả bóng quay
theo vòng tròn bán kính R,với phương thẳng đứng . Bỏ qua lực cản của không khí, độ
chênh lệch của lực căng tại đỉnh và đáy của vòng tròn là :
a) mg
b) 2 mg
c) 4 mg
d) 6 mg
e) 8 mg

Câu 3

Câu 4
Gia tốc trọng trường trên mặt trăng là 1,6 m/s^2 . Bán kính của mặt trăng là 1,7 x 10^6 m
. Chu kỳ của vệ tinh trong quỹ đạo tầng thấp của mặt trăng là :
a) 1,0 x 10^3 giây
b) 6,5 x 10^3 giây
c) 1,1 x 10^3 giây
d) 5,0 x 10^6 giây
e) 7,1 x 10^12 giây

Câu 5
Câu 6
Một khối than hồng có công suất toả nhiệt là P ở nhiệt độ T. Khi nhiệt độ giảm xuống
còn T/2 , thì công suất mà khối than hồng giải phóng sẽ bằng :
a) P
b) P/2
c) P/4
d) P/8
e) P/16

Câu 7

Câu 8
Câu 9
Ở nửa đầu của thế kỷ thứ 19, có một định luật mới của vật lý ra đời mang tên « « Phân
bố Bose- Einstein « « . Định luật này giải thích :
a) Sự giãn nở của thời gian của các hạt trong lớp hạ nguyên tử
b) Làm sao năng lượng được trao đổi giữa các hạt khí
c) Mối quan hệ giữa năng lượng và khối lượng ở nhiệt độ cực thấp
d) Sự hoạt động của chất rắn ở nhiệt độ cực thấp.

Câu 10
Độ sáng thường được miêu tả bằng giá trị âm, đó là do :
a) Các nhà khoa học miêu tả độ sáng dựa trên logarit âm của cơ sở 10
b) Các nhà thiên văn dựa trên cách xây dựng của các nhà chiêm tinh
c) Giá trị của độ sáng được các nhà khoa học ngày nay mở rộng ra theo cả 2 chiều so
với giá trị của các nhà triết học Hy Lạp đã đặt ra.
d) Người Ai Cập cổ không có khái niệm về số âm.
Đề thi trắc nghiệm tuần 7 – VLVC 2006
Thủ Khoa Nghĩa An Giang vs. Lục Nam Bắc Giang
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
Nước nặng deuterium là nước có
a) Khối lượng riêng lớn hơn nước thường
b) Nhẹ hơn nước triterium
c) Có công thức phân tử là D_2O
d) Cả 3 đáp án trên

Câu 2
Một người đàn ông nặng 800 N ở trên mặt đất, khi người ấy ở trên một tàu vũ trụ, cách
mặt đất một khoảng bằng chính bán kính của trái đất, thì trọng lượng của người đó là
a) 200 N
b) 400 N
c) 800 N
d) 0 N

Câu 3
Độ sâu của nước, nơi mà khối lượng riêng của nước nặng hơn 1% so với nước trên bề
mặt của nó là
a) 2,3 x 10^ 2 m
b) 2,3 x 10^ 3 m
c) 2,3 x 10^4 m
d) 2,3 x 10^5 m

Câu 4
Một sợi dây kim loại có tần số dao động cơ bản là 400 Hz. Nếu bán kính của sợi dây tăng
lên gấp đôi, thì tần số dao động cơ bản mới sẽ là
a) 100 Hz
b) 200 Hz
c) 400 Hz
d) 800 Hz

Câu 5
electron vôn ( electron volt) là đơn vị của
a) Điện tích
b) Hiệu điện thế
c) Năng lượng
d) Động lượng

Câu 6
Quy tắc bàn tay phải áp dụng cho
a) Các điện tích dương
b) Các điện tích âm
c) Cả 2
d) Các điện tích di chuyển song song với trường điện từ .

Câu 7
Đồng tử của mắt có nhiệm vụ
a) Điều chỉnh tiêu cự của mắt
b) Điều chỉnh biện độ khoảng cách thích hợp với mắt
c) Điều chỉnh khoảng cách xa nhất có thể nhìn thấy
d) Điều chỉnh lượng ánh sáng đến mắt

Câu 8
Ống phóng điện tử , nguồn sinh ra các chùm hạt điện tử cho rất nhiều các thiết bị như ti
vi, kính hiển vi điện tử và máy gia tốc điện tử vv.. hoạt động dựa trên các nguyên tắc :
a) Phát xạ điện tử do nhiệt
b) Phát xạ điện tử do hiệu ứng trường
c) Phát xạ điện tử do hiệu ứng quang điện
d) Cà 3 đáp án trên

Câu 9
Lực Van der Waals hình thành là do
a) Trao đổi electron
b) Dùng chung electron
c) Sự phân bố không đối xứng điện tích
d) Sự phân bố đối xứng điện tích

Câu 10
Điều gì xảy ra khi một thiên thạch tiến vào gần mặt trời
a) Nó sẽ hình thành một cái đuôi
b) Nó sẽ sáng lên
c) Nó sẽ bị chảy ra
d) Ngoài 3 đáp án trên
Đề thi trắc nghiêm tuần 8 – VLVNC 2006
LQĐ Khánh Hòa vs. Hiệp Hòa 1 Bắc Giang
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
3 trụ cùng khối lượng M được lăn không trược từ một mặt phẳng nghiêng chiều cao H.
Hình dạng của mỗi hình trụ :
1. Rỗng, bán kính R
2. Đặc, bán kính R/2
3. Đặc, bán kính R Hỏi hình trụ nào sẽ lăn xuống trước
a) I
b) II
c) II
d) I & II - e) II & III

Câu 2
Một đầu roi chiều dài L, diện tích mặt cắt A được giữ ở nhiệt độ T_1 , và đầu còn lại ở
nhiệt độ T_2. Mệnh đề nào sau đây miêu tả lượng nhiệt trao đổi trên một đơn vị thời gian
là đúng ?
I . Tốc độ trao đổi nhiệt tỉ lệ với 1/ (T_1 – T_2 )
II. Tỉ lệ với A
III. Tỉ lệ với L
a) II - b) III
c) I & II - d) I & III - e) II & III

Câu 3
Một chiếc ống có tần số âm thanh dao động là 50 Hz, 150 Hz, 250 Hz,…Ống này
a) Mở cả 2 đầu và có chiều dài là 1,7 m
b) Mở cả 2 đầu và có chiều dài là 3,4 m
c) Mở cả 2 đầu và có chiều dài là 6,8 m
d) Mở một đầu, đóng một đầu và có chiều dài là 1,7 m
e) Mở một đầu, đóng một đầu và có chiều dài là 3,4 m

Câu 4
Một con cá heo phát ra âm thanh với tần số là f_0, và bơi dưới nước theo đường thẳng
với vận tốc bằng 0,1% vận tốc của âm thanh trong nước. Tần số phản xạ mà con cá heo
trải nghiệm là :
a) 0,98 f_0
b) 0,99 f_0
c) f_0
d) 1,01 f_0
e) 1,02 f_0

Câu 5
Có 2 thấu kính, một hội tụ với tiêu cự +10 cm, một phân kỳ với tiêu cự -20 cm. Trường
hợp nào sau đây sẽ tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật thực.
a) Đặt vật 5 cm trước thấu kính hội tụ
b) Đặt vật 15 m trước thấu kính hội tụ
c) Đặt vật 25 cm trước thấu kính hội tụ
d) Đặt vật 15 cm trước thấu kính phân kỳ
e) Đặt vật 25 cm trước thấu kính phân kỳ

Câu 6
2 hạt điện tích q_1 = + 1.00 uC bên trái, và q_2 = 4,00 uC bên phải,cách nhau một
khoảng là 2 m . Nơi tổng trường điện tích bằng 0 là :
a) 0,40 m bên phải của q_1
b) 0,13 m bên phải q_1
c) 0,1 m bên phải q_1
d) 0,067 m bên trái q_1
e) 0,2 m bên trái q_1

Câu 7
Một dây dẫn thẳng đứng mang dòng điện có chiều hướng lên , xuyên qua một từ trường
có chiều Nam à Bắc . Lực từ của sợi dây dẫn có hướng :
a) Đông
b) Tây
c) Nam
d) Bắc
e) Đi xuống dưới

Câu 8
Màu đen được sinh ra bởi :
a. Quang phổ màu đen.
b. Vắng mặt của tất cả các quang phổ trong dảI nhìn thấy.

Câu 9
Khi nhìn vào phần tâm lò của lò phản ứng hạt nhân có dùng chất tảI nhiệt là nước nặng,
ta thấy có màu xanh được tạo bởi :
a. Bức xạ Cherenkov
b. Bức xạ nơtrôn
c. Bức xạ electron

Câu 10
Nếu Mặt trời được thay thế bằng một lỗ đen có khối lượng tương đương với khối lượng
của Mặt trời, điều gì sẽ xảy ra ngay sau khi lỗ đen này thay thế mặt trời ?
a) Trái đất sẽ bị hút vào lỗ đen
b) Trái đất sẽ bị đẩy ra xa lỗ đen
c) Bán kính quỹ đạo của trái đất không đổi, nhưng chu kỳ của nó sẽ tăng.
d) Cả bán kính và chu kỳ quỹ đạo của trái đất đều không thay đổi
e) Bán kính quỹ đạo của trái đất không đổi nhưng chu kỳ của nó sẽ giảm.
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 1 – VLVNC 2006
LQĐ Khánh Hòa vs. Hà Nội Amsterdam
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
Mũi tên nào ở hình vẽ trên miêu tả gia tốc của một con lắc đơn tại một điểm trung gian
trên đường dao động của nó :

A)
B)
C)
D)
E)

Câu 2
Một chiếc vụ quay như hình sau, với trục quay nghiêng 1 góc 15 độ so với phương thẳng
đứng. Sức cản của gió là không đáng kể. Độ lớn của mô men xung lượng của mặt đỉnh
sẽ___, khi nó ____

a) Tăng,quay theo hướng ngược kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống.
b) Tăng, không quay.
c) Không đổi, không quay.
d) Không đổi, quay theo hướng kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống
e)Không đổi, quay theo hướng ngược kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống
Câu 3
Một rocket được phóng từ một hành tinh khối lượng M, bán kính R. Vận tốc nhỏ nhất mà
rocket đó cần có để có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn của hành tinh đó là :
a) V= sqrt(2Gm/R^2)
b) V= sqrt(2GM/R)
c) V= sqrt(GM/R^2)
d) V= sqrt(GM/R)
e) V= sqrt(GM)

Câu 4.
Một khối vuông nhỏ bắt đầu từ điểm M với độ cao 4R, với R là bán kính của vòng tròn,
Khối vuông lăn với ma sát không đáng kể theo hình vẽ trên.Lực tác dụng của vòng tròn
vào khối vuông tại điểm 2 gần bằng_____, lần trọng lượng Mg của khối vuông.

a) 1
b) 2
c) 3
d) 4
e) 5

Câu 5
2 nguồn , cùng pha ở khoảng cách d, tạo ra một sóng với bước sóng \lamda như hình vẽ
trên. Với điều kiện nào để độ chênh lệch \Delta L = L1 - L2 luôn luôn (((( constructive
interference)))) tại điểm P
a) d.sin(alpha)
b) x/L1
c)(x/L2)d
d)lamda/2
e) 2.lamda

Câu 6
Một nguồn tĩnh tạo ra các sóng với bước sóng là \lamda vận tốc là V. Nếu nguồn di
chuyển sang phải với vận tốc V_s, khoảng cách ở giữa 2 sóng ngoài cùng bên trái \lamda
như hình vẽ sẽ là :

Câu 7
Tổng điện trường tạo bởi 2 hạt điện tích của hình vẽ sau bằng 0 ở điểm
a) 3,00 m bên phải điện tích -9,00 uC
b) 0,40 m bên phải điện tích 4,0 uC
c) 0,31 m bên phải điện tích 4,00 uC
d) 0,80 m bên trái điện tích 4,00 uC
e) 2,00 m bên trái điện tích 4,00 uC

Câu 8
Một khối cầu với mật độ điện tích đều \p . Một lỗ cầu nhỏ bán kính c nằm ở trong như
hình vẽ trên, với khoảng cách giữa 2 tâm là b ( b>c). Độ lớn của điện trường tại tâm của
lỗ nhỏ là :

A)
B)
C)
D)
E)

Câu 9
Một sóng có phương trình là y(x,t) = 0,03 .sin( 5\pi + 4\pi t) Với x và t có đơn vị là mét
và giây . Chiều +x hướng sang bên phải . Vận tốc của sóng là :
a) 0,8 m/s theo hướng trái
b) 1,25 m/s thao hướng trái
c) 0,12 \pi m/s theo hướng phải
d) 0,8 m/s theo hướng phải
e) 1,25 m/s theo hướng phải

Câu 10
Hình vẽ trên thu được từ một khoang bóng ( bubble chamber). Từ trường hướng ra bên
ngoài (mặt giấy) . Tất cả các hạt đều có cùng vận tốc với chiều từ trái qua phải . Hỏi hạt
nào ở trên giống với hạt electron nhất :
a) A
b) B
c) C
d) D
e) E
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 2 – VLVNC 2006
Chuyên Thái Nguyên vs. Quốc Học Huế
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1 :
Muon là một hạt hạ nguyên tử có cùng điện tích với electron, nhưng lại có khối lượng
gấp 200 lần khối lượng của electron. Nếu một hạt electron và một hạt muon được giải
phóng từ một khoảng cách bằng nhau so với một cầu điện tích dương, thì chúng sẽ đi tới
quả cầu đó với :
a) Cùng một vận tốc tiếp xúc
b) Cùng một động năng tiếp xúc
c) Sau cùng một thời gian
d) Tất cả các đáp án trên
e) Ngoài các đáp án trên

Câu 2 :
Tổng điện tích Q được phân bố đều bên trong một khối cầu không dẫn điện. Nếu một
điện tích điểm q được đặt bên ngoài khối cầu thì :
a) Thế năng tại các điểm bên trong khối cầu không đổi
b) Điện trường tại các điểm bên trong khối cầu không đổi
c) Tổng luồng điện ( electric flux) thông qua bề mặt của khối cầu không đổi
d) Tất cả các đáp án trên
e) Ngoài các đáp trên

Câu 3 :
Thạch Sanh nhắm cung tên của mình vào mắt một con nai cách xa 30 m theo hướng nằm
ngang. Nếu mũi tên của Thạch Sanh đi đúng đích, 1.0 m phía dưới mắt của con nai, hỏi
vận tốc của mũi tên khi ra khỏi cung là bao nhiêu ? ( bỏ qua lực cản của không khí)
a) 6,0 m/s
b) 13 m/s
c) 33 m/s
d) 67 m/s
e) 150 m/s

Câu 4:
Mệnh đề nào sau đây là đúng khi so sánh một quang tử ( photon) trong chân không có
năng lượng là 8 eV và một quang tử khác có năng lượng 4 eV.
a) Quang tử 8 eV có vận tốc di chuyển lớn hơn
b) Quang tử 8 eV có bước sóng dài hơn
c) Quang tử 4 eV có tần số thấp hơn
d) Quang tử 4 eV có vận tốc thấp hơn
Câu 5:
Điều nào sau đây về lực hạt nhân mạnh là đúng :
a) Lực hạt nhân mạnh hoạt động ở khoảng các rất lớn
b) Nó giữa proton và neutron lại trong hạt nhân
c) Nó yếu hơn cả lực hấp dẫn
d) Nó đẩy các hạt điện tích trung bình

Câu 6:
Các điện trở R1, R2, R3 được điều chỉnh sao cho dòng điện trong amper kế chỉ số 0. Hỏi
điện trở chỏ R là bao nhiêu ?

a) R2
b) R3
c) R2R3/R1
d) R1R3/R2
e) R2R3/R1

Câu 7:
Một tấm phim mỏng có độ triết suất là 1,33 và 1,55 như hình vẽ . Hỏi bề dày của tấm
phim tối thiểu là bao nhiêu để phản xạ ánh sáng với bước sóng 600nm ?
a) 225 nm
b) 300 nm
c) 400 nm
d) 450 nm
e) 600 nm

Câu 8:
Trong tất cả các sơ đồ áp suất- thể tích sau, đường cong ít biểu diễn quá trình đẳng nhiệt,
một quá trình ở đó nhiệt độ được giữ không đổi. Hỏi đường màu đen nào biểu diễn quá
trình tốt nhất quá trình đoạn nhiệt , một quá trình ở đó không có nhiệt được ra hay vào
trong hệ.

a)
b)
c)
d)
e)

Câu 9:
Trong một vụ nổ lớn supernova, nếu một hạt nhân Sắt nhận được một neutron và trải qua
quá trình phân rã beta trừ , hỏi nguyên tố nào sẽ được hình thành ?
a) Manganesium
b) Colbal
c) Crom
d) Nikel

Câu 10:
Ở giai đoạn cuốn cùng của sự hoạt động, mặt trời sẽ mất một nửa khối lượng của nó bằng
việc :
a) Giải phóng lớp vỏ để hình thành các tinh vân.
b) Giải phóng lớp vỏ trong một vụ nổ lớn supernova
c) Giải phóng lớp vỏ để hình thành các đám bụi phân tử vũ trụ
d) Hình thành một hệ mặt trời nhỏ từ vật vật chất trong lớp vỏ của nó.
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 3 –VLVNC 2006
Chuyên Quảng Bình vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics, Bunhia

Câu 1
Một quả cầu đặc đồng chất có mô men quán tính I đối với trục thẳng đứng đi qua tâm.
Mô men quán tính của quả cầu đối với trục nằm ngang, tiếp xúc với bề mặt hình cầu
sẽ là:
a) I
b) 7/2I
c) 7/5I
d) 2/5I

Câu 2
Khí lí tưởng được chứa trong hai bình cách nhiệt giữ ở nhiệt độ không đổi T1, T2 với
T1<T2. Nếu mở van để khí trong 2 bình thông nhau thì mật độ khí trong bình 1 sẽ:
a) Nhỏ hơn mật độ khí ở bình 2
b) Bằng mật độ khí ở bình 2
c) Lớn hơn mật độ khí ở bình 2
d) Không so sánh được.

Câu 3
Hai chất lỏng không hòa tan mật độ d1,d2 (d1>d2) được chứa trong một bình chứa.
Một vật đặc thể tích V nổi giữa mặt phân cách của 2 chất lỏng. Phần thể tích của khối
lập phương chìm trong chất lỏng dưới là V1. Lực đẩy Achimed do hệ chất lỏng tác
dụng lên hệ sẽ là:
a) V1.d1
b) V1.d1+(V-V1).d2
c) V1.d1-(V-V1).d2
d) Không đủ dữ kiện để tính

Câu 4
Nhà máy nước thường xây dựng các tháp nước cao để tạo áp lực nước cung cấp đến
người sử dụng. Để đảm bảo áp lực nước ổn định, tháp nước thường có hình dạng:
a. Hình trụ tiết diện đều
b. Tiết diện không đều, trên nhỏ, dưới rộng
c. Tiết diện không đều, trên rộng, dưới nhỏ
d. Hình gì cũng được, miễn là đủ cao.

Câu 5
Hai thỏi hình hộp chữ nhật dài giống hệt nhau được sơn hai mầu xanh, đỏ. Một thỏi là
nam châm, một thỏi là sắt. Quan sát thấy khi đặt một đầu của thỏi đỏ vào phần giữa của
thỏi xanh, lực hút giữa hai thỏi lớn hơn khi làm ngược lại. Kết luận
a) Thỏi đỏ là nam châm
b) Thỏi xanh là nam châm
Câu 6
Sơ đồ mạch điện nào sao đây được dùng để tính điện trở , sử dụng định luật Ohm.(V) và
(A) là vôn kế và ampe kế lý tưởng.
a)
b)
c)
d)
e)

Câu 7
Nếu khối lượng của mặt trời tăng lên gấp 4 thì chu kỳ chuyển động của trái đất quanh
mặt trời sẽ là (giả sử khoảng cách từ trái đất đến mặt trời không đổi):
a. ¼ năm
b. ½ năm
c. 2 năm
d. 4 năm

Câu 8
Người ta dùng phương pháp mạ điện để mạ 2 tấm kim loại bằng đồng và vàng. Giả thiết
dòng điện để mạ trong 2 trường hợp bằng nhau. Để có cùng khối lượng kim loại được
mạ, tỉ lệ thời gian mạ đồng so với thời gian mạ vàng là:
a. 0.32
b. 1
c. 1.7
d. 3

Câu 9
3 phút sau vụ nổ Big bang, khi phản ứng tổng hợp hạt nhân gần kết thúc, 2 hạt trội nhất
đống góp vào mật độ năng lượng của vũ trụ là:
a) Pions và Protons
b)Neutrinos và Photons
c) Neutrons và Electrons
d) Positions và Muons
e) Quarks và Kaons

Câu 10
Các trường Higgs giới thiệu trong Thuyết điện yếu và Thuyết thống nhất lớn, được cho là
nguyên nhân phá vỡ sự đối xứng của tự nhiên .Chúng là
a) Các trường vector vô hướng, ứng với các hạt spin 0
b) Các trường Spinor, ứng với các hạt spin ½
c) Các trường vector, tương ứng với các hạt spin 1
d) Các trường tensor, ứng với các hạt spin 2
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 4 – VLVNC 2006
LQĐ Quảng Trị - Lục Nam Bắc Giang
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
Một tài xế lái một chiếc xe khối lượng 1000kg vào một đường vòng, không nghiêng,
bán kính 100m với vận tốc 10m/s. Lực ma sát lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường là
900 N. Chiếc xe sẽ :
a) Trượt vào bên trong vòng cung
b) Vòng được như thường
c) Chậm lại do có lực ly tâm
d) Chỉ vòng được khi tăng vận tốc lên
e) Trượt ra bên ngoài vòng cung

Câu 2
Để tăng nhiệt độ của một chất khí lý tưởng lên 150*K, với thể tích bình không đổi, thì
nhiệt lượng cần thêm vào là 6300J; nếu áp suất không đổi, thì nhiệt lượng cần thêm vào
là 8800J. Hỏi nội năng của chất khi thay đổi bao nhiêu, khi nhiệt độ của nó tăng lên
150*K
a) 2500 J
b) 6300 J
c) 8800 J
d) 11,300 J
e) 15,100 J

Câu 3
Một cục đá lạnh với khối lượng m rơi xuống một cái hồ. Sau va chạm, 1/5 khối lượng của
viên đá bị chảy nước. Cả viên đá và hồ đều có cùng nhiệt độ là 0*C . Nếu L là nhiệt nóng
chảy, (fusion), khoảng cách tối thiếu mà viên đá đã rơi xuống mặt hồ là :
a) L/5g
b) 5L/g
c) gL/5m
d) mL/5g
e) 5gL/m

Câu 4
Có 3 khối cầu tương đương dẫn điện, miêu tả ở hình vẽ trên link. Cầu 1 và cầu 2 cách
nhau một khoảng tương đối lớn so với bán kính của chúng. Chúng có cùng điện tích và
đẩy nhau với một lực tĩnh điện F. Cầu 3 trung hoà và được đặt trên 1 giá cách điện,được
mang lại gần, chạm vào quả cầu 1, rồi quả cầu 2 sau đó được đưa ra ngoài. Nếu khoảng
cách giữa 2 quả cầu 1 và 2 không đổi, thì lực tĩnh được giữa 2 quả cầu là :
a) 0
b) 1/16 F
c) 1/4F
d) 3/8F
e) 1/2F

Câu 5
Ở mạch điện miêu tả như hình vẽ ( link trên ), cường độ dòng điện I là :

a) V/5R
b) V/4R
c) 2V/5R
d) 2V/4R
e) 2V/R

Câu 6
2 dòng điện giống nhau, trong 2 dây điện được đặt vuông góc như hình vẽ ở link trên . 2
dây này được đặt rất sát nhau, tuy nhiên không chạm . Từ trường có thể bằng 0 :
a) Ở một điểm thuộc vùng 1
b) Ở một điểm thuộc vùng 2
c) Ở một điểm thuộc cả vùng 2 và vùng 4
d) Ở các điểm thuộc cả vùng 1 và vùng 1
e) Ở các điểm thuộc cả vùng 1 và vùng 4

Câu 7
Năng lượng cần thiết để đẩy 2 electron của Heli từ lớp năng lượng thấp nhất là 79.0 eV.
Năng lượng để ion hoá ( di chuyển 1 electron ) của Heli sẽ là :
a) 24,6 eV
b) 39,5 eV
c) 51,8 eV
d) 54,4 eV
e) 65,4 eV

Câu 8
Một gương cầu lõm tiêu cự F và vị trí của vật 0 được miêu tả như hình vẽ ở link trên .

Ảnh của vật sẽ nằm ở vị trí


a) I
b) II
c) III
d) IV
e) V

Câu 9
Hạt nào sau đây sẽ tổng hợp nguồn năng lượng nhiều nhất nếu toàn bộ khối lượng của
nó được biến đổi thành năng lượng :
a) Electron
b) Neutron
c) Proton
d) Alpha
e) Quark

Câu 10 ( 90 giây )
Các bước tính toán về mô hình tổng hợp hạt nhân( nucleosynthesis) Big bang được thực
hiện bởi George Gamow và cộng sự của ông là Ralph Alpher và Robert Herman những
năm 40 của thế kỷ trước. Họ đã thử tuy nhiên không thành công khi giải thích sự phong
phú của tất cả các thành phần của nuclei theo dạng tổng hợp trong quá trình Big bang .
Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng :
a) Tất cả các nguyên tố trừ Hydro được tổng hợp đầu tiên trong các ngôi sao
b) Tất cả các nguyên từ trừ Hidro, Heli và Lithium đều được tổng hợp đầu tiên trong
các ngôi sao
c) Tất cả các nguyên tố nặng hơn Canxi đều được tổng hợp từ các ngôi sao , còn các
nguyên tố nhẹ hơn được tổng hợp từ Big Bang
d) Tất cả các nguyên tố nặng hơn Sắt đều được tổng hợp từ các ngôi sao, còn các
nguyên tố nhẹ hơn được tổng hợp từ Big Bang
Đề thi trắc nghiệm bán kết 1 – VLVNC 2006
Chuyên Quảng Trị vs. HN – Amsterdam
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1

Đồ thị trên miêu tả thời gian t và vị trí x của một hạt. Nếu b và c là 2 hằng số dương, biểu
thức nào sau đây miêu tả đúng nhất gia tốc a của hạt ?
a) a = 0
b) a = +b
c) a = -c
d) a = b +ct
e) a = b – ct

Câu 2
Một con lắc đơn chiều dài L khối lượng M được đính vào một thanh gỗ có thể di chuyển
được. Để dây con lắc di chuyển và tạo một góc không đổi \Alpha với phương thẳng đứng,
thanh gỗ phải di chuyển:

a) Về bên phải với gia tốc không đổi a = g.tan (alpha)


b) Về bên trái với gia tốc không đổi a = g.tan (alpha)
c) Về bên phải với gia tốc không đổi a = g. sin (alpha)
d) Về bên phải với vận tốc không đổi v= Căn (Lg).tan(alpha)
e) Về bên trái với vận tốc không đổi v = Căn(Lg).tan(alpha)
Câu 3
Nếu nhiệt độ tuyệt đối của của vật đen tăng lên theo hệ số 3, năng lượng bức xạ/giây/đơn
vị diện tích sẽ :
a) Giảm theo hệ số 81
b) Giảm theo hệ số 9
c) Tăng với hệ số 9
d) Tăng với hệ số 27
e) Tăng với hệ số 81

Câu 4
Một tia sáng từ không khí đến một vật liệu trong suốt. Góc tới là 49*, không khúc xạ ra
30*. Hỏi vận tốc của tia sáng trong vật liệu trong suốt là bao nhiêu ?
a) 1.8 x 10^8 m/s
b) 2.0 x 10^8 m/s
c) 2.3 x 10^8 m/s
d) 3.0 x 10^8 m/s
e) 4.5 x 10^8 m/s

Câu 5
Một hạt tự do với động năng E tương ứng với bước sóng Broglie \Lamda di chuyển vào
vùng có thế năng V. Bước sóng Broglie mới của hạt sẽ là :
a) \Lamda(1+E/V)
b) \Lamda(1-V/E)
c) \Lamda(1-E/V)^-1
d) \Lamda(1+V/E)^1/2
e) \Lamda(1-V/E)^-1/2

Câu 6
Một tụ điện 3 –microfarad được mắc nối tiếp với một tụ điện 6 –microfarad. Khi hiệu
điện thế 300 V được đưa vào mạch của 2 tụ điện này, tổng năng lượng lưu trữ trong 2 tụ
điện sẽ là :
a) 0,09 J
b) 0,18 J
c) 0,27 J
d) 0,41 J
e) 0,81 J

Câu 7
Các electron chuyển động có gia tốc cắt ngang qua một vùng có hiệu điện thế V, sau đó
đi vào một ống song song tạo bởi 2 cuộn dây điện , với cường độ dòng điện I . Các
electron sẽ đi theo chiều của vòng tròn bán kính r.
Nếu cường độ dòng điện gấp đôi, thì vòng tròn chuyển động của electron có bán kính là:
a) 2r
b) 0.5r
c) r
d) 0.71r
e) 1.4r

Câu 8
Một sóng trong nước truyền từ vùng có độ sâu h đến một vùng có độ sâu 4h. Vận tốc v và
bước sóng \lamda của nó sẽ thay đổi như thế nào ?
a) v tăng lên 2v, \lamda tăng lên thành 2\lamda
b) v tăng lên 2v. \lamda giảm xuống còn (1/2)\lamda
c) v giảm còn v/2, \lamda giảm còn \lamda \4
d) v không đổi, \lamda giảm một nửa
e) v không đổi, \lamda tăng 4 lần

Câu 9
Một mẫu thử phóng xạ chỉ phân rã thành tia \Gamma và tia \Beta. Nếu bán phân của
|gamma là 24 phút, của |Beta là 36 phút, thì bán phân của mẫu phóng xạ sẽ là :
a) 30 phút
b) 24 phút
c) 20.8 phút
d) 14.4 phút
e) 6 phút

Câu 10
Trong cuốn sách 3 phút đầu tiên , Steven Weinberg đã đưa ra 3 nguyên nhân giải thích
tại sao việc nghiên cứu bức xạ phông vũ trụ ( 2,7*K) lại không được chú trọng trong
khoảng thời gian những năm 50-60 . Một trong những nguyên nhân đó là :
a) Kết quả trước đó dự đoán nhiệt độ phông vũ trụ chỉ có 0,1 *K vì thế quá thấp để
có thể không dò bắt được .
b) Có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực nghiệm
c) Thiếu kỹ thuật
d) Do các nhà vật lý khi đó đều ủng hộ mô hình vũ trụ tĩnh, nên dự đoán của mô
hình Big Bang không được xem xét một cách thận trọng
Đề thi trắc nghiệm bán kết 2 – VLVNC 2006
Quốc Học Huế vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
Một chiếc đũa nhỏ đồng chất, khối lượng M và chiều dài L được dựng thẳng đứng trên
một cái leo không ma sát như hình vẽ ở link trên, sau đó ngả xuống mặt đất. Vận tốc đầu
còn lại của chiếc đũa khi chạm đất sẽ là :

a) Căn(Lg/3)
b) Căn(Lg)
c) Căn(3Lg)
d) Căn(12Lg)
e) 12Căn(Lg)
(Căn = Căn bậc 2 )

Câu 2
7 đồng tiền xu được xếp chụm lại với nhau , tạo thành hình lục giác đều như hình vẽ ở
link trên. Mỗi đồng tiền xu có khối lượng m và bán kính r. Hỏi mômen quán tính của hệ
(7 đồng tiền xu) quanh trục xuyên tâm, vuông gốc với mặt phẳng của thất giác là bao
nhiêu?

a) (7/2) mr^2
b) (13/2) mr^2
c) (29/2) mr^2
d) (49/2) mr^2
e) (55/2) mr^2

Câu 3
Ở 20*C, một ống mở cả 2 đầu cộng hưởng với tần số 440 Hz. Khi vận tốc âm thanh giảm
3%, do trời lạnh, thì tần số cộng hưởng mới của ống sẽ là :
a) 414 Hz
b) 427 Hz
c) 433 Hz
d) 440 Hz
e) 453 Hz
Câu 4
Các electron chuyển động có gia tốc cắt ngang qua một vùng có hiệu điện thế V, sau đó
đi vào một ống song song tạo bởi 2 cuộn dây điện , với cường độ dòng điện I . Các
electron sẽ đi theo chiều của vòng tròn bán kính r.

Nếu gia tốc tăng gấp đôi, thì chiều vòng tròn chuyển động của electron có bán kính là:
a) 2r
b) 0.5r
c) r
d) 0.71r
e) 1.4r

Câu 5
Một khối lập phương bằng nhôm có cạnh là 0.1m được thả xuống một cái bể bơi sâu với
khối lượng riêng của nước là 1.00x10^3 kg/m^3. Khối nhôm rơi từ từ xuống đáy. Nếu
khối lượng riêng của nó là 2.7 x10^3 kg/m^2, lực Achimec tác dụng vào khối nhôm là :
a) 26.6 N
b) 9.8 N
c) 2.7 N
d) 1.0 N
e) 0 N

Câu 6
Một vật được đặt 60 cm trước một thấu kính hội tụ lồi. Ảnh của nó là ngược và kích
thước chỉ còn ½ . Hỏi tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ?
a) 90 cm
b) 60 cm
c) 45 cm
d) 30 cm
e) 20 cm

Câu 7
2 thanh nam châm dài được đặt dưới một tấm giấy, phía trên là các nạm sắt li ti, như hình
vễ ở link trên. Khi 2 cực bắc của nam châm cách nhau một khoảng nhỏ và cùng chạm vào
mặt giấy, hỏi đường sức từ sẽ có dạng như thế nào ?
a)
b)
c)
d)

Câu 8
Đồ thị nào sau đây miêu tả mối quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở của một bán dẫn tinh
khiết.

a)
b)
c)
d)
e)
Câu 9
Phản ứng phân ra muon với thời gian tồn tại vào khoảng 10^-6 giây , sau chuyển sang
một electron, 1 muon – neutrino và một electron antineutrino . Hạt muon không thể phân
rã sang một electron và một neutrino, đó là do bị chi phối bởi định luật bảo toàn :
a) Điện tích
b) Khối lượng
c) Năng lượng và momen
d) Số baryon
e) Số lepton

Câu 10
Theo mô hình Thuyết thống nhất lớn (GUT), nếu đơn cực từ ( monopole) tồn tại thì nó sẽ
có khối lượng là :
a) 1 GeV
b) 10^10 GeV
c) 10^16 GeV
d) 10^25 GeV
Đề thi trắc nghiệm chung kết – VLVNC 2006
Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics, Eros

Câu 1
Các loại kính cửa sổ hiện nay đều có tính năng: trời sáng thì dễ nhìn từ trong ra ngoài,
trời tối dễ nhìn từ ngoài vào trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

a)Độ phản xạ của kính cao hơn bình thường


b)Độ hấp thụ của kính cao hơn bình thường
c)Kính làm ánh sáng truyền qua bị phân cực
d)Cả 3 yếu tố trên

Câu 2
Lực kéo ô tô chuyển động là

a)Lực kéo của động cơ


b)Lực ma sát trượt
c)Lực ma sát nghỉ
d)Lực ma sát lăn

Câu 3
Bước sóng của lò vi sóng (microwave) nằm trong khoảng

a)Mét-centimet
b)Centimét -milimét
c)Milimét-micromet
d)Micromet-nanomét
e)Dưới nanomét

Câu 4
Hai kính phân cực P1, P2 được đặt song song sao cho trục phân cực vuông góc với nhau,
ánh sáng không phân cực chiếu vuông góc tới P1 sẽ không truyền qua P2. Muốn ánh sáng
truyền qua được, ta phải đặt một kính phân cực thứ 3, P3, ở vị trí

a)Trước P1
b)Giữa P1 và P2
c)Sau P2
d)Không có cách nào cả

Câu 5
Các vệ tinh địa tĩnh của trái đất có đặc điểm chung:

a)Cùng bán kính quỹ đạo


b)Cùng chu kỳ
c)Cả 2 yếu tố trên
d)Không yếu tố nào trong cả a và b.

Câu 6
Để bẫy điện tích, tại sao người ta chỉ sử dụng bẫy từ (dạng chai từ) hoặc các bẫy điện từ
kết hợp (bẫy Paul hoặc bẫy Penning) mà không dùng một bẫy điện tích chỉ với điện
trường tĩnh ?

a)Rất khó tạo ra một điện trường tĩnh đủ lớn như yêu cầu.
b)Hàm thế năng tạo bởi điện trường tĩnh không thể có cực tiểu trong không gian 3 chiều.
c)Các bẫy khác như bẫy từ hoặc điện từ kết hợp rẻ hơn rất nhiều so với bẫy chỉ dùng điện
trường tĩnh.
d)Bẫy điện tích chỉ dùng điện trường tĩnh có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng do có
sự phóng điện

Câu 7
3 bóng đèn 60W/120V bị mắc nhầm nối tiếp vào nguồn điện 120V. . Do sự nhầm lẫn này
công suất mỗi bóng đèn sẽ là:

a)6.7W
b)13.3W
c)20W
d)40W

Câu 8
So sánh độ dốc của 2 đường: đoạn nhiệt và đẳng nhiệt của một khí lí tưởng trong đồ thị
P-V.

a)Đẳng nhiệt dốc hơn


b)Bằng nhau
c)Đoạn nhiệt dốc hơn
d)Tùy thuộc nhiệt độ

Câu 9
Một máy nhiệt có nguồn nóng là T1, nguồn lạnh là T2. Q1 là nhiệt lấy từ nguồn nóng, Q2
là nhiệt lấy từ nguồn lạnh. W là công do máy thực hiện. Người ta định nghĩa công suất
của máy nhiệt này là giá trị tuyệt đối của Q1/W, máy nhiệt này sẽ là:

a)Lò sưởi
b)Điều hòa nhiệt độ một chiều
c)Tủ lạnh
d)Động cơ nhiệt

Câu 10
Sau thời kì băng tan, một phần nước của trái đất từ xích đạo đã dồn về hai cực. Và do đó
thời gian “một ngày” đã

a)Không thay đổi


b)Dài ra
c)Ngắn đi
d)Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 11
Vận tốc cần phóng vệ tinh để nó có chuyển động tròn trên quỹ đạo gần mặt đất được tính
theo công thức trong sách giáo khoa v =sqrt(GM/R), có giá trị xấp xỉ 7.9 km/s. Nếu vệ
tinh được phóng với vận tốc 7km/s thì vệ tinh sẽ:

a)Sẽ bị rơi trở lại trái đất.


b)Quỹ đạo vẫn tròn nhưng khoảng cách giữa vệ tinh và trái đất giảm đi so với trường hợp
đầu.
c)Quỹ đạo tròn và khoảng cách từ vệ tinh tới trái đất tăng lên.
d)Quỹ đạo là một đường kín nhưng khoảng cách từ vệ tinh tới trái đất phụ thuộc thời gian

Câu 12
Các mức năng lượng của nguyên tử Hydro được xác định bởi công thức E=-Eo/n^2, với
Eo có giá trị 13.6eV. Các vạch quang phổ khả kiến của nguyên tử Hydro (vạch quang
phổ Balmer) ứng vởi sự nhẩy mức năng lượng tử các mức cao xuống mức n với n bằng:

a)1
b)2
c)3
d)4

Câu 13
Trong mặt phẳng Oxy, Tổng hợp của 2 dao động điều hòa vuông góc (một theo phương
x, một theo phương y) cùng tần số, cùng biên độ sẽ là một:

a)Điểm
b)Đường tròn
c)Đoạn thẳng
d)Không đủ dữ kiện

Câu 14
Ở nhiệt độ T, n mol lượng khí lí tưởng được chứa trong một bình có thành hòan toàn
mềm ( va chạm của phân tử khí với thành bình là va chạm hoàn toàn mềm), thể tích V.
Áp suất khí trong bình là

a)P=nRT/V
b)P=nRT/2V
c)0
d)Không đủ dữ kiện

Câu 15
Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu Vo. Nếu không có lực cản không
khí, vật rơi trở lại vị trí ban đầu sau thời gian to. Nếu có lực cản không khí f=-kv, thời
gian bay của vật là t1.

a)t1=to
b)t1>to
c)t1<t0
d)Không đủ dữ kiện để so sánh

Câu 16
Khi sóng điện từ được chiếu vào một bản kim loại nhẵn, phẳng, hệ số phản xạ của sóng
phụ thuộc vào tần số ánh sáng. Nếu tần số nhỏ hơn một giá trị nào đó, gọi là tần số
Plasma của kim loại, thì sóng sẽ phản xạ hoàn toàn, ngược lại, phần lớn sóng bị hấp thụ.
Tần số này quyết định màu sắc của kim loại. Sóng ánh sáng có tần số trùng với tần số
Plasma của bạc sẽ:

a)Ở vùng cực tím


b)Giữa vùng tím và vùng xanh
c)Giữa vùng vàng và vùng đỏ
d)Ở vùng hồng ngoại.

Câu 17
Chất bán dẫn được pha tạp để tăng độ dẫn điện. Muốn tạo bán dẫn loại p từ bán Si tinh
khiết (nguyên tố nhóm IV) thì chất pha tạp phải là:

a)Nguyên tố nhóm III


b)Nguyên tố nhóm IV
c)Nguyên tố nhóm V
d)Không phụ thuộc vào nhóm mà phụ thuộc vào tính chất dẫn điện khác

Câu 18
Một màn chắn được đặt gần một nguồn sáng điểm. Năng lượng chiếu trên một đơn vị
diện tích S trên màn chắn là I. Nếu đặt một tấm kính trong suốt, dày, không hấp thụ,
không phản xạ ánh sáng giữa màn và nguồn sáng thì độ rọi sẽ:

a)Giảm đi
b)Không đổi
c)Tăng lên
d)Không có kết luận

Câu 19
Bình dưỡng khí của thợ lặn có bộ điều áp, giúp người có thể hít thở không khí ở áp suất
cân bằng với áp suất môi trường xung quanh. Ở độ sâu 10m, một người thợ lặn dùng hết
bình dưỡng khí trong vòng 3h.Thời gian đó là bao nhiêu nếu người thợ lặn ở độ sâu 20m,
giả sử nhịp thở của người thợ lặn không đổi (thể tích không khí hít vào trong một hơi thở
không phụ thuộc độ sâu)

a)1.5h
b)2h
c)4.5h
d)6h

Câu 20
Hồ quang là hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của nguồn điện một chiều. Trong
hiện tượng này, nếu 2 điện cực được làm từ than, điện cực bị mòn sẽ là:

a)Cực âm
b)Cực dương
c)Cả hai
d)Không điện cực nào cả
Đề thi trắc nghiệm Demo – VLVNC 2007
Tuần thi dành cho tất cả các thành viên
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
So sánh 8 kg da cá sấu với 6 kg chì thì lượng da có,
a) Khối lượng nhỏ hơn và quán tính nhỏ hơn
b) Khối lượng nhỏ hơn và quán tính lớn hơn
c) Khối lượng lớn hơn và quán tính nhỏ hơn
d) Khối lượng lớn hơn và quán tính lớn hơn

Câu 2
Mùa đông, muối được rải trên các đường bi đóng băng để,
a) Giảm hệ số ma sát giữa bánh xe và đường .
b) Tăng hệ số ma sát giữa bánh xe và đường
c) Giảm trọng lượng của xe
d) Tăng phản lực của xe lên đoạn đường

Câu 3
Cuộn crôm trong bếp nướng tiêu thụ 4,0 x 10^2 W khi được nối với nguồn điện 120V .
Điện trở của cuộn crôm này là ,
a) 0,028 Ohm
b) 0,6 Ohm
c) 36 Ohm
d) 60 Ohm

Câu 4
Các sóng Radio và tia gamma di chuyển trong không gian có cùng,
a) Tần số
b) Bước sóng
c) Chu kỳ
d) Vận tốc

Câu 5
Trên quỹ đạo của trái đất, tầu con thoi ghi nhận nhiệt độ nằm trong khoảng 118 K đến
398 K . Tương ứng với thang độ C, thì nhiệt độ này nằm vào khoảng ,
a) - 218*C đến 98*C
b) - 155*C đên 125*C
c) 391*C đến 671*C
d) 155*C đến 671*C

Câu 6
Một máy biến thế 100% hiệu suất có 40 vòng trong cuộn sơ cấp và 80 vòng trong cuộn
thứ cấp . Nếu 20 W công suất được đưa vào cuộc sơ cấp, thì công suất tạo ra bởi cuộn thứ
cấp sẽ là ,
a) 10 W
b) 20 W
c) 80 W
d) 160 W

Câu 7
Bán kính cong của một gương cầu là R, thì tiêu cự của gương sẽ là ,
a) R/2
b) R
c) 3/2R
d) 2R

Câu 8
Dòng điện xoay chiều ở tường có thể được đổi sang dòng điện một chiều bằng các sử
dụng một ,
a) Một bán dẫn dạng N
b) Một bán dẫn dạng P
c) Một bộ cảm
d) Một đi ốt

Câu 9
Một lò phản ứng chảy ( fusion) để tạo năng lượng chưa có mặt trên thị trường vì các phản
ứng chảy ,
a) Xảy ra ở nhiệt độ cực thấp
b) Tạo ra các sản phẩm có tính phóng xạ cao
c) Đòi hỏi năng lượng nguồn lớn
d) Không có đủ nhiên liệu tạo phản ứng trên trái đất.

Câu 10
Mệnh đề nào sau đây miêu tả đúng nhất, khi các thanh điều khiển được đưa vào một lò
phản ứng hạt nhân ,
a) Số lượng các phản ứng phân hạt giảm bởi vì các thanh điều khiển hấp thụ các neutron.
b) Số lượng các phản ứng phân hạt giảm bởi vì các thanh điều khiển hấp thụ các electron.
c) Số lượng các phản ứng phân hạt tăng bởi vì các thanh điều khiển giải phóng neutron.
d) Số lượng các phản ứng phân hạt tăng bởi vì các thanh điều khiển giải phóng electron.

Câu 11
Một lò xo nhẹ được gắn với một lò xo nặng hơn tại một đầu . Một xung truyền từ một đầu
của lo xo nhẹ, đi đến đầu gắn liến giữa 2 lo xo . Tại giao điểm này, xung sẽ
a) Phản xạ toàn phần
b) Hấp thụ toàn phần
c) Truyền qua toàn phần sang lò xo nặng hơn
d) Một phần phản xạ, và một phần truyền qua lò xo nặng hơn .
Câu 12
Mệnh đề nào sau đây nằm trong định luật Kepler ?
a) Các hành chuyển động với vận tốc đều quanh Mặt trời
b) Vận tốc của các hành tình tỉ lệ thuận với bán kính đường chuyển động của chúng.
c) Hành tinh càng nặng, chuyển động càng chậm xung quanh Mặt trời.
d) Một đường kẻ ảo nối Mặt trời với hành tinh sẽ quét một diện tích bằng nhau trên các
khoảng thời gian bằng nhau .

Câu 13
Để đo dòng điện qua một thiệt bị điện từ, một Ampe kế được đặt nối tiếp với thiệt bị . So
với thiết bị trên, Ampe kế này sẽ có ,
a) Độ thấm từ thấp hơn
b) Độ thấm từ cao hơn
c) Điện trở thấp hơn
d) Điện trở lớn hơn .

Câu 14
Một hạt điện tích q chuyển động trong một từ trường B , nếu không có sự tham gia của
các trường khác, thì hạt này sẽ ,
a) Giữ nguyên động năng và vận tốc
b) Có điện thế tăng
c) Luôn chuyển động trên một đường cung
d) Chuyển động có giá tốc theo phương song song với B .

Câu 15

Hình vẽ trên miêu ta 2 vật với khối lượng và vận tốc biểu thị bên cạnh . Chúng di chuyển
trên mặt phẳng, không ma sát . Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau, vận tốc sau va chạm sẽ
là ,
a) 0,67 V_0
b) 0.87 V_0
c) V_0
d) 1,15 V_0
e) 1,73 V_0

Câu 16
Một viên gạch sắt được treo vào trong một bình trống , cân chỉ ra trọng lượng là W . Bình
này sau đó được đổ nước tới khi phủ kín viên gạch . Nếu tỉ trọng của gạch bằng 3 lần tỉ
trọng của nước, chiếc cân sẽ chỉ trọng lượng mới là ,
a) ½ W
b) 2/3 W
c) W
d) 3/2W
e) 3 W

Câu 17
2 khối lập phương A và B có cùng thể tích và có chung một thành bình . Có 1 g Helium
trong bình A và 2 g Helium trong bình B , chúng đều được đưa vào khi có cùng một nhiệt
độ . Đặc tính nào sau đây của 2 mẫu thử là giống nhau,
a) Số lượng va chạm giữa các phân tử với thành bình chung trên một đơn vị thời gian là .
b) Vận tốc trung bình của các phân tử
c) Áp suất tạo bởi khí Helium
d) Khối lượng riêng của Helium

Câu 18
Phát biểu nào sau đây là sai

A) Moment động lượng của một vật nặng thì lớn hơn moment động lượng của một vật
nhẹ khi chuyển động cùng vận tốc.

B) Trong va chạm hoàn toàn không đàn hồi, toàn bộ động năng của các vật va chạm đều
mất hết.

C) Moment động lượng của một hệ va chạm có thể bảo toàn ngay cả khi cơ năng không
bảo toàn.

D) Vận tốc của khối tâm của một hệ bằng tổng động lượng của hệ đó chia cho tổng khối
lượng của hệ.

Câu 19
Với các nguyên tử trong cấu trúc khối lập phương đơn giản , phần trăm thể tích chiểm bởi
các nguyên từ này sấp xỉ ,
a) 30%
b) 40%
c) 50%
d) 60%
e) 70%
Câu 20
Khoảng cách từ dải thiên hà Milky Way của chúng ta đến dải thiên hà gần nhất kế bên (
Andromeda ), tính theo năm ánh sáng là ,
a) 2 x 10^0
b) 2 x 10^2
c) 2 x 10^4
d) 2 x 10^6
e) 2 x 10^ 8
Đề thi trắc nghiệm tuần 1 – VLVNC 2007
PT Năng Khiếu vs. Chuyên Quảng Bình
http://www.vatlyvietnam.org
Vạn Lý Độc Hành, Hellophysics, Bunhia

Câu 1
Tác dụng một lực F vào khối m nằm trên mặt phẳng nghiêng góc alpha so với phương
ngang. Hệ số ma sát giữa khối m và mặt phẳng nghiêng là k. Lực F vuông góc với nặt
phẳng nghiêng. Hỏi độ lớn tối thiểu của F là bao nhiêu để m đứng yên trên mặt phẳng
nghiêng.

A) kmg

B) mg cos(alpha)

C) mg sin(alpha)

D) mg/k (cos(alpha)-ksin(alpha))

E) mg/k (sin(alpha)-k cos(alpha))

Câu 2
Một đứa bé khối lượng m đứng ở bìa của một mâm đang quay vớ vận tốc góc Omega .
Moment quán tính của mâm (không có đứa bé) đối với trục quay là I, bán kính mâm là R.
Đứa bé nhảy khỏi mâm theo hướng tiếp tuyến với mâm với vận tốc v đối với mâm. Vận
tốc góc mới của mâm là

A) Omega
1
I ω 2 − mv 2
B) 2
I

( I + mR )ω 2 2 1
− mv 2
2
C)
I
I ω − mvR
D)
I

E)
( I + mR 2 ) ω − mvR
I
Câu 3
Trong các hình dưới đây, ròng rọc không có ma sát và dây không có khối lượng. Với hình
nào thì gia tốc của hệ là lớn nhất
Câu 4
Một sợi dây đàn hồi chiều dài L được chập làm đôi. Suất Young của sợi dây khi chập sẽ
thay đổi thế nào?
A) Không đổi
B) Giảm ½
C) Tăng 2 lần
D) Tăng 4 lần

Câu 5
Trên thực tế, khi xe chuyển động đều trên đường, sự phụ thuộc của lực ma sát vào vận
tốc chuyển động sẽ là:

A) Lực ma sát không đổi


B) Lực ma sát tăng đồng biến với vận tốc
C) Lực ma sát nghịch biến với vận tốc
D) Không đáp án nào đúng

Câu 6
Hoạt nghiệm là một phương pháp đo vận tốc góc của chuyển động tròn bằng cách quan
sát chuyển động với một tần thấp hơn nhiều so với tần số chuyển động. Khi quan sát cánh
quạt chuyển động với tần số f bằng một nguồn sáng có tần số tắt, bật là f/10, ta thấy
dường như cánh quạt không chuyển động. Nếu tần số của nguồn sáng tăng một chút thì sẽ
thấy cánh quát chuyển động theo chiều nào:

A) Cùng chiều với chiều chuyển động thật


B) Ngược chiều với chiều chuyển động thật
C) Vẫn đứng im
D) Tùy thuộc trường hợp, lúc đứng ngược chiều, lúc cùng chiều

Câu 7
Môment quán tính quanh quanh trục D của một vật rắn khối lượng M là I. Môment quán
tính của vật đấy đối với trục D’ song song với D, cách D một đoạn d là:
A) I
B) I+Md^2
C) I-Md^2
D) Không xác định được

Câu 8
Nhờ thay đổi thể tích bong bóng ( trong bụng) mà cá có thể điều khiển độ sâu của mình.
Thể tích này thay đổi do:

A) Cá lấy thêm khí hoặc nhả khí ra môi trường bên ngoài
B) Cá hút thêm nước vào cơ thể hoặc đẩy nước ra khỏi cơ thể
C) Hệ cơ của cá co bóp và ép bong bóng với một lực điều khiển được
D) Bong bóng có hệ thần kinh điều khiển làm vây cá mở ra hay cụp vào để thay đổi thể
tích

Câu 9
Khi trời nắng, ta hay thấy ảo ảnh trên đường nhựa là do
A) Chiết suất khí ở mặt đường lớn hơn chiết suất khí ở phía trên
B) Chiết suất khí ở mặt đường nhỏ hơn chiết suất khí ở phía trên
C) Nước hấp hơi, đọng trên mặt đường
D) Lớp khí gần mặt đường bị làm nóng nên có chức năng giống một gương phẳng

Câu 10
Các túi khí hydro xung quanh các nhân thiên thạch có được là do :
A) Thiên thạch nóng chảy và tạo ra khí hydro
B) Hydrô thu được khi đi vào vùng nằm giữa các ngôi sao
C) Sự bẻ vỡ phân tử nước bởi ánh sáng cực tím
D) Hydrô từ gió mặt trời
Đề thi trắc nghiệm tuần 2 – VLVNC 2007
Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình – LQĐ Bình Định
http://www.vatlyvietnam.org
Vạn Lý Độc Hành

Câu 1
Hệ SI mà ta quen sử dụng là hệ đơn vị chuẩn lấy tên là MKS (Meter- Kilogram-Second).
Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là Joule (J). Ngoài ra, người ta còn sử dụng một hệ
khác là hệ Gauss - CGS (Centimetre - Gram - Second). Vậy, trong hệ CGS, đơn vị của
năng lượng là:
A. N.cm
B. erg
C. J
D. W.s

Câu 2
Điều nào sau đây mô tả sự khác nhau giữa sóng viba và sóng radio
A. Một loại là sóng điện từ, một cái là sóng âm.
B. Sóng viba di chuyển trong chân không nhanh hơn sóng radio.
C. Sóng viba mang năng lượng, còn sóng radio thì không.
D. Phân tử nước hấp thu năng lượng từ sóng viba nhưng sóng radio thì không

Câu 3
Tiền tố atto (a) trong các đơn vị có nghĩa là tiền số:
A. 10^-9
B. 10^-16
C. 10^-18
D. 10^-12

Câu 4
Định nghĩa nào dưới đây đang được chính thức sử dụng làm định nghĩa của một giây
trong hệ các đơn vị chuẩn SI:
A. Là thời gian để ánh sáng đi được quãng đường 299 792,458 km trong chân không.
B. Là 1/84600 thời gian của một năm tropic 1900.
C. Là 9162631770 lần chu kỳ dao động của bức xạ phát ra trong dịch chuyển giữa 2 mức
siêu tinh tế của nguyên tử Cs-133.
D. Là 1/3600 lần của một giờ

Câu 5
Ở nhiệt độ 900oC, sắt thể hiện tính chất:
A. Sắt từ
B. Nghịch từ
C. Phản sắt từ
D. Thuận từ

Câu 6
Muốn quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ, người ta dùng kính hiển vi điện tử, tức
là sử dụng sóng điện tử thay thế cho sóng ánh sáng đối với kính hiển vi quang học. Điện
tử được phát ra và tăng tốc dưới hiệu điện thế V. Bước sóng của điện tử dưới tác dụng
của thế tăng tốc V là:
A. l = eV/m Lambda = e.V/m
B. l = 2eV/m Lambda = e.V/2m
C. Lambda = h/căn(2m.e.V)
D. Lambda = h/căn(m.e.V)

Câu 7
Trong các phản ứng phân rã hạt nhân, có một loại phân rã gọi là phân rã Alpha. Vậy hạt
Alpha là:
A. Hạt nhân 2He4
B. Hạt nhân 8O16
C. Hạt electron
D. Hạt positron

Câu 8

Hình bên một vật được đặt bên trái một thấu kính với tiêu điểm là F. Một gương phẳng
được đặt ở tiêu điểm bên phải và mặt phản xạ hướng về thấu kính. Ảnh của vật sẽ nằm
tại:
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Điểm C
D. Điểm D

Câu 9
Trong bình chứa Helium lỏng (nhiệt độ 4,2 K), người ta còn có các lớp vỏ. Lớp vỏ liền
ngoài với Helium là lớp Nitrogen lỏng (nhiệt độ 77 K), tiếp đến lớp bên ngoài là lớp chân
không và sau đó là vỏ mạ bóng. Lớp Nitrogen có vai trò gì?
A. Truyền nhiệt cho Helium lỏng
B. Cách nhiệt và chống bay hơi cho Helium
C. Cách điện
D. Không có vai trò gì, đơn giản là bình chứa hai chất mà thôi

Câu 10
Sao Alpha Centaury là sao gần hệ mặt trời nhất. Khoảng cách từ Trái Đất đến Alpha
Centaury cỡ:
A. 3,82.10^8 m (3,82 nhân 10 mũ 8 mét)
B. 1,5.10^11 m (1,5 nhân 10 mũ 11 mét)
C. 4,04.10^16 m (4,04 nhân 10 mũ 16 mét)
D. 2,1.10^22 m (2,1 nhân 10 mũ 22 mét)
Đề thi trắc nghiệm tuần 3 – VLVNC 2007
LQĐ Hà Tây vs. Đồng Xoài Bình Phước
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1:

Một quả bóng có đường di chuyển như hình vẽ trên . Vector nào dưới đây biểu diễn lực
cản của không khí tại điểm P .

A) 1
B) 2
C) 3
D) 4

Câu 2:

Hình vẽ trên miêu tả chuyển động của một hành tinh theo đường elip xung quanh mặt trời
. Khi hành tinh di chuyển từ điểm A sang điểm B thì ,
a) Cả vận tốc và động năng của nó giảm
b) Cả vận tốc và động năng của nó tăng
c) Vận tốc giảm, động năng tăng
d) Vận tốc tăng, động năng giảm

Câu 3 :
Cũng với mô hình hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời ở trên, với R là bán kính,
T là chu kì chuyển động, tỉ số nào sao đây là không đổi :

Câu 4:
Khi Náp uống nước lạnh, cơ thể của anh làm ấm nước này, tới khi đạt được cân bằng
nhiệt . Nếu anh ta uống 6 cốc nước (2,5 kg) ở nhiệt độ 0*C trong một ngày, thì nhiệt
lượng cơ thể tiêu thụ để làm ấm lượng nước này tới thân nhiệt 37*C là :
a) 190 kJ
b) 390 kJ
c) 840 kJ
d) 2300 kJ

Câu 5:
Trong máy biến thế, 2 cuộn cảm được đặt trong một lõi sắt từ. Để hoạt động đúng nguyên
lý , máy biến thế cần :
a) Dòng điện xoay chiều ở cuộn cảm sơ cấp
b) Dòng điện một chiều ở cuộn cảm thứ cấp
c) Cuộn sơ cấp có nhiều vòng hơn cuộn thứ cấp
d) Cuộn thứ cấp có nhiều vòng hơn cuộn sơ cấp

Câu 6:
Một tụ điện với điện môi d đặt ở giữa 2 bản mặt song song , được nạp điện bằng cách nối
với một ắc qui . Để tạo ra hiệu điện thế lớn nhất trong tụ điện, cần :
a) Bỏ điện môi d trước, sau đó mới rút ắc qui ra .
b) Rút ắc qui ra trước, sau đó mới bỏ điện môi d ra .
c) Một trong 2 cách trên, vì chúng cho kết quả như nhau .

Câu 7 :
Nguyên tố nào sau đây có năng lượng ion hóa của nguyên tử trung tính là thấp nhất ( Z là
số nguyên tử ) :
A) Oxy ( Z= 8)
B) Flo ( Z= 9)
C) Neon ( Z= 10)
D) Natri ( Z = 11)
E) Magne ( Z = 12)

Câu 8 :
Hiệu suất năng lượng ánh sáng từ bộ nguồn tới màn ảnh Tinh Thể Lỏng ( LCD ) trên thực
tế chỉ là :
a) 50 %
b) 25%
c) 10%
d) 5%

Câu 9:
4. Hiện nay kính hiển vi điện tử là một công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu vật lý
hiện đại. Để quan sát các kích thước nhỏ, người ta dùng một chùm điện tử hẹp chiếu
xuyên qua vật rồi qua các thấu kính tạo ảnh trên màn ảnh giống như nguyên tắc hiển vi
quang học. Vậy, các thấu kính ở đây là:
A. Thấu kính thủy tinh
B. Thấu kính tĩnh điện
C. Thấu kính bằng tinh thể lỏng
D. Thấu kính từ

Câu 10 :
Chu kỳ chuyển động của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là :
A. 12 năm
B. 13 năm
C. 14 năm
D. 15 năm
Đề thi trắc nghiệm tuần 4 – VLVNC 2007
Chuyên lý Tổng Hợp vs. Hà Nội Amsterdam
http://www.vatlyvietnam.org
Vạn Lý Độc Hành, Bunhia

Câu 1.
Khái niệm Động lượng mà chúng ta hay dùng xuất phát từ nguyên gốc tiếng anh của từ :
a) Momentum
b) Mimentum
c) Pimentum
d) Pimento

Câu 2.
Ảnh dưới đây là ảnh chụp một đơn tinh thể LaB6 sử dụng trong kính hiển vi điện tử
truyền qua. Đơn tinh thể LaB6 được dùng trong bộ phận nào của kính hiển vi điện tử
truyền qua:

A. Đầu phát điện tử phát xạ trường


B. Đầu phát điện tử phát xạ nhiệt
C. Thấu kính vật
D. Điện cực Welhnet

Câu 3
2 điện tích Q và – 2Q được đặt như hình vẽ trên . Hỏi điện tích điểm +q phải đặt ở đâu
trên trục hoành để tổng lực Coulomb của nó bằng 0 .
a) – ( 3+ sqrt(8)) m
b) – 1/3 m
d) 1/3 m
e) ( 3 + sqrt(8) m

Câu 4:
Điện tích được nạp vào một quả bóng hình cầu dẫn điện đến khi điện thế của mặt ngoài
quả bóng là 500 V . Quả bóng sau đó được thôi đến khi bán kính gấp đôi . Điện thế mặt
ngoài của quả cầu lúc này sẽ là :

a) 1000 V
b) 500 V
c) 250 V
d) 125 V

Câu 5:
Một tia sáng không phân cực đi qua 2 lớp phân cực A và B . Nếu cường độ tia sáng rời
màng thứ 2 chỉ bằng 12,5% so với cường độ tia sáng đi vào màng thứ nhất, thì góc hợp
bởi 2 màng phân cực này là :
a) 30*
b) 42*
c) 60*
d) 83*

Câu 6:
Một chất khí lý tưởng đặt ở trong một bình có thể tích 0,008 m^3 . Nếu 40 J nhiệt lượng
được đưa vào trong bình, thì áp suất của bình sẽ tăng lên một lượng là .
a) 5 Pa
b) 320 Pa
c) 1600 Pa
d) 3333 Pa

Câu 7:
. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm nào?
A. Thí nghiệm Michelson đo vận tốc ánh sáng
B. Thí nghiệm đo tỉ số e/m của điện tử của Joseph Thomson
C. Thí nghiệm về Stern-Gerlach về spin điện tử
D. Thí nghiệm đo khối lượng nguyên tử bạc

Câu 8

Trong quá trình nuôi các hạt như GaAs, GaAs2, để tạo ra các dây nano ( nanowire), các
đầu dây nanowire từng cụm chụm lại với nhau, gọi là hiện tượng Nano Tweezer . Ở đó,
a) Các dây nanowire có điện tích cùng dấu
b) Các dây nanowire có điện tích trái dấu
c) Các dây nanowire trên là trung tính
d) Vẫn là điều bí ẩn, chưa giải thích được .
Câu 9 :
Một chiếc khay có 4 đồng tiền xu được tung lên tung xuống tạo ra các khả năng tổ hợp
của các đồng tiền xu này . Entropy của hệ 4 đồng tiền xu này là :
a) 2,8 J/K
b) 2,1 J/K
c) 1,8 J/K
d) 1,4 J/K

Câu 10 :
Nếu một hạt sơ cấp được mô hình hóa như các dây nhỏ bé một chiều dao động, thì tương
tác mạnh của chúng có thể được mô tả chính xác bởi hàm:
a) Delta
b) Gamma
c) Beta Euler
d) Delta Dirac
Đề thi trắc nghiệm tuần 5 – VLVNC 2007
Minh Khai (TH) - Hà Nam (HN) - Chuyên Thái Bình (TB)
http://www.vatlyvietnam.org
Vạn lý Độc hành và Phucnv87

Câu 1
Câu nào trong các câu dưới đây mô tả tốt nhất hiện tượng siêu dẫn:
A. Là hiện tượng chỉ có điện trở đột ngột biến mất ở dưới nhiệt độ tới hạn.
B. Là hiện tượng chỉ có sự đẩy từ trường ra khỏi vật dẫn (nghịch từ lý tưởng)
C. Có đồng thời hiện tượng mất điện trở ở dưới nhiệt độ tới hạn và hiện tượng nghịch từ
lý tưởng
D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 2
Một hạt nhân Lithium và một hạt alpha (2He4) đứng yên. Hạt nhân Lithium có điện tích
+3e và khối lượng 7u, còn hạt alpha có điện tích +2e và khối lượng 4u. Cách nào trong
các cách dưới đây cho phép gia tốc 2 hạt đến cùng động năng?
A. Gia tốc chúng dưới cùng một hiệu điện thế
B. Gia tốc hạt alpha dưới hiệu điện thế V1 và hạt nhân Lithium dưới điện thế 2/3 V1
C. Gia tốc hạt alpha dưới hiệu điện thế V1 và hạt nhân Lithium dưới điện thế 7/4 V1
D. Gia tốc hạt alpha dưới hiệu điện thế V1 và hạt nhân Lithium dưới điện thế (2x7)/(3x4)
V1

Câu 3
Một chiếc gương phẳng ngắn nhất có thể cho bạn xem được toàn bộ ảnh cơ thể của bạn
đồng thời sẽ có chiều cao là :
A. Tùy thuộc vào khoảng cách của bạn tới gương.
B. Một phần tư chiều cao của bạn.
C. Phân nửa chiều cao của bạn.
D.Bằng với chiều cao của bạn

Câu 4
Trong nghiên cứu vật lý chất rắn và vật liệu, người ta sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (X-
ray diffraction). Dữ liệu nhiễu xạ tia X có thể đem lại cho ta:
A. Tính chất dẫn điện và tính chất từ của vật rắn
B. Hình ảnh về cấu trúc nguyên tử (số điện tử, số proton, neutron)
C. Cấu hình điện tử mỗi nguyên tử của chất cấu thành vật rắn
D. Cấu trúc tinh thể

Câu 5
Bỏ qua sức cản của không khí, một súng đại
bác bắn đồng thời hai quả đạn vào các mục
tiêu 1 và 2. Nếu các quả đạn có cùng độ lớn
vận tốc thì kết luận nào sau đây là đúng
A. Trúng mục tiêu 1 trước mục tiêu 2.
B. Trúng mục tiêu 2 trước mục tiêu 1.
C. Trúng hai mục tiêu đồng thời.
D. Động năng của đạn trúng vật 1 lớn hơn động năng đạn trúng vật 2.
E. Động năng đạn trúng vật 2 lớn hơn động năng đạn trúng vật 1.

Câu 6
Vật 1 có nhiệt độ gấp đôi nhiệt độ của vật 2 giống như nó. Tỉ lệ bức xạ năng lượng của
vật 1 so với vật hai sẽ là
A. 2
B. 4
C. 8
D.16

Câu 7
Vận tốc vũ trụ cấp I trên Trái Đất vào khoảng 8 km/s. Một hành tinh có khối lượng gấp 6
lần khối lượng Trái Đất, bán kính gấp 1.5 lần bán kính Trái Đất. Vận tốc vũ trụ cấp I trên
hành tinh đó sẽ là
A. 16 km/s
B. 24 km/s
C. 32 km/s
D. 6 km/s

Câu 8
Ba quả cầu đặc bằng chì, sắt và gỗ có thể tích như nhau, được thả không vận tốc đầu từ
cùng một độ cao xuống, lực cản của không khí đặt vào các quả cầu đều bằng nhau. So
sánh gia tốc rơi của chúng ta thấy
A. Quả cầu bằng chì có gia tốc lớn nhất.
B. Quả cầu bằng sắt có gia tốc lớn nhất.
C. Quả cầu bằng gỗ có gia tốc lớn nhất.
D. Ba quả cầu có gia tốc bằng nhau.

Câu 9
Hiện tượng có thể dùng để chứng tỏ cho sự tồn tại của các nuclêôn trong hạt nhân nguyên
tử là
A. Sự tán xạ của các hạt alpha trong thí nghiệm của Rutherford
B. Hiện tượng quang điện
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
D. Hiện tượng phóng xạ tự nhiên

Câu 10
Cái chết (hay sự suy sụp hấp dẫn) của Mặt Trời sẽ tạo thành sao:
A. Sao neutron
B. Lùn nâu
C. Lùn trắng
D. Lùn đen
Đề thi trắc nghiệm tuần 6 – VLVNC 2007
Lê Hồng Phong HCM vs. Duy Tân Phú Yên
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics, Bunhia

Câu 1
Nếu R là có đơn vị là Ohm, L là Henry, thì L/R sẽ có đơn vị là :
a. 1 Vôn
b. 1 Farad
c. 1 Ampe
d. 1 Giây

Câu 2

Một chiếc xe nhựa di chuyển theo mô hình đồ chơi ở trên . Tại điểm A xe di chuyển với
vận tốc 10 m/s . Nếu ma sát bị loại bỏ, vận tốc của xe tại điểm B sẽ là :

a. 14 m/s
b. 20 m/s
c. 22 m/s
d. 26 m/s

Câu 3
2 bản mặt song song cách nhau một khoảng là 0,04 m, nối với một ắcqui 1,5 V . Khi nạp
đủ, mỗi bản mặt có điện tích là 9,0 x 10^ -4 C . Diên dung của tụ điển trên sẽ là :
a. 1,5 x 10^-2 F
b. 1,2 x 10^-3 F
c. 3,0 x 10^-4 F
d. 6,0 x 10^-4 F

Câu 4
Một electron di chuyển với năng lượng toàn phần gấp 2 lần năng lượng nghỉ ( 0,511
MeV) . Vận tốc của electron này sẽ là :
a. v = ½ c
b. v = ¾ c
c. v = sqrt(3)/2 c
d. v= sqrt(8)/3 c
Câu 5

2 Cuộn cảm được đặt vuông góc với trục 0Z như hình ve trên . Có 1 dòng điện ở cuộn sơ
cấp . Tất cả cả các trường hợp sau đều tạo ra hiện tượng cảm biến ( induce) ở cuộn thứ
cấp, TRỪ trường hợp :

a. Quay cuộn thứ cấp với trục là 0Z


b. Quay cuộn thứ cấp với trục là bán kính của nó
c. Thay đổi cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp
d. Thay đổi diện tích mặt cắt của cuộn thứ cấp

Câu 6

9 V ăcqui được nối với 4 điện trở để hình thành một mạch điện như hình vẽ trên :
Cường độ dòng điện tại điểm E sẽ là :
a. 2 A
b. 4 A
c. 5 A
d. 7 A

Câu 7
Một vật được đặt cách một thấu kính lồi hội tụ một khoảng là 60 cm . Ảnh tạo bởi là ảnh
ngược và có độ lớn bằng một nửa vật thật . Tiêu cự của thấu kính lồi hội tụ trên là :
a. 80 cm
b. 60 cm
c. 40 cm
d. 20 cm

Câu 8
Một chùm sáng từ không khí đi vào một khối vật liệu trong suốt với góc tới là 49* và
góc khúc xạ là 30* . Vận tốc của ánh sáng trong vật liệu trong suốt này là :
a. 1,8 x 10^8 m/s
b. 2,0 x 10^8 m/s
c. 2,3 x 10^8 m/s
d. 3,0 x 10^8 m/s

Câu 9
Một hạt Alpha ( gồm 2 proton + 2 neutron) có khối lượng là 6,67 x 10^-27 kg chuyển
động theo đường tròn bán kính 5,0 cm trong từ trường đều 0,03 T . Gia tốc của hạt Alpha
này là :
a. 0
b. 9,8 m/s^2
c. 7,2 x 10^8 m/s^2
d. 1,04 x 10^11 m/s^2

Câu 10
Các nhà thiên văn học thường hay sử dụng các máy dò ( detectors) bên cạnh các thiết bị
dò bức xạ điện từ trường . Nơi đâu trong vũ trụ có nguồn neutrino mạnh nhất được dò bởi
các thiết bị này ?
a. Mặt trời
b. Pulsar con cua ( Crab pulsar – một dạng sao neutron)
c. Chòm sao Cung thủ A ( Sagittarius A ) ở tâm của thiên hà của chúng ta
d. Chuẩn tinh 3C 273
Đề thi trắc nghiệm tuần 7 – VLVNC 2007
Lam Sơn Thanh Hóa vs. Đô Lương 1, Nghệ An
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia & VạnLýĐộcHành

Câu 1
Cách nào sau đây làm tăng hiệu suất phản ứng hạt nhân ?
a) Sử dụng Uradium tự nhiên
b) Sử dụng Uradium đồng vị 238 thay cho 235
c) Tăng vận tốc của neutron đưa vào
d) Giảm vận tốc của neutron đưa vào .

Câu 2
Hai hạt tích điện dương +Q nằm trên trục Ox, một hạt ở tọa độ x = a, hạt còn lại ở tọa độ
x = -a. Hỏi tại gốc tọa độ:
A. Cường độ điện trường E = 0 và điện thế V = 0
B. Cường độ điện trường E = 2kQ/r2 và điện thế V = 0
C. Cường độ điện trường E = 0 và điện thế V = 2kQ/a
D. Cường độ điện trường E = 2kQ/r2 và điện thế V = 2kQ/a

Câu 3
Trong nhiệt động lực học,“ Degree of freedom” (độ tự do) là trục ở đó năng lượng được
lưu trữ . Theo bạn, các phân tử đôi như N_2 có bao nhiêu độ tự do ?
a) 4
b) 5
c) 6
d) 7

Câu 4
Định nghĩa nào dưới đây đang được chính thức sử dụng làm định nghĩa của một mét
trong hệ các đơn vị chuẩn SI:
A. Là quãng đường ánh sáng đi được trong 1/299792458 giây trong chân không.
B. Là 1650763,73 lần bước sóng trong chân không của bức xạ ứng với chuyển dời giữa 2
mức 2p10 và 5d5 của nguyên tử Krypton-86 (Kr-86).
C. Là 9162631770 lần chu kỳ dao động của bức xạ phát ra trong dịch chuyển giữa 2 mức
siêu tinh tế của nguyên tử Cs-133.
D. Là 1 phần 10 triệu lần chiều dài đường kinh tuyến gốc đi qua Paris

Câu 5
Hình vẽ trên miêu tả chuyển động của các electron trong dây dẫn được đặt ở gần cực Bắc
của một nam châm . Dây dẫn sẽ bị ,
a) Hút lại gần nam châm
b) Đẩy ra xa nam châm
c) Đẩy xuống dưới
d) Nâng lên trên

Câu 6
Phổ phát xạ nguyên tử hydro có nhiều dãy vạch, dãy vạch Lyman là dãy vạch mà ứng với
photon phát xạ do chuyển mức điện tử từ các mức có số lượng tử n > 1 xuống trạng thái
cơ bản (n = 1). Vậy dãy Paschen là dãy ứng với:
A. Chuyển mức điện tử từ các mức n > 2 xuống mức có n = 2
B. Chuyển lức điện tử từ các mức n > 3 xuống mức có n = 3
C. Chuyển từ điện tử từ n = 1 lên các mức cao hơn
D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 7

Hình vẽ trên là giản đồ pha của nước .


Con đường nào sẽ làm giảm ảnh hưởng của sức căng mặt ngoài của nước lỏng.
a) A à B à C
b) AàC
c) Aà Cà D
d) Bà Dà C

Câu 8

Hình vẽ trên miêu tả sức căng mặt ngoài của nước, đây cũng là nguyên nhân làm giảm
diện tích mặt ngoài của nước cũng như các chất lỏng . Theo bạn, hệ số căng mặt ngoài
của nước vào khoảng :
a) 7,27 x 10^-2 N/m
b) 2,72 x 10^-3 N/m
c) 7,27 x 10^-4 N/m
d) 2,72 x 10^-5 N/m

Câu 9
Hình ảnh dưới đây được thực hiện bởi kính hiển vi điện tử truyền qua chụp trên mẫu chất
lỏng từ (cấu tạo bởi các nano từ tính phân bố trong các chất lỏng).
Hình ảnh nhỏ ở góc phải bức ảnh là ảnh nhiễu xạ điện tử thu được bằng kỹ thuật nhiễu xạ
điện tử chọn lọc vùng (Selected Areas Electron Diffraction - SAED). Vậy ảnh SAED cho
ta thông tin gì?
A. Cấu tạo (thành phần hóa học) của chất phân tích
B. Kích thước trung bình của hạt nano
C. Cấu hình điện tử của các nguyên tố trong hạt nano
D. Cấu trúc tinh thể và các thông số mạng tinh thể của các hạt

Câu 10
Spectral Energy Density ( mật độ phổ năng lượng ) là một khái niệm được rút ra từ công
thức Planck , liên quan đến bức xạ của vật đen . Nếu áp dụng công thức này cho Mặt trời
của chúng ta, theo bạn, ở bước sóng nào của ánh sáng mặt trời sẽ tương ứng với mật độ
phổ năng lượng tối đa mà nó sinh ra .
a) 400 nm
b) 500 nm
c) 600 nm
d) 700 nm
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 1 – VLVNC 2007
PT Năng Khiếu HCM vs. LQĐ Bình Định
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia

Câu 1
Một bộ dao động điều hòa 3 chiều ở trạng thái cân bằng nhiệt với nhiệt độ bể chứa là T.
Trung bình tổng năng lượng của bộ dao động là :

a) 1/2 kT
b) kT
c) 3/2 kT
d) 3 kT

Câu 2

5 học sinh được giao bài tập là đo chiều cao của một tòa nhà. Mỗi học sinh sử dụng một
phương pháp đó khác nhau, và dưới đây là đồ thị biểu diễn kết quả của mỗi học sinh.
Theo bạn, học sinh nào có số liệu đo chính xác nhất?
Chú thích: number of trial là số lần đo. Known height là chiều cao tìm được
Câu 3
Nguồn năng lượng chính của Mặt trời có được là do một chuỗi các phản ứng nhiệt hạch,
ở đó năng lượng tạo ra bằng với c^2 nhân với hiệu số khối lượng giữa ,
a) 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Heli
b) 4 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử Heli
c) 6 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử Heli
d) 3 nguyên tử Heli và 1 nguyên tử cacbon

Câu 4
Nếu tổng năng lượng của 1 hạt khối lượng m gấp 2 lần năng lượng nghỉ , thì độ lớn của
động năng tương đối tính của nó là :
a) mc/2
b)mc/ sqrt(2)
c) sqrt(3) mc
d) 2 mc

Câu 5
Vật đen nào sau đây có công suất bức xạ lớn nhỏ
a) Nhiệt độ T, diện tích bề mặt S
b) T/2,S*2
c) 2T,S/8
d) B và C

Câu 6

Một mạch điện gồm điện trở 2 Ohm nối tiếp với cuộn cảm 10mH được mắc vào một
mạch điện một chiều điện thế 10V. Đồ thị nào miêu tả hiệu điện thế trên cuộn cảm khi
đóng mạch?

Câu 7
Hình vẽ là 4 phương trình điện từ của Maxwell. Nếu đơn cực từ tồn tại và được bảo toàn
giống điện tích, phương trình nào sẽ phải thay đổi?
a) 1
b) 2
c) 3
d) 1 và 4

Câu 8
Ánh sáng xanh có bước sóng 480nm là ánh sáng được phản xạ nhiều nhất từ một lớp dầu
mỏng trên một tấm kính khi nhìn từ góc thẳng đứng. Chiết suất của dầu là 1.2, của thủy
tinh là 1.6. Độ dầy nhỏ nhất của lớp dầu là
a) 150nm
b) 200nm
c) 300nm
d) 400nm
e) 480nm

Câu 9
Nguyên lý bất định được được biểu diễn trên ngôn ngữ toán học bằng công thức :
( Delta X) ( Delta P ) >= h / 4 pi
Kết quả này được rút ra, một phần nhờ vào phương pháp thống kê cổ điển, tiêu biểu là :
a) Phân bố Nhị phân
b) Phân bố Poisson
c) Phân bố Boltmann
d) Phân bố Gaussian

Câu 10
Mục tiêu đầu tiên của Lý thuyết dây đó là :
a) Chứng minh thế giới của chúng ta có 10 chiều
b) Giải thích tính tự nhiên của các hằng số như M_e, e
c) Kết hợp thuyết tương đối với thuyết lượng tử trong mô hình chung : hấp dẫn lượng tử
d) Lất đổ tượng đài Vật lý Einstein
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 2 – VLVNC 2007
Hà Nội Amsterdam vs. Lê Quý Đôn Hà Tây
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics, Vạn Lý Độc Hành,Phucnv87

Câu 1

Một hòn đá được ném lên trên trời . Hình vẽ nào trên đây miêu tả động năng ứng với thời
gian chuyển động của viên đá khi ở trên trời ?

Câu 2
Hai tụ điện giống nhau được mắc nối tiếp với nhau vào một nguồn điện 100 V. Nếu một
tụ mắc vào nguồn này, thì năng lượng điện trường là W0. Hỏi năng lượng điện trường tồn
trữ trong hệ tụ điện là:
A. W0
B. 2W0
C. W0/2
D. 4W0

Câu 3

Một cuộn cảm 800 vòng được miêu tả như hình vẽ trên . Hỏi cường độ dòng điện của dây
là bao nhiêu để tạo ra từ trường ở giữa cuộn cảm là B = 0,06 T ?
a) 3,0 A
b) 8,0 A
c) 18 A
d) 280 A

Câu 4

Hình vẽ trên miêu tả lực tác dụng vào một hạt theo thời gian . Hỏi tổng xung ( pulse) tác
dụng vào hạt đó là bao nhiêu ?
a) 1 kg. m/s
b) 2 kg. m/s
c) 3 kg. m/s
d) 4 kg. m/s

Câu 5
Hai đầu của thanh trụ dài đồng chất bằng đồng được giữ ở hai nhiệt độ cố định T1, T2.
NHiệt độ của điểm chính giũa thanh sẽ thay đổi thế nào nếu ta thay thanh đó bằng một
vật liệu dẫn nhiết tồi hơn.
A) Không đổi
B) Tăng lên
C) Giảm đi
D) Không đủ dữ kiện để kết luận

Câu 6
Một biến thế với tỉ số vòng sơ cấp : vòng thứ cấp bằng 3. Nối hai đầu cuộn dây sơ cấp
vào một pin có hiệu điện thế 1.5V, hỏi hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp là bao
nhiêu:
A) 0V
B) 0.5V
C) 1.5V
D) 4.5V

Câu 7
GaSb là một chất bán dẫn với nguyên tố Ga ở nhóm 3 và Sb ở nhóm 5 trong bảng tuần
hoàn. Nếu pha tạp GaSb với Te là một chất ở nhóm 6 thì GaSb sẽ trở thành
A) Bán dẫn nguyên chất
B) Bán dẫn loại p
C) Bán dẫn loại n
D) Tùy thuộc Te thay thế nguyên tử Ga hay Sb trong mạng tinh thể GaSb
Câu 8
Luật giao thông cấm bật đèn trong ôtô vào ban đêm là vì:
A) Sợ làm người lái xe mất tập trung
B) Sợ làm người lái xe bị lóa
C) Sợ làm người ở xe khác mất tập trung vì thấy những gì xảy ra ở xe bật đèn
D) Sợ làm người lái xe khác bị lóa bởi ánh đèn trong xe bật đèn.

Câu 9
Sức căng mặt ngoài của chất lỏng sẽ thay đổi thế nào nếu nhiệt độ của nó tăng:
A) Giảm
B) Không đổi
C) Tăng
D) Giảm khi nhiệt độ đang thay đổi rồi trở về giá trị cũ khi nhiệt độ ổn định

Câu 10
Đối với người ở bán cầu Nam, ngày 21 tháng 6 là ngày:
A) Xuân phân
B) Hạ chí
C) Thu phân
D) Đông chí
Đề thi trắc nghiệm, tứ kết 3 – VLVNC 2007
Chuyên Thái Bình vs Chuyên Hà Nam
http://www.vatlyvietnam.org
Vạn Lý Độc Hành

Câu 1

Hai bức ảnh dưới đây là ảnh chụp (cùng kích thước ảnh gốc) 2 mẫu vật liệu khác nhau
bằng kính hiển vi điện tử trên cùng một thiết bị. Hãy cho biết bức ảnh nào được chụp với
độ phóng đại lớn hơn:
Ảnh A
B. Ảnh B
C. Độ phóng đại như nhau
D. Không thể so sánh được vì thực hiện ở 2 mẫu khác nhau

Câu 2.
Trong các công thức sau đây, công thức nào thể hiện bản chất định luật Ohm:
A. R = U/I
B. I = U/R
C. P = U.I
D. Cả ba công thức trên đều đúng

Câu 3.
Trong từ học, người ta thường dùng đơn vị Bohr Magneton (mB) đo mômen từ nguyên
tử, (muB = e.h/4pi.me), vói . Giá trị của 1 Bohr Magneton là:
A. 10.10-20 A/m
B. 10.10-30 A.m
C. 9,27.10-26 A.m2
D. 9,27.10-24 A.m2

Câu 4:
Giá trị trung bình của cảm ứng từ gây ra bởi từ trường Trái Đất tại xích đạo là:
A. 0,5 T
B. 0,5 G
C. 0,5 A/m
D. 0,5 Wb

Câu 5:
Trong tinh thể học, người ta phân chia các mạng tinh thể thành các kiểu đặc trưng gọi là
các mạng Braivas. Trong các mạng Braivas, có một loại mạng được ký hiệu là HCP. Vậy
HCP có nghĩa là:
A. Lập phương tâm mặt
B. Lập phương tâm khối
C. Lục giác xếp chặt
D. Tứ giác tâm mặt

Câu 6

Bức ảnh dưới đây mô tả thí nghiệm gì?


A.Thí nghiệm Stern-Gerlach xác định spin của điện tử
B. Thí nghiệm của Thomson đo tỉ số e/m
C. Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của proton
D. Thí nghiệm phát hiện ra điện tử

Câu 7.
Bức ảnh dưới đây là hình chụp một linh kiện điện tử sơ khai, đó là linh kiện nào?

A. Transitor
B. Diode
C. Điện trở
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 8:
Trong các phép đo quang phổ có dải bước sóng vùng tử ngoại, muốn tránh hiệu ứng hấp
thụ bước sóng tử ngoại của dụng cụ tán sắc thì thấu kính và lăng kính tán sắc phải làm
bằng:
A.Thủy tinh crow
B. Thủy tinh pyrek
C. Bằng tinh thể lỏng
D. Bằng thạch anh

Câu 9:
Bức ảnh dưới đây là một dụng cụ sơ khai sử dụng cho vật lý hạt nhân, đó là:

A. Buồng ion hóa


B. Buồng bọt
C. Máy gia tốc
D. Không phải 3 dụng cụ nói trên

Câu 10:
Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích thuộc về tương tác nào?
A. Tương tác điện từ
B. Tương tác yếu
C. Tương tác hấp dẫn
D. Tương tác mạnh
Đề thi trắc nghiệm tứ kết 4 – VLV CUP 2007
Đô Lương 1 vs. Lê Hồng Phong HCM
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia, Hellophysics,Vạn Lý Độc Hành, Phucnv87

Câu 1
Giả thiết nào sau đây thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của hằng số Boltzmann ?
a) Nhiệt độ đóng băng của nước
b) Nhiệt độ sôi của nước
c) Giao điểm của 3 pha trong giản đồ pha của nước
d) Ngoài 3 đáp án trên

Câu 2
Một phòng sạch có 1000 phân tử khí Nitơ . Khi nhiệt độ của phòng tăng từ 300 K lên 301
K, số lượng trạng thái trống của hệ ( căn phòng ) sẽ tăng lên một lượng gấp bao nhiêu lần
số lượng trạng thái trống ban đầu ?

a) 4 lần
b) 40 lần
c) 400 lần
d) 4000 lần

Câu 3

2 lò xo giống nhau với hằng số giãn k được mắc vào 2 vật đồng dạng đồng chất M, như
hình vẽ ở link trên . Tỷ số của chu kỳ của hệ lò xo ở dạng song song với chu kỳ của hệ lò
xo dạng nối tiếp là :
a) ½
b) 1/ căn (2)
c) căn (2)
d) 2

Câu 4
Một điện tích Q được đặt ở đỉnh a của tứ diện đều , như hình vẽ trên. Hỏi điện thông (
electric flux) qua mặt abc là bao nhiêu ?
a) 4 pi.k.Q
b) Pi.k.Q
c) 4pi.k.Q/3
d) 0

Câu 5
Nhìn vào mặt của đĩa CD-ROM thì thấy có những dải sáng màu cầu vồng do ánh sáng
nhiễu xạ qua những rãnh của đĩa. Khoảng cách giữa các rãnh này vào cỡ:
a) Vài chục nm
b) Vài trăm nm
c) Vài micromet
d) Vài chục micromet

Câu 6:
Gọi lực ma sát tác dụng vào bánh trước và bánh sau của xe đạp khi đang đi là F1 và F2.
Chiếu theo hướng chuyển động của xe đạp thì:
a) F1>0, F2>0
b) F1<0, F2<0
c) F1>0, F2<0
d) F1<0, F2>0

Câu 7:
Nguồn phát sáng của màn hình tinh thể lỏng ( Liquid Crystal Display) là:
a) Một bóng đèn ở sau màn hình
b) Các điốt phát quang (LED) có kích thước bằng kích thước pixel
c) Tinh thể lỏng của màn hình
d) Lớp huỳnh quang phủ ở ngay trên màn hình

Câu 8:
Nhiễu xạ tia X được dùng để xác định hằng số mạng của các tinh thể. Với tia X có bước
sóng 1.5 Angstrom, góc nhiễu xạ bậc 1 của một tinh thể bằng 30độ. Khoảng cách giữa
các mặt tinh thể là:
a) 0.75 Angstrom
b) 0.86 Angstrom
c) 1.5 Angstrom
d) 3 Ángtrom

Câu 9
Ta thường nghe nói đến sự tương tự điện – cơ, chẳng hạn như điện trở R bên điện sẽ
tương tự với hệ số ma sát k bên cơ. Vậy khối lượng m bên cơ sẽ tương đương với đại
lượng nào bên điện
a) Độ tự cảm L.
b) Điện dung C.
c) Điện tích Q.
d) Dòng điện I.

Câu 10
Mệnh đề phát biểu rằng các thiên hà khoảng cách di chuyển trung bình ra xa chúng ta
với vận tốc tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng , lần đầu được công bố bởi Edwin
Hubble năm 1929, và nay được gọi là Định luật Hubble . Bài báo nguyên gốc của Hubble
đã dựa trên số liệu là bao nhiêu thiên hà ?

a) 2
b) 18
c) 180
d) 1800
Playoff, tứ kết 2, VLVN CUP 2007
Hà Nội Amsterdam vs. Lê Quý Đôn Hà Tây
http://www.vatlyvietnam.org
Phucnv87, Vạn Lý Độc Hành, Bunhia

Câu 1
1. Câu nào dưới đây mô tả nguyên nhân sự xuất hiện của hiệu ứng Hall cổ điển?
A. Sự lệch quỹ đạo của hạt tải điện do điện trường
B. Sự lệch quỹ đạo của ánh sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác
C. Sự lệch quỹ đạo của hạt tải điện khi đặt một vào vật dẫn từ trường không song song
với dòng điện
D. Sự tán xạ của các tia X trên mạng tinh thể chất rắn

Câu 2
2. Sử dụng một máy quang phổ hứng ánh sáng từ mặt trời, thực chất quang phổ thu được
là?
A. Quang phổ liên tục
B. Quang phổ hấp thụ
C. Quang phổ phát xạ
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 3
3. Trong cơ học lượng tử, người ta sử dụng 4 số lượng tử để mô tả một trạng thái, được
ký hiệu bởi n, l, m, s. Vậy số lượng tử l là:
A. Lượng tử số chính
B. Số lượng tử từ
C. Số lượng tử spin
D. Số lượng tử quỹ đạo

Câu 4
4. Các kim loại sau đây: Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni có chung tính chất gì ở cấu trúc
điện tử:
A. Đều có lớp vỏ ngoài 3d chưa lấp đầy
B. Đều có lớp vỏ ngoài là 3s^1
C. Có lớp vỏ điện tử 4f chưa lấp đầy
D. Đều có cầu hình vỏ ngoài là 3s^2

Câu 5
5. Một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sin(w.t). Thông số nào của dòng điện có thể đo
được bằng dao động ký:
A. Biên độ U0
B. Tần số w
C. Hiệu điện thế hiệu dụng U
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6
Một dòng nước đều không xoáy, chảy từ vòi hướng xuống. Người ta thấy đường kính của
dòng nước cứ bé dần kại. Nguyên nhân chủ yếu của hịên tượng này là
A. Sức căng mặt ngoài hạn chế kích thước của dòng.
B. Áp suất không khí giảm theo độ cao có tác dụng nén dòng lại
C. Nước được gia tốc bởi trọng lực, do đó dòng nước bé dần lại khi lưu lượng chảy
không đổi.
D. Dòng nước không thực sự nhỏ lại mà chỉ là do ảo giác quang học

Câu 7
Dùng ánh sáng màu lục chiếu vào cathode của tế bào quang điện thì có hiệu ứng quang
điện xảy ra. Nếu muốn làm cho vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện tăng
lên thì có thể dùng biện pháp nào sau đây
A. Thay ánh sáng kích thích bằng ánh sáng màu vàng.
B. Tăng cường độ chùm sáng màu lục
C. Tăng hiệu điện thế giữa hai cực của tế bào quang điện.
D. Thay ánh sáng kích thích bằng ánh sáng màu tím

Câu 8
Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. bước sóng và vận tốc truyền thay đổi.
C. vận tốc truyền và màu sắc thay đổi.
D. tần số và màu sắc thay đổi

Câu 9
Một tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế nào đó. Nếu tấm điện môi có hằng số điện
môi k được rút ra khỏi tụ thì
A. điện dung của tụ điện tăng lên k lần.
B. cường độ điện trường giữa hai bản giảm đi k lần.
C. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện giảm đi k lần.
D. không xảy ra các điều trên

Câu 10
The mathematical theory of an expanding universe was first published in 1922 by
a) the Russian mathematician Alexandre Friedmann,
b) the Dutch Astronomer Willem de Sitter,
c) the American astronomer Edwin Hubble, or
d) the Belgian cleric Georges Lemaˆıtre
Đề thi trắc nghiệm bán kết 1 – VLVN CUP 2007
LQĐ Bình Định vs. LQĐ Hà Tây
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia& Hellophysics

Câu 1

Tại một thời điểm, một vật được thả rơi tự do từ mái nhà xuống đất, dưới điểm đó 10 m,
người ta cũng thả đồng thời một vật khác rơi tự do. Hỏi theo thời gian rơi tự do, khoảng
cách giữa hai vật sẽ là:
A. Luôn là 10 m
B. Tỉ lệ thuận với bình phương thời gian (t^2)
C. Giảm dần theo thời gian
D. Tỉ lệ thuận với thời gian t

Câu 2
Các máy sử dụng pin nhiên liệu (fuel cells) có hiệu suất cao hơn so với động cơ đốt trong
ở:
a) Công suất cực đại
b) Công suất thành phần
c) Ở mọi công suất
d) Không lớn hơn

Câu 3
Tiền tố femto (f) trong các đơn vị có nghĩa là tiền số:
A. 10^-6
B. 10^-9
C. 10^-12
D. 10^-15

Câu 4
Mối quan hệ của cường độ dòng điện với sự tiêu thụ của các điện kháng trong một phản
ứng điện hóa (electrochemical) được miêu tả bởi :
a) Định luật Faraday
b) Định luật Fick
c) Phương trình Butler- Volmer
d) Phương trình Schlögl

Câu 5
Trong kỹ thuật vật lý nhiệt độ thấp, để tạo nhiệt độ rất thấp, người ta dùng phương pháp
"Khử từ đoạn nhiệt các muối thuận từ". Với phương pháp này, nhiệt độ thấp nhất có thể
đạt được là:
A. Cỡ 77 K (nhiệt độ hóa lỏng của Nito lỏng)
B. Cỡ 10 K
C. Nhiệt độ hóa lỏng He
D. Cỡ mK (mili Kelvin)

Câu 6
Trong các hệ thống sử dụng tế bào nhiên liệu, để ép1 kg khí hidro tới áp suất 200 atm,
cần một bình chứa với dung tích
a) 20 lit
b) 60 lit
c) 100 lit
d) Không phụ thuộc vào dung tích của bình.

Câu 7
Ba hành tinh có cùng khối lượng riêng và có các bán kính lần lượt là R1, R2, R3 sao cho
R1 = 2.R2 = 3.R3. Gia tốc trọng trường trên bề mặt của chúng là g1, g2, g3 và vận tốc vũ
trụ cấp I tương ứng là v1, v2, v3. Trong trường hợp đó ta có.
A. g1/g2 = 2
B. g1/g3 = 3
C. v2/v3 = 2/3
D. v1/v3 = 1/3

Câu 8
Phương pháp DNA microarray đầu tiên được thiết kể để khám phá các loại thuốc mới,
phân tích biểu hiện của gen, và tái giải trình tự DNA. Tuy nhiên, nếu thí nghiệm sau đây
thành công,
Sẽ là một đối thủ đáng tầm với DNA Microarray với lợi thế:
a) Tái sử dụng, không cần mẫu đối chứng cho mỗi phiến kính
b) Giải trình từng gen đơn, với hiệu suất lớn.
c) Có thể xác định các gen có liên quan gần và có khả năng định lượng
d) Rẻ, có thể tự chế tạo

Câu 9
Cả ba lớp của hạt vật chất trong mô hình chuẩn đã được quan sát, cùng với tất cả các hạt
truyền tương tác giữa chúng. Tuy nhiên, mô hình chuẩn đã không dự đoán được khối
lượng của Higgs Boson, là hạt có thể tạo ra khối lượng cho các hạt vật chất khác. Nguyên
nhân là do hạt này có khối lượng.
a) Gấp 100 000 lần khối lượng của electron
b) Gấp 180 000 khối lượng của electron
c) Gấp 220 000 lần khối lượng của electron
d) Gấp 1000 000 lần khối lượng của electron

Câu 10
Năm 1832 Heinrich Wilhelm Olbers đã đưa ra một bài toán, nay được gọi là “ Nghịch lý
Olbers”, mặc dù bài toán này giống với cách đặt vấn đề của Johannes Kepler năm 1610.
Olbers cho răng nếu vũ trụ là trong suốt, tĩnh, và rất già, và được tạo bởi sự phân bố đều
của các ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta, thì một trong những kết quả dẫn đến là
:
a) Độ sáng của bầu trời đêm sẽ là vô vùng
b) Mọi đốm trên bầu trời đêm sẽ sáng giống như độ sáng của bề mặt mặt trời
c) Tổng thông năng ( energy flux) từ bầu trời sẽ bằng với tổng thông năng ( energy flux)
từ mặt trời
d) Mọi đốm trên bầu trời sẽ sáng giống như độ sáng của bề mặt mặt trăng.
Đề thi bán kết 2 – VLVN CUP 2007
Chuyên Thái Bình vs Lê Hồng Phong TpHCM
http://www.vatlyvietnam.org
Bunhia& Hellophysics

Câu 1
Động cơ nào sau đây có hiệu suất sinh công lớn nhất
a) Động cơ đốt trong
b) Động cơ turbine gas
c) Động cơ hidro
d) Động cơ turbine gió

Câu 2
Khoảng cách từ mặt trăng đến tâm trái đất lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách từ một vệ
tinh địa tĩnh đến tâm trái đất
a) 5
b) 10
c) 15
d) 20

Câu 3

Trong kỹ thuật phân tích vật liệu, người ta sử dụng chùm điện tử năng lượng cao, chiếu
vào vật rắn, làm phát ra các phổ tia X đặc trưng (hình vẽ). Người ta gọi đó là phổ tán sắc
năng lượng (EDS - Energy Dispersive Spectroscopy) như hình vẽ dưới đây là một ví dụ.
Vậy, phổ EDS có thể đem lại cho ta thông tin gì dưới đây?

A. Cấu trúc tinh thể của vật rắn


B. Tính chất từ của vật rắn
C. Cấu trúc tinh thể của các chất rắn không có từ tính
D. Thành phần các nguyên tố hóa học trong chất rắn

Câu 4
Một mạch nối tiếp R,L,C được mắc vào nguồn điện xoay chiều. Khi tần số dòng điện là
w1 và w2, giá trị tuyệt đối của độ lêch giữa dòng điện và hiệu điện thế là như nhau. Tần
số cộng hưởng của mạch là:
a. w1+w2
b. sqrt(w1w2)
c. 1/(1/w1+1/w2)
d. (w1+w2)/2

Câu 5
Hiệu ứng Hall xảy ra khi thanh dẫn điện được đặt trong từ trường. Nếu thay thanh dẫn
điện bằng một dòng electron tự do cùng mật độ thì tỉ số giữa hai hiệu điện thê Hall trong
2 trường hợp sẽ là

a. V2/V1=0
b. V2/V1=1/2
c. V2/V1=1
d. V2/V1=2;

Câu 6
Gương Lloyd là một hệ gương cho vân giao thoa của nguồn sáng đơn sắc đặt rất gần
gương. Độ rộng vân sẽ thay đổi thế nào nếu đặt hệ vào môi trường nước có chiết suất
n=1.3.
a. Không đổi
b. Không đổi nhưng màu sắc thay đổi.
c. Giảm đi
d. Tăng lên

Câu 7
Khi muốn làm bay hơi một chất lỏng, ta thường đặt nó ở chỗ thoáng hoặc dùng quạt
thổi trên bề mặt chất lỏng. Tác dụng của quạt là:
a. Tạo luồng gió chuyển động, làm áp suất tĩnh nhỏ đi, hiện tượng bay hơi
nhanh hơn
b. Thường thì khi bay hơi, nhiệt độ chất lỏng giảm. Quạt sẽ làm trao đổi
nhiệt diễn ra nhanh hơn, chất lỏng không giảm nhiệt độ, nên bay hơi
nhanh hơn.
c. Do tác dụng của quạt, cac phân tử khí có động năng lớn sẽ va chạm vào bề
mặt chất lỏng, truyền năng lượng để phân tử chất lỏng dễ bay hơi hơn
d. Nồng độ chất bay hơi trong không khí giảm, nên chất lỏng dễ bay hơi hơn

Câu 8
Ngày 26/4,nhà vũ trụ học, tác giả của cuốn “ Lược sử thời gian” sẽ lăn xe lên một chiếc
Boeing 727-200 đặc biệt của tập đoàn Zero Gravity để trải nghiệm cảm giác không trọng
lượng trên độ cao 10.000 mét trong khoảng thời gian:
a) 25 giây
b) 45 giây
c) 1 phút
d) 3 phút

Câu 9
Bòng đén trong nhà của chúng ta đã được Thomas Edison và Joseph Swann độc lập sáng
chế vào năm 1870, và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Hiện tượng sáng chói xảy ra
khi chất rắn được kích tới nhiệt độ 1000K , tạo ra quá trình kích thích nhiệt của các
nguyên từ, và năng lượng được giải phóng chính là các photon. Theo bạn, áp suất bên
trong bong đèn nằm ở khoảng :
a) 600 – 1000 Pa
b) 5000 – 6000 Pa
c) 20000 – 300000 Pa
d) 60000 – 70000 Pa

Câu 10
Khi William Shakespear thở, 280 phân tử trong số hàng triệu phân tử khí là C02 vào phổi
của ông ta. Ngày nay, khi chúng ta thở, con số trên là 380, và tiếp tục tăng 2 phân tử mỗi
năm. Muốn ngăn chặn hoàn toàn sự ấm lên của trái đất, chúng ta cần phải giảm thiểu
70% lượng khí cacbon đương thời, đây là một vấn đề cực khó- tuy nhiên không phải là
không làm được nếu :
a) Chúng ta sử dụng 300 tỉ đô la mỗi năm cho việc sử dụng các nguồn năng lượng
sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các tế bào nhiên liệu.
b) Đòi hỏi tất cả các nước ký hiệp định thư Tokyo
c) Tạo các nhà máy chôn khí CO2 như dự án In Salah ở xa mạc Algernian
d) Không cần làm gì, vì số liệu trên chỉ có tính chất ước lượng, và là chiêu bài của
các nhà môi trường học.
Đề thi trắc nghiệm chung kết- VLVN CUP 2007
Lê Quý Đôn Bình Định vs. Lê Hồng Phong HCM
http://www.vatlyvietnam.org
Hellophysics,Bunhia

Câu 1
Khối lượng mặt trời nặng gấp 3.33x10^5 lần khối lượng trái đất. Tỉ lệ giữa khoảng cách
mặt trời-trái đất với khoảng cách mặt trăng-trái đất là:
a. 290
b. 390
c. 490
d. 590

Câu 2
Câu nào sau đây KHÔNG được dùng để miêu tả sự thay đổi về nhiệt độ ? Sự thay đổi :
a. Màu sắc của một thanh kim loại
b. Chiều dài của một ống chất lỏng
c. Điện trở
d. Khối lượng của một mol chất khí ở áp suất không đổi

Câu 3
Hình vẽ

Một sợi dây được giữ chặt ở 2 đầu . Khi tần số 60 Hz tác động vào dây, sợi dây dao động
tạo thành sóng đứng như hình vẽ trên. Giả sử độ giãn và khối lượng/đơn vị chiều dài của
dây không đổi . Tần số nào sau đây KHÔNG thể tạo ra mẫu sóng đứng
a. 30 Hz
b. 40 Hz
c. 100 Hz
d. 180 Hz
Câu 4

Đồng xu 1 được tung thẳng lên cao từ đỉnh của một tòa tháp 100m với vận tốc ban đầu 15
m/s. 2 giây sau, đồng xu thứ 2 thả không vận tốc ban đầu xuống. ( Coi g = 10 m.s^2).
Bao xa so với đỉnh tòa tháp, đồng xu 1 vượt qua đồng xu 2 ?
a. 16 m
b. 29 m
c. 80 m
d. 96 m
Câu 5
Khác với kim loại, độ dẫn điện của bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng. Đó là vì:
a. Dao động của mạng tinh thế chất bán dẫn yếu đi
b. Hạt dẫn điện chuyển dộng nhanh hơn, va chạm với mạng
tinh thể ít hơn
c. Độ rộng vùng cấm của bán dẫn giảm
d. Số lượng hạt dẫn điện tăng lên

Câu 6
Hình vẽ

“Số lượng mạch transistor trên mỗi đơn vị diện tích ( inches) sẽ tăng lên gấp đôi sau 18
tháng “, đó là là dự đoán và trở thành định luật Moore nổi tiếng.Theo bạn, định luật này
vẫn được, thì chúng ta sẽ sẽ sớm nhìn thấy số lượng
a. 1 tỷ transistor / chip
b. 2,5 tỷ transistor / chip
c. 5 tỷ transistor/ chip
d. 10 tỷ transistor/ chip.

Câu 7
Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, hệ vân giao thoa biến mất khi
a. Chênh lệch quang trình lớn hơn độ dài kết hợp của laser.(độ dài kết hợp là
khoảng cách lớn nhất mà tia sáng phát ra từ laser vẫn giữ được tính kết
hợp)
b. Chênh lệch cường dộ sáng phát ra từ 2 nguồn quá lớn, không đủ tương
phản để quan sát.
c. Độ sáng từ cả 2 nguồn đều quá nhỏ, không quan sát được.
d. Công thức tính hệ vân không áp dụng được với ví trí rất xa vân trung tâm
Câu 8
Nguyên tắc hoạt động của bút bi dựa trên;
a. Sự dính ướt của mực
b. Trọng trường của trái đất
c. Không yếu tố nào kể trên
d. Cả hai yếu tố a và b

Câu 9
Ngoài kg, m, s, A, K, các đơn vị cơ bản còn lại của hệ SI là
a. Mol và Weber
b. Weber và Candela
c. Candela và mol
d. Candela, mol và Weber

Câu 10
Điod phát quang (LED) hoạt động dựa trên sự chuyển mức năng lượng của electron từ
vùng dẫn xuống vùng cấm của bán dẫn, tạo ra lượng tử ánh sáng. Năng lượng của photon
bằng năng lượng của electron mất đi. Có 3 LED phát ánh sáng: đỏ, vàng và xanh được
mắc song song vào một nguồn điện. Khi hiệu điện thế của nguồn giảm dần, LED nào tắt
trước:
a. Đỏ
b. Vàng
c. Xanh
d. Cả ba cùng lúc

Đấu đối kháng, đội nào trả lời nhanh sẽ ghi điểm.

Câu 11
Hạt có khối lượng lớn nhất trong số các hạt sau đây là:
a. Hạt Alpha
b. Hạt electron
c. Hạt Position ( phản hạn của electron)
d. Hạt proton

Câu 12
Hình vẽ
Một cái điện nghiệm (hình vẽ trên ) được truyền một điện tích dương , làm cho cánh của
nó tẽ ra. Khi một vật được đưa tới gần đỉnh của điện nghiệm, các cánh của nó càng tẽ ra
xa hơn. Ta có thể kết luận,
a. Vật đó có điện tích dương
b. Vật đó có điện tích trung hòa
c. Vật đó có điện tích âm
d. Vật đó không tích điện

Câu 13
Một bình chứa khí có vách ngăn ở giữa. Bên phải chứa khí lí tưởng ở áp suất khí quyển(
p=1atm), bên trái chứa khí lí tưởng ở áp suất p=0.01 (atm). Lực tác dụng lên vách ngăn
thay đổi thể nào nếu nhiệt độ tuyệt đối của bình giảm 5 lần:
a. Tăng 5 lần
b. Tăng 2.5 lần
c. Không đổi
d. Giảm 5 lần.

Câu 14
Lần đầu được lái chiếc Maybach 62S, bác Khỉcon Vạn lí đôc hành rất cẩn thận, vì bác có
thể làm thay đổi gia tốc của xe nếu chạm vào
1- Ổ thắng của xe
2- Ô ga
3- Cần lái

Lựa chọn của bạn là,


a. Chỉ số 2
b. Chỉ số 3
c. Cả số 1 và 2
d. Cả ba số, 1,2 và 3

Câu 15
4 bóng đèn giống nhau K,L,M,N được mắc như sơ đồ trên . Khi bóng M bị cháy, mệnh
đề nào sau đây là đúng “
a. Tất cả các bóng khác đều cháy theo
b. Độ sáng của bóng N không đổi
c. Bóng N tối hơn, nhưng không bị cháy.
d. Bóng N sáng hơn, nhưng không bị cháy.

Câu 16
Coi các vật sau đây là đồng dạng, có cùng khối lượng, và dây treo chúng là giống nhau,
Trong trường hợp nào, sợi dây có khả năng dễ bị đứt nhất ?

Câu 17
Hình vẽ
Hình vẽ là ảnh chụp nhiễu xạ electron qua mạng tinh thể than chì. Chùm Electron
được gia tốc trong hiệu điện thế V bắn vào mạng tinh thể có hằng số mạng d sẽ có tia
nhiễu xạ hướng theo góc 2theta thỏa mãn định luật Bragg: 2.sin(theta).d= n. lambda
với lambda là bước sóng Debroglie của electron.
Khi V tăng, bán kính vòng tròn nhiễu xạ trong ảnh sẽ:
a. Tăng lên
b. Không đổi
c. Giảm đi
d. Tăng hoặc giảm tùy giá trị của V

Câu 18
Các thiết bị nano mà chúng ta chế tạo như MEMS, MOSFET, MBE, Silicon Lattice, thực
chất là sự sao chép lại những mô hình vốn có của tự nhiên. Theo bạn, nếu sắp xếp theo
thứ tự nhỏ dần về kích thước, MEMS, MOSFET, MBE, Lưới Silion, thì các mẫu hình có
sẵn của tự nhiên sẽ là :
a) Vi rút à Tế bào máu à Vi Khuẩn à DNA
b) Vi khuẩn à Tế bào máu à Vi rút à DNA
c) DNA à Tế bào máu à Vi khuẩn à Vi rút
d) Tế bào máu à Vi khuẩn à Vi rút à DNA

Câu 19
Phòng thí nghiệm quang tử ánh sáng đầu tiên của nước ta đang được thành lập, do trung
tâm phát triển công nghệ quốc gia xây dựng, nhằm nghiên cứu về quang tử ánh sáng và
đào tạo các chuyên gia có trình độ hợp tác với tổ chức quốc tế về lĩnh vực này . Theo bạn,
ứng dụng nào sau đây của công nghệ quang tử trong lĩnh vực truyền thông là nổi bật nhất,
dựa trên tốc độ truyền tải thông tin ( Mb/s x km) ?
a) Advanced coaxial and microwave systems
b) Single channel EDTM
c) Multi-channel WDM
d) Communication satellite

Câu 20
Khoảng cách từ trái đất tới hang nghìn các ngôi sao gần, đã được đo sử dụng phương
pháp nào sau đây,
a. Phản xạ radar
b. Thấu kính hấp dẫn
c. Bản vẽ các đường phổ 21-cm của hydro
d. Thị sai , bằng việc so sánh các mẫu đo từ vệ tính, tạo bởi các vị trí khác
nhau trên trái đất.
D. Đáp án
E. Lời cảm ơn

Thay mặt diễn đàn vatlyvietnam.org, mình muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn thành
viên, đã đăng ký tham gia, ủng hộ và cỗ vũ cho cuộc thi VLVNC năm 2006 và 2007 .
Mặc dầu chỉ có duy nhất một đội vô địch trong một năm, năm 2006 là trường PTTH Hà
Nội Amsterdam, năm 2007 là PTTH Lê Hồng Phong HCM, nhưng đối với chúng tôi,
những người tổ chức cuộc thi này, thì mỗi trận thi đấu, đều là một sự thành công, và
chiến thắng, không chỉ dành riêng cho các bạn vô địch, nó là chiến thắng chung, với
những bạn trẻ yêu thích vật lý. Đây chỉ là một hình sơ khai, nên còn nhiều điều chưa hợp
lý, trong nội dung cũng như việc tổ chức. Hy vọng trong những năm tới, được sự xây
dựng và bổ xung của các bạn, đề cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup sẽ trở nên hoàn thiện và
gần gũi hơn với các bạn học sinh trung học trong cả nước .

Mình cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn trong ban tổ chức, đã cùng mình
xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm, tuy ít ỏi, nhưng đã chiếm đi không ít thời gian, công
sức của các bạn.

1. Nguyễn Bình Minh ( Hellophysics)


Nghiên cứu sinh, đại học Northwestern, Mỹ.

2. Ngô Đức Thế ( Vạn Lý Độc Hành )


Nghiên cứu sinh, đại học Glasgow, Anh

3. Nguyễn Vĩnh Phúc ( Phucnv87)


Sinh viên hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), Đại học Bách khoa Thành phố Hồ
Chí Minh.

4. Nguyễn Hải Sơn ( Eros)


Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris), Pháp.

5. Phạm Quang Nhã ( napster)


Sinh viên khoa Vật lý sư phạm, đại học Cần Thơ.

6. Anh Vatly
Cựu sinh viên Vật Lý, Đại Học KHTN Hà Nội.

7. Anh Alligator
Nghiên cứu sinh, đại học North Carolina , Mỹ.

Bunhia
Admin Vatlyvietnam.org
Trưởng ban tổ chức cuộc thi VLVNC
Mcmaster, Canada

You might also like