You are on page 1of 7

Điêu Thuyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Điêu Thuyền

Tên

Thông tin chung

Chức vụ

Bế Nguyệt mỹ nhân

Sinh

Cuối thời Đông Hán

Mất

199 ?

Điêu Thuyền và nghĩa phụ Vương Doãn

Hình minh họa Điêu Thuyền tại hành lang Di Hòa Viên

Đổng Trác đuổi Lữ Bố

Hình minh họa Điêu Thuyền tại hành lang Di Hòa Viên

Điêu Thuyền (phồn thể: 貂蟬; bính âm: diào chán) là một mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện trong tiểu thuyết
Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu, nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa.
Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là Bế nguyệt (閉月). Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết,
nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện
lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa.

Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã làm cho bánh
xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng.

Mục lục [ẩn]

Hình tượng trong tiểu thuyết

Trong sử sách

Văn thơ ca ngợi

Diễn viên thể hiện

Tham khảo

Hình tượng trong tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và
Lữ Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác,
nhưng khi đến với Lữ Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lữ Bố chịu không nổi đả kích giết
luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.

Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp
được mà trước đó chỉ biết thốt lên: "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".

Tam Quốc diễn nghĩa không nói rõ kết cục của Điêu Thuyền.

Trong sử sách[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Biên niên sử Tam Quốc chí do Trần Thọ chủ biên không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền là 1
người, chỉ nhắc đến:

"Lữ Bố thông gian với 1 điêu thuyền của Trác, sợ bị bại lộ, nên hợp tác với Vương Doãn để giết Trác"

Sử gia Lê Đông Phương giải thích: Hai chữ Điêu Thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán,
địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành
đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong nhà
Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn.

Nhân vật Điêu Thuyền thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu của La Quán Trung, không được xác nhận trong
sử sách. Lê Đông Phương nhấn mạnh vào vụ việc Lữ Bố giết Đổng Trác:

Người a hoàn của Đổng Trác mà Lữ Bố tư thông có phải chính là Điêu Thuyền trong Tam Quốc diễn nghĩa
hay không, chuyện ấy hoàn toàn không quan trọng; điều quan trọng là Lữ Bố đã giết Đổng Trác có sự xúi
giục của Vương Doãn.

Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp
được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".

Văn thơ ca ngợi[sửa | sửa mã nguồn]

Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền:

Phải người cung cũ Chiêu Dương?

Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng

Nhẹ nhàng mình liễu như bông,

Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ

Động đình lạc lối hoa bay,

Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân

Nhà vàng gió cợt cành xuân,

Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!

Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:

Nhất điểm anh đào khải giáng thần.

Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân.

Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm.

Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!

Tạm dịch:

Một đóa anh đào chúm chím môi,

Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.

Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:

Chém chết gian thần có lúc thôi!

Đó là khi:
Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển
chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp
cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai,
mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.

Chính kế sách liên hoàn li gián của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, là việc mà 18 lộ chư
hầu binh hùng tướng mạnh của Viên Thiệu không làm được.

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết
nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền
thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy
nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản
lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"

Diễn viên thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Hảo

Lưu Diệc Phi

Cổ Lực Na Trát

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Lữ Bố

Đổng Trác

Tứ đại mỹ nhân

Danh sách nhân vật thời Tam Quốc

Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Tây Thi • Vương Chiêu Quân • Điêu Thuyền • Dương Ngọc Hoàn

[hiện]

xts

Nhân vật hư cấu thời Tam Quốc

[hiện]

xts

Nhân vật thời Hán mạt và Tam Quốc

Thể loại: Mỹ nhân Trung HoaNhân vật Tam quốc diễn nghĩa
Trình đơn chuyển hướng

Chưa đăng nhập

Thảo luận cho địa chỉ IP này

Đóng góp

Mở tài khoản

Đăng nhập

Viết nháp

Bài viết

Thảo luận

Đọc

Sửa đổi

Sửa mã nguồn

Xem lịch sử

Khác

Tìm kiếm

Trang Chính

Bài viết chọn lọc

Tin tức

Bài viết ngẫu nhiên

Thay đổi gần đây

Phản hồi lỗi

Quyên góp

Tương tác

Hướng dẫn

Giới thiệu Wikipedia

Cộng đồng
Thảo luận chung

Giúp sử dụng

Liên lạc

Gõ tiếng Việt

Trợ giúp

Tự động [F9]

Telex (?)

VNI (?)

VIQR (?)

VIQR*

Tắt [F12]

Bỏ dấu kiểu cũ [F7]

Đúng chính tả [F8]

Công cụ

Các liên kết đến đây

Thay đổi liên quan

Các trang đặc biệt

Liên kết thường trực

Thông tin trang

Khoản mục Wikidata

Trích dẫn trang này

In/xuất ra

Tạo một quyển sách

Tải về dưới dạng PDF

Bản để in ra

Tại dự án khác

Wikimedia Commons
Ngôn ngữ khác

Bahasa Indonesia

Deutsch

English

Français

한국어

日本語

Português

Русский

中文

10 nữa

Sửa liên kết

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 11:39 ngày 7 tháng 9 năm 2017.

Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể

You might also like