You are on page 1of 5

Đại Học Quốc Gia TP.

HCM Vietnam National University – HCMC


Trường Đại Học Bách Khoa Ho Chi Minh City University of Technology
Khoa KH&KT Máy Tính Faculty of Computer Science and Engineering

Đề cương môn học

KIẾN TRÚC MÁY TÍNH


(Computer Architecture)

Số tín chỉ 4 (3.2.7) MSMH CO2007


Số tiết Tổng: 75 LT: 45 TH: TN: 30 BTL/TL: x
Môn ĐA, TT, LV
Tỉ lệ đánh giá BT: 0% TN: 10% KT: 20% BTL/TL: 30% Thi: 40%
Hình thức đánh giá - Thí nghiệm: đánh giá trên kết quả thí nghiệm hàng tuần và báo cáo 2
đồ án(Assigments)
- Kiểm tra: trắc nghiệm, 60 phút
- Thi: trắc nghiệm, 90 phút
Môn tiên quyết Không
Môn học trước Hệ thống số CO1009
Kỹ thuật lập trình CO1011
Môn song hành Không
CTĐT ngành Kỹ Thuật Máy Tính; Khoa Học Máy Tính
Trình độ đào tạo Đại học
Cấp độ môn học 2
Ghi chú khác

1. Mục tiêu của môn học


Môn học cung cấp các kiến thức một cách toàn diện về kiến trúc và tổ chức của hệ thống máy tính
số, mối quan hệ giữa phần mềm và phần cứng, phân tích và đánh giá hiệu xuất ở mức độ hệ thống
và ở mức khối chức năng. Đây là môn học cơ sở cho ngành máy tính, giảng dạy cho cả 2 chương
trình: Kỹ thuật Máy tính và Khoa học Máy tính. Sau khi kết thúc môn học:
(1) Sinh viên ngành Kỹ thuật Máy tính có khả năng phân tích và thiết kế một kiến trúc máy tính số
cơ bản.
(2) Sinh viên ngành Khoa học Máy tính có khả năng thiết kế, cải tạo các hệ thống phần mềm sao
cho hoạt động hiệu quả, phù hợp với kiến trúc phần cứng.

Aims:
This course provides a comprehensive coverage of the architecture and organization of a digital
computer system, the relationship between the software and the hardware, performance analysis
and evaluation at both of funtional block level and system level . This course is a foundation
course for Computer programs, inlcuding Computer Engineering and Computer Science. By the end
of this course:

1/5
(1) Students of Computer Engineering are able to design and implement a digital computer system
with a basic architecture.
(2) Students of Computer Science are able to design and develop software which runs effectively
and appropriately on a given Computer Architecture.

2. Nội dung tóm tắt môn học


Môn học gồm các nội dung sau:
 Các chỉ số đo đạc và đánh giá hiệu suất
 Kiến trúc tập lệnh MIPS
 Tính toán số học và luận lý (ALU).
 Đường đi dữ liệu và tín hiệu điều khiển.
 Cơ chế ống cải thiện hiệu suất.
 Hệ thống bộ nhớ: kiến trúc phân tầng.
 Các thiết bị ngoại vi: Giao tiếp Cứng/Mềm, xử lý ngoại lệ, ngắt quãng.

Course outline:

The major topics covered in the course are the following:


 Measuring and evaluating performance.
 Instruction set architecture of MIPS.
 Computer arithmetic and logic Unit (ALU).
 Processor Data Path and Control
 Performance enhancement with pipeline
 Memory hierarchy, caches and virtual memory
 I/O devices system: Software/Hardware Interface, Exceptions & Interrupts.

3. Tài liệu học tập


Sách, Giáo trình chính:
[1] Computer Organization and Design: The Hardware/Software Interface(4th Edition) – David
A. Patterson, John L. Hennessy, Morgan Kaufmann-ELSEVIER Publisher.

4. Hiểu biết, kỹ năng, thái độ cần đạt được sau khi học môn học

STT Chuẩn đầu ra môn học CDIO


L.O.1 Hiểu cấu trúc, tổ chức và cơ chế hoạt động của các bộ phận chức năng của 1.1.5
một hệ thống máy tính số.
L.O.2 Hiểu biết về các nguyên tắc căn bản của các kiến trúc tập lệnh khác nhau 1.1.5
và mối quan hệ của chúng dẫn đến việc thiết kế Bộ Xử lý Trung tâm.
L.O.3 Hiểu rõ nguyên tắc và thực hiện các phép số học của máy tính 1.1.5
L.O.4 Hiểu nguyên tắc và cơ chế hoạt động của tổ chức phân tầng bộ nhớ 1.1.5
L.O.5 Giải thích cơ chế ngắt để thực hiện I / O điều khiển và truyền dữ liệu trong 1.1.5
hệ thống

2/5
STT Chuẩn đầu ra môn học CDIO
L.O.6 Viết chương trình để giải quyết một vấn đề đơn giản, tối ưu chương trình 4.4.2
trên một kiến trúc tập lệnh cho trước.
L.O.7 Thiết kế ở dạng mô phỏng một phần hoặc toàn phần Bộ xử lý đơn giản đơn 4.1.1
chu kỳ hoặc đa chu kỳ (ống lệnh) với ngôn ngữ đặc tả phần cứng

No. Course learning outcomes CDIO


L.O.1 Understand the structure, organization of a computer system: the main 1.1.5
components and the basic principles of its operation
L.O.2 Understand the fundamentals of different instruction set architectures and 1.1.5
their relationship to the CPU design.
L.O.3 Understand the priciples and the implementation of computer arithmetic. 1.1.5
L.O.4 Understand the principles and working mechanism of memory hierarchy 1.1.5
L.O.5 Explain how to use interrupts to implement I/O control and data transfers 1.1.5
L.O.6 Write and optimze small programs and fragments of codes to demonstrate 4.4.2
an understanding of machine level operation.
L.O.7 Design and emulate a single cycle of pipilined CPU by given specifications 4.1.1
using Hardware Description Language

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học
Hướng dẫn cách học:
 Tài liệu (slide bài giảng) được đưa lên SAKAI hàng tuần. Sinh viên tải về, in ra và mang
theo khi lên lớp học.
 Sinh viên làm thêm các bài tập và đọc thêm trong sách “Computer Organization and
Design: The Hardware/Software Interface”
 Sinh viên nên đi học đầy đủ và làm bài tập trong quá trình học sẽ giúp tiết kiệm thời gian
trong quá trình ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ.
 Đối với phần thực hành, sinh viên tham gia đầy đủ các buổi thực hành thí nghiệm nhằm
nắm chắc các công cụ mô phỏng, củng cố các kiến thức lý thuyết bằng cách đầy đủ và
nghiêm túc các bài tập của từng chương trong tuần.
 Sinh viên sẽ phải thực hiện 2 bài tập lớn (Assignments) theo nhóm. Trong đó, mỗi nhóm
gồm từ 3-5 sinh viên làm 1 đề. Giữa kỳ (Asignment 1) và cuối kỳ (Assignment 2) các nhóm
nộp báo cáo và trình bày trước lớp. Mục tiêu của bài tập lớn là trang bị cho sinh viên khả
năng thiết kế, giải quyết vấn đề mang tính tổng hợp. [L.O.6, L.O.7]

Chi tiết cách đánh giá môn học:


 Thực hành (10%)
 Kiểm tra giữa kỳ (20%)
 Bài tập lớn (30%)
 Bài tập (0%)
 Thi cuối kỳ (40%)

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy

 TS. Nguyễn Thanh Sơn


 ThS. Vũ Tuấn Thanh
3/5
 ThS. Võ Tấn Phương

7. Nội dung chi tiết


Nội dung phần lý thuyết
Tuần Nội dung Chuẩn đầu ra chi tiết Hoạt động
đánh giá
1,2 Chương 1. Giới thiệu L.O.1 Bài tập trên lớp
1.1. Lịch sử phát triển
1.2. Các thành phần chính và chức năng hoạt động
1.3. Hiệu suất: Đo đạc & Đánh giá
3,4,5 Chương 2. Cấu trúc Tập lệnh L.O.2 Bài tập trên lớp,
L.O.6 Bài tập về nhà
2.1. Mục tiêu thiết kế
2.2. Nguyên tắc thiết kế
2.3. Cấu trúc lệnh (MIPS)
2.4. Địa chỉ hóa
2.5. Tổ chức dù liệu trong bộ nhớ
2.6. Các lệnh vận chuyển dữ liệu
2.7. Các lệnh rẽ nhánh
2.8. Trình con
2.9. Dữ liệu phi số
2.10. Biên dịch ngôn ngữ cấp cao và thực thi chương trình
6,7 Chương 3. Tính toán số học Bài tập trên lớp
L.O.3
3.1. Biểu diễn số: có dấu và không dấu
3.2. Các phép tính số học: Cộng, Trừ nhị phân
3.3. Các phép luận lý
3.4. Xây dựng đơn vị Số học – Luận lý
3.5. Số thực dấu chấm động
3.6. Các phếp tính số thực
8,9, Chương 4. Bộ Xử lý: Đường đi dữ liệu – Điều khiển L.O.2 Bài tập trên lớp,
L.O.6 Bài tập về nhà
10 4.1. Khối thực hiện chức năng cấp khái niệm
4.2. Lộ trình các công đoạn thực hiện lệnh
4.3. Tín hiệu điều khiển
4.4. Lộ trình dữ liệu theo cơ chế đơn chu kỳ
4.5. Lộ trình dữ liệu theo cơ chế ống (đa chu kỳ).
4.6. Những vấn đề xảy ra và cách giải quyết khi thực hiện theo cơ
chế ống
4.7. Ngoại lệ và các vấn đề cần giải quyết
11,12 Chương 5. Bộ nhớ L.O.4 Bài tập trên lớp,
Bài tập về nhà
5.1. Cấu trúc phân tầng và sự cần thiết phân tầng
5.2. Nguyên tắc cục bộ
5.3. Tổ chức và cơ chế hoạt động cache
5.4. Cải thiện hiệu suất cache
5.5. Bộ nhớ ảo: các thuật ngữ
5.6. Tổ chức và quản lý bộ nhớ ảo
5.7. Tối ưu bộ nhớ ảo
13 Chương 6. Giao tiếp ngoại vi L.O.5 Bài tập trên lớp
6.1. Đặt vấn đề
6.2. Đo hiệu suất ngoại vi
6.3. Dạng và đặc tính của các thiết bị xuất nhập
6.4. Bus: đường nối các thiết bị xuất/nhập đến bộ xử lý và bộ nhớ

4/5
Tuần Nội dung Chuẩn đầu ra chi tiết Hoạt động
đánh giá
6.5. Giao tiếp giữa thiết bị xuất/nhập đến bộ nhớ, bộ xử lý – Hệ
điều hành
6.6. Thiết kế một hệ thống xuất nhập

14 Chương 7. Đa xử lý L.O.2 Bài tập trên lớp


7.1. Sự cần thiết của việc ra đời kiến trúc đa xử lý.
7.2. Phân loại kiến trúc.
7.3. Các mô hình thực tế.
7.4. Lập trình đa xử lý

Nội dung phần bài tập


Mỗi chương của môn học đều có phần bài tập lấy từ sách tham khảo. Sinh viên thực hiện phần bài
tập của mỗi chương ở nhà hoặc trên lớp.
Nội dung phần thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hành mỗi tuần, dựa trên 3 công cụ: C-Cross Compiler, MARS4.3 và công cụ
thiết kế Altera Quartus II sử dụng ngôn ngữ đặc tả Verilog HDL. Có 2 bài tập lớn (Assignments) để
đánh giá khả năng tổng hợp và thiết kế của sinh viên đối với môn học. [L.O.6, L.O.7]

8. Thông tin liên hệ

Bộ môn/Khoa phụ trách Bộ Môn Kỹ Thuật Máy Tính – Khoa KH&KT Máy Tính
Văn phòng
Điện thoại
Giảng viên phụ trách
Email

5/5

You might also like